Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và các giải pháp đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam

Lời nói đầu 1

Chương I: Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới - WTO 2

1. Từ GATT đến WTO 2

1.1. Quá trình hình thành GATT 2

1.2. Kết quả hoạt động của GATT 3

1.3. Những hạn chế của GATT 4

2. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc pháp lý của WTO 5

2.1. Sự hình thành Tổ chức Thương mại thế giới - WTO 5

2.3. Các nguyên tắc pháp lý của WTO 6

2.3.1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)(Most Favoured Nation), 6

2.3.2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), 7

2.3.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường 7

2.3.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng 7

3. Sự cần thiết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO 8

Chương II: Tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam 10

1. Thủ tục gia nhập WTO 11

1.1 Các điều kiện gia nhập WTO 11

1.2 Tiến trình gia nhập của Việt Nam 12

2. AFTA, BTA - Việt Nam đã bước một chân vào WTO 14

3. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 15

4. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. 19

4.1Những cơ hội. 20

4.2 Những thách thức 21

Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới 26

1. Cải cách từ phía Chính phủ 26

1.1. Cải cách hành chính 26

1.1.1. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước: 26

1.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế: 26

1.2. Cải cách nông nghiệp nông thôn 28

1.3. Cải cách DNNN 29

1.4. Mở cửa thị trường 34

2. Những giải pháp từ phía doanh nghiệp 37

2.1 Các cải cách từ phía doanh nghiệp 37

2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam 39

Kết luận 42

Tài liệu tham khảo 43

 

doc45 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và các giải pháp đẩy nhanh tiến trình gia nhập của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m, (2) cố gắng hoàn thành một phần trách nhiệm đối với quá khứ chiến tranh tại Việt Nam qua việc ổ định, cư trú cho hàng chục nghìn người tị nạn qua chương trình ODP và các chương trình khác có liên quan, (3) thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực chống tội phạm buôn lậu ma tuý, đề cao nhân quyền tự do tín ngưỡng, mở rộng các mối quan hệ kinh tế. Còn đối với Việt Nam, trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì việc ký kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ mang những ý nghĩa quan trọng vì: Đây là hiệp định thương mại đầu tiên mà Việt Nam tiến hành đàm phán theo các tiêu chuẩn của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có rất nhiều điểm giống nhau giữa nội dung của Hiệp định thương mại song phương với hiệp định mà Việt Nam đang đàm phán với WTO để gia nhập tổ chức này. Thành công trong việc ký kết một hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ là một bước thuận lợi quan trọng để đi đến gia nhập WTO. Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Mỹ có nhiều đóng góp to lớn và chi phối hoạt động của rất nhiều tổ kinh tế, thương mại và tài chính như WTO, WB, IMF, ADB...Ký kết hiệp định thương mại với nước này sẽ cho phép Việt Nam tiếp cận những tổ chức này và mang lại những cơ hội thuận lợi mới cho nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Với điều kiện và tiềm năng kinh tế hùng hậu, thị trường Mỹ luôn là những hứa hẹn tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với việc ký kết hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, Việt Nam đã tạo ra được một môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam không những cho các Nhà đầu tư Hoa Kỳ mà còn đối với cả các Nhà đầu tư khác trên thế giới. Để đạt được những mục tiêu đề ra, trong quá trình đàm phán để đi đến ký kết thành công, phía Việt Nam đã đề ra những nguyên tắc cơ bản sau: Việt Nam và Mỹ hợp tác trên cơ sơ tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước, bình đẳng cùng có lợi. Việc Việt Nam và Hoa Kỳ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc MFN và ký kết hiệp định thương mại song phương là có lợi cho cả hai bên. Việt Nam tuân thủ theo các pháp luật và thông lệ quốc tế, áp dụng chúng theo điều kiện của nước mình là một nước nghèo đang phát triển. Việc đàm phán và đưa ra những cam kết hợp đồng là dựa trên cơ sở những quy định và luật lệ của GATT/WTO, Việt Nam sẽ dần dần đưa chúng vào thực hiện theo một lịch trình rõ ràng và cụ thể. Việt Nam có quyền yêu cầu sự hỗ trợ trong phát triển kinh tế từ các quốc gia có nền kinh tế giàu mạnh trong đó có Mỹ. Hiện nay, Mỹ là một thành viên của WTO nhưng Việt Nam thì không nên những quyền hạn và nghĩa vụ quy định trong hiệp định thương mại song phương này là rất đơn giản đối với Mỹ, nhưng lại vô cùng khó khăn cho Việt Nam. Hầu hết những nghĩa vụ của phía Mỹ nhìn chung đều tuân theo những thực tiễn áp dụng cho các nước thành viên, còn đối với Việt Nam đòi hỏi phải sắp xếp một lịch trình tuân theo luật định của WTO. Việt Nam hiện nay vẫn đang đàm phán để gia nhập WTO và có thể hưởng đầy đủ quy chế WTO và Mỹ chỉ khi nào trở thành thành viên chính thức của WTO. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ gồm 7 chương và 13 phụ lục. Trong đó đưa ra một loạt các cam kết toàn diện liên quan đến tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường đối với dịch vụ, quy định, kiểm soát đầu tư và tính minh bạch của các luật lệ chính sách và các quy trình có liên quan đén thương mại và đầu tư. Những đặc điểm chủ yếu của các cam kết này bao gồm: Tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng công nghiệp và nông nghiệp Tất cả các công ty của Việt Nam, và dần dần là đến các công ty và các nhân Hoa Kỳ, sẽ được phép tự do nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không nằm trong các hạn chế được nêu rõ. Thuế quan đối với khoảng 250 sản phẩm, mà hầu hết trong số đó là nông sản, sẽ giảm từ 33 đến 50%. Hầu như toàn bộ các hàng rào phi thuế quan được đưa ra các hạn chế về xuất khẩu và nhập khẩu không phù hợp với GATT sẽ bị loại bỏ dần. Các tiêu chuẩn của WTO sẽ áp dụ với hải quan, cấp phép nhập khẩu, thương nghiệp quốc doanh, các itêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ thực hiện các điều khoản của hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại của WTO (TRIPS) và cũng sẽ tiến hành bảo hộ các tín hiệu vệ tinh. Tiếp cận thị trường đối với các dịch vụ Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định của WTO như MFN, đối xử quốc gia và các kỷ luật đối với việc điều tiết trong nước và sẽ cho phép các công ty các nhân Hoa Kỳ tham gia vào thị trường trong dịch vụ khác nhau Các quy định về đầu tư Việt Nam bảo đảm MFN và đối xử quốc gia, tính minh bạch và bảo hộ chống lại việc xung công tài sản và sẽ loại bỏ dần chế độ cấp phép đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Các Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng các quyền chuyển lợi nhuận về nước giống như các doanh nghiệp Việt Nam, các yêu cầu về mức độ góp vốn cũng sẽ được loại bỏ và các biện pháp đầu tư không phù hợp với hiệp định về các biện pháp liên quan đến thương mại của WTO, kể cảc hàm lượng nội địa và cân đối ngoại tệ sẽ được loại bỏ. Các quy định về tính minh bạch Việt Nam sẽ thực hiện một chế độ hoàn toàn minh bạch dối với bốn lĩnh vực nêu trên. Điều này sẽ bao gồm việc công bố các dự luật, quy chế và các quy định khác để lấy ý kiến bình luận, bảo đảm rằng công chúng được thông báo trước về tất cả các luật lệ và quy định như vậy và các văn kiện thích hợp sẽ được xuất bản và sẵn có và cho phép các công dân Mỹ có quyền kháng cáo đối với các quyết định liên quan đến luật lệ và quy định này. Với việc ký kết thành công hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập vào tổ chức thưong mại thế giới 4. Đánh giá những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. WTO một tổ chức thương mại toàn cầu và có qui mô lớn nhất từ trước tới nay, thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm khoảng 90% thương mại toàn cầu. Hơn nữa, WTO là tổ chức có chức năng giám sát các hoạt động và giải quyết tranh chấp thương mại trên phạm vi toàn thế giới nhằm tạo ra một trật tự buôn bán quốc tế hiệu quả, hợp lý và công bằng hơn. Gia nhập WTO là tiến trình thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Tiến trình này vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển kinh tế thương mại của đất nước, vừa đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam 4.1Những cơ hội. Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt nam những cơ hội sau: Một là: WTO có những điều khoản ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, trước hết là quyền hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang tất cả các nước thành viên WTO. Nhờ vậy, Việt Nam sẽ được đảm bảo không bị phân biệt đối xử. Ngoài ra, Việt Nam còn được hưởng mức thuế quan khống do WTO qui định. Về nguyên tắc mức thuế khống chế này không tăng, nhưng nếu bị nâng lên thì Việt Nam vẫn đựoc hưởng quyền đền bù thông qua những ưu đãi tương xứng trong quan hệ với các nước bạn hàng. Song song với những ưu đãi được hưởng, nếu là thành viên WTO, Việt Nam sẽ có nhiêu cơ hội thâm nhập vào thị trường nước tham gia ký kết nhờ cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan và phi thuế quan. Hai là: Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích về thương mại khi gia nhập WTO, bao gồm: Việc bãi bỏ hiệp định thương mại đa sợi MFA sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng dệt và sản phẩm may mặc của Việt Nam. Các nhà xuất khẩu hàng dệt và sản phẩm may mặc của Việt Nam sẽ được bảo đảm trong vòng 10 năm sau khi WTO đi vào hoạt động (2005), các nước nhập khẩu sẽ không thể đưa ra các hạn chế MFA đối với hàng dệt may mặc của Việt Nam. Hơn nữa, với tiềm năng to lớn về xuất khẩu nông sản đặc biệt là gạo, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu hơn vì các hạn chế về số lượng đối với các mặt hàng này sẽ được chuyển thành thuế suất đối với mặt hàng sẽ được cắt giảm theo hiệp định về nông nghiệp của WTO. Ba là: hiệp định những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS) của WTO sẽ tạo thêm sự bảo đảm quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chỉ có thể mở cửa và hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng này mới thu hút được đầu tư nước ngoài vào và mới có thể tăng nhanh sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu trên quy mô lớn. Bốn là: tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ có lợi trong việc giải quyết tranh chấp với các cường quốc thương mại. Mặc dù là một tổ chức, nhưng WTO vẫn là diễn đàn thương mại mà ở đó mọi thành viên có thể tự bảo vệ minh khi xảy ra tranh chấp thương mại. Tại đây, Việt Nam có quyền thương lượng với các bên đối tác và có quyền khiếu nại khi thương lượng không đem lại kết quả mong muốn. Những quy định của WTO cung cấp cho Việt Nam các công cụ để bảo vệ và đòi công bằng trong thương mại quốc tế. Năm là: Gia nhập WTO Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ những yêu cầu của tổ chức vì chúng sẽ nâng cao tính minh bạch trong chế độ ngoại thương và đảm bảo tính thống nhất các chính sách của cả nước. Điều này sẽ từng bước loại trừ những bất hợp lý trong thương mại, thúc đẩy cải cách hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp cho các doanh nghiệp trong nước thích nghi nhanh với môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam có khả năng vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh có hiệu quả và phát triển. Sáu là: Tham gia vào hệ thống thương mại thế giới rộng lớn WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội để tăng nhanh nhờ phất huy các lợi thế của mình như lao động rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chính các nguồn nội lực này có yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta có vị trí thuận lợi trong quá trình phân công lao động quốc tế. Hơn nữa, chúng ta có thể tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại và vốn của nước ngoài để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Cuối cùng: so với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn từ các hiệp định của vòng Uruquay, bởi vì theo qui định của WTO hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển thưòng không phải chịu thuế hoặc chịu mức thuế thấp, mà Việt nam là một trong nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế nên sẽ có lợi từ quy định này. Hơn nữa nhiều nước đang phát triển đã được hưởng ưu đãi đặc biệt của hệ thống ưu đãi phổ cập chung của Mỹ hoặc ưu đãi về mức thếu tối huệ quốc của vòng Uruquay. Kết quả là hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có lợi từ những chênh lệch ưu đãi này. Tóm lại: cơ hội thuận lợi đối với Việt Nam khi gia nhập WTO còn có thể kể ra nhiều hơn nữa, nhưng trước mắt nếu không vượt qua được những thách thức gay go trên con đưòng gia nhập thì sẽ không có cơ hội nào đến với Việt Nam 4.2 Những thách thức Việc gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải chấp nhận những nguyên tắc cơ bản của hệ thống, có nhân nhượng và có chương trình triển khai các chính sách phù hợp với các quy tắc và chương trình chung. Bên cạnh những thuận lợi về cơ chế chính sách thương mại, cơ hội mở rộng thị trường, sự không phân biệt đối xử, Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu có tính nguyên tắc và phải đối mặt với những thách thức lớn sau: Một là: điều kiện trước tiên và cần thiết đặt ra cho mỗi nước muốn gia nhập WTO là nước có nền kinh tế thị trường đã được hình thành tương đối đầy đủ ổn định. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và có sự quản lý của Nhà nước một mặt đẻ đảm bảo các yêu cầu: tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với những tiến bộ và công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu mọi lợi ích đều vì dân, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Mặt khác, nhằm đáp ứng yêu cầu của WTO đặt ra đối với nước xin gia nhập. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ở nước ta còn tồn tại các đặc điểm sau: kinh tế thị trường ở nước ta gồm nhiều loại hình đan xen nhau, nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tham gia vào nền kinh tế thị trường có những nét đặc thù về bản chất kinh tế xã hội và trình độ phát triển, nhưng chúng đều là những bộ phận khác nhau của nền kinh tế quốc dân thống nhất, hình thành và chịu sự chi phối của một thị trường xã hội thống nhất với các quan hệ cung cầu, giá cả chung, bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu và quyền thu nhập hợp pháp. kinh tế thị trường ở nước ta còn trình độ chưa phát triển đầy đủ, nhiều loại thị trường còn ở trình độ sơ khai hoặc đang trong quá trình hình thành như thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản ... trên thị trường hàng hoá thì số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hoá nghèo nàn, khối lượng hàng hoá lưu thông qua thị trường và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ, chi phí sản xuất và giá cả hàng hoá cao, chất lượng hàng hoá thấp, quy mô và dung lượng thị trường hạn hẹp, hơn nữa, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước còn rất yếu, đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi còn rất ít, thu nhập của người lao động thấp do sức mua còn hạn chế. nền kinh tế thị trường ở nước ta vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cơ chế thị trường là cơ chế nảy sinh một cách tất yếu từng sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Cơ chế thị trường là guồng máy vận hành của nền kinh tế thị trường, là phương thức cơ bản phân phối và sử dụng nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ, tư liệu sản xuất, sức lao động. Căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Cơ chế thị trường chịu sự tác động mạnh của các quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với các yêu cầu đó. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ phải giữ một vai trò rất cụ thể, đó là tạo ra các dịch vụ mà khu vực tư nhân không cung cấp được như tạo khuôn khổ, thể chế cho hoạt động thị trường, cở sở vật chất hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã không tập trung vào vai trò cụ thể của mình mà can thiệp quá sâu vào một số lĩnh vực, có quá nhiều cơ chế hoặc can thiệp trực tiếp vào giá cả hàng hoá lưu thông trên thị trường. Hoạt động của nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn bị cản trở bởi xu hướng kiểm soát của Nhà nước. Đối với nước ta,phát triển kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng, là phương tiện giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập thế giới. Tuy nhiên để có được nền kinh tế thị trường phát triển đầy đủ và ổn định là một thách thức lớn đối với chúng ta trong quá trình gia nhập WTO. Hai là, các Hiệp định WTO đưa ra một loạt các quy tắc điều chỉnh thương mại hàng hoá và dịch vụ, điều chỉnh các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Các quy tắc này được áp dụng cho tất cả các nước thành viên WTO. Việt Nam sẽ tuân thủ toàn bộ các quy định thương mại, của WTO. đặc biệt, để thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử và áp dụng các quy chế tối huệ quốc, Việt Nam phải cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ, thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi phải loại bỏ những ưu đãi dành cho doanh nghiệp Nhà nước về quyền kinh doanh trong một số lĩnh vực như đất đai, tín dụng và đối xử bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp. Đây là một bước khó khăn cho ngành công nghiệp non trẻ của Việt Nam trước sự đối đầu với các doanh nghiệp của các nước phát triển và các nước có lợi thế so sánh cao hơn. Ngoài ra, việc tự do hoá thương mại và cắt giảm thuế quan không chỉ tác động đến công cụ truyền thống nhằm bảo hộ thị trường trong nước mà còn làm giảm ngân sách quốc gia. Ba là, một trong các yêu cầu quan trọng đối với tư cách hội viên WTO là sự rõ ràng của cơ chế ngoại thương. Để đạt được mục tiêu này, WTO yêu cầu các thành viên cung cấp các thông tin cần thiết về thực tiễn và chính các tiêu chuẩn nhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ, vệ sinh kiểm dịch, các chuẩn mực phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Những yêu cầu này Việt Nam mới đáp ứng được một phần vì Việt Nam vẫn thiếu các quy luật và các quy định điều chỉnh ngoại thương và đầu tư. Đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên môn có hàm lượng trí tuệ cao thì việc tham gia vào WTO cũng là một thách thức đối với Việt Nam, vì năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong những ngành này đòi hỏi chúng ta không chỉ giải quyết vấn đề công nghệ mà trước hết là đào tạo, nâng cao trình dộ của đội ngũ cán bộ trong nước. Điều này không thể một sớm một chiều Việt Nam có thể đáp ứng được Bốn là, nền sản xuất trong nước còn non yếu. Việc gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế, khi đó hàng nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào, hàng hoá Việt Nam phải chấp nhận sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam hiện nay, sức cạnh tranh của hàng hoá nội còn yếu kém so với hàng ngoại nhập. Có nhiều lý do song lý do cơ bản là do chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã, bao bì đẹp, chủng loại hàng hoá chưa phong phú. Đây là một vấn đề luôn có tính quyết định, vì nếu hàng hoá nội không chiến thắng được hàng ngoại ở chính thị trường của mình thì mới có hy vọng hàng Việt Nam chiến thắng hàng ngoại ở nơi “đất khách quê người hơn nữa theo quy định của thế giới là phái xuất khẩu để đổi lấy hàng nhập khẩu, Việt Nam phải xuất khẩu nhiều hơn, mà mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam trong thời gian dài chủ yếu vẫn là hàng nông sản chế biến đơn giản và các nguyên liệu thô. Thực tế này dẫn đến hậu quả làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức tàn phá môi trường sinh thái. Đây là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới, nó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn phát huy tính năng động sáng tạo, vươn lên trên trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh hiệu quả. Thực tế hiện nay nhiều xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu năng động trong kinh doanh, trình độ công nghệ thấp, chưa phát huy được vai trò làm động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân chưa phát huy hết tiềm năng của mình trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các yếu tố sản xuất như vốn công nghệ, bí quyết kinh doanh của Việt Nam bị thiếu nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tập trung nguồn lực đầu tư, dổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật không những nâng cao sức cạnh tranh về lượng và giá cả hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới Năm là, cơ chế chính sách kinh tế thương mại hiện hành chưa phù hợp với các quy định của WTO. Về mặt pháp lý Việt Nam còn thiếu các thủ tục hệ thống đối với thông báo và tham vấn việc xây dựng mới hoặc sửa đổi luật pháp hiện hành, chưa công bố kịp thời. Hệ thống luật pháp của Việt Nam nói chung chưa rõ ràng minh bạch làm cho các thành viên WTO quan tâm không hiểu rõ hệ thống luật pháp của Việt Nam và họ nghi ngại về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Về mặt hạn chế định lượng và thủ tục cấp giấy phép: hiện nay, Việt Nam đang duy trì một ssố hạn chế định lượng với nhập khẩu. Rất nhiều sản phẩm yêu cầu Việt Nam phải có giấy phép nhập khảu của các bộ phận quản lý chuyên ngành như nhập khẩu thuỷ sản, thiết bị âm thanh, các sản phẩm văn hoá nghệ thuật và phim ảnh. Trong xuất khẩu cũng chịu các hạn chế về định lượng và giá tối thiểu đối với các mặt hàng gạo, hạt điều,cà phê, dầu thô. Lý do chính để Việt Nam duy trì một hạn chế số lượng như trên là để bảo hộ sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa trước khi có khả năng cạnh tranh đầy đủ với nước ngoài và chưa sẵn sàng đối phó với hàng nhập khẩu. Vấn đề đó hoá thương mại dịch vụ sau vòng đàm phán Uruqoay, tự dó hoá thương mại đã lan sang cả lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, thị trường dịch vụ của Việt Nam còn có một vài hạn chế như: các công ty dịch vụ nước ngoài chỉ cho phép hoạt động tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp đã chọn ở một mức độ giới hạn, phải đối mặt với những hạn chế hội nhập chính đáng kể trong khi hoạt động tại Việt Nam. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải đưa ra các biện pháp tham nhập thị trường dịch vụ , đặc biệt là thị trường tài chính, bảo hiểm. Chính phủ Việt Nam sẽ phải nghiên cứu những ảnh hưởng của việc tự do hoá các ngành công nghiệp dịch vụ tới nền kinh tế và quyết định các ngành công nghiệp dịch vụ nào sẽ phải mở cửa cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và mức độ bảo vệ cần thiết cho các ngành công nghiệp khác. Vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: tại Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là một khái niệm rất mới mẻ. Sự bảo vệ quyền sỏ hữu trí tuệ đầu tiên là về nhãn hiệu thương mại có hiệu lực từ tháng 12/1982, luật bản quyền tác giả được thông qua vào tháng 11/1986 và các thiết kế công nghiệp được bảo hộ từ tháng 5/1988. Tuy nhiên việc thực hiện còn kém hiệu quả mà các quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của WTO, do dó các thành viên WTO nhân cơ hội các cuộc thương lượng với tư cách hôi viên của Việt Nam và cáca cuộc đàm phán song phương khác sẽ yêu câù Việt Nam phải cải cáh hệ thống về luật sở hữu trí tuệ, đồng thời giám sát việc thực hiện các luật này tại Việt Nam. Trên thực tế, TRIPS cũng đặt ra những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển như Việt Nam . hầu hết các phát minh sáng chế trên thế giới đều tập trung tại các nước công nghiệp phát triển. Các công ty đa quốc gia vì lợi ích riêng không bao giờ muốn chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới nhất sang các nước đang phát triển. Thường các công ty này chỉ chuyển giao các công nghệ cũ lạc hậu sang các nước đang phát triển. Như vậy, việc tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp có nguy cơ tạo điều kiện cho sự độc quyền của các công ty đa quốc gia trên. Điều này làm cho Việt Nam các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, ảnh hưởng tới kết quả của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sáu là: trình độ đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam còn yếu kém. đàm phán là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt với sự tham gia cao nhất của các bộ ngành, các cơ quan và các doanh nghiệp trong nước, đồng thời các cán bộ đàm phán phải là những nguòi có năng lực thực sự mới có thể đạt được mục đích mong muốn. Tuy nhiên, bộ máy chính quyền của Việt Nam chưa thực sự có hiệu quả để trợ giúp cho quá trình đàm phán, việc chuẩn bị gia nhập WTO yêu cầu chưa đầy đủ rõ ràng và còn gây nhiều rắc rối cho các thnàh viên WTO. Mặt khác, các quy chế quy tắc chặt chẽ của WTO làm cho quá trình đàm phán gia nhập trở nên phức tạp đối với Việt Nam. Vì vậy nhu cầu tăng cường kiến thức cho các cán bộ nước ta về kỹ thuật và chiến thuật đàm phán thương mại đa phương là hết sức cấp bách cho việc nâng cao năng lực đàm phán gia nhập WTO Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới Để đẩy nhanh tiến trình gia nhập vào WTO, Việt Nam cần phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách nhằm tối đa hoá khả năng đáp ứng yêu cầu của WTO thông qua việc cải cách các lĩnh vực sau. 1 Cải cách từ phía Chính phủ 1.1. Cải cách hành chính 1.1.1. Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhà nước: Đối với cơ quan Trung Ương: kiện toàn cơ chế xác định trách nhiệm thẩm quyền của toàn thể chính phủ với cá nhân Thủ tướng, và trách nhiệm, thẩm quyền của các Phó thủ tướng trong lĩnh vực được Thủ tướng phân công phụ trách. Nêu cao trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ tướng phải chuyển giao bớt thảm quyền giải quyết vụ việc cho các Bộ trưởng với chế độ báo cáo kết quả lên Thủ tướng Điều chỉnh tổ chức và đổi mới quan hệ làm việc của các Bộ và cơ quan thuộc chính phủ, chuyển một số cơ quan thuộc chính phủ về cho các Bộ Xác định rõ sự phân cấp trách nhiệm và thẩm quyền giữa cơ quan tổ chức Trung ương và địa phương. Trên lĩnh vực cần quản lý tập trung thì tổ chức Bộ hoặc cơ quan quản lý theo ngành dọc từ Trung Ương đến cơ sở của ngành đó. Trên lĩnh vực hành chính kinh tế và hành chính sự nghiệp khác thì không tổ chức theo ngành dọc mà thực hiện phân cấp mạnh mẽ và thực sự giữa trung ương và địa phương về nhiệm vụ và thẩm quyền cũng như về và tổ chức cán bộ Đối với cơ quan địa phương: việc tiếp nhận đăng kí kinh doanh, tổ chức kiểm tra xử phạt, rút giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng trên địa bàn sẽ được phân cấp mạnh cho cơ quan hành chính địa phương, Bộ và Chính phủ xem xét, giải quyết những trường hợp có quy mô tương đối lớn hoặc có quan hệ đến an ninh Quốc phòng. 1.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế: Đẩy mạnh tiến độ dự thảo và ban hành các văn bản pháp luật về kinh tế theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Đơn giản hoá thủ tục xin phép đầu tư, đầu tư kinh doanh, xoá bỏ việc phân biệt đăng kí loại hình kinh doanh trên cơ sở quy mô vốn, làm rõ phạm vi các tài sản được đem công chứng khi xác định vốn; giảm bớt chi phí hành chính trong quá trình thành lập và đăng kí kinh doanh. Nhà nước quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu thông qua việc quản lý đăng kí kinh doanh, thuế, kiểm toán, xử lý vi phạm bằng tài phán hành chính và tài phán tư pháp. Hoàn chỉnh thể chế và doanh nghiệp Nhà nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0115.doc
Tài liệu liên quan