Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

1.1. Sự ra đời của WTO 3

1.1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO 3

1.1.2. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO 8

1.2.3. Sự khác nhau giữa WTO và GATT 12

1.2. Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO 15

1.2.1. Mục tiêu 15

1.2.2 Chức năng của WTO 15

1.2.3. Các nguyên tắc của WTO 16

CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 20

2.1. Những ảnh hưởng của WTO đối với các nước đang phát triển 20

2.1.1. Những ảnh hưởng tích cực 20

2.1.2. Những ảnh hưởng tiêu cực 22

2.2. Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triển trong qúa trình thực hiện các hiệp định của WTO 25

2.2.1. Hiệp định về tự do hàng nông sản 25

2.2.2. Hiệp định về hàng dệt may 35

2.2.3. Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATT) 38

2.2.4. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

2.2.5. Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS)

2.3. Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong tổ chức thương mại thế giới 51

2.3.1. Các nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của các nước đang phát triển

2.3.2. Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển trong WTO 54

CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO Ở VIỆT NAM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 57

3.1. Sự cần thiết của việc gia nhập WTO 57

3.2. Những cơ hội và thách thức trong tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 58

3.2.1. Những cơ hội 58

3.2.2. Những thách thức 60

3.3. Các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng quy định rằng các quy chế phải căn cứ trên cơ sở khoa học. Các nước thành viên WTO được khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế. Hiệp định cho phép các nước được sử dụng những biện pháp khác nhau để giám định hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định về kiểm tra, giám định và các thủ tục phê duyệt. Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thương mại hàng nông sản. Các nước phát triển (6 năm) 1995 - 2000 Các nước đang phát triển ( 10 năm) 1995 - 2000 Thuế quan cắt giảm trung bình : +Cho tất cả các nông phẩm +Tối thiểu cho từng sản phẩm 36 % 15 % 24 % 10 % Trợ cấp nội địa Tổng mức cắt giảm AMS ( giai đoạn cơ sở : 1986 - 1988 ) 20 % 13 % Xuất khẩu +Giá trị trợ cấp +Khối lượng được trợ cấp ( gíai doạn cơ sở :1986 -1990 ) 36 % 21 % 24 % 14 % 2.2.1.2. Những cơ hội Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995. Hầu hết các nhà đàm phán của các nước đang phát triển nói chung đều muốn tham gia vào AoA. Hiệp định về Nông nghiệp đã mang lại những cơ hội chắc chắn cho các nước đang phát triển. Trước hết, khả năng tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển sẽ trở nên dễ dàng hơn. Theo quy định của AoA, các nước dần dần phải loại bỏ các loại hạn chế thương mại khác nhau mà nhà xuất khẩu phải đối phó như hạn ngạch, thuế quan và các hàng rào phi thuế quan... Các nước đang phát triển có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản không hạn chế định lượng sang mọi thị trường các nước thành viên WTO, thị trường xuất khẩu được bảo đảm chắc chắn. Tất cả các thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc sẽ làm tăng độ ổn định thị trường cho các nhà kinh doanh xuất và nhập khẩu. Hầu như tất cả các hạn chế không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế dưới hình thức thuế hoá, điều này khiến cho các nhà xuất khẩu nông sản các nước đang phát triển có thể xác định chính xác mức độ bảo hộ của các thành viên khác. Tiếp theo, các nước đang phát triển có thời gian dài hơn (10 năm thay vì 4 năm đối với các nước phát triển) để cắt giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu; trong những năm thực hiện, các nước này đều được phép sử dụng trợ cấp theo những điều kiện nhất định để giảm bớt chi phí Marketting và vận chuyển hàng xuất khẩu. Ngoài ra, WTO còn cho phép chính phủ các nước đang phát triển hỗ trợ cho nền nông nghiệp nước mình được hưởng ưu đãi hơn so với các nước phát triển; các nước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của mình với mức như của các nước phát triển. Mặt hàng nông sản của các nước đang phát triển nhờ đó có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn đối với hàng nông sản của các nước phát triển do có giá thành thấp hơn nhiều. Tự do hoá mậu dịch hàng nông sản dẫn đến hàng nông sản của các nước đang phát triển không bị đối xử phân biệt theo các nguyên tắc của WTO (nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc), khối lượng hàng xuất khẩu không bị hạn chế, các mặt hàng nông sản không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thu nhập của nông dân được tăng lên, giảm đói nghèo. Trình độ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp tiến bộ rất đáng kể. Các nước đang phát triển có khả năng và điều kiện công nghiệp hóa nền nông nghiệp của mình, cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hóa hàng nông sản, qua đó nâng cao được khả năng canh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thị trường quốc tế. 2.2.1.3. Những thách thức Bên cạnh những cơ hội đạt được trong Hiệp định Nông nghiệp AoA, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong lĩnh vực này. Trên thực tế, AoA có lợi nhiều hơn cho các cường quốc kinh tế, nhất là Mỹ và EU. Có nhiều nước đang phát triển đã cảm thấy rằng họ bị buộc phải ký vào Hiệp định này. Vấn đề cạnh tranh thị trường tiêu thụ cộng với việc phải trợ cấp cho nông dân quá cao đã khiến cho Mỹ và EU thống nhất một ý tưởng chung là cùng nỗ lực đưa vấn đề nông nghiệp vào đàm phán tại Uruguay nhằm củng cố thế cạnh tranh độc quyền và mỗi bên tìm kiếm lợi thế của mình trong đó. (Vào cuối những năm 80, EU phải chi gần 80% ngân sách cho việc trợ cấp các chương trình nông nghiệp, còn Mỹ thì bắt tay vào một chương trình tổng thế rất tốn kém để dành lại thị trường từ tay EU, như thị trường bột mì tại Tây Phi): Thứ nhất, về quá trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp: Do chính phủ các nước đang phát triển phải tiến hành chương trình cắt giảm thuế quan, dần xoá bỏ hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan khác, ngành nông nghiệp sẽ không được bảo hộ nhiều như trước. Khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất các mặt hàng chưa có lợi thế cạnh tranh vốn vẫn được nhà nước bảo hộ, đặc biệt đối với những người nông dân sản xuất những mặt hàng mà các nước đang phát triển xuất khẩu nhiều nhất như: gạo, cà phê, hạt điều, cọ dừa...vì thời gian và điều kiện chưa đủ để họ hiện đại hóa nền nông nghiệp. Thời gian cho quá trình cắt giảm các chính sách là 10 năm, so với các nước phát triển là 6 năm, tuy vậy ,đối với các nước đang phát triển thời gian đó là quá ngắn so với quảng đường họ phải đi, vẫn chưa đủ cho nền nông nghiệp các nước này thích ứng được với quá trình chuyển đổi. Những ngành sản xuất nông sản chắc chắn gặp phải những khó khăn rất lớn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các nông sản này cũng có thể bị phá sản, nhiều vùng nông thôn đang nghèo đói sẽ trở nên đói nghèo hơn, nếu những ngành đó không có sự chuẩn bị điều kiện thích ứng và thích ứng nhanh,không có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư thích hợp, xác định rõ mức độ cạnh tranh với nông sản nhập khẩu và cấu trúc thị trường trong từng thời kỳ. Tự do hoá thương mại hàng nông sản, có nghĩa là nền nông nghiệp các nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thị trường nội địa với chất lượng cao và giá thấp, điều này sẽ khiến cho các nhà sản xuất trong nước mất đi thị phần, ngay cả đối với những nông sản truyền thống. Một ví dụ về tình trạng nhập khẩu ngô tại Mêhicô. Ngô là một trong những lương thực chủ yếu của Mêhicô. Việc đột nhiên mở cửa thị trường cho nhập khẩu mặt hàng nông nghiệp vào, đã gây ra một cú sốc lớn cho các nhà sản xuất nông nghiệp Mêhicô đặc biệt là ngô. Mỹ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất vào Mêhicô. Sau khi mở cửa, Mỹ xuất khẩu ngô ồ ạt vào Mêhicô, năm 1996 Mêhicô phải chi ra 1,1 tỷ USD cho việc nhập khẩu mặt hàng này, hậu quả là ngô thừa mứa trên thị trường, đẩy giá nội địa tụt xuống 18-23% so với năm 1995. Như vậy, nhập khẩu ngô của Mêhicô đã làm giá ngô nội địa giảm kỷ lục, trong khi giá thế giới đang ở mức cao kỷ lục. Nhà nước phải chi một lượng tiền lớn trong khi nhưng người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản bị khốn đốn. Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản thô trên thị trường thế giới biến động rất mạnh, người nông dân khó có thể tự bảo vệ mình trước sự biến động của giá cả. Vì vậy, nhiều nông dân rất lo lắng ngay cả khi họ được mùa. Thứ hai, về mặt trợ cấp. Các nước phát triển trợ cấp cho nông dân của họ như phụ cấp thu nhập trực tiếp cho những người này để bù đắp cho sự bấp bênh của thị trường. Tuy Hiệp định AoA đã có hiệu lực hơn 5 năm, nhưng nó lại chẳng có mấy hiệu lực đối với sự hạn chế bảo hộ và trợ cấp cho nông dân tại các nước phát triển. Việc đặt trợ cấp thu nhập trực tiếp ra ngoài khuôn khổ quy định của GATT là một trong những đòn giáng nặng nề vào các nước đang phát triển, khi họ đang hy vọng Hiệp định Nông nghiệp sẽ được sử dụng như một cơ chế làm cho thương mại quốc tế được thông thoáng hơn. Các phụ cấp trực tiếp đó được chi trả cho nông dân với lý do là “không dính dáng đến sản xuất” và do đó không làm biến dạng thị trường. Mức độ trợ cấp của các nước phát triển rất cao. Các nước OECD, kể từ khi hiệp định AoA có hiệu lực thực hiện trợ cấp trực tiếp cho người nông dân, từ trợ cấp 182 tỷ USD năm 1995 đã lên đến hơn 300 tỷ USD vào năm 1998. Phần lớn số tiền này thuộc về Mỹ và EU, trong khi đó, do các nước đang phát triển không đủ tiền để trợ cấp, nông dân của các nước thành viên này chỉ nhận được rất ít trợ cấp của chính phủ, nếu có thì cũng chưa đạt đến tỷ lệ phần trăm của giá trị sản xuất mà AoA cho phép và không thể so sánh với những khoản tiền mà người nông dân của nước phát triển được trợ cấp. Thực tế các nước đang phát triển đã bị thua thiệt do các chính sách của AoA đã ảnh hưởng tiêu cực cho nền nông nghiệp của họ. Nông dân các nước này đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc phải điều chỉnh cho thích hợp với hệ thống nông nghiệp mới (giảm thuế quan, thay đổi hạn ngạch...), vì với một mức trợ cấp ít ỏi của chính phủ cộng với việc họ phải mở cửa thị trường rộng hơn cho các nước phát triển xuất khẩu hàng hoá dư thừa của họ vào làm căng thêm sợi dây thọng lọng thắt vào cổ chính họ. Việc trợ cấp cho các nhà sản xuất nông sản ở các nước phát triển đã biến tự do hoá toàn cầu thành việc giành giật thị trường của các nước đang phát triển và bóp chết những người nông dân không được trợ cấp ở các nước này. Thứ ba, mức độ lệ thuộc vào lương thực của các nước đang phát triển có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, sản xuất lương thực theo hướng xuất khẩu là sức ép buộc người nông dân làm ăn theo lối tự cung tự cấp lâu nay phải bỏ mảnh đất của mình hoặc chuyển hướng sang sản xuất hàng nông sản để xuất khẩu. Do vậy lương thực cung cấp cho nội địa ngày một ít đi. Chính vì vậy, mặc dù thế giới đã sản xuất được một lượng lương thực dồi dào, nhưng mức độ lệ thuộc lương thực và tình trạng nhập khẩu lương thực tại các nước đang phát triển ngày càng tăng. Một số lượng khá lớn lao động nông nghiệp do năng suất lao động thấp và mức độ cạnh tranh của hàng nhập khẩu rất cao so với hàng nội địa cùng loại đã phải rời bỏ khỏi mảnh đất của mình, hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Thứ tư, trong quá trình phân phối sản phẩm, các nước đang phát triển gặp phải những rào cản lớn mà họ không thể vượt qua được khi muốn xâm nhập thị trường của các nước phát triển. Phân phối phụ thuộc rất nhiều với yếu tố thị trường và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tại các nước đang phát triển hầu như đều tồn tại tình trạng cơ sở hạ tầng vật chất yếu kém, cũ kĩ, thiếu sự tân trang bảo dưỡng. Do vậy vấn đề vận chuyển bị ảnh hưởng rất nhiều, thời gian vận chuyển dài, chi phí vận chuyển khá cao, điều này khiến cho việc nhập khẩu lương thực từ nước ngoài vào có khi còn rẻ hơn việc vận chuyển và mua bán giữa các vùng trong nước. Thứ năm, các nước phát triển đặc biệt là Mỹ luôn kêu gọi các nước đang phát triển mở cửa tự do hàng nông sản, nhưng lại bảo hộ thị trường của mình gây nên sự bất bình đẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực nông nghiệp của các nước đang phát triển. Thứ sáu, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển gặp khó khăn lớn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh và kiểm dịch động thực vật do thiếu cơ sở kĩ thuật và chuyên môn pháp lý,không đủ khả năng đầu tư trong một thời gian quá ngắn. Nhiều nước phát triển đã dựa vào điểm yếu của các nước đang phát triển là hàng nông sản của họ không đủ điều kiện về an toàn lương thực để hạn chế nhập hàng nông sản từ các nước này. Thách thức cuối cùng của hiệp định AoA đối với các nước đang phát triển là: theo cam kết của AoA, các nước đang phát triển không được chi để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước quá 10% tổng giá trị của ngành nông nghiệp, còn các nước phát triển là 5%. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước phát triển đã chi quá 50% để hỗ trợ cho các nhà sản xuất của mình, các khoản chi này lại được coi là hợp pháp theo cam kết của họ trong AoA. Còn các nước đang phát triển lại không đủ khả năng tài trợ ngay chỉ mức cho phép của AoA. Hiệp định Nông nghiệp đã mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội rất rõ rệt, nhưng các thách thức đặt ra với các nước này cũng rất lớn. Chính vì vậy, chính phủ các nước đang phát triển cần phải có những chính sách thích ứng nhằm phát triển, củng cố và hiện đại hóa nền nông nghiệp nội địa, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2.2.2. Hiệp định về hàng dệt may 2.2.2.1. Nội dung Cũng giống như hàng nông sản, hàng dệt may cũng là một vấn đề khó khăn nhất trong WTO, cũng như trong hệ thống GATT trước đây. Trước vòng đàm phán Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định đa sợi (MFA). Đây là khuôn khổ cho các thoả thuận song phương, cũng như các hoạt động mang tính đơn phương, thiết lập quota ,hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Hệ thống này rất bất lợi cho các nước đang phát triển vốn rất có tiềm năng trong lĩnh vực này. Kể từ năm 1995, Hiệp định thương mại hàng dệt và may mặc (ATC) đã được ký kết và có hiệu lực, thay thế cho hiệp định đa sợi (MFA). Hiện tại hàng dệt may đang trải qua một quá trình thay đổi cơ bản kéo dài 10 năm, được các nước chấp nhận tại vòng đàm phán Uruguay.Theo đó đến năm 2005, hệ thống quota xuất khẩu được áp dụng rộng khắp trong thương mại hàng dệt may từ những năm 60 sẽ được bãi bỏ, các nước nhập khẩu sẽ không được phân biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu với nhau. Khi đó Hiệp định dệt may sẽ không tồn tại nữa. ATC là hiệp định duy nhất của WTO tự đưa ra thời hạn chấm dứt của mình. Theo ATC, toàn bộ sản phẩm dệt may sẽ hoàn toàn được hoà nhập vào hệ thống chính sách thương mại đa biên, quay trở lại với các quy định của GATT. Các sản phẩm dệt may sẽ trở lại khuôn khổ của GATT trong vòng 10 năm. Bất kỳ quota nào tồn tại trước 31/12/1994 sẽ được đưa vào hiệp định và sẽ diễn ra quá trình loại bỏ hay còn gọi là các sản phẩm được nhất thể hoá. Nới lỏng các hạn chế số lượng đối với các sản phẩm còn lại, từ hạn mức cơ sở được xác định (với mức tối thiểu quy định). Hiệp định cũng quy định tỷ lệ % số sản phẩm phải đưa vào khuôn khổ các quy định của GATT cho mỗi giai đoạn. Tỷ lệ này được tính theo số lượng nhập khẩu hàng dệt may vào năm 1990. Hiệp định ATC cũng quy định khối lượng của quota cũng phải được tăng dần hàng năm và tỷ lệ tăng này phải cao hơn cho các giai đoạn sau. Bảng 3: Các giai đoạn thực thi ATC (Áp dụng mức nhập khẩu năm 1990 làm cơ sở) STT Giai đoạn % sản phẩm được đưa vào GATT (gồm cả việc dỡ bỏ hạn ngạch) Tốc độ nới lỏng hiện nay (nếu mức năm 1996 là 6%) 1 Từ 1/1/1995 đến 31/12/1997 16% 6,69% /năm 2 Từ 1/1/1998 đến 31/12/2001 17 % 8,7% /năm 3 Từ 1/1/2002 đến 31/12/2004 18% 11,05% /năm 4 Từ 1/1/2005 đến 31/12/2004 nhất thể hoá hoàn toàn vào WTO. ATC chấm dứt. 49% ( tối đa ) Không còn hạn ngạch Hiệp định cho phép trong thời kỳ chuyển tiếp được áp dụng các biện pháp tự vệ. Chỉ những thành viên đã tiến hành chương trình “nhất thể hoá” mới được áp dụng các biện pháp này. Tuy nhiên các nước nhập khẩu phải chứng minh được rằng có thiệt hại nghiêm trọng hoặc có đe dọa về thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra. Nước đó cũng phải chứng minh thiệt hại đó là kết quả của hai yếu tố: tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn và tăng đáng kể từ nguồn một nước xuất khẩu nhất định. Hiệp định cũng dự tính đối xử đặc biệt đối với một số nhóm nước: nước mới tham gia thị trường, nước nhỏ và nước chậm phát triển nhất. WTO có một cơ quan giám sát hàng dệt (TMB), giám sát việc thực hiện hiệp định. 2.2.2.2. Những cơ hội Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và tiềm năng phát triển cao. Hiệp định dệt may được ký kết đã thể hiện được lợi ích thiết thực đối với các nước đang phát triển. Nhiều nước phát triển đã cho rằng: mở cửa lĩnh vực này là đem lại lợi ích nhất cho các nước đang phát triển. Cũng giống như mặt hàng nông sản, tự do hoá thương mại hàng dệt may đã khiến cho thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của các nước đang phát triển được mở rộng. Khi hạn ngạch được xoá bỏ, các nước đang phát triển có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường thế giới, không còn bị hạn chế về khối lượng xuất khẩu, gia tăng đáng kể cơ hội xuất khẩu mặt hàng này. Sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển có thể tràn ngập thị trường thế giới, có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước phát triển. Cạnh tranh giữa sản phẩm nội địa và nước ngoài càng trở nên gay gắt, điều này đã khiến cho các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển phải điều chỉnh lại quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể đứng vững, cạnh tranh và giữ được thị phần của mình trong nước và mở rộng thị phần quốc tế. Chính trong quá trình chuyển đổi này, nền công nghiệp dệt may của các nước đang phát triển đã tiến bộ rất nhiều. Kinh nghiệm, trình độ quản lí được nâng cao, công nghệ và thiết bị được hiện đại hóa, năng suất lao động tăng lên, chất lượng sản phẩm dệt may ngày càng tốt hơn rất nhiều, giá thành hạ,tạo được thế đứng vững hơn trong thị trường. Trong hiệp định ATC, các nước phát triển đã phải ràng buộc những cam kết kỹ thuật của họ, điều này tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể tìm hiểu trước được yêu cầu của các nước phát triển, đối với từng loại hàng dệt may, để từ đó sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 2.2.2.3. Những thách thức Mặc dù Hiệp định về hàng dệt may ATC là một hiệp định là có lợi nhất đối với các nước đang phát triển, tuy vậy nền công nghiệp dệt may của các nước này cũng phải đứng trước những thách thức không nhỏ ,khi phải tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định và dưới sự chèp ép liên tục của các nước phát triển. Các nước cùng nhau xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, thị trường được mở rộng, điều này đồng nghĩa với việc các nước đang phát triển phải đối đầu với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.Các nước đang phát triển phải tự xem xét và quyết định là hàng dệt may của mình có thể cạnh tranh được với các nước khác hay không. Tại các nước đang phát triển ưu thế lớn nhất là giá nhân công thấp, nhưng do vốn sản xuất hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, việc đầu tư đổi mới kĩ thuật còn chậm, lực lượng lại phân tán, tản mạn. Hầu hết các nước đang phát triển đều tồn tại nền sản xuất nhỏ, thủ công chiếm đa số (trừ một số nước có nền công nghiệp phát triển tương đối như Thái Lan, Malaysia, Braxin, Mehico...), nên khối lượng sản phẩm không nhiều, chất lượng không đồng đều, thấp,mẫu mã chậm đổi mới. Chính vì vậy, rất khó khăn cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các nước đang phát triển có thể xuất khẩu sản phẩm dệt may không hạn chế định lượng, tuy nhiên có nhiều nước chưa đủ khả năng cung cấp đủ sản lượng sản phẩm, thậm chí có nước còn chưa đạt đến mức hạn ngạch được xoá bỏ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thị phần của các nước này trên thị trường nước ngoài, thậm chí thị phần trong nước cũng bị đe dọa do sự tràn ngập sản phẩm của nước ngoài. Một khó khăn mà các nước đang phát triển phải gánh chịu tiếp là vấn đề các nước phát triển tuy đã ràng buộc những cam kết kỹ thuật sản phẩm dệt may, nhưng họ chỉ làm vậy với các sản phẩm không được bản hộ hàng đầu. Đối với các loại mặt hàng này, các nước đang phát triển sẽ rất khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, thâm nhập thị trường của các nước phát triển. Thực tế, mặc dù có nhiều lợi ích trong Hiệp định hàng dệt may nhưng thay cho việc các nước đang phát triển phải tăng xuất khẩu nhiều hơn trong lĩnh vực này so với các nước phát triển thì xu thế có vẻ ngược lại. Hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển chỉ tăng 4,5% trong vòng 5 năm qua từ năm 1995 - 2000, trong khi của các nước phát triển đã tăng 9% trong cùng khoảng thời gian đó. 2.2.3. Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATT) 2.2.3.1. Nội dung Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS) là hệ thống các quy định đầu tiên từ trước đến nay mang tính đa biên, điều chỉnh thương mại dịch vụ. Hiệp định này được đàm phán tại vòng Uruguay. Hiệp định GATS bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Các nghĩa vụ và nguyên tắc cơ bản. + Các phụ lục giải quyết các chuyên ngành cụ thể. + Các cam kết cụ thể của mỗi nước nhằm mục đích mở cửa thị trường của nước họ. + Các danh mục các nước thôi không áp dụng nguyên tắc MFN về không phân biệt đối xử. Một uỷ ban về Thương mại dịch vụ của WTO giám sát việc thực hiện hiệp định. Bộ khung các điều khoản của Hiệp định GATS (29 điều khoảng của GATS áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ). Chúng chứa đựng tất cả các nguyên tắc mà các nước phải tuân thủ : · Hiệp định áp dụng cho tất cả các loại dịch vụ mua bán trên thế giới. Nó bao gồm tất cả các hình thức cung cấp dịch vụ; GATS xác định có bốn phương thức sau : + Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Dịch vụ được cung cấp thông qua sự vận động của chính bản thân dịch vụ đó, từ nước này sang nước khác. + Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: người tiêu dùng hay công ty tiêu thụ dịch vụ ở một nước khác. + Hiện diện thương mại: Một công ty nước ngoài thành lập một chi nhánh hay công ty tại một nước khác để cung cấp dịch vụ. + Hiện diện của tự nhiên nhân: Các cá nhân đi từ một nước này sang nước khác để cung cấp dịch vụ. · Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): Theo quy định của GATS, nếu một nước cho phép cạnh tranh nước ngoài ở một lĩnh vực dịch vụ thì phải tạo cơ hội bình đẳng như nhau cho tất cả các thành viên WTO. Tuy vậy vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. · Đãi ngộ quốc gia (NT): Đối xử như nhau giữa các nước thành viên. Đối với GATS chỉ áp dụng tại những ngành có cam kết cụ thể và được phép miễn trừ. · Minh bạch hoá: Các chính phủ phải công bố luật và quy định của mình, thông báo tất cả những thay đổi về luật lệ áp dụng cho những ngành có cam kết cụ thể. · Thanh toán và chuyển tiền quốc tế: Một khi các chính phủ đã có những cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho cạnh tranh nước ngoài thì họ không được áp dụng các hạn chế đối với việc chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài cho dịch vụ đó. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp gặp khó khăn về cán cân thanh toán, nhưng các hạn chế cũng chỉ mang tính tạm thời và phải có điều kiện. · Các cam kết cụ thể: Cam kết của từng nước về mở cửa thị trường của từng ngành cụ thể, được tổng hợp trong một danh mục các cam kết, danh mục này liệt kê tất cả các ngành được mở cửa và mức độ mở cửa của ngành đó. Các cam kết này đều mang tính rành buộc, chúng chỉ có thể được thay đổi hoặc loại bỏ, sau khi đã thương lượng về đền bù với các nước bị ảnh hưởng. · Tự do hoá từng bước: Vòng Urugoay chỉ là bước đầu. GATS quy định phải tự do hoá hơn nữa với cuộc đàm phán đầu tiên được bắt đầu sau 5 năm bắt đầu từ năm2000. Sau vòng đàm phán Urugoay, nhiều cuộc đàm phán về thương mại và dịch vụ đã được tiến hành và đi đến ký kết một số hiệp định, như hiệp định về thông tin viễn thông cơ bản, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính... Các nước thành viên đã nhất trí về chương trình nghị sự để tiếp tục đàm phán mở rộng tự do thương mại dịch vụ vào thiên niên kỷ mới. 2.2.3.2. Những cơ hội Nhìn chung, GATS chưa đem lại được nhiều cơ hội và lợi ích cho các nước đang phát triển. Những thứ mà các nước này nhận được chỉ là một phần lợi ích rất nhỏ so với những cơ hội và lợi ích mà các nước phát triển giành được từ hiệp định này. Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận được những cơ hội mà GATS mang lại. Một trong những mục tiêu mà GATS ghi nhận là giúp phát triển xuất khẩu của các nước đang phát triển và bảo đảm cho họ có cơ hội xuất khẩu những dịch vụ mà họ có khả năng, qua đó mở rộng sự tham gia của các nước đang phát triển trong thương mại thế giới về dịch vụ. Tuy chỉ có một số tập đoàn lớn của các nước đang phát triển hiện tại là có năng lực xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, nhưng điều đó cũng khẳng định trong tương lai vấn đề mở rộng thị trường thương mại dịch vụ của các nước đang phát triển là có cơ hội tăng lên. GATS bao gồm tất cả các dịch vụ như dịch vụ tài chính, dịch vụ kinh doanh, viễn thông, dịch vụ liên quan đến xây dựng, dịch vụ hàng hải và cảng, y tế, giáo dục, các dịch vụ nghe nhìn... Tự do hoá thương mại dịch vụ có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển nhập khẩu các dịch vụ trên từ nước ngoài vào, trong nước có sự cạnh tranh giữa các ngành dịch vụ trong và ngoài nước với nhau, do vậy giá thành của các ngành dịch vụ này có thể rẻ hơn rất nhiều. Ví dụ như cước phí viễn thông, giá điện, nước rẻ hơn do không còn sự độc quyền của nhà nước, cước phí vận tải cũng được hạ thấp. Bên cạnh đó, nguồn tài chính cho sản xuất và tiêu dùng có thể dồi dào hơn, hàng hoá có chất lượng tốt hơn, tin cậy hơn và giá cũng thấp hơn. Các nhà sản xuất kinh doanh bản địa có thể tiếp cận được với những dịch vụ kinh doanh hữu ích, người dân có thể tiếp cận với những dịch vụ y tế, giáo dục đa dạng hơn và chất lượng cũng tốt hơn. Cơ hội tiếp theo mà GATS đã đem lại cho các nước đang phát triển là thoả thuận trong vấn đề di chuyển của tự nhiên nhân. Hiệp định GATS có hiệu lực, điều này có nghĩa là mọi người lao động đều có thể tự do xuất ngoại để làm việc hay cung cấp những dịch vụ khác. Người lao động tại các nước đang phát triển được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi lại giữa các nước thành viên để cung cấp dịch vụ. Các bác sỹ, luật sư, nhân viên kế toán của những nước này được chấp nhận tại các nước phát triển là thành viên. 2.2.3.3. Những thách thức Hiệp định thương mại dịch vụ là một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLTM1107.doc
Tài liệu liên quan