Đề tài Tổng quan về báo cáo tài chính

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1

1. Khái niệm và phân loại 1

2. Vai trò và tác dụng của báo cáo tài chính 1

a) Vai trò 1

b) Tác dụng 2

NỘI DUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. Khái niệm 3

2 Cơ sở số liệu và Kết cấu của Bảng cân đối kế toán 3

a) Cơ sở số liệu Bảng Cân đối kế toán 3

b) Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: Phần tài sản và phần nguồn vốn. 3

c) Bảng Cân đối kế toán mẫu. 4

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8

1. Bản chất, ý nghĩa 8

a) Bản chất: 8

b) Ý nghĩa: 8

2. Cơ sở nguồn số liệu, kết cấu bảng 8

a) Cơ sở nguồn số liệu 8

b) Kết cấu bảng : 8

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 11

1.) Khái niệm 11

2.) Nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 11

a) Nội dung 11

b) Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyênt tiền tệ 12

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 18

1. Bản chất và ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính: 18

2. Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính: 18

3. Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính: 18

4. Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính 18

a) Phương pháp chung: 18

b) Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: 19

c) Tình hình tăng, giảm tài sản cố định: 20

d) Tình hình thu nhập của công nhân viên: 20

e) Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu: 20

f) Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: 21

g) Các khoản phải thu và nợ phải trả: 21

5. Phương pháp lập một số chỉ tiêu phân tích: 21

a). Bố trí cơ cấu vốn: 21

b). Tỷ suất lợi nhuận: 21

c). Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản: 22

d). Khả năng thanh toán 22

6. Ghi chú: 22

THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 23

1.) Báo cáo tài chính có thực sự minh bạch như các bản cáo bạch? 23

2.) Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính 24

3.) Doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng minh bạch tài chính 27

4.) Báo cáo tài chính có thật sự cần thiết? 28

5.) Một số phương pháp được rút ra làm căn cứ hy vọng làm minh bạch báo cáo tài chính. 29

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổng quan về báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loại giao dịch và vấn đề khác nhau. Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần thiết bởi thường tổng số thay đổi của cân bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của dòng tiền 2.) Nội dung và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. a) Nội dung Nội dung của báo cáo luư chuyển tiền tệ gồm 3 phần chính như sau: Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh: Phần này phản ánh các khoản tiền đã thu được và đã chi từ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Nguồn tiền được cung cấp ở đây chủ yếu là tiền thu về từ bán hàng và cung cấp dich vụ. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: Phần này phản ánh các khoản chi tiền đầu tư vào các đơn vị khác dưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, chi mua sắm TSCĐ … và thu tiền đầu tư do bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua, tiền lãi thu được từ các khoản đầu tư vào các đơn vị khác, thu bán, thanh lý TSCĐ…. Lưu chuyển tiền từ các hoạt động tài chính: Phần này phản ánh các khoản tiền thu được từ các chủ sở hữu hoặc các nhà đầu tư và các khoản tiền chi ra để mua lại cổ phiếu của các chủ sở hữu, trả cổ tức cho cổ đông… b) Các phương pháp lập báo cáo lưu chuyênt tiền tệ Như chúng ta đều biết, để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì doanh nghiệp có thể lập theo một hoặc cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Tương ứng với mỗi phương pháp có mẫu báo cáo riêng, nhưng mẫu báo cáo của hai phương pháp chỉ khác nhau ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. - Lập báo cáo tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. + Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp thuế. + Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do vậy, các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác. + Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay… Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu theo phương pháp trực tiếp: Đơn vị:........ Mẫu số B.03-DNN Địa chỉ:....... (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) (*) Năm…. Đơn vi tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước A B C 1 2 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ 02 3. Tiền chi trả cho người lao động 03 4. Tiền chi trả lãi vay 04 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 05 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 06 7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 07 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: * Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”. - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực tiếp – Việc xác lập như vậy cũng tỏ ra phù hợp bởi mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuyển tiền để giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi nhuận lại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu = (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay). = Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân bổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay. ® Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ. Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều chỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các chỉ tiêu này: + Đối với hàng tồn kho: ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành hàng tồn kho). ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được chuyển thành nợ phải thu). ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước). ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền). ° Nếu SDCK SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộphận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả). Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với sự biến động của hàng tồn kho, nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với sự biến động của nợ phải trả. Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên các chỉ tiêu này cũng được dùng để điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng. Đồng thời lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn liên quan đến một số nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trong mối quan hệ với lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ tiêu thu, chi khác nằm trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu theo phương pháp gián tiếp. Đơn vị:........ Mẫu số B.03-DNN Địa chỉ:....... (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) (*) Năm….. Đơn vị tính: ........... Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 2. Điều chỉnh cho các khoản - Khấu hao TSCĐ 02 - Các khoản dự phòng 03 - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 - Chi phí lãi vay 06 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 08 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 - Tăng, giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập phải nộp) 11 - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 - Tiền lãi vay đã trả 13 - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 - Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh 16 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 21 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác 22 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 26 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 31 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 32 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 36 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40) 50 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61) 70 V.11 Lập , ngày ... tháng ... năm .... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: (*) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số”. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Bản chất và ý nghĩa của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2. Nội dung của Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng; tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng; phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo nội dung đã quy định trong Thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể trình bày thêm các nội dung khác nhằm giải thích chi tiết hơn tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Cơ sở lập Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào số liệu trong: Các sổ kế toán kỳ báo cáo Bảng Cân đối kế toán kỳ báo cáo (MẫuB 01 - DN) Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B 02 - DN) Thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước, năm trước (Mẫu B 09 - DN) 4. Phương pháp lập Thuyết minh báo cáo tài chính a) Phương pháp chung: Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. Đối với báo cáo quý, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán. Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng lý do thay đổi. Trong các biểu số liệu, cột số kế hoạch thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo, cột số thực hiện kỳ trước thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong Thuyết minh báo cáo tài chính năm. b) Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, được phân chia theo các yếu tố chi phí như sau: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo, trừ: nguyên liệu, vật liệu, v...v... bán hoặc xuất cho xây dựng cơ bản. Chỉ tiêu này không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra trong kỳ ở các doanh nghiệp thương mại. Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng loại nguyên liệu, vật liệu: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, v...v... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí chi trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo, trước khi trừ các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này bao gồm cả chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định. Chỉ tiêu này không bao gồm chi phí nhân công cho xây dựng cơ bản hoặc được bù đắp bằng các nguồn khác như: Đảng, Đoàn, v...v... các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tùy theo yêu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, chỉ tiêu này có thể được báo cáo chi tiết theo từng khoản chi phí như: Tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, v...v... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, như: Điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác. Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như: Du lịch, vận tải, bưu điện, v...v... Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật chất, chỉ tiêu này có thể được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác bằng tiền. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. 5) Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo, như: tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo, v...v... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất, kinh doanh. c) Tình hình tăng, giảm tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, TSCĐ vô hình, theo từng nhóm tài sản trong kỳ báo cáo, như: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, v...v... về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ các TK 211, 212, 213, 214 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định. d) Tình hình thu nhập của công nhân viên: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thu nhập bình quân của công nhân viên từ tiền lương, tiền công, các khoản trợ cấp, phụ cấp có tính chất lương và các khoản tiền thưởng, trước khi trừ các khoản giảm trừ, trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 334 trong sổ cái, có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên. e) Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm các nguồn vốn chủ sở hữu trong kỳ báo cáo như: Nguồn vốn kinh doanh, quỹ dự trữ, các quỹ xí nghiệp, theo từng loại nguồn vốn và theo từng nguồn cấp như: Ngân sách cấp, chủ sở hữu góp, nhận vốn góp liên doanh, bổ sung từ lợi nhuận, v...v... và lý do tăng giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 411, 414, 415, 431, 441 trong sổ cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn vốn trên. f) Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tăng, giảm, kết quả các khoản đầu tư vào đơn vị khác theo từng loại đầu tư trong kỳ báo cáo, như: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, v...v... ngắn hạn và dài hạn, và lý do tăng, giảm chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 121, 128, 221, 222, 228, 421 trong sổ cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác. g) Các khoản phải thu và nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản phải thu và nợ phải trả, các khoản đã quá hạn thanh toán, đang tranh chấp hoặc mất khả năng thanh toán trong kỳ báo cáo theo từng đối tượng cụ thể và lý do chủ yếu. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khoản nợ phải trả. 5. Phương pháp lập một số chỉ tiêu phân tích: a). Bố trí cơ cấu vốn: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 200 trong Bảng Cân đối kế toán) hoặc tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng Cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng Cân đối kế toán) của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. b). Tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 30 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) với doanh thu thuần (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 10 trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc nguồn vốn chủ sở hữu (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 410 trong Bảng Cân đối kế toán) của doanh nghiệp kỳ báo cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tính toán thêm một số tỷ suất lợi nhuận trên các chỉ tiêu khác như: tài sản cố định, tài sản lưu động, v...v... c). Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các khoản nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh tổng các khoản nợ phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 300 trong Bảng Cân đối kế toán) với tổng giá trị tài sản thuần (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 250 trong Bảng Cân đối kế toán) của doanh nghiệp kỳ báo cáo. d). Khả năng thanh toán Chỉ tiêu này dùng để đáng giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở so sánh tổng giá trị tài sản lưu động thuần (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 100 trong Bảng Cân đối kế toán) hoặc tổng số tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển hiện có (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 110 Bảng Cân đối kế toán) với tổng các khoản nợ ngắn hạn phải trả (lấy từ số liệu chỉ tiêu mã số 310 trong Bảng Cân đối kế toán) của doanh nghiệp kỳ báo cáo. 6. Ghi chú: Thuyết minh báo cáo tài chính được thành lập cùng với Bảng Cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài những chỉ tiêu đã nêu ở trên, doanh nghiệp có thể trình bày thêm các chỉ tiêu khác để giải thích rõ hơn báo cáo tài chính của doanh nghiệp . THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.) Báo cáo tài chính có thực sự minh bạch như các bản cáo bạch? Tài chính doanh nghiệp có thực sự minh bạch như các bản báo cáo? Câu hỏi này không hề dễ trả lời đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông còn thụ động trong việc đóng góp ý kiến xây dựng Công ty mà chỉ quan tâm đến việc chia lợi nhuận, cổ tức. Các nhà đầu tư thường truy vấn lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, Giám đốc Tài chính của doanh nghiệp là "Tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) ra sao"? Đây là câu hỏi thường gặp nhưng không dễ trả lời. Chức năng cơ bản của Báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đối tượng này đưa ra các quyết định tối ưu. Các đối tượng bên ngoài thường được nhắc tới là các nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp. Trong một nền kinh tế mà nguồn vốn chủ yếu huy động qua thị trường vốn thì vai trò của các nhà đầu tư được đặc biệt quan tâm. Việc cung cấp thông tin tài chính minh bạch cho các nhà đầu tư góp phần giảm thiểu rủi ro do “thông tin không cân xứng”. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chấp nhận mức lợi tức kỳ vọng thấp hơn, qua đó làm giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.Tuy nhiên đây chỉ là về lý thuyết, và thức tế có xảy ra như thế không? Từ trước đến nay, báo cáo tài chính là công cụ được sử dụng để công bố những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy mà, nhiều công ty đã sử dụng chính công cụ này để “che dấu” những thua lỗ trong kinh doanh, lừa dối các nhà đầu tư. Điều này đã dẫn đến “một nghịch lý đáng buồn đối với báo cáo tài chính, một công cụ vốn được xem là cái gậy của các cơ quan quản lý nhằm duy trì tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh vậy mà lại biến thành 1 công cụ để các nhà “ảo thuật” biến nó thành 1 công cụ lừa gạt các nhà đầu tư.Và có thể khẳng định rằng phần lớn các báo cáo tài chính của các công ty trên thế giới hiện này còn chứa đựng những thông tin thiếu trung thực nhằm những mục đích khác nhau. Với một số tập đoàn lớn, sự thiếu trung thực phổ biến nhất là biến lỗ thành lãi, hay còn gọi là tạo ra tình trạng “lãi giả, lỗ thật”. Thực chất của vấn đề này là tránh cổ phiếu tụt giá làm nản lòng các nhà đầu tư. Vì vậy, trong khi thực chất con số thua lỗ ngày một tăng thì nhiều công ty để che dấu sự thật đã khuyếch trương thanh thế để vay vốn được ngân hàng, nâng giá cổ phiếu,… Khi đó “những diễn viên ảo thuật” cần có một báo cáo tài chính đẹp, tức là phải phản ánh tình trạng tài chính của công ty một cách lành mạnh, có lãi, thậm chí lãi năm sau phải cao hơn năm trước. Thế là bộ máy kế toán phải ra sức “vận dụng sáng tạo” để đưa ra kết quả theo ý muốn của những ông chủ. Ngoài ra, có một nghịch lý khác đó là nhiều công ty nhỏ cũng cố ý “biến tướng” báo cáo tài chính theo chiều hướng ngược lại, tức là “biến lãi thành lỗ”. Lý do chính là để tránh thuế. Bán hàng không phát hành hoá đơn làm giảm doanh thu, giảm thuế phải nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.) Các màn "phù phép" trong Báo cáo tài chính Có nhiều lý do khiến các bản báo cáo tài chính không minh bạch và một trong số đó là cổ phiếu bị đánh giá quá cao (overvaluation). Giá cổ phiếu cao đồng nghĩa với kỳ vọng cao của nhà đầu tư về khả năng sinh lợi của công ty, từ đó gây sức ép lên các nhà lãnh đạo buộc phải tạo ra mức lợi nhuận tương ứng nếu không muốn nhận phản ứng tiêu cực từ thị trường. Mặt khác, các nhà lãnh đạo cũng nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu, nên bản thân họ không muốn giá cổ phiếu bị sụt giảm. Những lý do này khiến các nhà quản lý khó có lựa chọn nào khác hơn là tìm những thủ thuật phù phép báo cáo tài chính. Tuy nhiên, những thủ thuật này chỉ là biện pháp đối phó nhằm tạo ra ảo tưởng công ty đang làm ăn phát đạt. Vì thế, một khi nhà đầu tư phát hiện doanh nghiệp thiếu minh bạch trong cung cấp thông tin, hậu quả sẽ khó lường. Dưới đây em xin được đề cập một vài thủ thuật phù phép trong báo cáo tài chính : ►Phù phép thông qua các ước tính kế toán Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nơ khó đói, không ghi nhận chi ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72996.doc
Tài liệu liên quan