Đề tài Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại vấn đề lý luận và thực tiễn

MỤC LỤC

STT NỘI DUNG TRANG

MỞ ĐẦU 4

PHẦN THỨNHẤT: TỔNG THUẬT NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

PHẦN THỨHAI: CÁC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ63

1 Khái niệm chung vềTrách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ths. Nguyễn Minh Oanh. 63

2 Ý nghĩa, đặc điểm và xác định chủthểcủa trách nhiệm dân sựdo tài sản gây ra

PGS.TS. Đinh Văn Thanh 75

3 Pháp luật dân sựViệt Nam và pháp luật của một sốquốc gia trên thếgiới qui định vềtrách nhiệm dân sựdo tài sản gây thiệt hại gây ra.

TS. Nguyễn Minh Tuấn 89

4 Lược sửqui định của pháp luật vềtrách nhiệm dân sựdo tài sản gây thiệt hại

TS. Phạm Kim Anh 102

5 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra

TS. VũThịHải Yến 120

6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây thiệt hại

Ths. Nguyễn Hồng Hải 134

7 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác và cây cối gây ra.

Ths. VũThịHồng Yến 142

8 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây thiệt hại.

Ths. Bùi ThịMừng 151

9 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngcó yếu tốnước ngoài.

TS. Nguyễn Hồng Bắc 163

10 Một sốvướng mắc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp vềTrách nhiệm dân sựdo tài sản gây thiệt hại.

TS. Nguyễn Văn Cường & Ths. Bùi Dung Huyền 173

11 Một sốvấn đềthủtục giải quyết tranh chấp và vấn đềthi hành án về

bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

TS. Trần Anh Tuấn 186

12 Những bất cập trong qui định của pháp luật vềTrách nhiệm do tài sản gây thiệt hại và hướng hoàn thiện.

TS. Trần ThịHuệ204

pdf216 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6121 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế xã hội lúc đó rất đặc thù, nhận thức của các nhà làm luật và những người có chức năng giải thích pháp luật còn hạn chế. Theo Thông tư 173, nhiều người cùng chung gây thiệt hại thì họ chỉ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giữa họ có sự thống nhất ý chí. Thông tư cũng giải thích rằng, thông thường, họ thống nhất ý chí với nhau cả về hành vi lẫn về hậu quả (như cộng phạm lừa đảo, tham ô...), nhưng cũng có trường hợp, họ cùng nhau gây thiệt hại mà chỉ thống nhất ý chí về hành vi (như hai người do cùng lăn gỗ ở trên cao xuống mà vô ý gây tai nạn...) hoặc chỉ thống nhất ý chí về hậu quả (như tên trộm cắp và kẻ tiêu thụ tài sản trộm cắp), họ vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp chỉ có sự thống nhất ý chí về hậu quả cần phải xét đến phong tục, tập quán nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra cũng như của những người liên quan. Về vấn đề này Báo cáo tổng kết hội nghị toàn ngành Toà án nhân dân năm 1967 đã giải thích như sau: Đối với trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, trong các vụ săn bắn vô ý làm chết hoặc làm bị thương người khác, có thể thấy không thể dựa vào tập tục lợi cùng hưởng của các phường săn bắn để bắt chịu trách nhiệm liên đới được. Hai vấn đề khác hẳn nhau: Việc chia đều phần thịt thú rừng săn bắn được giữa các người cùng đi săn là một tập quán ở các vùng dân tộc; việc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn thuộc phạm trù trách nhiệm dân sự. Chỉ kẻ có lỗi mới phải chịu trách nhiệm dân sự, người trực tiếp gây ra tai nạn mới phải bồi thường thiệt hại. Còn nếu họ tự nguyện giúp đỡ nhau góp phần bồi thường thiệt hại thì là một việc làm tốt, Toà án không phải can thiệp. Trong bối cảnh như vậy thì trong một chừng mực nào đó, cách giải thích như vậy là phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương. Khi xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, Toà án có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc, phần chiếm đoạt hoặc mức độ lỗi của mỗi người để ấn định phần bồi thường của mỗi người, giúp cho họ biết rõ phần trách nhiệm bồi thường của mình trong số tiền phải bồi thường chung. Gặp trường hợp không có căn cứ rõ ràng để ấn định phần bồi thường cụ thể của mỗi người thì Toà án phân chia đều mức bồi thường cho mỗi người. Trong trường hợp tài liệu chưa đầy đủ, cần điều tra, thu thập thêm mới có thể định rõ được phần bồi thường của mỗi người, và nếu có yêu cầu xét xử kịp thời vụ án hình sự, thì trong phần dân sự, Toà án chỉ tuyên trách nhiệm liên đới; còn việc ấn định mức bồi thường của mỗi người, thì Toà án sẽ 106 bổ sung sau bằng một bản án dân sự. Nếu là vụ án dân sự hoặc việc xét xử vụ án hình sự không có tính chất cấp bách, thì Toà án cần chờ kết quả của việc điều tra bổ sung để có thể vừa tuyên trách nhiệm liên đới, vừa ấn định cụ thể mức bồi thường của mỗi người. Bên cạnh sự giải thích hợp lý nói trên, Thông tư 173 không thừa nhận việc áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp nếu nhiều người cùng chung gây thiệt hại nhưng không có sự thống nhất ý chí, thí dụ: hai ô tô cùng phóng nhanh, cùng có lỗi nên va phải nhau và gây thiệt hại cho người đi đường. Trong những trường hợp này Toà án phải xác định rõ phần trách nhiệm cụ thể của mỗi người để ấn định mức bồi thường riêng cho từng người. Thực tiễn xét xử nhiều năm cho thấy rằng, nói chung, phương hướng xét xử đã được TANDTC hướng dẫn trong Thông tư 173 là đúng đắn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ phát sinh ngày càng phong phú hơn và vì vậy phát sinh một số vấn đề cần được hướng dẫn thêm, đặc biệt là trong việc liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô. Sau khi rút kinh nghiệm và trao đổi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và Bộ Giao thông vận tải. TANDTC ban hành Thông tư số 03 –TATC ngày 5/4/1983 hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô. Một trong những hướng dẫn của Thông tư 03 như sau: Nếu lỗi của người thứ ba và lỗi của phía ô tô đều là nguyên nhân gây ra tai nạn, thì người thứ ba và phía ô tô phải liên đới bồi thường (ví dụ: người đi xe đạp không có phanh đâm vào một người đi đường, làm cho người này bị ngã và bị ô tô chạy quá tốc độ cán bị thương, thì người đi xe đạp và phía ô tô phải liên đới bồi thường cho người bị thương). Trong ví dụ nêu trên, nhận thấy rằng, không tồn tại sự thống nhất ý chí về hành vi và về hậu quả giữa những người cùng gây ra thiệt hại. Rõ ràng, họ hoàn toàn không có sự bàn bạc, thoả thuận trước về việc thực hiện hành vi cũng như hậu quả. Hành vi của người đi xe đạp và hành vi của người lái ô tô là hoàn toàn độc lập với nhau. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản của Thông tư 03 - TATC so với Thông tư 173 thể hiện ở chỗ, Theo Thông tư 03, trong nhiều trường hợp nhiều người gây thiệt hại nhưng giữa họ không có sự thống nhất ý chí về hành vi cũng như hậu quả thì họ cũng phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Đây được coi là một sự thay đổi cơ bản về nhận thức của những người xây dựng và giải thích pháp luật. Sự thay đổi nhận thức nói trên là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển xã hội, với sự phát sinh nhiều quan hệ xã hội mới mà vào thời điểm ban hành Thông tư 173 chưa có. Vào 107 thời điểm ban hành Thông tư 173, ở Việt Nam các loại xe ô tô chỉ thuộc sở hữu nhà nước, và vì vậy trong trường hợp hai xe cùng gây tai nạn cho người đi đường thì việc liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại hay là chịu trách nhiệm riêng rẽ thực ra là không có ý nghĩa bởi vì trong mọi trường hợp chủ sở hữu phương tiện là Nhà nước phải bồi thường. Chính vì lẽ đó, trong mọi trường hợp người bị thiệt hại luôn được bồi thường kịp thời. Sau đó ở Việt Nam, xe ô tô không chỉ thuộc sở hữu nhà nước mà còn cả thuộc sở hữu tư nhân (nhất là trong thời kỳ mở cửa và hội nhập), khả năng tài chính khác nhau, nếu không áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, thì thiệt hại khó có thể được bồi thường kịp thời. Xuất phát từ điều đó nên cần phải có cách nhìn nhận mới về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn do ô tô gây ra. Thông tư 03 - TATC ra đời trong bối cảnh đó. Như vậy, hướng dẫn của Thông tư 03 là phù hợp với thực tiễn, với tính chất của chế định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp nói trên, hành vi của người đi xe đạp và hành vi của người lái ô tô là hành vi có lỗi và hành vi của mỗi người đều có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra. Nhận thấy rằng, mặc dù không có sự thống nhất ý chí về hành vi và hậu quả tuy nhiên, một điều mà ai cũng nhận thấy rằng, hành vi của từng người trong ví dụ nói trên có mối liên hệ với nhau. Không có hành vi của người đi xe đạp thì sẽ không có hành vi của người lái ô tô và như vậy sẽ không có thiệt hại xảy ra. Nếu người đi xe đạp cũng có lỗi, nhưng người lái xe làm chủ được tốc độ thì cũng không xảy ra thiệt hại. Do đó, khi xem xét hành vi của từng người và hậu quả xảy ra trong tổng thể, cần chú ý đến mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Ngoài ra trong Thông tư 173 cũng đề cập đến trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra. Nhưng cũng chỉ đề cập đến trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu và người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chứ chưa có qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba và vấn đề liên đới chịu trách nhiệm cũng chưa được đề cập tới. Tất cả những hạn chế này đã được khắc phục cơ bản trong các qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được đề cập đến trong bộ luật Dân sự 1995 ở các Điều 627,629,630,631 và bộ luật Dân sự 2005 ở các Điều 623,625,626,627 đó là các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra; bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Trong số các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra này thì đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra đã qui định rất cụ thể về trách nhiệm 108 của chủ sở hữu, của người thứ ba, của người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật và sự liên đới chịu trách nhiệm của các chủ thể này đặc biệt còn đề cập đến bồi thường thiệt hại đối với súc vật thả dông theo tập quán. Nhưng vẫn còn một số qui định trong bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra còn chưa hợp lý. Cụ thể, Điều 627 BLDS 2005 quy định rằng, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Khi xem xét quy định này của pháp luật, nhận thấy có nhiều vấn đề còn chưa được rõ ràng. Việc sử dụng, quản lý nhà cửa với việc quản lý công trình xây dựng đã hoàn thành và đã được đưa vào sử dụng với công trình đang được xây dựng chưa hoàn thành là những vấn đề có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc các nhà làm luật gộp tất cả các vấn đề có những đặc điểm khác nhau vào một điều luật là chưa hợp lý. Khi xây dựng quy định pháp luật tại Điều 627 BLDS 2005 cần phải xem xét vấn đề từ các phương diện khác nhau. Điều này được lý giải bởi việc nhà cửa, công trình được chủ sở hữu giao cho người khác quản lý, sử dụng gây thiệt hại cho người thứ ba vì những lý do có thể nói là hết sức khác nhau: i) do lỗi của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng; ii) không phải do lỗi của người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng. Trong trường hợp thứ nhất, do lỗi của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng, thì pháp luật quy định người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng nhà cửa, công trình phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại là hợp lý. Tuy nhiên, một vấn đề hết sức phức tạp, cần phải được xác định rõ trong trường hợp này, đó là làm thế nào để có thể xác định được lỗi của người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình. Rõ ràng đây là việc rất không đơn giản trên thực tiễn cũng như trong lý thuyết. Mặt khác quy định tại Điều 627 có thể nói là phù hợp đối với những trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa. Còn đối với việc sử dụng và quản lý công trình xây dựng. Thật sự tác giả còn nhiều băn khoăn đối với công trình xây dựng được quy định tại Điều 627. Công trình mà các nhà làm luật muốn nói đến ở đây là công trình xây dựng đã hoàn hành và đã được đưa vào sử dụng hay công trình còn đang được xây dựng. Nếu công trình xây dựng đã hoàn thành và đã được đưa vào sử 109 dụng thì pháp luật quy định như vậy là phù hợp với thực tiễn, còn nếu công trình đang được xây dựng, chưa hoàn thành thì quy định của pháp luật nói trên chưa ổn. Quá trình tự do hóa thương mại, đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với việc bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, công trình. Báo chí trong thời gian gần đây có đưa nhiều thông tin về việc công trình đang xây dựng gây thiệt hại cho tài sản liền kề, đặc biệt là bất động sản. Trong trường hợp người thi công công trình, khi thực hiện công việc xây dựng của mình đã gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ, gây thiệt hại cho chủ sở hữu ngôi nhà liền kề, thì chủ sở hữu công trình có phải liên đới cùng với người thi công chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Tình huống này thường rất xảy ra trong thực tế xây dựng ở Việt Nam chúng ta. Nhiều người có quan điểm rằng, vấn đề này hết sức phức tạp, bởi lẽ liên quan đến việc xây dựng công trình, chất lượng của công trình có rất nhiều chủ thể tham gia, bao gồm: Chủ đầu tư, người khảo sát thiết kế, người thi công và người giám sát công trình. Trong trường hợp công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người đó, bởi lẽ khó mà có thể bóc tách trách nhiệm của từng chủ thể nói trên. Có thể nói, quan điểm trên chưa thật thuyết phục, bởi lẽ trong vô vàn trường hợp chủ đầu tư có thể không có lỗi, hoặc giả có lỗi, thì chủ đầu tư có thể chưa có đủ khả năng tài chính để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu như vậy thì có vẻ không công bằng đối với người bị thiệt hại, bởi lẽ trong nhiều trường hợp chủ đầu tư có thể trốn tránh trách nhiệm khi cho rằng, việc gây thiệt hại là do lỗi của người thi công, hoặc cố tình kéo dài thời hạn bồi thường. Khi nghiên cứu Luật xây dựng chúng ta nhận thấy vấn đề này hiện nay vẫn còn để ngỏ, chưa có sự điều chỉnh của pháp luật. Mặc dù có nhiều chủ thể tham gia vào việc thực hiện công trình, đối với việc xây dựng công trình thì chủ yếu có hai chủ thể tham gia: chủ đầu tư và nhà thầu- người thi công. Trước hết hãy xem xét mối liên hệ giữa chủ sở hữu công trình với người thi công công trình. Dưới góc độ pháp lý, ở đây rõ ràng không có thống nhất ý chí giữa chủ sở hữu công trình và người thi công trong việc gây thiệt hại (trong cả hành vi và hậu quả). Không những thế mà chủ sở hữu công trình hoàn toàn không thực hiện một hành vi cụ thể nào, chỉ có người thi công mới thực hiện hành vi xây dựng là nguyên nhân của thiệt hại cho người khác. Vậy thì bản chất của mối quan hệ giữa chủ công trình và người thi công là gì? Họ có phải liên đới chịu trách nhiệm bồi 110 thường thiệt hại cho người thứ ba hay không? Đó là những câu hỏi cần phải được làm sáng rõ, bởi nó vừa có ý nghĩa pháp lý vừa có ý nghĩa thực tế. Trong trường hợp này, khi xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu công trình, rất có thể một vấn đề sẽ được đặt ra: Lỗi của họ - chủ sở hữu công trình trong việc gây ra thiệt hại được xác định như thế nào? Xét về bản chất, mặc dù giữa chủ sở hữu công trình và người thi công không có sự thống nhất ý chí, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, mặc dù là hai chủ thể độc lập, họ được coi là một bên của quan hệ pháp luật - quan hệ pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hành vi của người này cũng được coi là hành vi của người kia. Thật vậy, hành vi của người thi công là hệ quả của hành vi, theo đó chủ sở hữu công trình thiết lập mối quan hệ pháp luật với người thi công. Người thi công trong trường hợp này hành động với tư cách là người đại diện của chủ sở hữu công trình, thay mặt cho chủ sở hữu công trình. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, quan hệ giữa chủ sở hữu công trình với người thi công hoàn toàn khác với quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là mối quan hệ phụ thuộc, vì vậy trong trường hợp người lao động, trong quá trình thực hiện công việc của mình mà gây thiệt hại thì không thể áp dụng trách nhiệm liên đới được. Điều này có nghĩa là người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại. Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần tiếp theo của luận án. Còn chủ sở hữu công trình và người thi công là hai chủ thể độc lập, không phụ thuộc, vì vậy người bị thiệt hại có quyền yêu cầu áp dụng các quy định trách nhiệm liên đới. Khi bàn đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu công trình với người thi công trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại có thể sẽ xảy ra trường hợp, khi giữa chủ sở hữu công trình và người thi công có thỏa thuận, theo thỏa thuận này người thi công phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu trong quá trình thi công có gây thiệt hại cho người khác. Vậy thì thỏa thuận này có hiệu lực hay không? Nếu nó có hiệu lực thì có nghĩa là người bị thiệt hại chỉ có quyền yêu cầu người thi công chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận nói trên sẽ chỉ có hiệu lực đối với chủ sở hữu công trình và người thi công mà hoàn toàn không có hiệu lực pháp luật trong mối quan hệ với người bị thiệt hại. Điều này có nghĩa là họ phải chịu trách nhiệm liên đới ngay cả khi có sự thỏa thuận nói trên. Trong trường hợp này người bị thiệt hại có quyền yêu cầu hoặc người thi công, hoặc chủ sở hữu công trình hoặc cả hai cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 111 Mặt khác khi nghiên cứu một số vụ án dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra có thể nhận thấy có sự giải quyết tương tự. Ví dụ, Bản án số 30/DSST ngày 24/7/2002 Tòa án nhân dân Quận 3 TP. Hồ Chí Minh đã buộc chủ nhà cùng người thi công phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu ngôi nhà liền kề do công trình xây dựng trong quá trình thi công đã gây thiệt hại cho người đó. Đối với bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng được coi là một trong những vấn đề cần phải có sự cẩn trọng khi phân tích bởi tính phức tạp của nó. Điểm 2 khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 quy định, khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Cần phải hiểu quy định này của pháp luật như thế nào là vấn đề cần phải được làm sáng rõ khi áp dụng pháp luật. Trong thực tiễn giải thích và áp dụng pháp luật về lĩnh vực bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, có thể nói là có nhiều ý kiến, quan điểm không đồng nhất. Theo quy định tại điểm 2 khoản 4 Điều 623 BLDS 2005, khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu gia chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Vấn đề phức tạp ở đây là hiểu thế nào về việc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng cũng có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật? Theo quy định của Nghị quyết Số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì lỗi của chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp trong trường hợp này được thể hiện thông qua các hình thức sau đây: không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật. Như vậy một vấn đề lớn lại được đặt ra và cần phải tìm được lời giải đáp: như thế nào được coi là không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật. Theo cách giải thích trên, pháp luật có sự quy định rõ ràng việc bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Như vậy, theo lôgic nếu người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ do người khác sở hữu nhưng không phải là hậu quả của những hành vi nói trên, thì liệu chủ sở hữu có phải liên đới bồi thường thiệt hại hay không. Mặc dù được quy định như vậy, nhưng 112 rất khó tìm thấy trong luật pháp những quy định về việc chủ sở hữu phải về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ như thế nào. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giải thích và áp dụng Điểm 2 khoản 4 Điều 623 BLDS 2005. Trong những năm gần đây, Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói riêng. Vấn đề này được đặc biệt quan tâm nhất là khi chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xuất phát từ quan điểm: thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường kịp thời và đầy đủ; thứ hai, đảm bảo sự công bằng cho những người chịu trách nhiệm và giữa những người liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, đặc biệt là các cơ quan tham gia tố tụng. Có thể nói rằng, đây vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, đảm bảo sự công bằng đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trong quá trình hội nhập, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chúng ta. Song song với việc xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm là một công cụ tạo ra và bảo đảm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để tạo niềm tin cho người dân, Nhà nước không ngừng chú trọng đến việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, tuy nhiên hiện nay ở nước ta các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cũng như việc áp dụng các quy định đó còn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn về sự đầy đủ, tính thống nhất và các yêu cầu khác của của một thể chế pháp luật trong một xã hội đang phát triển không ngừng. Các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức áp dụng pháp luật khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn tồn tại khá nhiều bất cập trong việc bảo đảm sự công bằng của các chủ thể khi bị bắt buộc liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì lẽ đó nên việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định bồi thường thiệt hại, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với Việt Nam chúng ta hiện nay. 113 Việc xác định rõ ràng một cách tương đối trong trường hợp nào các chủ thể phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp nào thì không có ý nghĩa hết sức quan trọng xuất phát từ thực trạng của đất nước và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. Công cuộc đổi mới trong những năm gần đây đòi hỏi sự công minh của những bản án liên quan đến trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, tạo niềm tin cho người dân vào sự công bằng của luật pháp nhằm phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự nhận thức pháp luật của người dân ngày một được nâng cao, vì vậy cần thiết phải có sự quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong thời đại tự do hóa thương mại, thế giới không ngừng biến đổi và phát triển, đòi hỏi mọi việc cần phải được giải quyết nhanh chóng, kể cả việc bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Tiền đề cho những mục tiêu nói trên bao gồm: Thứ nhất, sự xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một trật tự pháp luật cho thị trường để tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động thương mại, mang lại sự an toàn cho các chủ thể tham gia vào thị trường đó. Trong những năm qua sự chuyển biến nền kinh tế một cách mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung, kế hoạch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta được coi là bước cải tổ cơ bản, tác động đến nhiều vấn đề, hiện tượng xã hội. Điều 15 Hiến pháp 1992 xác định rõ mục tiêu của nền kinh tế nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dân chủ và văn minh... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Nền kinh tế thị trường đương nhiên cũng sẽ làm phát sinh nhiều quan hệ mới liên quan đến chế định liên đới bồi thường thiệt hại chưa từng được biết đến trước đây, và điều này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường cũng như của Nhà nước. Nếu pháp luật có sự quy định rõ ràng trách nhiệm liên đới của các chủ thể trong những trường hợp cụ thể, cần thiết thì sẽ tạo được niềm tin vào pháp luật của các nhà đầu tư, những người gia nhập thị trường, góp phần làm cho họ luôn tin rằng, pháp luật luôn là công cụ hữu hiệu, công bằng được xây dựng nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thứ hai, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, các cơ quan tư pháp không những phải hoạt động trong phạm vi của pháp luật mà phải hiểu rõ luật pháp khi áp dụng. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xác định 114 trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Để bảo đảm sự công bằng trong xét xử thì không những cần phải có các quy định pháp luật phù hợp với thực tiễn mà còn cần phải có đội ngũ những người áp dụng pháp luật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế định liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gắn liền với việc xây dựn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTrách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - Lý luận và thực tiễn.pdf
Tài liệu liên quan