Đề tài Trang bị điện điện tử cần trục 120 tấn nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Đi sâu nghiên cứu hệ thống cấp nguồn và cơ cấu di chuyển chân đế

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU VÀ 2

HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 2

1.1. MỞ ĐẦU 2

1.2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU [1] 2

1.2.1. Động cơ điện dị bộ 2

1.2.2. Động cơ đồng bộ 6

1.3. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU [1] 10

1.3.1. Khởi động động cơ không đồng bộ 10

1.3.2. Khởi động động cơ đồng bộ 18

1.4. ĐẶC TÍNH CƠ TRONG CÁC TRẠNG THÁI HÃM [2] 19

1.4.1. Hãm tái sinh 19

1.4.2. Hãm ngược 20

1.4.3. Hãm động năng 21

1.5. ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ [1,2] 23

1.5.1. Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 25

1.5.2. Điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ 30

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG 33

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG 33

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG HIỆN NAY 35

2.3. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG 36

CHƯƠNG 3: TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CẦN TRỤC 120 TẤN. ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CẤP NGUỒN VÀ CƠ CẤU DI CHUYỂN CHÂN ĐẾ 47

3.1. TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CẦN TRỤC 120 TẤN 47

3.1.1. Giới thiệu chung 47

3.1.2. Các thông số kỹ thuật 47

3.1.3. Những quy tắc an toàn khi vận hành 50

3.1.4. Các thiết bị trên cabi điều khiển 51

3.2. HỆ THỐNG CẤP NGUỒN 54

3.3. CƠ CẤU DI CHUYỂN CHÂN ĐẾ 54

3.3.1. Sơ đồ mạch điện cơ cấu 55

3.3.2. Giới thiệu các phần tử cơ bản trong sơ đồ mạch điện 61

3.3.3. Nguyên lý hoạt động 63

3.3.4. Bảo vệ cho cơ cấu 66

3.3.5. Chương trình điều khiển cơ cấu di chuyển viết trên PLC S7- 300 67

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Trang bị điện điện tử cần trục 120 tấn nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Đi sâu nghiên cứu hệ thống cấp nguồn và cơ cấu di chuyển chân đế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thụ công suất phản kháng để duy trì từ trường quay. Đối với những động cơ không đồng bộ điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp tần số hoặc số đôi cực khi giảm tốc độ có thể hãm tái sinh. Còn đối với những động cơ không đồng bộ sử dụng trong hệ truyền động có tải là thế năng có thể hãm tái sinh khi hạ tải trọng tốc độ ω > -ω1. Trên hình 1.21 –ω1b là đoạn hãm tãi sinh khi hạ tải. Ứng với đường đặc tính cơ này, từ trường quay đã đổi chiều bằng cách đổi thứ tự hai trong ba pha điện áp đặt vào stato. 2. Động cơ đồng bộ Hình 1.22. Đặc tính hãm tái sinh của động cơ dị bộ Hãm tái sinh động cơ đồng bộ có thể xảy ra khi động cơ làm việc ở góc phần tư thứ II. Lúc này động cơ làm việc ở chế độ máy phát trả điện năng về lưới. 1.4.2. Hãm ngược Trạng thái hãm ngược của động cơ là trạng thái đổi nối mạch động cơ để tạo ra momen điện từ có chiều ngược với chiều quay của động cơ mà động cơ đang có. Trạng thái hãm ngược của động cơ không đồng bộ có hai trường hợp: Hãm ngược xảy ra khi động cơ đang làm việc, ta đóng vào mạch roto điện trở phụ đủ lớn, với tải thế năng với tải thế năng động cơ sẽ làm việc ổn định tại điểm d (hình 1.23-a). Đoạn cd là đoạn đặc tính hãm ngược. Hãm ngược xảy ra khi động cơ đang làm việc, ta đổi thứ tự hai trong ba pha điện áp đặt vào stato, động cơ chuyển sang làm việc trên đặc tính hãm ngược bc hoặc b’c’ (hình 1.23-b). Hình 1.23. Đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ khi hãm ngược Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên thì s > 1 nên dòng điện roto có giá trị lớn. Mặt khác vì tần số dòng điện roto f2 = sf1 lớn, nên điện kháng X’2δ lớn, do đó momen nhỏ vì vậy để tăng cường momen hãm và hạn chế dòng roto ta cần đưa thêm điện trở phụ đủ lớn vào mạch roto. 1.4.3. Hãm động năng Hãm động năng của động cơ là trạng thái mà động năng của hệ truyền động tích lũy được trong quá trình làm việc biến đổi thành điện năng thông qua động cơ (làm việc ở chế độ máy phát). Điện năng này được tiêu thụ dưới dạng nhiệt trên điện trở hãm. 1. Động cơ dị bộ Trạng thái hãm động năng xảy ra khi động cơ đang quay ta cắt stato động cơ ra khỏi nguồn điện xoay chiều, rồi đóng vào nguồn một chiều. Hãm động năng có hai dạng: hãm động năng kích từ độc lập và hãm động năng tự kích. Hãm động năng kích từ độc lập: để thực hiện quá trình hãm, khi động cơ đang quay ta cắt stato ra khỏi nguồn xoay chiều và đóng vào nguồn một chiều. Do động năng được tích lũy, roto tiếp tục quay theo chiều cũ trong từ trường một chiều vừa được tạo ra, trong cuộn dây phần ứng xuất hiện một dòng điện cảm ứng, lực từ trường tác dụng vào dòng điện cảm ứng trong cuộn dây phần ứng sẽ tạo ra momen hãm và roto quay chậm lại. Động cơ điện xoay chiều khi hãm động năng sẽ làm việc như một máy phát điện xoay chiều có tốc độ giảm dần. Động năng (cơ năng của hệ truyền động) qua động cơ sẽ biến đổi thành điện năng tiêu thụ trên điện trở mạch roto. Đối với hãm động tự kích, nguồn một chiều được tạo ra từ năng lượng mà động cơ tích lũy được, sơ đồ nguyên lý loại này thể hiện trên hình1.27. Hình 1.24. Sơ đồ nguyên lý và đặc tính cơ trạng thái hãm động năng của động cơ không đồng bộ Hình 1.27. Sơ đồ nguyên lý hãm động năng tự kích của động cơ không đồng bộ 2. Động cơ đồng bộ Phương pháp hãm động năng thường hay dùng đối với động cơ đồng bộ. Khi hãm, stato của động cơ được cắt ra khỏi lưới điện xoay chiều rồi được đóng vào điện trở hãm, trong khi kích từ mạch roto vẫn được giữ nguyên. Lúc này động năng tích lũy của hệ tiếp tục làm quay roto và từ trường quét qua các cuộn dây stato sẽ làm xuất hiện các dòng điện cảm ứng khép kín qua các điện trở hãm. Cơ năng biến thành điện năng và được tiêu hao dưới dạng nhiệt trên điện trở hãm. Hình 1.26. Hãm động năng động cơ đồng bộ 1.5. ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ [1,2] Khi điều chỉnh tốc độ động cơ cần thỏa mãn những yêu cầu sau: phạm vi điều chỉnh, sự liên tục trong điều chỉnh và tính kinh tế trong điều chỉnh. Với các thiết bị vận chuyển, phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, còn thiết bị dệt hoặc giấy thì đòi hỏi tốc độ không đổi với độ chính xác cao. Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bộ biến tần ra đời là công cụ đắc lực trong việc điều chỉnh tốc độ động cơ. Bộ biến tần là các thiết bị thay đổi tần số, sự thay đổi tần số phụ thuộc vào sự đóng mở các van bán dẫn điện tử. Căn cứ vào tính năng mà người ta chia biến tần ra thành hai loại chính: biến tần trực tiếp (BBT phụ thuộc) và biến tần gián tiếp (BBT độc lập). Biến tần gián tiếp (BBT độc lập): trong BBT này, dòng điện xoay chiều đầu vào có tần số f1, được chỉnh lưu thành dòng một chiều (có tần số f = 0), lọc rồi lại được biến đổi thành dòng xoay chiều với tần số f2. Đây là loại BBT được sử dụng rộng rãi hơn vì tần số f2 cần phải có hoàn toàn không phụ thuộc vào tần số f1 mà chỉ phụ thuộc mạch điều khiển. Biến tần trực tiếp (BBT phụ thuộc): BBT loại này biến đổi thẳng dòng điện xoay chiều có tần số f1 thành dòng điện xoay chiều có tần số f2 mà không qua khâu chỉnh lưu nên hiệu suất cao hơn loại trên, nhưng việc thay đổi tần số ra khó khăn hơn vì phải phụ thuộc vào tần số f1. Hình 1.27-b thể hiện sơ đồ khối bộ biến tần gián tiếp. Điện áp xoay chiều tần số (50Hz) được chỉnh lưu thành nguồn một chiều nhờ bộ chỉnh lưu (BCL) có điều khiển hoặc bộ chỉnh lưu không điều khiển, sau đó được lọc (F) rồi đưa vào bộ nghịch lưu (BNL) sẽ biến đổi thành nguồn điện áp xoay chiều ba pha có tần số biến đổi cung cấp cho động cơ. Bộ biến tần phải thoả mãn các yêu cầu sau: Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn. Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong vùng điều chỉnh momen không đổi. Có khả năng cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số. Bộ biến tần gián tiếp được chia làm hai loại: biến tần nguồn dòng và biến tần nguồn áp. Ưu điểm của bộ biến tần trực tiếp: điện áp tải có dạng hình sin, có hiệu suất cao, do đó nó thường được sử dụng trong các hệ thống công suất lớn như cung cấp nguồn cho hệ thống tàu hoả... Nhược điểm: việc thay đổi tần số diễn ra khó khăn và tần số ra phụ thuộc vào tần số nguồn. Điện áp ra chứa nhiều sóng hài và dòng điện phía nguồn luôn chậm pha so với điện áp. Do đó đa số trong các hệ thống truyền động điện động cơ người ta sử dụng bộ biến tần gián tiếp. Hình 1.27. Sơ đồ khối bộ biến tần a-Bộ biến tần trực tiếp, b-Bộ biến tần gián tiếp 1.5.1. Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ 1. Điều chỉnh điện áp động cơ Thay đổi điện áp nguồn cung cấp làm thay đổi đặc tính cơ, vì momen động cơ tỷ lệ với bình phương điện áp stato, do đó có thể điều chỉnh được momen và tốc độ động cơ bằng cách điều chỉnh giá trị điện áp stato trong khi giữ nguyên tần số. Để điều chỉnh điện áp động cơ không đồng bộ phải dùng các bộ biến đổi điện áp xoay chiều. Vì giá trị độ trượt tới hạn sth của đặc tính cơ tự nhiên là nhỏ, nên nói chung không áp dụng điều chỉnh điện áp cho động cơ roto lồng sóc. Khi thực hiện điều chỉnh điện áp cho động cơ roto dây quấn cần nối thêm điện trở phụ vào mạch roto để mở rộng dải điều chỉnh tốc độ và momen. Phương pháp điều chỉnh điện áp chỉ thích hợp với truyền động mà momen tải là làm tăng theo tốc độ như quạt gió, bơm ly tâm. Có thể dùng biến áp tự ngẫu, điện kháng, hoặc bộ biến đổi bán dẫn, trong đó vì lý do kỹ thuật và kinh tế mà bộ điều áp kiểu van bán dẫn là phổ biến hơn cả. Hình 1.28. Điều chỉnh điện áp động cơ dị bộ 2. Điều chỉnh điện trở mạch roto Phương pháp điều chỉnh này chỉ áp dụng đối với động cơ không đồng bộ roto dây quấn. Hình 129. Điều chỉnh xung trở roto Bằng việc tăng điện trở roto thì đặc tính cơ mềm đi nhiều, nếu momen cản không đổi ta có thể thay đổi tốc độ theo chiều giảm. Nếu điện trở phụ thay đổi vô cấp ta thay đổi được tốc độ vô cấp, tuy nhiên việc thay đổi điện trở vô cấp ít dùng mà chỉ thay đổi nhảy bậc do đó điện trở điều chỉnh được chế tạo làm việc ở chế độ lâu dài và có nhiều đầu ra. Khi momen cản tăng lên thì phạm vi điều chỉnh tăng lên. Đặc điểm của phương pháp này là điều chỉnh láng, dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng không kinh tế do tổn hao ở điện trở điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh phụ thuộc tải. Không thể điều chỉnh ở tốc độ gần tốc độ không tải. Trên hình 1.29 trình bày sơ đồ nguyên lý của điều chỉnh trơn điện trở mạch roto bằng phương pháp xung. 3. Điều chỉnh công suất trượt Trong các trường hợp điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộbằng cách làm mềm đặc tính cơ và để nguyên tốc độ không tải lý tưởng thì công suất trượt ΔPs = sPdt được tiêu tán trên điện trở mạch roto. Ở các hệ truyền động công suất lớn, tổn hao này là đáng kể. Vì thế để vừa điều chỉnh được tốc độ truyền động, vừa tận dụng được công suất trượt người ta sử dụng các sơ đồ điều chỉnh công suất trượt gọi tắt là các sơ đồ nối tầng. Có nhiều phương pháp xây dựng hệ nối tầng, dưới đây trình bày phương pháp nối tầng dùng thyristor. Sức điện động roto ur được nghịch lưu thành điện áp một chiều qua điện kháng lọc L cấp cho nghịch lưu phụ thuộc NL. Điện áp xoay chiều của nghịch lưu (ua, ub, uc) có biên độ và tần số không đổi do được xác định bởi điện áp và tần số của lưới điện. Nghịch lưu làm việc với góc điều khiển α thay đổi từ 900 đến 1400, phần còn lại dành cho góc chuyển mạch µ và góc phục hồi khóa δ của các van. Hình 1.30. Hệ thống nối tầng van điện Điều chỉnh tần số - điện áp Luật điều chỉnh tần số điện áp theo khả năng quá tải Hình 1.31. Sơ đồ biến tần nguồn áp Hình 1.32. Đồ thị dòng điện và khoảng dẫn các van Đồ thị điện áp pha của động cơ có dạng bậc thang, tại thời điểm các khóa chuyển mạch thì điện áp pha có đột biến nhảy cấp, giá trị từng cấp được xác định như hình 1.34. Dòng điện có dạng xoay chiều không điều hòa. Điều chỉnh từ thông Chế độ định mức là chế độ làm việc tối ưu về tuổi thọ của động cơ. Trong chế độ này, từ thông là định mức và mạch từ có công suất tối đa. Luật điều chỉnh điện áp tần số (1.53) là luật gần đúng giữ từ thông không đổi trên toàn dải điều chỉnh. Tuy nhiên từ thông trên mỗi đặc tính còn phụ thuộc nhiều vào độ trượt s, tức là phụ thuộc momen tải trên trục động cơ. Vì thế mà các hệ điều chỉnh chất lượng cao cần tìm cách bù từ thông. Cấu trúc sơ đồ điều chỉnh từ thông như trên hình 1.35 chỉ là điều chỉnh gián tiếp từ thông, thông qua điều chỉnh điện áp động cơ, vì vậy mà độ chính xác điều chỉnh thấp. Hình 1.3.3. Sơ đồ điều chỉnh tần số - điện áp Phương pháp điều chỉnh cả độ lớn (biên độ) và vị trí (pha) của dòng điện giúp tạo được hệ thống điều chỉnh từ thông hoàn hảo mà không cần senser từ thông. Điều chỉnh tần số nguồn dòng điện Biến tần nguồn dòng Hình 1.34. Sơ đồ nguyên lý mạch lực biến tần nguồn dòng Điều chỉnh tần số - dòng điện Việc điều chỉnh từ thông trong hệ thống biến tần nguồn dòng thực hiện tương tự như hệ thống biến tần nguồn áp. Sơ đồ cấu trúc và hệ đặc tính cơ của hệ như trên hình 1.35. Hình 1.35. Hệ thống biến tần nguồn dòng điều chỉnh tần số trượt không đổi ωs = ωsth 1.5.2. Điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ Hệ truyền động điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ rất phong phú, co cấu trúc và đặc tính điều chỉnh khác nhau tùy thuộc vào công suất, tải và phạm vi điều chỉnh. Trong thực tế, động cơ đồng bộ được chế tạo ở các dải công suất: Rất nhỏ: vài trăm W đến vài kW Nhỏ : vài kW đến 50kW Vừa : 50 kW đến 500kW Lớn : lớn hơn 500kW Ở giải công suất rất nhỏ thường dùng cho cơ cấu truyền động có vùng điều chỉnh rộng, độ chính xác cao, có Mc = const, ở trong trường hợp này bộ biến đổi được dùng là biến tần tranzitor, nguồn áp biến điệu bề rộng xung. Ở dải công suất nhỏ, động cơ đồng bộ cho phụ tải yêu cầu vùng điều chỉnh không rộng lắm, lúc đó bộ biến đổi được dùng là biến tần thyristor, nguồn dòng chuyển mạch tự nhiên. Ở dải công suất vừa và lớn, động cơ thường dùng cho các máy bơm, nén khí, máy nghiền…với vùng điều chỉnh cỡ 10:1 trong các trường hợp này bộ biến tần được dùng có hai loại: biến tần thyristor nguồn dòng chuyển mạch tự nhiên, và biến tần trực tiếp thyristor. Trong phạm vi nghiên cứu em xin trình bày hai loại truyền động động cơ đồng bộ: dùng biến tần nguồn áp và biến tần nguồn dòng chuyển mạch tự nhiên. 1. Điều chỉnh tốc độ động cơ đồng bộ dùng biến tần nguồn áp Hình 1.36. Mạch lực của truyền động động cơ đồng bộ dùng biến tần nguồn áp 2. Hệ truyền động động cơ đồng bộ với bộ biến tần nguồn dòng chuyển mạch tự nhiên Hình 1.37. Sơ đồ nguyên lý mạch lực hệ truyền động BBD-động cơ đồng bộ dùng biến tần nguồn dòng chuyển mạch tự nhiên Mạch lực của hệ thống truyền động được trình bày trên hình 1.40 bao gồm: chỉnh lưu thyristor, cuộn cảm lọc, và nghịch lưu thyristor. Để đảm bảo nghịch lưu làm việc được trong chế độ chuyển mạch tự nhiên động cơ phải làm việc ở chế độ quá kích. Lúc đó nghịch lưu thực chất là chỉnh lưu làm việc trong chế độ nghịch lưu bị động với điện áp động cơ, vì vậy trong mạch nghịch lưu không có các phần tử chuyển mạch. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG - Tổng công ty CNTT Bạch Đằng được bắt đầu khởi công xây dựng từ ngày 01/04/1960 đến ngày 26/05/1961 chính thức được thành lập theo quyết định số 557/QĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện với tên gọi nhà máy đóng tàu Hải Phòng. Nhà máy được xây dựng trên khu vực xưởng đóng tàu số 4 Hải Phong cũ (Đây là nơi doanh nhân yêu nước Bạch Thái Bưởi đặt xưởng đóng và sửa chữa tàu trong thời kỳ Pháp thuộc) với tổng diện tích quy hoạch xây dựng ban đầu là 32 ha, năng lực sản xuất theo thiết kế dự kiến là đóng mới được tàu đến 1000Tấn, xà lan 800 tấn, sửa chữa được tàu với công suất 600CV, sửa được tối thiểu 193 đầu phương tiện/1 năm. Đến tháng 7 năm 1964 về cơ bản việc xây dựng nhà máy đợt 1 đã hoàn thành có sự giúp đỡ không nhỏ của các chuyên gia trung quốc. Ngày 19/12/1964 Nhà máy làm lễ khánh thành đợt 1 và làm lễ khởi công đóng mới tàu 1000 tấn đầu tiên, tàu được đặt tên 20 tháng 7. Ngày 24 tháng 7 năm 1964 Nhà máy được bộ giao thông vận tải đổi tên thành nhà máy đóng tàu Bạch Đằng và lấy ngày 20 tháng 7 là ngày truyền thống hàng năm. - Ngày 31/1/1996 Thủ tướng chình phủ ban hành quyết định số 69/Ttg thành lập tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Nhà máy đóng tàu bạch Đằng thuộc Tổng Công ty CNTT và được xây dựng với mục tiêu trở thành trung tâm đóng tàu phía Bắc đóng và sửa chữa được các loại tàu đến 20.000 tấn. - Ngày 16 tháng 8 năm 2004 Nhà máy có quyết định chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Bạch Đằng. - Nhiệm vụ cơ bản khi được giao khi thành lập là đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ, sản xuất và sửa chữa các phương tiện vận tải tàu thuỷ, sản xuất và sửa chữa các thiết bị cho nghành vận tải tàu thuỷ và các nghành phụ trợ khác, là cơ sở hậu cần quan trọng nhằm đáp ứng được sự phát triển mới của nghành giao thông vận tải đặc biệt là nghành giao thông vận tải thuỷ sông, biển phục vụ sản xuất và chiến đấu chống đế quốc mỹ xâm lược giải phóng đất nước. - Trong công cuộc chống Mỹ giải phóng đất nước cán bộ công nhân viên nhà máy vừa sản xuất vừa chiến đấu. Thời kỳ này đế quốc Mỹ không ngừng leo thang ném bom phá hoại miền Bắc XHCN. Nhà máy là một trong những mục tiêu phá hoại, để phục vụ tốt nhiệm vụ được giao, tránh cho sản xuất bị gián đoạn, bị tổn thất về người và trang bị. Nhà máy đã sơ tán và xây dựng 4 địa điểm sản xuất mới bao gồm cơ sở Bạch Đằng 2 ở Đông Triều - Quảng Ninh, Bạch Đằng 3 ở An Hải - Hải Phòng, Bạch Đằng 4 ở Kinh Môn - Hải Dương. Với sự chuẩn bị tốt về mọi mặt ở thời kỳ này ngoài các sản phẩm đóng mới và sửa chữa phục vụ cho ngành giao thông thuỷ Nhà máy còn tham gia đóng mới hàng trăm các sản phẩm phục vụ cho chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược như Cầu Cáp, phao LPP, tàu đẩy 300CV, tàu TM2, TM3, tàu phóng lôi F2, đặc biệt là tàu phá bom thuỷ lôi từ trường không người lái. Với loại tàu 50T-M2 đã đóng góp một phần không nhỏ tạo nên thành công đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Tham gia cùng bộ tư lệnh Hải Quân sản xuất thành công thuỷ lôi HAT2, HF350, kết hợp với bộ tư lệnh và tự vệ thành phố đánh tan các đợt không kích của đế quốc bắn rơi hàng trăm máy bay. Riêng tự vệ nhà máy đã bắn rơi 7 máy bay của giặc, ngoài ra nhà máy còn cử và động viên hàng trăm CBCNV tăng cường tham gia chiến đấu cùng các đơn vị bạn và lên đường nhập ngũ. - Ngày 04/05/2000 Nhà máy đã đóng và hạ thuỷ thành công con tàu 6500 tấn đầu tiên mang tên Vĩnh Thuận lớn nhất nước dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đăng kiểm nước ngoài. Đây là sự thành công có ý nghĩa rất quan trọng, đó là bước đột phá về khoa học kỹ thuật, khẳng định được trình độ cũng như tay nghề của toàn thể CBCNV Nhà máy. Ngoài loại tàu 6500 tấn, tàu 610TEU, tàu dầu 13500 tấn, tàu 22.000 tấn đặc biệt là tàu 11.500 tấn với cấp không hạn chế đã đi vòng quanh thế giới an toàn, nó là sự khẳng định thương hiệu đóng tàu Bạch Đằng. Từ năm 1996 doanh thu nhà máy chỉ đạt 65 tỷ đồng, năm 2000 đạt 145 tỷ thì năm 2005 doanh thu trên 1000 tỷ đồng. - Trải qua các thời kỳ khác nhau của đất nước, với các thành tích đạt được Tổng Công ty đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng: 1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 1971 và 1995. 2. Anh hùng lao động năm 2000. 3. Huân chương lao động hạng 3 năm 2000. 4. Một cá nhân được phong tặng anh hùng lao động. Ngoài ra còn hàng trăm huân, huy chương các loại được tặng thưởng cho tập thể và cá nhân. 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG HIỆN NAY Tổng công ty CNTT đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ trong kỹ thuật và công nghệ đóng tàu. Tổng công ty là đơn vị liên tục đi tiên phong trong việc đóng mới cũng như sửa chữa các sản phẩm tàu có trọng tải lớn, yêu cầu kỹ thuật cao của tập đoàn. Đến nay Tổng công ty đã đủ năng lực để đóng mới tàu hàng và tàu dầu cỡ 70.000 DWT, sửa chữa các tàu trên ụ nổi 10.000 DWT và có khả năng chế tạo, lắp ráp động cơ diesel tới 32.000 HP, máy phát điện đồng bộ, máy chính tàu thủy MAN B&W và MITSUBISHI. Trong những năm thực hiện, Tổng công ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, duy trì độ tăng trưởng cao, trong nhiều năm liền là một trong những đơn vị có tổng giá trị sản lượng cao nhất trong tổng giá trị sản lượng của Tập đoàn. Với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, khoa học công nghệ đầu tư theo chiều sâu cùng với đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, Tổng công ty CNTT Bạch Đằng đủ khả năng cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đóng mới và sửa chữa với tính năng kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Sản phẩm của Tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây đã có rất nhiều hợp đồng mới được ký kết giữa Tổng công ty CNTT Bạch Đằng và các chủ tàu khó tính người Nhật, Đức, Ba Lan,… rồi các công ty vận tải biển trong và ngoài nước trong cả hai lĩnh vực đóng mới và sửa chữa. 2.3. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CỦA TỔNG CÔNG TY CNTT BẠCH ĐẰNG Hệ thống điện đóng một vai trò quyết định tới sản xuất cũng như sự tồn tại của cả nhà máy. Hầu hết các thiết bị máy móc trong nhà máy đều trực tiếp tiêu thụ điện năng, điện năng còn phục vụ chiếu sáng các phòng ban, các phân xưởng, các xí nghiệp của toàn nhà máy… Trước đây nhà máy được cung cấp bởi lưới điện 6.3 KV, các trạm BA, hệ thống cáp, các tủ phân phối đang đòi hỏi phải nâng cấp cải hoán hệ thống bởi những năm gần đây tổng công ty có những bước phát triển vượt bậc, rất nhiều dây truyền, thiết bị máy móc hiện đại đã được nhập và sắp được nhập… Nên đòi hỏi việc cung cấp điện năng ngày càng lớn hơn, tin cậy hơn. Đồng thời là kế hoạch sắp tới của thành phố là nầg cấp lưới điện từ 6.3 KV nên 22KV. Chính vì vậy hiện nay hệ thống điện cao thế của công ty đóng tàu Bạch Đằng được nâng cấp từ 6,3 KV lên 22 KV, toàn bộ đường dây cáp điện được thay thế mới hoàn toàn và chuyển từ sơ đồ đi dây hình tia thành sơ đồ đi dây mạch vòng . Đơn vị cung cấp các thiết bị điện cho công ty đóng tàu Bạch Đằng là tập đoàn Hanaka ở Từ sơn Bắc Ninh. Các máy BA nhập mới đều là các máy có hai cấp đầu vào: cấp 6,3 KV và cấp 22 KV. Hiện nay công ty vẫn sử dụng lưới 6,3 KV từ nguồn Hạ Lý, nhưng trong dự án nâng cấp mạng lưới cao áp của thành phố Hải Phòng sắp tới được nâng cấp thành mạng lưới cao áp 22 KV. Vì vậy nên trong dự án nâng cấp hệ thống của công ty phải mua các máy BA có 2 cấp tuy giá thành cao hơn nhưng khi Thành phố nâng cấp lưới điện nên 22KV thì công ty không phải thay các máy BA nữa. Hình 2.1. Phương án nâng cấp hệ thống điện Hình 2.2. Sơ đồ mạch điện kết nối từ lưới 6,3KV cấp điện cho các biến áp của nhà máy Hình 2.3. Sơ đồ mạng điện cao áp Hình 2.4. Sơ đồ mạng điện cao áp Hình 2.5. Sơ đồ hệ htống cung cấp điện hiện tại của nhà máy 1. Lô 1: Trạm biến áp 22(6)/0.4KV-1000KVA( T4-M ) Máy biến áp: 01 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 1000KVA 2. Lô 2: Trạm biến áp kios 22(6)/0.4KV-2x1000KVA( T2-M ) Máy biến áp: 02 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 1000KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 3. Lô 3: Trạm biến áp kios 22(6)/0.4KV-750KVA( Trạm T5-M , T8-M , T13-M) Máy biến áp: 03 máy ( Trạm T5-M , T8-M , T13-M ) Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 750KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 4. Lô 4: Thiết bị trạm xây 2 máy biến áp 22(6)/0.4KV-2x1000KVA( Trạm T11-M , T12-M ) Máy biến áp: 04 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 1000KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 5. Lô 5: Thiết bị trạm xây 01 máy biến áp cách li 22(6)/0.4KV-750KVA ( M7 ) Máy biến áp cách li: 01 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 750KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 6. Lô 6: Thiết bị trạm cắt 22KV 1.Tủ máy cắt lộ đi các trạm tổng 01 tủ( độc lập) Tủ máy cắt: Loại trong nhà, vỏ bọc bằng tôn Thiết bị đóng cắt: Máy cắt 24KV/1000A-16KA/1s + Tiêu chuẩn máy cắt: IEC-56 Dòng điện định mức thanh cái đồng: 1250A Biến dòng điện: 24KV 200-400/1/1A + Tiêu chuẩn : IEC -185 Biến điện áp: 24KV + Cấp chính xác  : 0.5 Dung lượng nhiệt: 250(VA) Thiết bị Đo lường: A, WH, Varh( A, W, KVA, KWH, KVA) Công suất cho đầu ra cho hai loại hai cuộn sơ cấp : 30-50(VA) 2. Hệ thống tủ phân phối 24KV( hai phân đoạn) a. Phân đoạn 1 01 tủ máy cắt lộ tổng: 24KV/630A-16KA/1s 01 tủ nối cáp: 24KV 02 tủ máy cắt lộ đi: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ đóng cắt cho hệ thống tụ bù cosj: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ biến áp đo lường 24KV b. Phân đoạn 2 01 tủ máy cắt lộ tổng: 24KV/630A-16KA/1s 01 tủ máy cắt liên lạc: 24KV/630A-16KA/1s 02 tủ máy cắt lộ đi: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ biến áp đo lường 24KV Thiết bị đo lường bảo vệ: + Sử dụng rơ le kỹ thuật số + Bảo vệ quá dòng 3 pha : F 50-51 + Bảo vệ quá dòng thứ tự không: F50-51N + Bảo vệ quá dòng thứ tự không có hướng: F67N + Bảo vệ thấp áp: F27 + Bảo vệ quá điện áp F59 7. Lô 7: Thiết bị để nâng cấp trạm biến áp 6,3/0.4KV thành trạm BA 22(6)/0.4KV-750KVA( Trạm T6-C , T9-C , T10-C ) Máy biến áp: 03 máy (Trạm T6-C , T9-C , T10-C ) Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 750KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 8. Lô 8: Thiết bị để nâng cấp trạm xây T3-C : 01 máy biến áp 6,3/0.4KV-1000KVA thành trạm biến áp 22(6)/0.4KV-1000KVA& 750KVA Máy biến áp: 02 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 1000KVA - 01 máy BA Công suất máy : 750KVA - 01 máy BA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12) 9. Lô 9: Thiết bị để nâng cấp trạm biến áp T1-C : 6,3/0.4KV thành trạm BA 22(6)/0.4KV-320KVA 1. Máy biến áp: 01 máy Cấp điện áp : 22(6)/0.4KV Công suất máy : 320KVA Tổ đấu dây: : D(Y)/Y0-11(12 2. Tủ điện hạ thế : 01 tủ : Tủ điện: Vỏ sơn tĩnh điện, có ngăn chống tổn thất : TI đếm 800/5 cấp chính xác 0,5 Máy cắt hạ thế lộ tổng :500V-600A-65KA/1s Sử dụng các Aptomat của tủ cũ. Đồng hồ đo lườngV, A, KWH, KVARH ( TI đo 800/5 cấp chính xác 1, đồng hồ vô công, hữu công cấp chính xác 1 ) Chống sét hạ thế Khoá chuyển mạch, đèn tín hiệu 3. Cáp đồng hạ áp lộ tổng từ máy BA đến tủ hạ thế Chiều dài dây cáp: 20m Cáp XPLE – 4x240mm2 -600(1000)V Phụ kiện đấu nối đầu cáp 4x240mm2 4. Dây tiếp địa máy 1x120mm2 Chiều dài dây : 10m PVC/Cu-1x120-600(1000V) Phụ kiện đấu nối dây 10. Lô 10: Thiết bị cải tạo trạm cắt 6,3KV thành trạm cắt 22KV 1.Tủ máy cắt lộ đi các trạm tổng 01 tủ( độc lập) Tủ máy cắt: Loại trong nhà, vỏ bọc bằng tôn Thiết bị đóng cắt: Máy cắt 24KV/1000A-16KA/1s 2. Hệ thống tủ phân phối 24KV( hai phân đoạn) a. Phân đoạn 1 01 tủ máy cắt lộ tổng: 24KV/630A-16KA/1s 01 tủ nối cáp: 24KV 02 tủ máy cắt lộ đi: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ đóng cắt cho hệ thống tụ bù cosj: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ biến áp đo lường b. Phân đoạn 2 01 tủ máy cắt lộ tổng: 24KV/630A-16KA/1s 01 tủ cắt liên lạc: 24KV/630A-16KA/1s 02 tủ máy cắt lộ đi: 24KV/400A-16KA/1s 01 tủ biến áp đo lường 24KV 11. Lô 11: Cáp ngầm trung thế 3x185 mm2-24KV dài 3426m CHƯƠNG 3: TRANG BỊ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CẦN TRỤC 120 TẤN. ĐI SÂU NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CẤP NGUỒN VÀ CƠ CẤU DI CHUYỂN CHÂN ĐẾ 3.1. TRANG BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CẦN TRỤC 120 TẤN 3.1.1. Giới thiệu chung Cần cẩu 120 tấn của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng do các chuyên gia Trung Quốc và các công nhân kỹ thuật lắp đặt. Cần cẩu 120 tấn được dùng để vận chuyển nguyên liệu có trọng tải nặng lên các triền đà để phục vụ cho việc đóng mới và sửa chữa tàu… Động cơ sử dụng truyền động chính cho các cơ cấu là động cơ không đồng bộ rôto lồng só

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrang bị điện điện tử cần trục 120 tấn nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Đi sâu nghiên cứu hệ thống cấp nguồn và cơ cấu di chuyển chân đế.doc