Đề tài Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày. thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoảng kinh tế Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ : Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đó dẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông kém chính xác và kịp thời Làm cho đồng nội tệ nhậy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể thực thi chính sách tỷ giá. Đô la hoá có thể làm cho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồng nội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền, thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái Ở các nước đô la hoá không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định. Trong trường hợp có biến động, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá). Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làm cho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàng cho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô la hoá cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ. Trong trường hợp đô la hoá chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có những chính sách tiền tệ khác nhau Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ. Đối với vác nước đô la hoá hoàn toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mất. Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải nhận định rõ rằng: Đô la hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập như Việt Nam. Xóa bỏ đô la hóa không phải là xóa bỏ hoàn toàn và phủ định tất cả vì cũng giống như lạm phát, phải duy trì ở một mức độ phù hợp và ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng ta phải chấp nhận sự hiện diện của đô la hóa trên cơ sở kiềm chế, khai thác mặt lợi, hạn chế mặt tiêu cực. Kiểm soát nguồn vốn đầu tư nước ngoài Thu hút FDI có tầm quan trọng đối với Việt Nam, do Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cao trong khi nội lực kinh tế còn yếu so với một số nước trong khu vực. Với hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay FDI là nguồn vốn tương đối tốt cho việc quản lý. Đồng thời các dự án FDI thường được đầu tư vào những lĩnh vực hợp lý và được giám sát chặt chẽ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác thông qua huy động vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp, Việt Nam mới thu hút được nhiều hơn vốn nước ngoài từ thị trường tài chính quốc tế. Với tình hình dòng vốn FDI hiện nay, ODA trở thành nguồn vốn quan trọng thứ hai đối với Việt Nam. Đây là nguồn vốn với chi phí tương đối thấp, bởi nó thường được cung cấp với lãi suất ưu đãi, đôi khi còn được cung cấp dưới hình thức viện trợ không hoàn lại. ODA chủ yếu chảy vào các dự án đầu tư hướng đến các lợi ích xã hội, giao thông nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế… Do kênh huy động vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu, còn rất hạn chế, xa lạ đối với một số doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn huy động cho sản xuất kinh doanh hầu hết là từ vốn dựa trên các điều kiện ưu đãi, bảo lãnh của Nhà nước. Việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, trong vay nợ chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, xuất khẩu, tạo ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Dòng ngoại hối chuyển về từ các khoản thu nhập cá nhân ở nước ngoài hoặc phần thu nhập chuyển về nước của lao động Việt Nam tại nước ngoài. Đây là kết quả của quá trình hoàn thiện chính sách kiều hối, đảm bảo được quyền lợi của kiều bào. Đứng trên góc độ nguồn cung cấp vốn, đây là nguồn vốn rẻ nhất mà nền kinh tế có được, trên góc độ quản lý ngoại hối, kiều hối là một kênh quan trọng để cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia Kiểm soát dòng vốn vào: Để đối phó với dòng vốn vào các nước đều thực hiện một chế độ tỷ giá linh hoạt, đó là sự duy trì hoặc giảm giá đồng tiền của mình để hỗ trợ tính cạnh tranh xuất khẩu. Chính sách tài khóa cũng là một công cụ hữu hiệu đối phó với dòng vốn vào, tăng thặng dư ngân sách chính phủ có thể giảm nhẹ áp lực lạm phát và tăng tỷ giá thực. Áp dụng tỷ lệ tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi đối với dòng vốn vào, tức là đặt ra các mức dự trữ tùy theo loại vốn vào và hoàn cảnh của dòng vốn vào nhằm giảm số lượng vốn vào. Tỷ lệ dự trữ có thể điều chỉnh tùy theo lượng vốn vào, nhưng không thay đổi theo thời gian đáo hạn. Do tiền gửi bắt buộc có tính thay đổi ngăn cản việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài có khả năng làm tăng tính cạnh tranh giữa ngân hàng và các công ty trong nước, cho nên điều này cần được hạn chế sử dụng ở những giai đoạn có dòng vốn vào nhiều do tăng nhanh tỷ giá. Cần đánh thuế vào những giao dịch ngoại hối dù tỷ lệ rất thấp. Thuế này được đặt ra đối với người mua hoặc người bán tiền tệ trong nước hoặc cả hai. Đánh thuế theo một cuộc mua bán xoay dòng đối với giao dịch ngoại hối thì sẽ có hiệu quả hơn. Thuế suất có thể điều chỉnh tùy theo mức độ mở cửa của thị trường vốn và mức độ dòng vốn ngắn hạn. Sự hiện diện của loại thuế này vẫn tồn tại thiếu sót. Bằng cách giảm tỷ suất sinh lợi đối với cổ phần trong nước, thì thuế này sẽ làm cho cổ phiếu trong nước ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nó còn làm giảm tính thanh khoản. Hơn nữa thuế này có thể làm cho thị trường ngoại hối mất tính ổn định. Sử dụng thuế giao dịch ngoại hối làm giảm bớt sự miễn cưỡng của các nước đang phát triển nhằm mở rộng thị trường tài chính: Lợi ích của sự lưu chuyển vốn giữa các quốc gia là rõ ràng, và một trong những điều kiện để được hưởng lợi từ các dòng vốn quốc tế là sự mở cửa thị trường và tự do hóa các giao dịch tài chính. Do đó, việc lạm dụng các biện pháp kiểm soát vốn có thể làm cho nền kinh tế chịu nhiều hậu quả tiêu cực. Mặt khác kiểm soát vốn làm tăng chi phí và các rào cản bất lợi cho việc tiếp xúc với thị trường vốn quốc tế. Mặc dù các nhà đầu tư thường thành công trong việc tránh kiểm soát, nhưng việc kiểm soát vốn cũng gánh chịu một cái giá phải trả đáng kể trong việc giao dịch tài sản quốc tế, các dòng chảy của vốn, thì nó có thể hạn chế cả những dòng vốn có lợi. Giải pháp tác động lên dòng vốn ra: Là một biện pháp cần sử dụng để điều tiết dòng vốn ra sao cho các dòng vốn ra phải chậm rãi, nằm trong tầm kiểm soát, tạo điều kiện để có thời gian chuẩn bị đưa ra các biện pháp ứng phó với sự sụt giảm nguồn ngoại tệ trong nước và sự tăng lên của đồng nội tệ. Có một số giải pháp như: Quy định duy trì trong 12 tháng đối với việc hồi hương của các dòng vốn đầu tư nước ngoài; ngăn cản các giao dịch giữa tài khoản trong nước với nước ngoài; làm đóng băng tài khoản quốc tế hạn chế các dòng ngoại tệ đổ ra nước ngoài; các giao dịch ngoại hối chỉ được cho phép khi cósự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Mọi sự vận hành của các dòng vốn ra vào cần phải thông qua hệ thống và chịu sự giám sát của ngân hàng Nhà nước. Các giao dịch vốn, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền về nước hay chuyển tiền ra nước ngoài đều phải thông qua cơ chế giám sát của ngân hàng Nhà nước. Hoàn thiện hơn nữa hoạt động của thị trường chứng khoán để thị trường này là một kênh thu hút và kiểm soát vốn hiệu quả. Tăng cường dữ trữ đầy đủ ngoại tệ, tăng tốc quá trình cải cách kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính, từ đó tạo niềm tin của các nhà đầu tư vào sự điều hành của Nhà nước. Chính sách nhằm giảm thiểu nguy cơ đảo ngược dòng vốn: Mục tiêu chủ yếu của điều này là quản lý những rủi ro khác nhau gắn liền với dòng vốn thông qua kiểm soát vốn. Các biện pháp kiểm soát vốn quan tâm các loại giao dịch cụ thể và giảm thiểu rủi ro bằng cách gây ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng của những giao dịch này gọi là chính sách kiểm soát vốn an toàn. Các loại rủi ro của dòng vốn quốc tế về cơ bản cũng giống với rủi ro của các giao dịch nội địa nhưng có phạm vi rộng hơn. Các quy tắc về chính sách an toàn tài chính có tính thực tiễn cao là hướng vào quản lý những rủi ro tăng thêm trong dòng vốn quốc tế bằng cách hạn chế những rủi ro tỷ giá của các định chế tài chính so với khả năng quản lý và chịu đựng rủi ro của các định chế này. Những tiêu chuẩn an toàn tài chính cần chú ý đến hệ thống ngân hàng do vai trò to lớn của nó trong việc cung cấp tín dụng, vị trí trung tâm của ngân hàng, sự mất cân đối trong tính thanh khoản của tài sản và khả năng trả nợ của ngân hàng. Dòng vốn vào cũng được hấp thụ thông qua hệ thống ngân hàng và sự đảo ngược dòng vốn gắn liền với một cuộc khủng hoảng ngân hàng, nếu ngân hàng không được chuẩn bị đầy đủ. Mặc dù hoạt động kinh doanh quốc tế của các định chế tài chính trung gian còn ở mức độ thấp, nhưng rủi ro không vì thế lại thấp đi. Để thực hiện chính sách an toàn tài chính chính phủ cần phải bắt buộc các định chế tài chính có các giao dịch quốc tế có đầy đủ xếp hạng tín nhiệm của các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng về đánh giá rủi ro đối ngoại. Mặt khác, trước khi giao dịch với những định chế có đòn cân nợ cao, các định chế tài chính nên thiết lập những chính sách rõ ràng để quản lý quan hệ giữa ngân hàng với những định chế này thích hợp với toàn bộ chiến lược rủi ro tín dụng. Đứng trước yêu cầu phải huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính, các nhà làm chính sách phải cân nhắc khi thực hiện kết hợp các biện pháp khuyến khích các dòng vốn ít biến động như dòng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào, đồng thời kiểm soát các dòng vốn nhạy cảm, dễ biến động như dòng vốn đầu tư gián tiếp. Kiểm soát vốn trong hoàn cảnh này sẽ không còn áp dụng những biện pháp hành chính cứng nhắc, gây mất niềm tin các nhà đầu tư mà nó sẽ trở nên khoa học hơn, uyển chuyển hơn, không làm môi trường đầu tư ở Việt Nam mất đi sự hấp dẫn vốn có. CHƯƠNG 3 KINH NGHIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO Ở MỘT SỐ NƯỚC Nhắc tới tự do hóa tài chính ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á thì phải nói đến quá trình tự do hóa tài chính của các nước sau khi gia nhập WTO, bởi vì đây là giai đoạn các nước tiến hành tự do hóa mạnh mẽ nhất và được tiến hành theo một lộ trình có bài bản nhất dưới các cam kết của WTO. Với mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam được đánh giá là tương đối cao. Hơn nữa cũng là nước gia nhập WTO chậm hơn một số nước trong khu vực. Cho nên việc quan sát và rút kinh nghiệm từ những nước đã qua quá trình tự do hóa tài chính theo cam kết của WTO là một việc làm rất cần thiết. Thái Lan là một nước đang phát triển cũng như Việt Nam, gia nhập WTO trước Việt Nam, cùng trong khối ASEAN, có quá trình tự do hóa tài chính theo cam kết WTO trước Việt Nam nhiều năm và trong quá trình tiến hành tự do hóa đã mắc sai lầm dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 1997. Cho nên, quá trình tự do hóa tài chính của Thái Lan theo WTO là một quá trình Việt Nam cần phải theo dõi và đúc kết kinh nghiệm của riêng mình. Tất nhiên, không phải chỉ có Thái Lan Việt Nam mới rút ra được kinh nghiệm nhưng đây là một nước tiêu biểu. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Thái Lan Thái Lan gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995 và có những cam kết đầu tiên về dịch vụ tài chính như sau: Cam kết theo chiều ngang, Thái Lan đã mở rộng về dịch vụ tài chính như cam kết khi gia nhập WTO như sau: Chỉ cho phép hiện diện thương mại thông qua hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký ở Thái Lan, trong đó vốn sở hữu nước ngoài không vượt quá 49% vốn đăng ký và số lượng cổ đông nước ngoài phải ít hơn một nửa tổng số lượng cổ đông. Không có hạn chế về đối xử quốc gia. Không hạn chế đối với sự di chuyển tạm thời của thể nhân trừ trường hợp chuyển giao ở cấp quản lý hoặc cấp chuyên gia trong vòng một năm (tổng thể không quá 3 năm). Người nước ngoài không được phép mua hoặc sở hữu đất đai. Cam kết trong ngành, phân ngành cụ thể: Trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ, không được phép cung cấp dịch vụ tài chính qua hình thức xuyên biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Thái Lan cũng quy định về mức tối đa sở hữu nước ngoài trong các định chế tài chính là: đối với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là 25% vốn đăng ký; các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (trừ quỹ lương hưu) là 49%; văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại là 0%; ngân hàng nội địa là 25% (mỗi công ty tối đa 10%); công ty chứng khoán là 49%; công ty quản lý tài sản là 25% trong 5 năm đầu và 49% trong 5 năm tiếp theo; công ty cho thuê tài chính, dịch vụ bao thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là 49%. Như vậy, ta thấy rằng Thái Lan rõ ràng chỉ tự do hóa tài chính chỉ một phần và đối với lĩnh vực ngân hàng là không hề có một sự tự do nào đối với các ngân hàng nước ngoài. Động tác này nhằm vào việc Thái Lan bảo hộ cho các định chế tài chính nước mình tránh sự cạnh tranh mạnh mẽ dẫn đến việc sở hữu các tổ chức tài chính nội địa của các nước đầu tư vào Thái Lan. Trong lĩnh vực ngân hàng thì Thái Lan không có hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ tài chính nhưng ngoại trừ dịch vụ tư vấn tài chính và xử lý dữ liệu tài chính; hiện diện thương mại không hạn chế đối với các chi nhánh ngân hàng đã hoạt động. Đối với các công ty chứng khoán, Thái Lan không giới hạn việc tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là cho phép đối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp xuyên quốc gia; cho phép tiếp cận thị trường theo phương thức hiện diện thương mại đối với các văn phòng đại diện. Từ khi gia nhập WTO đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng lại thả lỏng đối với nguồn vốn vay nước ngoài. Số vốn vay này được tổ chức hỗ trợ ngân hàng Thái Lan thu hút rất đáng kể. Nhưng số vốn này được tiếp tục cho vay mà không tính đến tính hiệu quả của dự án. Cộng thêm chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp đã khiến cho Thái Lan trở thành nước châm ngòi cho khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Nổi bật trong chính sách đó chính là việc Thái Lan neo tỷ giá cố định theo đông đô la Mỹ dẫn đến việc đồng Baht được đánh giá cao hơn thực tế mà dự trữ về ngoại tệ của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng cho giá trị của đồng Bath. Sau khủng hoảng, một mặt Thái Lan dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ IMF mặt khác bắt đầu mở cửa đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tái vốn hóa hệ thống ngân hàng trong nước đang gặp khó khăn, thu hút công nghệ ngân hàng tiên tiến và bắt đầu thay đổi về mặt chính sách. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng cũng được điều chỉnh gia tăng đáng kể. Kết quả là lĩnh vực ngân hàng tại Thái Lan đã có những bước chuyển biến tích cực và năng động đối với lĩnh vực tài chính tại Thái Lan. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Trung Quốc Thị trường tài chính của Trung Quốc trước khi gia nhập WTO là một điển hình của thị trường tài chính đóng. Các chính sách của Trung Quốc đối với định chế tài chính nước ngoài như sau: Các ngân hàng nước ngoài chỉ được hoạt động ở một số vùng kinh tế đặc biệt. Điều kiện thành lập ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc rất nghiêm ngặt và điểm đặc biệt là không thống nhất giữa các vùng, miền. Cụ thể như là tùy vùng miền mà có những trường hợp là ngân hàng nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh, chỉ được thành lập ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên việc thành lập đó phải đáp ứng điều kiện là phải hoạt động dưới dạng văn phòng đại diện tại Thái Lan ít nhất là 3 năm và phải có số vốn tối thiểu là 100 triệu nhân dân tệ. Hơn nữa còn phải gửi 30% vốn tối thiểu vào ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện các dịch vụ bán buôn và chỉ bằng các ngoại tệ mạnh. Công ty bảo hiểm nước ngoài xin cấp phép hoạt động phải chờ khoảng 3 năm thẩm định. Thái Lan cũng quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài trong các công ty liên doanh tối đa là 49%. Nhà nước quyết định tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm và tiền bảo hiểm thu được phải được gửi tại tài khoản có tính lãi. Công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán không được thành lập chi nhánh hoặc công ty con mà chỉ được thành lập công ty dưới dạng công ty liên doanh. Tỷ lệ sở hữu vốn của nước ngoài được quy định tối đa là 85%. Các văn phòng đại diện của công ty nước ngoài không được kinh doanh chứng khoán của các công ty có vốn nước ngoài. Các công ty này chỉ được kinh doanh chứng khoán có mệnh giá ngoại tệ. Các công ty này cũng không được cấp phép thực hiện giao dịch phái sinh. Và hơn nữa, việc hồi hương lợi nhuận phải được chính phủ phê duyệt. Trung Quốc gia nhập WTO vào ngày 11/12/2001. Nhìn chung Trung Quốc sẽ tiến hành cam kết tự do hóa tài chính từng bước trong vòng 5 năm. Như vậy thì từ năm 2006 tại Trung Quốc sẽ không còn sự phân biệt đối xử nào giữa các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài. Trung Quốc bãi bỏ các hạn chế theo vùng, miền đối với kinh doanh bằng ngoại tệ từ ngày gia nhập WTO. Và tất cả các hạn chế theo vùng, miền được dỡ bỏ trước ngày 11/12/2006. Các hạn chế trong các giao dịch bằng ngoại tệ được xóa bỏ từ khi gia nhập WTO. Cho phép các tổ chức nước ngoài kinh doanh bằng nội tệ từ ngày 11/12/2003 và với cá nhân là từ ngày 11/12/2006. Tuy nhiên để có thể nộp đơn xin cấp phép kinh doanh bằng nội tệ thì tổ chức phải có thời gian hoạt động ở Trung Quốc hơn 3 năm và đã kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tiếp. Có thể nói Trung Quốc đã tự do hóa trong dịch vụ ngân hàng là cao so với các nước có cùng trình độ phát triển trong khu vực như Hàn Quốc, khối ASEAN+3, Nhật Bản… Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Hàn Quốc Hàn Quốc gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Đến nay, Hàn Quốc đã ngày càng nâng cao tính mở của thị trường tài chính của mình. Lần đầu tiên thực hiện các nội dung cam kết đối với các dịch vụ tài chính là vào năm 1995 cũng là thời điểm mà Hàn Quốc vừa gia nhập WTO. Lúc bấy giờ các nội dung cam kết của Hàn Quốc bao gồm: Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp phép thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. Tỷ lệ sở hữu của cá nhân nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng nội địa là 8%. Việc cho vay bằng ngoại tệ bị hạn chế và bắt buột chỉ cho các công ty nhỏ và vừa vay. Trong lĩnh vực chứng khoán, Hàn Quốc chỉ cho phép thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoặc dưới hình thức liên doanh với phía các đối tác của Hàn Quốc với lượng đóng góp từ phía nước ngoài bị giới hạn tối đa là từ 40% đến 50%. Còn đối với các công ty chứng khoán đang hoạt động thì tỷ lệ sở hữu của nước ngoài là dưới 10% trên một công ty và tổng cộng không quá 50%. Trong lĩnh vực bảo hiểm, Hàn Quốc chỉ cho phép thành lập mới dưới hình thức là liên doanh và tỷ lệ sở hữu của nước ngoài là dưới 50%. Mức độ tự do hóa của Hàn Quốc là thấp theo như các cam kết trong WTO. Hàn Quốc chủ yếu mở cửa mạnh mẽ ở lĩnh vực bảo hiểm. Năm 1997 khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Thái Lan đã lan rộng sang các nước và Hàn Quốc là một trong số những nước chịu tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng đó. Hàn Quốc vào khoảng thời gian từ khi gia nhập WTO cho đến trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra đã vấp phải một vấn đề tài chính không thông suốt. Hàn Quốc kiểm soát các luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và việc đầu tư cổ phiếu, nhưng rất tự do trong việc ngân hàng cho vay nước ngoài và cho vay một cách tràn lan bất kể đến tính hiệu quả của dự án. Chính vì sự không cân xứng này mà dẫn đến việc Hàn Quốc chịu tác động của khủng hoảng rất nặng nề. Kể từ tháng 4/1998 Hàn Quốc đưa ra rất nhiều chính sách mới nhằm tăng cường tính hiện hiện của các tổ chức tài chính nước ngoài của Hàn Quốc như là: Xóa bỏ các hạn chế liên quan đến việc thành lập ngân hàng con của các ngân hàng nước ngoài tại Hàn Quốc. Cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty chứng khoán trên cơ sở phê duyệt và cấp phép của ủy ban giám sát tài chính (FSC – Finnancial Supervisory Commission). Cho phép thành lập tổ chức tài chính 100% vốn nước ngoài. Từ tháng 5/1998 ngân hàng Hàn Quốc được thuê giám đốc là người nước ngoài. Mức trần sở hữu cổ phiếu của nước ngoài đối với công ty ngoài quốc doanh hoàn toàn bị dỡ bỏ. Đối với công ty quốc doanh, sở hữu nước ngoài tăng từ trần 18% lên trần 30%. Đối với các công ty tư nhân, chỉ trong vòng 6 tháng sau khủng hoảng, khống chế mức trần về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn bị xóa bỏ. Tháng 4/1999, người nước ngoài được phép sở hữu tối đa 100% ngân hàng trong nước. Tháng 4/1999, mọi ngân hàng nước ngoài đều có thể gia nhập thị trường Hàn Quốc và được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Như vậy, sau cuộc khủng hoảng thì Hàn Quốc đã tiến hành cải cách khá nhiều trong việc thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO khiến cho độ mở của lĩnh vực tài chính ở Hàn Quốc được rộng hơn. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Malaysia Malaisia gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995. Tình hình chính sách của Malaysia đối với các dịch vụ tài chính thời điểm gia nhập WTO là: Không cho phép tiếp cận thị trường và không có đãi ngộ quốc gia. Duy trì hoạt động của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhưng không cấp giấp phép thành lập mới. Tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng bán buôn không vượt quá 30%. Chi nhánh các công ty bảo hiểm nước ngoài phải liên doanh với công ty bảo hiểm trong nước trước ngày 30/06/1998 và không cấp giấy phép thành lập mới. Trong lĩnh vực chứng khoán, các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng không cư trú. Ngân hàng bán buôn và công ty liên doanh hoạt động tại Malaysia được làm đại lý phát hành. Công ty bảo lãnh chứng khoán chỉ đưuọc phép góp vốn vào các công ty cổ phần hoặc thành lập liên doanh với công ty môi giới chứng khoán Malaysia. Công ty tài chính nước ngoài chỉ được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con hoạt động ở Malaysia, được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia. Tổng sở hữu nước ngoài trong một công ty không được hơn 30%. Trong lĩnh vực ngân hàng: Giai đoạn 1994-2005, Malaysia tập trung phát triển các định chế tài chính trong nước, chủ yếu là sát nhập các ngân hàng hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Trong thời gian này chính sách dành cho các định chế tài chính nước ngoài là hạn chế. Ngân hàng Negara bắt buột tất cả các ngân hàng nước ngoài duy trì hoạt động nghiệp vụ và vận hành máy tính tại lãnh thổ Malaysia, tuyên bố rằng mọi hoạt động tiến hành ngoài Malaysia đề bị xem là thuê ngoài. Bắt đầu từ 2005 trở đi, Malaysia chú trọng hơn trong việc xóa bỏ các giới hạn đối với định chế tài chính nước ngoài. Ngày 1/4/2005, xóa bỏ yêu cầu về vay mượn bằng đồng nội tệ đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 28/12/2005, cho phép 13 tổ chức tài chính nước ngoài hiện tại được phép mở thêm 4 chi nhánh hiệu lực từ năm 2006 với điều kiện là một chi nhánh ở trung tâm, 2 chi nhánh ngoại ô và còn lại ở vùng nông thôn. Các địa điểm thành lập chi nhánh phải được ngân hàng trung ương phê duyệt. Trong lĩnh vực bảo hiểm: kể từ năm 2001, Malaysia mở cửa hoàn toàn thị trường tái bảo hiểm và gỡ bỏ quy định liên quan đến chuyên gia nước ngoài. Tháng 8/2006, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại các công ty bảo hiểm tăng từ 30% lên 49%, có thể hơn mức 49% nhưng phải được chính phủ Malaysia phê duyệt. Trong lĩnh vực chứng khoán: cho phép sở hữu nước ngoài trong các công ty môi giới chứng khoán là 49% và trong các quỹ tín thác là 30%. Đến năm 2003, nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng hạn chế công ty môi giới chứng khoán và được sở hữu đa số cổ phiếu. Ngoài ra, với việc kế hoạch thành lập trung tâm tài chính của thế giới Hồi giáo thì Malaysia nới lỏng các hạn chế đối với định chế tài chính nước ngoài khi đầu tư vào các định chế tài chính Hồi giáo. Malaysia được đánh g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc
Tài liệu liên quan