Đề tài Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu

Phần 1: Lý thuyết chung về chứng khoán hoá

I.Lý thuyết chung về CKH

1. Khái niệm chứng khoán hoá:

a.Khái niệm chung về chứng khoán hoá:

b. Đặc điểm của chứng khoán hoá:

c.Những cấu trúc CKH đặc trưng:

2.Đặc điểm của CKH :

3.Chức năng của CKH:

 

II. Các điều kiện kinh tế xã hội cần thiết để hình thành và phát triển kỹ thuật CKH:

1. Điều kiện kinh tế cần thiết để hình thành và phát triển CKH

a. Sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán, điều kiện phát sinh và phát triển CKH :

b.Sự hình thành và phát triển của các tổ chức kinh doanh chứng khoán và dịch vụ thị trường là điều kiện quan trọng để kỹ thuật CKH được tiến hành một cách có tổ chức và có hiệu quả

2. Các điều kiện xã hội cần thiết để CKH phát sinh và phát triển:

a.Môi trường xã hội – chính trị ổn định, minh bạch và bảo hộ quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế là điều kiện thuận lợi cho CKH ra đời và phát triển:

b. Tồn tại một văn hóa chứng khoán là điều kiện cần thiết để dân cư tham gia vào việc mua bán các chứng khoán hóa:

c. Hình thành đội ngũ cán bộ kinh doanh trong thị trường CKH :

3. Vai trò của Nhà nước trong việc tạo điều kiện và hỗ trợ CKH phát sinh và phát triển:

4.Kinh nghiệm về mở cửa thị trường CKH :

 

Phần 2: CKH trong các NHTM

I.Lý thuyết chung về CKH ở NHTM:

1.Các nghiệp vụ của NHTM

a.Nghiệp vụ nợ (Nghiệp vụ nguồn vốn): :

b.Nghiệp vụ có (Nghiệp vụ sử dụng vốn)

2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH :

3. Các tài sản CKH trong NHTM .

a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay

b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage Obligations – CMO .

c. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không qua trung gian (The Mortgage Backed Bond – MBB)

4. Vai trò CKH trong hoạt động của NHTM:

5.Rủi ro của kỹ thuật CKH ( rủi ro hoàn trả trước hạn):

 

II. Phát triển CKH trong các NHTM ở Việt Nam-một xu hướng tất yếu

1.Thực tiễn CKH ở VN:

2.Xu thế áp dụng CKH của các nước khác trên thế giới:

3.Sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật CKH tại Việt Nam:

 

Phần 3 :Mô hình và bước đi chứng khoán hoá ở Việt nam

I. Quy trình chứng khoán hoá cơ bản

II. Loại trái phiếu đề nghị (sản phẩm CKH giai đoạn đầu) .

III. Các tổ chức hỗ trợ cho chứng khoán hoá:

1.Công ty chứng khoán hoá

2.Các tổ chức tài trợ mua nhà

3.Các đại ýlý uỷ thác phát hành trái phiếu được công ty CKH bảo đảm thanh toán

4. Các tổ chức định mức tín nhiệm

5. Một tổ chức đặc biệt bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán hoá:

Kết luận chung

Mục lục .

1

2

2

2

2

5

5

6

7

 

 

8

8

8

 

 

10

13

 

13

 

14

14

 

15

16

 

17

17

17

17

18

19

20

20

 

22

 

24

25

30

 

32

32

33

37

 

39

39

40

41

41

43

44

 

44

44

46

47

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng chủ yếu tài trợ cho các tài sản lưu động của khách hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởg đến tỷ kệ này như kì hạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lí thanh khoản của ngân hàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trung và dài hạn… Theo hình thức tài trợ tín dụng được chia thành cho vay,bảo lãnh, cho thuê…Cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng (định lượng theo hai chỉ tiêu: doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ). Bảo lãnh được ghi vào tài sản ngoại bảng, đó là giá trị mà ngân hàng cam kết trả thay khách của mình… Tín dụng được chia theo bảo đảm: Không có bảo đảm, có bảo đảm bằng tài sản thế chấp cầm cố. Tín dụng phân loại theo rủi ro: bao gồm các khoản mục có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp. Để phân chia theo tiêu thức này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro. Tín dụng theo ngành kinh tế (công, nông, …) hoặc theo đối tượng tài trợ (hàng hóa hoặc bất động sản…) hoặc theo mục đích (tiêu dùng,sản xuất…) Các tài sản khác Tài sản uỷ thác: được hình thành theo sự uỷ thác của khách hàng. Ngân hàng làm dịch vụ uỷ thác cho vay cho các ngân hàng khác, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ… Phần hùn vốn liên kết: tham gia góp vốn với các tổ chức khác (không thể hiện dưới hình thức chứng khoán) Các tài sản khác: Nhà cửa và trang thiết bị của ngân hàng phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng và cho thuê Các tài sản ngoại bảng: Ngân hàng đưa ra những cam kết cuả mình đối với khách hàng hình thành nên một loại tài sản là hợp đồng cam kết. 2.Điều kiện để một NHTM tiến hành kỹ thuật CKH : - Phải có các tài sản liên quan tương hợp về đặc tính và chất lượng: Một yếu tố hiển nhiên đảm bảo sự thành công của kĩ thuật chứng khoán hoá là các tài sản liên quan phải có sự tương hợp về đặc tính và chất lượng. Cho đến nay hầu hết các tài khoản được thực hiện CKH đều cho những luồng ngân khoản định kỳ theo các hợp đồng hay các thoả thuận xác định việc chi trả dần, thời biểu chi trả và lợi suất liên quan. - Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống phức tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin: Các định chế tài chính thực hiện việc CKH phải thiết lập những hệ thống phức tạp phù hợp và năng lực công nghệ thông tin đủ để đảm bảo rằng danh mục tài sản liên quan được quản lý và giám sát tại mọi thời điểm. Phân tích danh mục tài sản là một trong những biện pháp đánh giá mức độ tín nhiệm cần thiết để có thể thực hiện kỹ thuật này. Đồng thời, thông tin cũng là một yếu tố thiết yếu phục vụ cho việc phân tích cũng như việc giám sát diễm biến của danh mục tài sản và chứng khoán các khoản liên quan. 3. Các tài sản CKH trong NHTM: Là các tài sản tài chính và thường được biểu hiện qua 3 hình thức: a. MBSs: CKH dựa trên tài sản thế chấp cho vay Mô hình này được thực hiện theo trình tự sau: * Phương thức chứng khoán hoá qua chung gian thanh toán (Pay-Through) Các khoản nợ phải thu của định chế tài chính nói chung, đặc biệt là của ngân hàng thương mại được đem bán hoặc giao phó cho một tổ chức gọi là Special Purpose Vehicle (SPV) quản lý. Đây là một tổ chức đặc biệt, được thành lập để thực hiện việc tổ chức, kinh doanh CKH . SPV mua lại các khoản nợ phải thu của các tổ chức tài chính, sau đó phân tách thành các lô chứng khoán căn cứ vào tính đồng nhất về lãi suất, về thời hạn thanh toán, điều kiện thanh toán…rồi bán cho công chúng đầu tư nhằm mục đích kiểm lời từ phần chênh lệch và thu phí. Để an toàn và tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán, SPV thường thuê thêm một tổ chức thứ 3 có uy tín đứng ra đảm bảo cho các chứng khoán thông qua cơ chế tăng cường tín nhiệm. Khi đến hạn thanh toán SPV thu tiền từ người có trách nhiệm từ người trách nhiệm phải trả nợ ban đầu thông qua tổ chức khởi tạo rồi thanh toán gốc và lãi cho người đầu tư chứng khoán theo qui định. Đề việc chứng khoán hoá vận động thông suốt thì cần có một cơ chế tăng cường tín nhiệm. Cơ chế tăng cường tín nhiệm mang tính chất nội sinh hoặc ngoại sinh nghĩa là có thể dưới hình thức thiết lập một quỹ dự trữ, phát hành ít chứng khoán hơn các tài sản liên quan hoặc dưới hình thức có sự bảo lãnh từ một bên thứ 3 có đủ uy tín, đặc biệt là chính phủ. Những phương tiện này được kết hợp với nhau trong giao dịch đảm bảo rằng không có sự thiếu các luồng tiền chi trả cho người đầu tư chứng khoán. * Phương thức chứng khoán qua trung gian chuyển đổi (pass -through) Về cơ bản hoạt động của mô hình chứng khoán qua trung gian chuyển đổi giống mô hình qua trung gian thanh toán. Nhưng nó có một số điểm khác biệt như sau: Thứ nhất, tổ chức tài chính sau khi bán các khoản nợ của mình cho trung gian đặc biệt SPV sẽ không tham gia vào quá trình thanh toán. Tổ chức tài chính này không có trách nhiệm phải thanh toán cho chủ đầu tư chứng khoán, mà chỉ tham gia với tư cách là trung gian chuyển tiền để thu phí dịch vụ. Như vậy là sau khi bán các khoản nợ của mình tổ chức tài chính có thể xoá nợ khỏi sổ sách kế toán của mình. Thứ hai, trung gian đặc biệt SPV phải có trách nhiệm thanh toán gốc và lãi cho nhà đầu tư chứng khoán. Thứ ba, việc thanh toán gốc và lãi của khoản vay chưa được tách rời như mô hình qua trung gian thanh toán mà thanh toán cả lãi và gốc theo hợp đồng khá phức tạp. Vì vậy, người đầu tư chứng khoán khi đưa ra các quyết định đầu tư thì phải biết cách tính toán để biết được số tiền mình có thể thu được khi đầu tư vào mua các chứng khoán hoá qua trung gian chuyển đổi. Để biết được số tiền mà mình nhận được hàng tháng thông qua việc đầu tư vào một chứng khoán qua trung gian chuyển đổi, nhà đầu tư cần tính toán dư nợ còn lại của tiền vay thế chấp bất động sản, số tiền thanh toán lãi và gốc hàng tháng của trái phiếu. Công thức sau đây được sử dụng để tính toán phần nợ gốc chưa trả tại một thời điểm nhất định đối với những khoản vay thế chấp bất động sản: Trong đó: D = Số nợ gốc chưa trả tính theo USD tại một thời điểm nào đó. I = Lãi suất vay thế chấp, bất động sản tính theo tháng. t = Số tháng đã thực hiện thanh toán nợ m = Thời hạn vay tính theo tháng. M = Tổng số tiền vay ban đầu. Có thể tóm lược quá trình chứng khoán hoá tài sản của ngân hàng như sơ đồ sau: Bảo hiểm tín dụng thế chấp Bảo hiểm thanh toán chứng khoán 1. Ngân hàng. tạo tín dụng có thế chấp 5. Khoản thu từ phát hành CK chuyển cho ngân hàng Phát hành chứng khoán Nhà đầu tư CK (bảo hiểm nhân thọ, quĩ hưu trí…) 2. Cty tín thác. H.toán ngoại bảng khoán tín dụng thế chấp b. Mô hình chứng khoán hoá trên cơ sở có tài sản cầm cố là các chứng khoán loại MBS – Mortgage Backed Securities (Collater - Alised – Mortage Obligations – CMO) Trên thế giới, phương thức CKH thông qua trung gian vẫn là phương thức cơ bản và phổ biến để CKH tài sản của ngân hàng, còn phương thức tạo chứng khoán có tài sản cầm cố là các chứng khoán tái thế chấp (CMO) lại là một công cụ mới đang được phát triển. Phương thức này được ra đời vào năm 1983 bởi Công ty The Federal Home Loan Mortgage Corporation (FHLMC) và Fisrt Boston đều là của Mỹ, CMO được sử dụng nhằm mục đích tạo ra sự hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư CKH tài sản ngân hàng. Để tạo được sự hấp dẫn hơn, các chứng khoán CMO được phát hành thành nhiều dạng của các nhà đầu tư. Trong khi theo phương thức CKH thông qua trung gian thì mỗi nhà đầu tư hàng tháng nhận được khoản tiền là tỷ lệ với giá trị chứng khoán mà mình nắm giữ đối với khoản tiền vay tín dụng hoàn trả cho ngân hàng (bao gồm khoản trả góp cố định hàng tháng – gốc và lãi; và khoản tiền gốc hoàn trả trước hạn), thì CMO lại là phương thức CKH đa hạng, nghĩa là những nhà đầu tư được phân thành các thứ hạng khác nhau theo một số tiêu chí nhất định về chứng khoán. Hai đặc điểm cơ bản của phương thức CKH CMO là: - Có mức lãi xuất coupon của trái phiếu là cố định nhưng khác nhau giữa các hạng trái phiếu khác nhau. - Khoản tiền hoàn trả trước hạn được sử dụng để thanh toán phần gốc trái phiếu chỉ cho một hạng trái phiếu nhất định, còn các trái phiếu của các hạng khác vẫn được giữ nguyên. Qui trình tạo trái phiếu CMO được tiến hành như sau: Bước 1: Ngân hàng tạo khoản tín dụng có thế chấp, có bảo hiểm tín dụng. Bước 2: Trên cơ sở có bảo hiểm, ngân hàng tiến hành chứng khoán hó các khoản tín dụng vừa tạo thông qua công ty tín thác để tạo các chứng khoán tái thế chấp – The Mortgage Backed Security (MBS). Các chứng khoán MBS là các chứng khoán tái thế chấp là vì xét về mặt nguyên thuỷ, thì các bất động sản được dùng để thế chấp trực tiếp cho các khoản vay tín dụng đã được CKH, thì tài sản thế chấp này trở thành tài sản thế chấp của các chứng khoán MBS. Bước 3: Những nhà đầu tư mua chứng khoán MBS, sau đó dùng nó làm tài sản thế chấp cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán đa hạng CMO. NH tạo tín dụng có thế chấp NH phát hành chứng khoán MBS Nhà đầutư mua chứng khoán MBS Cầm cố MBS tại công ty tín thác Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Bảo lãnh phát hành Mô hình tạo các chứng khoán hoá CMO Chúng ta thấy rằng quá trình phát hành chứng khoán đa hạng CMO tương tự như quá trình chứng khoán hoá kép. Khoản tín dụng có thế chấp được khoanh lại và được chuyển ra hạch toán ngoại bảng, trên cơ sở đó ngân hàng (thông qua trung gian) phát hành chứng khoán MBS. Những nhà đầu tư chứng khoán MSB như các ngân hàng đầu tư chứng khoán MBS như các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng thương mại có thể mua toàn bộ hay một phần lớn của đợt phát hành chứng khoán MBS. Nhưng nhà này dùng các chứng khoán MBS làm tài sản cầm cố tại công ty tín thác để phát hành các chứng khoán CMO. Kết quả là, những nhà đầu tư vào chứng khoán đa hạng CMO được đảm bảo bằng các chứng khoán MBS (Còn các chứng khoán MBS thì được bảo đảm bằng các tài sản thế chấp là bất động sản). Thông qua phát hành chứng khoán CMO, ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, bởi vì các chứng khoán CMO rất hấp dẫn các nhà đầu tư thuộc các đối tượng khác nhau. Tổng số tiền thu được từ việc bán 3 hạng trái phiếu CMO là lớn số tiền để mua trái phiếu MBS. c. Mô hình chứng khoán hoá có tài sản thế chấp không qua trung gian (The Mortgage Backed Bond – MBB) Mô hình phát hành MBB là mô hình thứ ba của công nghệ chứng khoán hoá. Sự khác nhau giữa trái phiếu MBB so với hai loại chứng khoán thuộc hai phương thức trước là MBS và CMO ở hai điểm sau đây: - Trong khi MBS và CMO giúp ngân hàng chuyển các khoản cho vay có thế chấp bằng bất động sản từ nội bảng ra ngoại bảng để hạch toán, thì phương thức phát hành MBB thông thường vẫn duy trì các khoản cho vay này ở nội bảng. - Trong khi MBS và CMO có mối liên hệ trực tiếp giữa các luồng tiền của khoản vay có thế chấp và các luồng tiền có thế chấp và các luồng tiền của các chứng khoán, thì mối quan hệ này trong MBB chỉ là mối quan hệ cầm cố, không trực tiếp giữa các luồng tiền của khoản vay có thế chấp và các luồng tiền thanh toán lãi suất và gốc trái phiếu MBB. Về bản chất khi một ngân hàng phát hành MBB và sau đó nếu ngân hàng này bị phá sản, thì những người nắm giữ trái phiếu MBB là những người được tiếp cận và có quyền được chia các tài sản để thế chấp phát hành MBB. Hay nói cách khác, ngân hàng đã tách nhóm tài sản cho vay có thế chấp ở nội bảng thành một nhóm (nhưng vẫn duy trì ở nội bảng) và dùng nó làm tài sản cầm cố để phát hành trái phiếu MBB. Thong thường, có một công ty tín thác luôn giám sát số tài sản đã được tách này. Do đó, các trái phiếu MBB do ngân hàng phát hành luôn được bảo đảm bằng tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá phát hành trái phiếu. Mô hình chứng khoán hoá thông qua MBB có đặc điểm như sau: - Giá trị tài sản cầm cố luôn lớn hơn tổng mệnh giá phát hành MBB. - Người nắm giữ các trái phiếu MBB luôn là người có quyền đầu tiên được phân chia tài sản cầm cố nếu như ngân hàng phá sản. Cho nên, các trái phiếu MBB luôn được xếp hạng tín dụng rất cao, ví dụ AAA, cho dù hệ số xếp hạng của toàn bộ hoạt động ngân hàng có thể là BBB hoặc thậm chí thấp hơn. Do được xếp hạng tín dụng cao, cho nên các trái phiếu MBB có mức lãi suất coupon thấp, đây là một lợi thế rất lớn đối với ngân hàng. Tuy nhiên ở một số nước mà điển hình là Mỹ mô hình này không được khuyến khích lắm và luôn đứng trước rủi ro bị can thiệp bất cứ lúc nào bởi các cơ quan định chế nên đây chính là những nguyên nhân khiến cho các ngân hàng không mặn mà với phương thức chứng khoán hoá thông qua phát hành MBB, mà thường là ưu tiên phương thức phát hành các chứng khoán MBS và CMO. Ngoài ra còn vì một số nguyên nhân khác như: + Việc phát hành trái phiếu MBB đã gắn chặt lâu dài khoản cho vay có thế chấp trong nội bảng. Điều này làm tăng tính không thanh khoản của tài sản có. + Phải tách số tài sản có thế chấp làm vật bảo đảm để phát hành MBB lớn hơn tổng mệnh giá phát hành MBB. + Với việc duy trì các khoản cho vay thế chấp ở nội bảng, ngân hàng phải trả thêm một loại thuế đó là thuế qui chế. Đó là yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có, yêu cầu về tỷ lệ dự trữ tối thiểu không có lãi suất, yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bằng tài sản cơ bản. Do có những hạn chế này, nên MBB là phương thức chứng khoán hoá được ít sử dụng nhất. Ngày nay, kỹ thuật chứng khoán được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo, Australia… Kỹ thuật này, ngày càng quan trọng vì nó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị và xã hội. Nhờ có kỹ thuật này mà nhiều tổ chức tài chính, công ty vượt qua được những giai đoạn khó khăn do thiếu vốn, giúp các tổ chức tài chính quản lý nguồn vốn linh hoạt và hiệu quả; tăng tính thanh khoản cho các tài sản; giảm thời lượng của mỗi hạng mục đầu tư; tăng các khoản thu từ phí… Vì vậy, thị trường tài chính ổn định hơn nhờ đó cũng góp phần ổn định chính trị xã hội. Vai trò CKH trong hoạt động của NHTM: Công nghệ chứng khoán hoá tài sản hấp dẫn nhiều ngân hàng bởi vì thông qua đó mà ngân hàng có thể: - Giảm được thời lượng của danh mục đầu tư. - Tăng khả năng thanh khoản của tài sản. - Cung cấp một phương tiện tài trợ mới. - Giảm được các chi phí có tính chất thuế qui chế. - Tăng thu nhập từ phí. Để có thể hiểu được cơ chế của qúa trình CKH và những lợi ích của nó, chúng ta tiến hành nghiên cứu thông qua ví dụ sau: Giả sử ngân hàng có 1000 món vay và các món vay đều có tài sản thế chấp. Tỷ lệ vay vốn tối đa bằng 80% giá trị tài sản thế chấp. Giá trị trung bình của mỗi món vay là $100.000. Do đó, tổng số tiền vay là 1000x $100.000= $100 triệu Giả thiết rằng các khỏan tín dụng này đều có bảo hiểm tín dụng và chi phí bảo hiểm là rất nhỏ đối với ngân hàng, có thể bỏ qua. Các món vay có kỳ hạn đến 30 năm, với mức lãi suất cố định là 12%/ năm, gọi là lãi suất các khỏan vay thế chấp( mortgage rate- mortgage coupon). Giả sử rằng các khỏan cho vay này được tài trợ bằng các khoản tiền gửi và vốn tự có của ngân hàng. Theo quy định, các khoản tín dụng thế chấp có tỷ lệ chịu rủi ro là 50% trên tổng số, và theo quy chế thì vốn tự có phải được duy trì bằng trên 8% tổng giá trị tín dụng chịu rủi ro. Trên cơ sở các giả thiết này, chúng ta tính được vốn tự có mà ngân hàng phải duy trì là: Vốn tự có = $100 triệu x 0,5 x 0,08 =$ 4 triệu Mặc dù chênh lệch giữa khoản tín dụng $100 triệu và vốn tự có $4 triệu là $96 triệu, nhưng ngân hàng phải huy động một lượng vốn lớn hơn $96 triệu. Bởi vì, ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tối thiểu không có lãi suất tại NHTW là 1% trên vốn huy động và tỷ lệ tài sản cơ bản (the Prime Asset Ratio- PAR) như trái phiếu, tín phiếu chính phủ là 6% trên vốn huy động. Yêu cầu về vốn tự có và các khoản dự trữ này có thể coi như là những khoản thuế bổ sung, hay còn gọi là thuế quy chế (regulatory taxes) đối với các khoản cho vay có thế chấp của ngân hàng. Trên cơ sở các dữ liệu đã cho, chúng ta tính được số vốn cần thiết phải huy động để ngân hàng có thể cho vay được $100 triệu có thế chấp như sau: Gọi X là số vốn cần huy động, ta có bảng cân đối của ngân hàng như sau: Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ tối thiểu 0,01X Tài sản cơ bản 0,06X Cho vay thế chấp 100,00 Vốn huy động X Vốn tự có 4,00 Cộng 0.07+100 Cộng X+4 Tổng tài sản có và tổng tài sản nợ trên bảng cân đối tài sản là bằng nhau, do đó: 0,01X + 0,06X +100= X+4 suy ra X= $103,23 triệu Bảng cân đối tài sản cụ thể của ngân hàng: Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ tối thiểu $1,03 Tài sản cơ bản 6,20 Cho vay thế chấp 100,00 Vốn huy động $103,23 Vốn tự có 4,00 Cộng $107,23 Cộng $107,23 Bên cạnh tỷ lệ sinh lãi từ khoản cho vay thế chấp là 12% , thì ngân hàng phải chịu 3 loại thuế “quy chế”, đó là: Yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có; Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ tối thiểu không có lãi suất; Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bằng tài sản cơ bản. Như vậy , động lực thúc đẩy ngân hàng chứng khoán hoá là nhằm giảm gánh nặng về các loại thuế quy chế và nhằm tăng lợi nhuận của ngân hàng sau thúê. Ngoài gánh nặng về thuế quy chế, từ bảng 9.1 cho thấy ngân hàng còn bộc lộ hai loại rủi ro, đó là: Rủi ro về lãi suất: Ngân hàng đã tài trợ cho các khoản tín dụng thế chấơ 30 năm bằng các khoản tiền gửi ngắn hạn, do đó thời lượng bình quân của hai vế bảng cân đối tài sản là không cân xứng với nhau. Sự không cân xứng về thời lượng vần tồn tại cho dù ngân hàng tài trợ các khoản vay thế chấp bằng các hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, phát hành chứng chỉ tiền gửi trung hạn, hay các khoản vốn đi vay khác. Rủi ro thanh khoản : ngân hàng đã nắm giữ một danh mục đầu tư có tính lỏng rất kém, đó là các khoản cho vay thế chấp kỳ hạn 30 năm và không có khoản dự trữ phụ trội nào. Vì vậy, trong những tình huống người gửi tiền rút tiền phạt, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Những giải pháp truyền thông nhằm khắc phục sự không cân xứng về thời lượng và tính không thanh khoản của danh mục đầu tư có thể là: Tăng kỳ hạn của tài sản nợ bằng cách phát hành các công cụ nợ với kỳ hạn dài hơn. Tham gia các giao dịch hoán đổi lãi suất để chuyển lãi suất của tài sản nợ thành lãi suất dài hạn và cố định. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn không giải quyết được vấn đề thuế quy chế, đồng thời ngân hàng phải chịu nhiều khoản chi phí trong các giao dịch này. Giải pháp thứ ba, phát kiến mới, đó là thông qua công nghệ chứng khoán hoá danh mục đầu tư. Phương pháp này có thể giải quyết được: thứ nhất, vấn đề thời lượng không cân xứng và vấn đề không thanh khoản cùng tài sản; thứ hai, giảm được gánh nặng về thuế quy chế. Để làm được điều này, ngân hàng phải tiến hành chứng khoán hoá $100 triệu khoản cho vay có thế chấp. Cơ chế chứng khoán hoá có thể mô tả như sau: Ngân hàng bắt đầu bằng cách khoanh khoản cho vay có thể chấp $100 triệu và chuyển nó ra khỏi nội bảng, hạch toán ngoại bảng để bán cho người đầu tư chứng khoán thông qua trung gian là người được uỷ thác (gọi là bên thứ 3, nhà trung gian hay công ty tín thác). Người được uỷ thác thường là tổ chức được bảo đảm không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán thông thường là các công ty tín thác. Bước tiếp theo, ngân hàng thiết lập một cam kết với công ty tín thác nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với khoản $100 triệu do chính ngân hàng đã cho vay. Nguồn bảo đảm tín dụng có thể lấy từ các nguồn thu trực tiếp của ngân hàng , hoặc bằng một thư bảo lãnh của một ngân hàng khác hay của một công ty bảo hiểm. Điều này nhằm bảo đảm chắc chán rằng những người đầu tư vào chứng khoán hóa sẽ được thanh toán đầy đủ và kịp thời khoản lãi côupn và gốc trái phiếu khi đến hạn. Như vậy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục quan tâm đến khoản tín dụng đã cho vay $100 triệu cho dù nó đã được chuyển sang làm tài sản cầm có tại công ty tín thác. Thông qua sự chăm sóc và quản lý tín dụng thì ngân hàng sẽ nhận được một khoản phí, gọi là phí dịch vụ tín dụng. Trên cơ sở nắm giữ khoản tín dụng $100 triệu, công ty tín thác phát hành các chứng khoán hoá cho các ngân hàng đầu tư trên thị trường vốn. Bây giờ chúng ta xem xét lợi ích đối với những nhà đầu tư mua chứng khoán hoá là như thế nào. Những nhà đầu tư chứng khoán hoá thông thường là các ngân hàng, các hiệp hội xây dựng, các công ty bảo hiểm, các quỹ nhân thọ, quỹ hưu trí… Những nhà đầu tư được bảo đảm hai mức độ rủi ro, đó là: Rủi ro từ người thế chấp tài sản: Gỉa sử rằng do giá trị địa ốc giảm mạnh, người thế chấp gán nợ cho ngân hàng bằng chính ngôi nhà đang thể chấp tại ngân hàng. Do khoản tín dụng đã được bảo lãnh, cho nên người đầu tư chứng khoán hoá vẫn được thanh toán đầy đủ và kịp thời mọi khoản lãi và gốc của chứng khoán từ người bảo lãnh tín dụng. Rủi ro từ phía ngân hàng hay công ty tín thác : Gỉa sử ngân hàng cho vay bị phá sản hoặc công ty tín thác bỏ trốn mang theo khoản tiền gốc và lãi để thanh toán cho người đầu tư chứng khoán hoá. Như trên đã trình bày, do cơ chế chứng khoán hoá yêu cầu khoản tín dụng phải được bảo đảm bởi một ngân hàng khác hoặc một công ty bảo hiểm, do đó trường hợp ngay cả ngân hàng cho vay là công tín thác phá sản hay bỏ trốn thì người đầu tư chứng khoán hoá vẫn được người bảo đảm tín dụng thanh toán đầy đủ và kịp thời cả gốc và lãi. Giả sử chi phí bảo đảm tín dụng là 0,6% và phí dịch vụ tín dụng ngân hàng là 0,4%, ta có: Lãi suất cho vay có thế chấp = 12,00% Phí dịch vụ tín dụng = 0.40% Phí bảo đảm tín dụng = 0,60% Lãi suất chứng khoán hoá = 11,00% Giả sử công ty tín thác phát hành $100 triệu chứng khoán hoá. Sau khi trừ đi các khoản phí dịch vụ tín dụng và phí bảo đảm tín dụng, hàng tháng mỗi nhà đầu tư sẽ nhận được khoản thanh toán bao gồm lãi và gốc chứng khoán với một tỷ lệ tương ứng với khoản lãi suất và khoản gốc tín dụng mà ngân hàng thu được. Ví dụ, nếu một công ty bảo hiểm mua 25% tổng số chứng khoán hoá được phát hành ($100 triệu 0.25 = $25triệu), thì hàng tháng sẽ nhận được 25%(11/12)= 22,92% tổng số lãi thanh toán hàng tháng. Hàng tháng, người thế chấp thanh toán tiền gốc và lãi tín dụng cho ngân hàng : sau khi để lại khoản chi phí dịch vụ tín dụng, ngân hàng tổng hợp các khoản thanh toán này và chuyển cho người đầu tư chứng khoán hoá thông qu công ty tín thác là người được uỷ thác phát hành chứng khoán. Để cho quá trình thanh toán được dễ dàng và thuận lợi, thì hầu hết các khoản cho vay thế chấp có lãi suất cố định được thanh toán theo phương thức trả góp, tức là định kỳ (hàng tháng chẳng hạn) những khoản tiền được thanh toán đều bằng nhau (bao gồm gốc và lãi) cho ngân hàng trong suốt thời hạn hiệu lực của tín dụng. Điều này có nghĩa là nếu người vay tiền không thực hiện hoàn trả trước thời hạn trong thời hạn tín dụng là 30 năm, thì hàng tháng nhà đầu tư chứng khoán hoá dự định sẽ nhận được những khoản tiền bằng nhau giống như việc lĩnh lãi coupon từ một trái phiếu có lãi suất coupon cố định. Nhưng, có một vấn đề nảy sinh trong thực tế là người thế chấp thường không thực hiện hoàn toàn đúng như vậy. Với nhiều lý do khác nhau, họ có thể bán tài sản thế chấp để hoàn trả trước hạn cho vay ngân hàng (đặc biệt là trong trường hợp lãi suất thị trường giảm so với lãi suất đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng). Xu hướng hoàn trả trước hạn đã làm cho các luồng tiền thanh toán thực tế lệch đáng kể so với luồng tiền dự tính (dự tính hàng tháng là bằng nhau). Đặc điểm hoàn trả trước hạn của các khoản vay thế chấp, một mặt, mang lại sự hấp dẫn đối với một số nhà đầu tư chứng khoán hoá; mặt khác, trở thành rủi ro chính đối với những người ngại rủi ro, do đó họ thường thờ ơ với các chứng khoán này. Trước khi chuyển qua phân tích đặc điểm của việc hoàn trả trước hạn, chúng ta tóm lược các bứơc tiến hành chứng khoán hoá tài sản ngân hàng và sau đó đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao thông qua chứng khoán hoá , ngân hàng lại có thể giải quyết được sự không cân xứng về thời lượng (duration mismatch), tính không thanh khoản của tài sản có (illquidity) và vấn đề thuế quy chế (regulatory tax). Quá trình chứng khoán hoá được bắt đầu từ khi ngân hàng tạo các khoản tín dụng có thế chấp là bất động sản, thông qua phát hành chứng khoán hoá cho các nhà đầu tư và kết thúc khi các khoản thu từ phát hành chứng khoán, sau khi đã khấu trừ các khoản phí phát hành, được chuyển đến ngân hàng tạo tín dụng thế chấp. Kết quả là, ngân hàng đã thay thể được khoản tín dụng thế chấp có kỳ hạn 30 năm thành tiền mặt thông qua cơ chế chứng khoán hoá. Nếu bỏ qua các loại phí phát sinh trong quá trình chứng khoán hoá, thì bảng cân đối tài sản của ngân hàng sẽ có kết cấu ngay sau khi quá trình chứng khoán hoá kết thúc như sau: Bảng cân đối tài sản của ngân hàng sau khi quá trình chứng khoán hoá kết thúc( triệu USD). Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ tối thiểu $1,03 Tài sản cơ bản 6,20 Tiền mặt 100,00 (thu từ phát hành chứng khoán) Vốn huy động tiền gửi $103,23 Vốn tự có 4,00 Cộng $107,23 Cộng $107,23 Rõ ràng là có sự thay đổi sâu sắc kết cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng , đó là: Thứ nhất, $100 triệu tài sản có không thanh khoản thuộc tín dụng thế chấp có kỳ hạn 30 năm đã được thay thế bằng tiền mặt; Thứ hai, sự không cân xứng về thời lượng (duration mismatch) đã được giảm . Thứ ba, ngân hàng có khả năng để giảm được các loại thuế quy chế. Đặc biệt là vốn tự có có thể giảm, bởi vì, tài sản có chịu rủi ro ( tín dụng có thế chấp) sau khi đã điều chỉnh với tỷ lệ 50% là bằng 0 (0*0,5*0,08 = 0). Khoản dự trữ tối thiểu và t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan