Đề tài Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH TRANH BẰNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2

I. CÁC KHÁI NIỆM 2

I.1. Sản phẩm 2

I.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm 2

I.3. Chất lượng sản phẩm (tổng hợp) 4

II. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH

BẰNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 4

II.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm 4

II.2. Sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu 6

PHẦN II: VAI TRÒ CỦA ISO 9000 TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM 9

I. LỊCH SỬ RA ĐỜI 9

II. KHÁI QUÁT VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 10

II.1. Các nguyên tắc quản lý chất lượng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 10

II.2. Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 12

III. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ISO 9000 TRONG VIỆC NÂNG CAO

SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP. 13

III.1. Sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn, đáp ứng được

yêu cầu của khách hàng. 16

III.2. Có được một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả 17

III.3. Xây dựng được nền văn hoá chất lượng công ty 18

III.4. Tạo được lòng tin với khách hàng (bên trong và bên ngoài). 18

III.5. Tạo được lợi thế trong xuất khẩu, mở rộng thị trường, đấu thầu

và kí kết hợp đồng. 19

III.6. Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh 20

PHẦN III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 9000

VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23

I. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 9000 Ở CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM HIỆN NAY 23

II. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 24

III. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ

ÁP DỤNG HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ISO 9000 26

III.1. Thành tựu 26

III.2. Tồn tại 31

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP

ÁP DỤNG VÀ DUY TRÌ HỆ THỐNG ISO 9000

ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH 34

I. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC 34

II. CÁC GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NỘI BỘ DOANH NGHIỆP 35

KẾT LUẬN 39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao chất lượng sản phẩm-hàng hoá -dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường và trên trên thực tế nó là một trong những vấn đề đang được các tổ chức và doanh nghiệp nước ta quan tâm. Khi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của chất lượng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh thì một vấn đề đặt ra là các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để nâng cao được chất lượng nâng cao được khả năng cạnh tranh? Trình độ kỹ thuật và công nghệ, năng lực tổ chức và quản lý là những đòn bẩy để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước thời cơ và thách thức của sự hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo sự phát triển nền sản xuất kinh doanh dịch vụ có hiệu quả cao và bền vững. Do xác định được hoạt động quản lý nói chung mà đặc biệt là hoạt động quản lý chất lượng còn rất nhiều điều hạn chế và bất cập. Các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu, triển khai, áp dụng các phương pháp quản lý và hệ thống quản lý mới để tạo nên sự chuyển biến trong quản lý ở các doanh nghiệp, đảm bảo tính khoa học, hệ thống và hội nhập với tập quán quốc tế. Điều này góp phần gắn kết hệ chất lượng với các hoạt động quản lý khác để mang lại những lợi ích về “ năng suất-chất lượng-hiệu quả” cao nhất cho các tổ chức và doanh nghiệp. Trong quá trình tìm tòi đó, các tổ chức và doanh nghiệp đã coi bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là công cụ thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập hiện nay. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 qui tụ kinh nghiệm được quốc tế thừa nhận trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các mối quan hệ giữa người mua và người sản xuất. ISO 9000 phù hợp với mọi đối tượng áp dụng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doannh, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp và thực sự đem lại hiệu quả cao. Việc làm cho sản phẩm thoả mãn được những yêu cầu của khách hàng chính là triết lý cơ bản của thống quản lý chất lượng mà tổ chức ISO 9000 đưa ra trong các phiên bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Trong suốt hơn một thập kỷ từ khi ISO 9000 ra đời, một sản phẩm được coi là có khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong nhiều trường hợp, thường gắn với biểu tượng này. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là kết quả của các bộ óc lỗi lạc trong hoạt động quản lý kinh doanh và quản lý chất lượng cả tầm vĩ mô và vi mô trong nhiều thập kỷ, nhằm giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh thông qua việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng tốt và phù hợp. Việc áp dụng đúng đắn hệ thống này đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp một uy thế mới, trực tiếp hay gián tiếp có những lợi thế mới trực tiếp hay gián tiếp có những lợi thế cạnh tranh trên thị trường khi mà xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Trong lịch sử phát triển hơn 50 năm của tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế thì bộ tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn quốc tế có tốc độ phổ biến áp dụng cao nhất và đạt được hiệu quẩ rộng lớn nhất. Chính vì vậy, kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 và được soát xét hoàn thiện vào năm 1994 và năm 2000, Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng đã được nhiều nước trên thế giới chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia, được quảng bá, đưa vào áp dụng rộng rãi. Thực tiễn đã chứng minh, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 mang lại nhiều kết quả thiết thực, nên tính đến cuối năm 1999, thế giới đã có khoảng 343643 tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ và hành chính của 150 quốc gia áp dụng và đạt được chứng chỉ phù hợp ISO 9000. Đối với các nước đang phát triển, ISO 9000 là nguồn chứa các bí quyết công nghệ quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao năng lực xuát khẩu và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Mô hình hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đề cập đến các hoạt động chủ yếu và đưa ra các yêu cầu cơ bản được đúc kết trên cơ sở tập hợp kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất của nhiều nước trên thế giới. Khi các doanh nghiệp, tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ thu được rất nhiều lợi ích thiết thực trực tiếp và gián tiếp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Những lợi ích khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này là: III.1. Sản phẩm có chất lượng cao hơn, ổn định hơn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Chu trình chất lượng bắt đầu từ sự nhận thức rõ về những yêu cầu của khách hàng. Những yêu cầu này sau đó được thể hiện trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nghiên cứu triển khai, sản xuất sản phẩm và còn được tiếp tục ngay cả sau khi sản phẩm đã được bán. Với vòng tròn chất lượng này ISO 9000 đã giúp doanh nghiệp đáp ứng sản phẩm có đủ những đặc tính mà khách hàng yêu cầu-một trong những yêu cầu cơ bản khi muốn khách hàng chấp nhận sản phẩm. ISO 9000 đòi hỏi nhà cung cấp phải thiết lập một hệ thống được văn bản hoá rõ ràng và cụ thể để ghi nhận được những đòi hỏi của khách hàng và đánh giá khả năng của chính họ trong việc đáp ứng những nhu cầu này trước khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên sự nhận thức một cách đơn giản về những yêu cầu vẫn là chưa đủ. Sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng đòi hỏi rằng những nhu cầu này phải được chuyển thành những qui định kỹ thuật và cuối cùng là sản phẩm và dịch vụ. Để làm được điều này, mô hình hệ thống chất lượng ISO 9000 thường tập trung vào quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Do đó nó đòi hỏi rằng toàn bộ quá trình từ thiết kế đến cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phải đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng và không được có “sự lệch pha” ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình này. Hơn nữa, nó còn đòi hỏi rằng quá trình này nhất thiết phải được văn bản hoá để có thể đạt được sự tuân thủ nghiêm ngặt và giảm thiểu những hành động sai lệch. Những hoạt động này đã góp phần lớn làm ổn định chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ ổn định hơn nữa khi mà doanh nghiệp thực hiện đúng nguyên tắc quá trình và nguyên tắc hệ thống. Đây là một nguyên tắc một yêu cầu khách quan, vì nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh cũng luôn đổi mới... Như vậy khi doanh nghiệp thực hiện được nguyên tắc này sẽ chủ động trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng và luôn ở thế áp đaỏ so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là lợi ích hay vai trò cơ bản nhất của ISO 9000. Khi doanh nghiệp đã thực hiện đúng những nguyên tắc của ISO 9000 thì sẽ tạo được sản phẩm luôn bám sát và đáp ứng vượt trội nhu cầu của khách hàng và chất lượng sản phẩm luôn ổn định. Một sản phẩm như vậy sẽ thu hút và tạo được lòng tin ở khách hàng làm cho khách hàng luôn thoả mãn và trở thành trung thành với doanh nghiệp. III.2. Có được một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả Việc văn bản hoá toàn bộ quá trình sản xuất và tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn đối với các hoạt động quản lý nói chung và các hoạt động tác nghiệp, kỹ thuật nghiệp vụ trong tiến hành và triển khai sản xuất nói riêng. Việc chuẩn hoá và qui định rõ ràng bằng văn bản các nhiệm vụ và qui trình thực hiện những nhiệm vụ này làm cho việc phân công, phân nhiệm và điều hành được rõ ràng, thông suốt ở toàn bộ các khâu, các quá trình, góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong tập thể cũng như tăng cường hiệu lực quản lý. Hệ thống văn bản ISO 9000 đã làm cho hệ thống chất lượng trở thành hữu hình và người quản lý có căn cứ để kiểm tra và đánh giá xem hệ thống có được vận hành hay không, từ đó có cơ sở để điều chỉnh và cải tiến. Khi doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 sẽ có “ cơ hội” soát xét lại hệ thống quản lý của mình. Doanh nghiệp sẽ loại bỏ được nhiều khâu quản lý từ trước tới giờ vẫn bị chồng chéo hoặc lỏng lẻ, giúp người lãnh đạo có nhiều thời gian và điều kiện hơn vào công tác kế hoạch dự báo... Các thủ tục khi đã được chuẩn hoá và lập thành văn bản sẽ nâng cao hiệu quả quản lý-mà với các doanh nghiệp của ta đang là một điểm yếu và nhiều bức xúc. III.3. Xây dựng được nền văn hoá chất lượng công ty Việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đã lôi cuốn toàn bộ mọi người trong doanh nghiệp tham gia vào những hoạt động khác nhau nhưng cùng hướng vào mục tiêu chung. Trên cơ sở những nhận thức mới đầy đủ hơn về chất lượng và quản lý, hình thành được nề nếp làm việc khoa học, hệ thống và tiên tiến theo tinh thần tuân thủ triệt để các qui trình và văn bản đã được xây dựng. Quan hệ giữa các thành viên trong mỗi bộ phận, phòng ban phân xưởng được tăng cường, có phân tầng và ranh giới trách nhiệm, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là năng suất chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Văn hoá chất lượng hình thành và ngày càng rõ nét, tạo sự chuyển động tích cực của phong trào quần chúng tham gia vào các hoạt động năng suất chất lượng. Khi hình thành nền văn hoá chất lượng công ty, các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ: - Dám nhận công việc, nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề - Tích cực tìm kiếm các cơ hội để cải tiến, nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm và truyền đạt chúng trong đội và nhóm công tác. - Đổi mới và sáng tạo để nâng cao hơn nữa các mục tiêu của doanh nghiệp. - Giới thiệu doanh nghiệp tốt hơn cho khách hàng và cộng đồng - Nhiệt tình trong công việc và cảm thấy tự hào là thành viên của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chịu khó trau dồi và vì công ty thì có thể nói doanh nghiệp đó đã có một nguồn lực rất quý và sẽ thắng thế trong cạnh tranh. III.4. Tạo được lòng tin với khách hàng (bên trong và bên ngoài). Sức mạnh của ISO 9000 nằm ở cấu trúc của nó hướng tới việc thiết lập một tập hợp các thủ tục, yếu tố và yêu cầu thống nhất được quốc tế thừa nhận nhằm tạo cơ sở cho việc thiết kế, thực thi, đánh giá xác định và chứng nhận một hệ thống chất lượng. Khách hàng không còn muốn dựa vào những phương pháp truyền thống để đánh giá các nhà cung cấp tiềm năng nhằm phát hiện ra sự khác biệt giữa chất lượng của các sản phẩm được cung cấp so với chất lượng của mẫu chuẩn. được giới thiệu về ISO 9000, họ mong muốn các nhà cung cấp đảm bảo với họ rằng nhà cung cấp đang vận hành một hệ thống chất lượng có hiệu quả để có thể đáp ứng các yêu cầu của họ về mức chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ được cung cấp. Đó chính là lý do giải thích vì sao có nhiều tổ chức trên toàn cầu đang giành những nỗ lực và nguồn lực đáng kể cho việc áp dụng ISO 9000 và cũng đòi hỏi các nhà cung cấp của họ đi theo hướng này. Nếu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 các công ty sẽ giành được tín nhiệm trong quản lý và chất lượng sản phẩm của mình với khách hàng trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý nhà nước, giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra, giám sát, doanh nghiệp sẽ được phép tự công bố sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Doanh nghiệp có thể có quyền tham gia vào các hội chợ triển lãm hàng hoá trong và ngoài nước( Ví dụ như tại hội chợ HàNG MADE IN VIET NAM thì chỉ có những sản phẩm của các doamh nghiệp đã có chứng chỉ ISO 9000 hoặc đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO mới được tham dự – Thời báo kinh tế việt nam số 48\2001.). Doanh nghiệp có thể cung cấp các bằng chứng khách quan về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình cho bất cứ mọi khách hàng thông qua các ghi chép và thống kê theo qui định của tiêu chuẩn. III.5. Tạo được lợi thế trong xuất khẩu, mở rộng thị trường, đấu thầu và kí kết hợp đồng. Với việc áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ngoài giành được sự tín nhiệm của khách hàng và các bên đối tác về phong cách quản lý tiên tiến của mình. Đồng thời, doanh nghiệp còn có những điều kiện thuận lợi để triệt để khai thác các lợi thế khi tiến hành các hoạt động marketing để tăng thị phần và xâm nhập thị trường mới. Có nhiều khách hàng hoặc bên đấu thầu đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý chất lượng hoặc ưu tiên nếu có chứng chỉ. Chứngchỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được coi như là thẻ thông hành cho các doanh nghiệp bước vào thị trường quốc tế-đó chính là nhờ vào tính quốc tế của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Và người ta coi ISO 9000 là điều kiện cần thiết để tạo ra hệ thống “mua bán tin cậy” trên thị trường trong nước và quốc tế. III.6. Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 với việc áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp mà còn góp phần quan trọng đối với việc quản lý chi phí và rủi ro.Việc quan tâm đến quản lý lợi ích, chi phí và rủi ro là điều quan trọng đối với tổ chức, khách hàng và các bên quan tâm khác. Nhờ quan tâm đến quản lý lợi ích, chi phi và rủi ro bằng các nguyên tắc quản lý chất lượng trên với các phương châm làm đúng ngay từ đầu, hướng vào phòng ngừa là chính, quan tâm đến hoạt động tổng thể và kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu cung cấp nguyên vật liểu trở đi. Do đó doanh nghiệp sẽ sử dụng có hiệu quả và hiệu lực các nguồn lực, giảm được chi phí và thời gian quay vòng vốn. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất do sản phẩm bị sai hỏng giảm, chi phí làm lại, sửa chữa, bảo hành... mà theo Crossby, một chuyên gia về chất lượng chi phí này chiếm từ 20 – 40% doanh thu (giáo trình TQM). Ngoài ra nhờ tạo được lòng tin với khách hàng với bên thứ 3 mà doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tiền chi phí cho kiểm tra, cho chi phí bến bãi tại cảng khi chờ được kiểm tra, chi phí cho quảng cáo... Hơn nữa các sản phẩm của các doanh nghiệp khi có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 thường được nhiều ưu đãi và đặc quyền... Do chi phí giá thành hạ nên lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ tăng lên (tăng được khoảng chênh lệch giữa giá bán và chi phí). Như vậy đã làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài các lợi ích trên doanh nghiệp còn thu được những lợi ích sau: - Có khả năng phản ứng nhanh chóng và linh hoạt với các cơ hội của thị trường - Tạo sự tin tưởngcủa các bên quan tâm đối với tính hiệu quả và hiệu lực của tổ chức, được thể hiện bởi lợi ích xã hội và tài chính từ hoạt động của tổ chức, chu trình sống của sản phẩm và uy tín. - Khả năng tạo ra giá trị cho cả tổ chức và nhà cung ứng bằng cách tối ưu hoá chi phí và nguồn lực cũng như sự cùng nhau phản ứng nhanh và linh hoạt với các yêu cầu luôn thay đổi của thị trường. Để minh hoạ vai trò, lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đối với các tổ chức và các doanh nghiệp, ta xem xét kết quả của điều tra sau: Trong những năm gần đây người ta đã tiến hành cuộc khảo sát với qui mô lớn trên phạm việc toàn cầu. Một trong những cuộc khảo sát này đã được tiến hành với hơn 1000 doanh nghiệp khác nhau trong mọi nghành kinh tế. Và đã nhận được các câu trả lời một cách tự tin rằng, ISO 9000 thực sự có hiệu lực. Một số nhận xét đánh giá từ 1190 câu trả lời thu được từ cuộc điều tra là: - 65% cho rằng, các tiêu chuẩn hầu hết đã đáp ứng được sự mong đợi của họ - 3 lợi ích quan trọng nhất của ISO có thể nhận thấy rõ là : + kiểm soát tốt hơn + nhận thức một cách đẩy đủ hơn về các vấn đề mang tính chất hệ thống + có giá trị quảng cáo, giới thiệu công ty đối với xã hội và quốc tế. Mặt khác các công ty có chứng nhận ISO 9000 đã chứng minh tỷ lệ hàng hoá bán ra cao hơn mức trung bình và gấp 4lần thời kỳ yếu kém của công ty . - Bên cạnh lợi ích của việc chứng nhận phù hợp với ISO 9000 mà trong đó các yếu tố nội bộ thường chiếm ưu thế hơn, thì động lực chính quyết định áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 là do áp lực bên ngoài - 77% trả lời, họ đã áp dụng những tiêu chuẩn để đáp ứng trước những đòi hỏi của khách hàng tương lai, trong khi đó áp lực từ khách hàng hiện tại của công ty chỉ chiếm 50-58% - Nhu cầu duy trì và tăng thị phần cũng như cải tiến chất lượng dịch vụ cho khách hàng cũng là một trong 5 lý do quan trọng. Kết quả điều tra cuộc điều tra 620 công ty ở ANH do một tổ chức độc lập tiến hành đã nêu ra một số lợi ích của việc đạt được chứng nhận sau: Khi lựa chọn 3 lợi ích hàng đầu của việc chứng nhận, khoảng 75% cho rằng: Việc chứng nhận giúp cho họ nhận thức về chất lượng một cách sâu sắchơn; 73% cho rằng: Việc chứng nhận chất lượng giúp họ cải tiến hệ thống văn bản; 48% cho rằng: Tạo sự thay đổi nền văn hoá công ty và 39% nhấn mạnh vào việc phát triển hệ thống thông tin giữa các công ty. Đối với lợi ích bên ngoài, gần 34% câu trả lời tập trung vào nâng cao nhận thức chất lượng, gần 27% đặt việc thoả mãn khách hàng lên trên hết và gần 22% xác định phải đạt được khả năng cạnh tranh và coi đó là lợi ích bên ngoài của việc áp dụng. Những lợi ích trên được thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ: Lợi ích bên ngoài của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 Các lợi ích Tỷ lệ (%) Nâng cao nhận thức về chất lượng 33,5 Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng 26,6 Khả năng cạnh tranh 21,6 Hạn chế những đánh giá của khách hàng 8,5 Vấn đề khác/không có câu trả lời 4,8 Tăng thị phần 4,5 Mở rộng thi trường 0,6 Phần III Thực trạng tình hình áp dụng ISO 9000 và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam I. Tình hình áp dụng ISO 9000 ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở nước ta, do bối cảnh lịch sử của một nền kinh tế đang chuyển đổi cơ sở hạ tầng, công nghệ còn thấp, trình độ quản lý còn hạn chế nên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chỉ thực sự được triển khai tới các doanh nghiệp bắt đầu từ năm 1996. Xác định việc áp dụng quản lý chất lượng theo ISO 9000 là rất hiệu quả và thiết thực trong cơ chế thị trường, cho nên sau gần 5 năm, nước ta đã có 316 doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 9000 (tính đến hết tháng 12/2000). Con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào cuối năm 2001 đầu năm 2002. Ta có thể thấy rõ hơn tiến trình, tốc độ áp dụng ISO 9000 của các doanh nghiệp việt nam trong bảng sau: Bảng: Số lượng các doanh nghiệp Việt nam áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 TT Thời gian đến Số doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 1 1995 1 2 8/1996 3 3 12/1997 11 4 12/1998 21 5 12/1999 95 6 6/2000 156 7 12/2000 316 8 7/2001 Gần 500 Nguồn: Số liệu từ PVC tháng 6/2000 và tạp chí TCĐLCL số 7/2001 So với tổng số các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay (55 000) thì con số này còn quá nhỏ bé. Và so với các nước khác trong khu vực thì số chứng nhận này của chúng ta cũng rất khiêm tốn. Trung quốc là 25 657 chứng nhận, Hàn quốc là15 424 chứng nhận và Nhật bản là 21 329 số giấy chứng nhận (tạp chí ISO 9000 + ISO 14000 NEWS 3/2001). Số giấy chứng nhận này phân bổ cũng không đồng đều, chủ yếu là của các công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài (chiếm hơn 50%). Các doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 30% còn lại là các doanh nghiệp tư nhân.Và tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Số lượng các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau đã được chứng nhận ISO 9000 chủ yếu vẫn tập trung vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực như điện tử(21%), cơ khí (14%), thực phẩm đồ uống (11%), hoá chất (10%), sản phẩm từ cao su và nhựa (9%), dịch vụ (8%), dệt may (6%), xây dựng , vật liệu xây dựng (6%)...Qua đây cho thấy các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau tại Việt nam đã quan tâm và nhận thức được vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 cũng như sức ép của thị trường, nhưng những lĩnh vực nóng bỏng, cạnh tranh nhiều vẫn được các doanh nghiệp quan tâm hơn cả. II. Thực trạng chung về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề là sức cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh quá yếu,thể hiện rõ nhất là tỷ trọng sản phẩm thô trong cơ cấu xuất khẩu khá cao, gấp 10 lần so với Trung quốc (Thời báo kinh tế việt nam số48\2001). Trên thế giới hàng của chúng ta hầu như không có sức cạnh tranh, không có khả năng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của ta rất thấp chủ yếu dựa vào một số mặt hàng như dầu khí, thuỷ sản, nông sản, may mặc, giày da. Tuy nhiên chúng ta hầu như còn giá trị rất thấp. Và ngay cả thị trường trong nước, nhiều lĩnh vực chúng ta đã để cho hàng nước ngoài thâu tóm. Sức cạnh tranh kém của các doanh nghiệp Việt nam thể hiện ở các yếu tố sau: - Thiếu vốn, làm hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm. Đồng thời việc sử dụng vốn lại thường không hợp lý, để xảy ra nhiều lãng phí thát thoát không đáng có làm hạn chế hiệu quả sử dụng đòng vốn, gây thua lỗ... - Công nghệ lạc hậu, cọc cạch, ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư cho công nghệ mới còn chưa hợp lý, có khi gây lãng phí, không đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành có thể cạnh tranh được. - Phương thức quản lý trong doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được đổi mới thực sự, vẫn còn chờ đợi, trì trệ. Doanh nghiệp tư nhân có năng động hơn nhưng thiếu kinh nghiệm quản lý trong điều kiện mới. Nói chung cả các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có nhiều lúng túng và phương thức quản lý chất lượng. - Yếu tố con người trong các doanh nghiệp vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết tốt, do đó chưa phát huy được nguồn lực to lớn và sẵn có vào việc giải quyết những vấn đề tồn tại về chất lượng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp lên. cũng cần ghi nhận rằng ta đã có những doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề này và vươn lên mạnh được khách hàng và người tiêu dùng mến mộ. Tuy nhiên số doanh nghiệp này chưa nhiều. Tình hình này là một sự lãng phí và vô cùng lớn vì khi tiền thiếu, công nghệ yếu thì đây là một tiềm năng to lớn không được khai thác tốt. - Thông tin vẫn là một vấn đề bị coi nhẹ ở nhiều doanh nghiệp của ta trong khi đây chính là một tiềm năng to lớn mà doanh nghiệp có thể nhờ đó để đạt được nhiều hiệu quả trong kinh doanh. Khắc phục được 5 yếu tố nêu lên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có được những cơ sở vững chắc để có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động của mình, giảm giá thành đáp ứng tốt được yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. III. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 III.1. Thành tựu Nước ta hiện nay đã có trên 500 doanh nghiệp áp dụng và đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Đây là một con số đáng khích lệ và nó đã chứng minh được tính hiệu quả của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tình hình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp này sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đã có nhiều chuyển biến và kết quả tốt, sản phẩm nhiều doanh nghiệp bắt đầu có tiếng nói trên thị trường có khả năng cạnh tranh, gây được uy tìn chất lượng với khách hàng... Nhiều công ty đã coi việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một cuộc đầu tư “siêu lợi nhuận”. Sau khi được công nhận đạt và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, các công ty này đều có được những lợi thế để tăng khả năng cạnh tranh, cụ thể là: Trình độ quản lý đã có nhiều tiến bộ và hiệu quả. Công tác quản lý đã thật sự có nề nếp, trách nhiệm cá nhân được thể hiện rõ rệt và cao hơn. Sự phân công, phân nhiệm, điều hành rõ ràng thông suốt ở mọi khâu, mọi quá trình. Giải phóng các cán bộ lãnh đạo, phải thường xuyên can thiệp vào những công việc, sự vụ do các cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp đã có những công cụ để kiểm soát công việcác của mỗi người. Trình độ cán bộ công nhân tăng có ý thức trách nhiệm. Trong các doanh nghiệp đều xây dựng được các quá trình làm việc, các mô tả hướng dẫn công việc để mọi người theo đó mà thực hiện công việc một cách đúng đắn. Do mọi công việc, hoạt động đều được tiêu chuẩn hoá nên năng suất lao động tăng, chất lượng sản phẩm ổn định. Trách nhiệm của mọi cán bộ công nhân viên được qui định rõ ràng và do hiểu được mục đích của công ty nên mọi người đều trở nên tự giác phấn đấu xây dựng công ty tốt hơn, không còn tình trạng né tránh đùn đẩy, hiệu quả công việc cao hơn. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, hợp lý hoá sản xuất. Hệ thống nhà xưởng, kho bãi... được bố trí tối ưu. Giảm được những công việc chồng chéo, những hoạt động thừa, hoạt động gây lãng phí, tăng khả năng tiết kiệm chi phí, giảm được thời gian hoạt động của qui trình tăng năng suất của người lao động và dây chuyền, sản phẩm nhờ đó cũng được ổn định hơn. Chất lượng sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đã nâng cao được uy tín, thoả mãn người tiêu dùng. Nhiều công ty khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 thường đầu tư kinh phí để hoàn thiện một bước những điều kiện sản xuất và tạo cơ ngơi đàng hoàng hơn, như nâng cấp phòng thử nghiệm, cải tạo kho tàng nhà xưởng, do đó tạo được lòng tin được với khách hàng. Đặc biệt sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nhờ đạt chứng chỉ ISO 9000 đã xâm nhập được vào thị trường quốc tế trong đó có những thị trường nổi tiếng, khó tính như Mĩ, Nhật và châu Âu... Thêm vào đó nhiều công ty đã kí kết được nhiều hợp đồng cung cấp sản phẩm hoặc gia công sản phẩm cho các công ty nước ngoài. Nhờ áp dụng ISO 9000, hoạt động của các doanh nghiệp có hiệu quả tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, phù hợp với những yêu cầu của khách hàng, tạo ra sức cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường chỉ sau một năm áp dụng đã có tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận đều mở rộng được thị trường, tăng thu nhập cho người lao động, tích luỹ và giao nộp cho ngân sách nhà nước cũng cao hơn. Để làm rõ hơn thành tịu hay vai trò của ISO 9000 ta sẽ xem xét kết quả áp dụng ISO 9000 của mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0102.doc