Đề tài Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái - Nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Contents

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Câu hỏi nghiên cứu 2

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực hiễn. 2

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2

5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3

6. Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc theo bảng hỏi 3

6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 3

6.3 Phương pháp phân tích tài liệu 4

7. Giả thuyết nghiên cứu. 4

8. Khung lý thuyết. 5

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Một số quan điểm về vai trò gia đình theo thuyết tương tác biểu trưng .6

1.1.2 Khái nệm công cụ 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 9

1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC. 14

2.1 Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình. 14

2.2 Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình .15

2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó. 15

2.3.2 Những người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dành một lượng thời gian gần như nhau cho giáo dục con cái . .18

2.4 Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vinh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 19

2.4.1 Giáo dục tri thức 20

2.4.2 Giáo dục đạo đức 23

2.4.3 Giáo dục giới tính 29

PHẦN 3: KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

docx37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái - Nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong tương lai, ngành này sẽ thay thế ngành nông nghiệp truyền thống, do đó sẽ làm thay đổi nhiều mặt về đời sống của phường. Về xã hội, phường Hội Hợp đang đang từng bước thay đổi trước sự thay đổi kinh tế và hội nhập văn hóa. Giáo dục cũng đang được phường đầu tư đảm bảo cho chất lượng giáo dục của địa phương. Phường đã có một trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với tổng số học sinh là 1477 học sinh [14]. Công tác y tế cũng được phường quan tâm, phường thường xuyên tổ chức khám chữa và tuyên truyền bệnh tật qua đài truyền thanh và cán bộ y tế phường. Người già, trẻ em và phụ nữ có thai luôn được quan tâm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó về công tác văn hóa cũng được thường xuyên tuyên truyền tổ chức. Những đối tượng thuộc chính sách xã hội luôn được phường quan tâm. Vậy, phường cũng đã chú ý đến các vấn đề xã hội và có những chính sách phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội nói chung cũng như thành phố Vĩnh Yên nói riêng. Nói tóm lại, kinh tế-xã hội của phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước thay đổi do đó bên cạnh đem lại những mặt thuận lợi, nó đem lại không ít khó khăn và thử thách cho phường. Vì thế, đứng trước những thử thách này, ngoài chính sách của phường thì mỗi gia đình cũng phải có trách nhiệm đảm bảo gia đình phải biết giữ gìn cũng như thay đổi nét sinh hoạt sao cho phù hợp với xu thế mới. CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC. Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình. Người phụ nữ đặc biệt là người mẹ có vai trò rất lớn trong gia đình. Trong gia đình, người chồng, thường đóng vai trò trong việc kiếm tiền còn người mẹ đóng vai trò nội trợ, do đó người mẹ đảm nhiệm luôn cả công việc dạy dỗ và chăm sóc con cái. Phường Hội Hợp đang nằm trong sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như cả nước nói chung. Ngoài thời gian bận rộn ở ngoài đồng, người phụ nữ-người mẹ còn phải dành khá nhiều thời gian để dạy dỗ con cái bên cạnh việc chăm sóc chúng. Cho đến nay, sự phân công lao động trong việc dạy dỗ con cái vẫn còn khác biệt khá rõ giữa vợ chồng ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái vẫn còn sự khác biệt nhau giữa vợ chồng. Biểu 1: Biểu đồ về sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình Qua điều tra 528 người ở phường Hội Hợp thì 48% trong số 485 người có câu trả lời phù hợp cho biết người đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái trong gia đình là người vợ. Tỷ lệ hai vợ chồng cùng đảm nhận công việc dạy dỗ con cái cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tương đương với tỷ lệ người vợ đảm nhận 46,4%. Điều này có thể nói một điều, sự bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái đang dần được hình thành. Vợ chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc dạy dỗ con cái, điều này là một nỗ lực của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chính con số này cũng cho ta thấy tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc chính là giáo dục con là nhiều. Mặt khác, khi xét về vợ chồng thì sự chênh lệch nhau ở đây khá lớn. Trong khi có 48% người vợ đảm nhận công việc này thì người chồng đảm nhận công việc này chỉ chiếm có 3,3%, một tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ của người phụ nữ. Điều này nói lên rằng xu hướng bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã có dấu có những dấu hiệu tốt, nhưng người phụ nữ đảm nhiệm chính công việc này vẫn chiếm một tỷ lệ cao và họ vẫn là người đảm nhận chính công việc này. Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình. 2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó. Để biết cụ thể xem người vợ đảm nhiệm công việc này nhiều hơn nam giới như thế nào, chúng tôi tiến hành đo về thời gian trung bình một ngày mà người phụ nữ và người đàn ông dành cho giáo dục con cái trong một ngày. Hàng ngày, thường vợ chồng mỗi người một việc nhưng họ vẫn phải dành thời gian để dạy dỗ con cái. Họ nhân thức được đây là việc làm rất quan trọng: “Phải giáo dục cẩn thận không là hỏng hết. Con trai thì đua đòi, đầu tóc thì nhuộm xanh, đỏ, ăn mặc thì lố lăng, con gái thì ăn mặc hở hang, quần tụt, cạp trễ, áo thì ngắn, hở rốn, hở lưng, cứ tưởng là đẹp”(PVS số 6, nữ, 28 tuổi). Vì lý do đó nên các bậc phụ huynh cũng đang lo cho con mình và họ luôn phải giáo dục giáo dục con cái. Thời gian dạy dỗ con cái mà chúng tôi muốn nói ở đây là thời gian dành cho việc dạy dỗ cả đạo đức, dạy dỗ giới tính và dạy dỗ tri thức. Tiến hành đo thời gian trung bình dành cho việc giáo dục con cái của người phụ nữ và đàn ông để chúng tôi so sánh thời gian của họ trong việc giáo dục con cái, từ đó trả lời cụ thể hơn cho mức độ đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái của người phụ nữ. Kết quả thống kê cho cho thấy hàng ngày người phụ nữ dành trung bình 1,67 tiếng đồng hồ cho việc dạy dỗ con cái, còn người đàn ông dành 1,5 tiếng đồng hồ cho việc đó. Quan sát kết quả khảo sát có thể cho ta thấy dường như người phụ nữ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy dỗ con cái, tuy nhiên qua kiểm định T hai mẫu độc lập cho thấy con số này không có ý nghĩa thống kê(P=0,095, F=2,799). Điều này có nghĩa là thời gian trung bình dành cho giáo dục con cái của người phụ nữ và người đàn ông cơ bản là không khác nhau. Như vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác giữa kết quả kiểm định này với kết quả người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái là chính chiếm tỷ lệ cao. Theo kì vọng của chúng tôi đáng nhẽ ra người phụ nữ là người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái chiếm tỷ lệ gần một nửa trong mẫu điều tra, trong khi đó người đàn ông chỉ chiếm có 3,3% thì thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của người phụ nữ sẽ cao hơn rất nhiều so với người đàn ông. Tuy nhiên kết quả thống kê lại cho thấy thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của vợ chồng cơ bản không khác nhau. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tạm đưa ra ba khả năng dưới đây. Khả năng thứ nhất, công việc nhà cửa, trong đó có công việc dạy dỗ con cái vẫn luôn gắn với người phụ nữ. Còn người đàn ông luôn gắn với công việc ngoài của xã hội, do đó có khi để giữ đúng vị trí của người phụ nữ và người đàn ông, họ sẵn sàng gắn công việc đó cho người phụ nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi cả người đàn ông và phụ nữ đều nghĩ rằng những con việc đấy là công việc của người phụ nữ nên họ dễ dàng trả lời là do người phụ nữ đảm nhận. Đối với người phụ nữ, họ cũng nghĩ công việc đấy là của mình nên việc họ trả lời là mình đảm nhận không phải là chuyện khó. Chính điều này có thể đưa tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái lên rất cao, trong khi đó người đàn ông đảm nhận việc này chỉ chiếm có 3,3%. Bởi khi tiến hành phỏng vấn sâu, những người phụ nữ được phỏng vấn cũng thường chia sẻ với chúng tôi rằng công việc giáo dục con cái phải do cả hai cùng đảm nhận: “Tất nhiên là phải cả hai chứ”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi). Chúng tôi muốn đưa ra giả định rằng rất có thể thời gian trung bình mà những người phụ nữ và đàn ông dành cho giáo dục con cái một ngày là không khác nhau nhiều là đúng mà có thể việc những người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái là phụ nữ đã được chứng minh ở trên cần phải xem xét kĩ lại. Tuy nhiên chúng tôi cũng nghĩ đến khả năng thứ hai có thể xảy ra. Trong trường hợp khả ngăng trên không xảy ra, khả năng thứ hai có thể do sự cố ý của người đàn ông. Như chúng tôi đã nói trên, mặc dù công việc dạy dỗ con cái thuộc một trong những công việc nhà nhưng nó là một công việc rất quan trọng và không thể thiếu được sự dạy dỗ của người đàn ông, nên có thể trong khi hỏi về thời gian, người đàn ông có thể đưa ra thời gian dạy dỗ con cái của mình lớn hơn so với thực tế để thấy được vai trò của mình trong giáo dục con cái. Thực tế một điều, khi phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết, người đàn ông khi đi làm nghề xây dựng thường ít khi về nhà và khi về nhà ít có thời gian dạy dỗ con cái, công việc dạy dỗ con cái thường do người phụ nữ đảm nhận. Điều này là có thực trong phường được điều tra: “Chú đi suốt, chú có hay về nhà đâu. Hôm nhận được công trình ở gần thì còn hay về, chứ công trình mà xa thì thỉnh thoảng một năm về hai, ba lần thôi. Vì thế toàn cô phải nói thôi chứ. Có hôm về nhưng đi làm thợ về mệt lắm cháu ạ. Về nhà tắm rửa là chú ngủ liền. Mình chỉ đi làm thợ, đi theo người ta thôi nên mệt lắm. Vậy nên cô cứ phải bắt chúng nó học”(PVS số 1, nữ, 43 tuổi). Mà ở Hội Hợp tỷ lệ người đàn ông làm nghề xây dựng khá nhiều. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, tỉ lệ những người đàn ông ở Hội Hợp làm thợ xây chiếm tới 24,4%, tỷ lệ này cao thứ 2 trong các ngành nghề, chỉ sau nông dân là 25,8%. Trong khi đó, người phụ nữ đi làm thợ xây chỉ chiếm 0,9%. Điều này có nghĩa là thời gian trung bình một ngày mà người phụ nữ và người đàn ông dành cho giáo dục con cái là như nhau cần phải xem xét lại, rất có thể mặc dù thời gian trung bình mà họ dành cho giáo dục con cái mà chúng tôi thống kê trong nghiên cứu này không khác nhau nhưng thực tế thì chúng vẫn khác nhau do sự cố ý khai tăng thời gian của người đàn ông. Ngoài ra còn một khả năng thứ 3 dẫn tới sự trái ngược theo kì vọng của chúng tôi. Khả năng thứ 3 chúng tôi đưa ra để giả thích cho trường hợp trên là không có sự cố ý của người trả lời dẫn đến chênh lệch số liệu mà do người đàn ông đã cho biết thời gian mình thường xuyên dành giáo dục con cái chỉ là thời gian mà mình đã dành trong điều kiện có thể ở nhà. Như vậy nếu điều này xảy ra, rõ ràng xét về thời gian trung bình của vợ chồng có vẻ không khác nhau, nhưng thực tế lại không hề xảy ra. Thực chất ở đây là mặc dù con số đưa ra hàng ngày không chênh nhau nhưng mức độ tần xuất của việc dạy dỗ lại không như nhau. Người vợ thường có thời gian ở nhà hơn, người chồng thường vắng nhà nhiều hơn nên tần suất dạy dỗ của người phụ nữ sẽ cao hơn người đàn ông hay nói cách khác số ngày người phụ nữ dành cho con cái sẽ nhiều hơn người đàn ông làm việc đo, như vậy, thời gian dành cho giáo dục của người phụ nữ sẽ nhiều hơn người đàn ông. Điều này theo chúng tôi là khả năng dẫn đến sự sai lệch về số liệu trên đây của chúng tôi hơn, nên chúng tôi cho rằng đây có thể là câu trả lời phù hợp và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch theo kì vọng của chúng tôi. Và mặc dù kết quả thống kê cho thấy thời gian trung bình mà người phụ nữ và gười đàn ông dành cho giáo dục con cái là không khác nhau nhưng thực tế người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn. Như vậy theo đó, người phụ nữ là người giáo dục con cái nhiều hơn. Những người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dành một lượng thời gian gần như nhau cho giáo dục con cái. Ở những người phụ nữ làm nghề nghiệp khác nhau cũng dành khoảng thời gian gần như nhau để giáo dục con cái. Xem xét thời gian dành cho giáo dục con cái của những người phụ nữ theo những nhóm nghề nghiệp, chúng tôi xem xét theo 4 nhóm nghề nghiệp sau: nhóm nông dân, kinh doanh dịch vụ; nhóm công nhân viên chức với công nhân, và cuối cùng là nhóm thợ xây, lao động tự do với nhóm khác. Chúng tôi xem xét như vậy là xem xét theo đặc thù loại nghề nghiệp này. Nhóm nông dân là nhóm có thời gian ở nhà thường xuyên nhất, nhóm kinh doanh dịch vụ có thời gian ở nhà cũng thường xuyên nhưng thời gian nghỉ ngơi không ổn định, nhóm công nhân viên chức và công nhân là nhóm khá ổn định về thời gian ở nhà cũng như thời gian nghỉ ngơi vì nhóm này làm việc theo giờ hành chính. Nhóm cuối cùng lao động tự do, thợ xây và nhóm khác là nhóm thiếu ổn định về thời gian nhất, nhóm này thường ít thời gian ở nhà. Theo sự phân nhóm như trên, chúng tôi đã tiến hành kiểm định phương sai một nhân tố để so sánh thời gian trung bình một ngày mà những người phụ nữ dành cho giáo dục con cái theo các nhóm nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt về thời gian trung bình mà những người phụ nữ ở những nhóm nghề nghiệp khác nhau dành cho giáo dục con cái(P=0,865, F=0,244). Điều này có nghĩa là những người phụ nữ làm những nhóm nghề khác nhau có xu hướng cùng dành một lượng thời gian gần như là bằng nhau cho việc dạy dỗ con cái. Câu hỏi đặt ra là tại sao những nhóm nghề nghiệp khác nhau có tính chất khác nhau do đó thời gian rảnh rỗi cũng khác nhau nhưng tại sao lại có sự tương đồng trong việc dành thời gian giáo dục con cái. Về điều này có thể do giáo dục con cái là việc làm rất quan trọng và cần thiết nên hầu hết những người phụ nữ đều dành thời gian cho giáo dục con cái, từ đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của giáo dục con cái đều được những người phụ nữ hết sức quan tâm. Tuy nhiên cũng có thể tính đến khả năng chúng tôi chỉ có thể đo được thời gian trung bình họ dành cho giáo dục trong điều kiện có thể, về điều này chúng tôi có bị hạn chế về câu hỏi khai thác thông tin, có thể cần một nghiên cứu khác để đo chắc chắn vấn đề này. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể đưa ra một kết luận, không có sự khác theo nhóm nghề nghiệp. Cũng tương tự như vậy, chúng tôi tiến hành kiểm định mối liên hệ về yếu tố thời gian trung bình một ngày người phụ nữ dành cho giáo dục con cái và trình độ học vấn để xem có sự khác biệt giữa những người phụ nữ ở những trình độ học vấn khác nhau về thời gian giáo dục con cái không. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm định mối liên hệ thì kết quả cho thấy không có sự khác nhau giữa những người phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau trong giáo dục con cái(P=0,129, df=39). Có nghĩa là thời gian trung bình một ngày mà những người phụ nữ ở Hội Hợp dành cho giáo dục con cái là gần như nhau. Điều này chứng tỏ người phụ nữ rất quan tâm đến vai trò giáo dục con cái. Dù là ở trình độ học vấn nào, họ vẫn rất quan tâm và dành một lượng thời gian gần như nhau để giáo dục con cái. Như vậy, qua đây ta thấy những người phụ nữ ở Hội Hợp là những người giáo dục con cái chủ yếu. Họ là những người đảm nhận chính công việc dạy dỗ con cái và cùng là những người dành lượng thời gian như nhau trong giáo dục con cái. Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vinh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Giáo dục gồm rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xét đến vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái ở ba lĩnh vực giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính. Giáo dục tri thức Giáo dục tri thức là giáo dục quan trọng, vì đó là một trong những lĩnh vực xã hội hóa của con người. Với xã hội Việt Nam, giáo dục tri thức là giai đoạn xã hội hóa diễn ra chủ yếu ở trường học. Hay nói cách khác vai trò chính của giáo dục tri thức thuộc về trường học. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là gia đình, môi trường xã hội hóa đầu tiên không có trách nhiệm với giáo dục tri thức cho con cái. Mặc dù không phải là vai trò chính song giáo dục tri thức trong gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng vì giáo dục tri thức trong gia đình tạo nền tảng đầu tiên, đồng thời nó giúp củng cố tri thức để con trẻ có một nền tảng vững chắc tri thức cho việc học ở trường. Trường học là môi trường xã hội hóa chính về tri thức, tuy nhiên nếu chỉ trông chờ giáo dục ở trường học thôi chưa đủ. Gia đình phải làm tròn trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục tri thức cho trẻ em. Do đặc thù của học sinh đi học gần như kín thời gian ban ngày nên tìm hiểu về giáo dục tri thức trong gia đình, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu qua việc kèm học cho con cái vào thời gian tự học. Như chúng tôi đã nói giáo dục con cái là trách nhiệm của cả cha mẹ nên mặc dù người phụ nữ phải đảm nhiệm chính nhưng chúng tôi vẫn xét xét trong mối quan hệ với người đàn ông để làm rõ vị trí, vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái. Tiến hành so sánh về mối liên hệ giữa vợ, chồng những gia đình có con trong độ tuổi đi học trong việc kèm con học ở nhà, chúng tôi thấy không có sự khác nhau ở đây(P=0,829, df=1). Nghĩa là tỷ lệ kèm hay không kèm con học ở nhà của vợ chồng không chênh lệch nhau. Biểu 2: Bảng biểu kèm con học ở nhà của vợ chồng. Kèm con học Không kèm con học Vợ 166 49,6% 169 50,4% Chồng 83 48,5% 88 51,5% Quan sát bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ những người vợ kèm con học ở nhà là 49,6%, còn người chồng kèm con học là 48,5%, tỷ lệ này chênh không nhiều so với tỷ lệ của vợ. Hai tỷ lệ này có thể gọi là tương đương nhau. Như vậy, trong những gia đình được nghiên cứu ở Hội Hợp thì vợ chồng cùng kèm con học ở nhà. Nếu như ở trên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người vợ là người đảm nhận chính trong giáo dục con cái thì ở đây, người vợ và người chồng đều kèm con học ở nhà. Tỷ lệ vợ chồng kèm con học ở nhà chênh nhau không đáng kể, mặc dù người vợ có tỷ lệ chênh lên một chút. Tuy nhiên, trái với kì vọng của chúng tôi, tỷ lệ người phụ nữ kèm con học ở nhà không cao. Những người phụ nữ kèm con học ở nhà mới chiếm 49,6% chưa đến một nửa trong số 335 người phụ nữ được điều tra có câu trả lời phù hợp. Trong khi đó, những người phụ nữ không kèm con học ở nhà lại chiếm 50, 4%. Hai tỷ lệ này chênh nhau không đáng kể song những người phụ nữ không kèm con học ở nhà cũng nhỉnh hơn những người có kèm con học ở nhà. Khi đi phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng nhận được một số câu trả lời tương tự về việc không kèm con học ở nhà. Những người phụ nữ này cũng không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi: “Ối giời ôi, cô thì chẳng mấy khi kèm chúng nó học đâu. Thỉnh thoảng mới kèm thôi” (PVS số 2, nữ, 45 tuổi). Một ý kiến khác cũng tương tự như thế: “Không, trình độ văn hóa của cô còn thấp hơn của các cháu nên cô không kèm được, chỉ biết nhắc nhở là chịu khó học bài thôi”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi). Như vậy, những con số trên đây cũng chứng tỏ một điều kết luận trên có khả năng đúng như thế. Nguyên nhân có thể như chúng tôi đã trích trong phỏng vấn sâu trên, một vài trường hợp có thể do trình độ học vấn của những người phụ nữ ở đây, cũng có trường hợp do đặc thù công việc mà họ đang làm. Tuy nhiên, điều này cần được kiểm định chính xác hơn. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đi chỉ rõ thực trạng của việc kèm con cái học ở nhà nên chưa có điều kiện để tìm hiểu nguyên nhân trên. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi thì trình độ học vấn cũng chưa chắc đã là nguyên nhân dẫn đến việc không kèm con cái học ở nhà của những người phụ nữ này. Bởi từ kèm con cái học ở đây không đơn thuần là hướng dẫn con học bài mà bao gồm cả việc quản lý con học bài. Về điều này, không chỉ có những người có trình độ học vấn cao mới làm được mà cả những người mù chữ cũng có thể làm được, thậm chí họ còn chú ý nhiều vì muốn con cái phải được ăn học đến nơi đến chốn. Theo kết quả thống kê của chúng tôi không có mối liên hệ nào giữa yếu tố kèm con học và trình độ học vấn(P=0,128, df=2). Điều này có nghĩa là những người phụ nữ dù trình độ học vấn có khác nhau họ cũng kèm con học ở nhà là như nhau. Tỷ lệ kèm con học của những người phụ nữ ở những trình độ học vấn khác nhau chênh lệch nhau không nhiều. Biểu 3: Biểu đồ kèm con con học ở nhà của người phụ nữ theo trình độ học vấn của người phụ nữ. Trong số 169 những người phụ nữ được điều tra ở những trình độ học vấn khác nhau thì tỷ lệ kèm con học ở những người có trình độ học vấn là Trung học cơ sở trở xuống là 44,3%, những người kèm con có trình độ học vấn là Trung học phổ thông là 47,6% còn những người có trình đọ học vấn kèm con học ở nhà là 66,7%. Nhưng con số trên chênh lệch nhau không nhiều, kết quả thống kê không có ý nghĩa, dó đó trình độ học vấn chưa phải là một hạn chế dẫn đến những người phụ nữ này kèm con học ở nhà ít. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng được biết, dù trình độ học vấn của những người phụ nữ này có thấp hơn con của họ thì họ vẫn quản lý con học. Có trường hợp, người phụ nữ có 2 đứa con đều học Trung học phổ thông, nhưng vẫn phải luôn nhắc nhở con cái học hành: “Cô làm sao dạy được chúng nó, chúng nó học cao hơn mình, mình không thể dạy chúng nó học như thế nào đâu. Mình chỉ có thể quản lý chúng nó học thôi”(PVS số 1, nữ, 43 tuổi). Như vậy, những người phụ nữ ở đây, dù trình độ học vấn thấp nhưng họ vẫn kèm con học ở nhà. Ngoài ra, qua phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng biết thêm, ngoài kèm con học bài ra, những người phụ nữ này cũng có trường hợp dạy cho con cái những kiến thức xung quanh đời sống cho con cái. Có thể họ chưa học được nhiều từ nhà trường, những kiến thức khoa học của họ không nhiều, nhưng họ vẫn có thể dạy con những điều mà họ biết như những kinh nhiệm mà cha ông truyền lại theo nhưng câu tục ngữ về thời tiết hay về cuộc: “ Dạy nhiều, như hiện tượng này: Khi nào nắng khi nào mưa, khi nào bão, những kinh nghiệm mà cha ông để lại ý”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi). Như vậy, ngoài việc kèm con học ở nhà, những người phụ nữ này cũng có một số ít dạy cả con cái về những điều xung quanh đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, cũng có người cho biết đã không làm nhũng việc đó. Cũng có ý kiến cho rằng: “Mình có biết đâu mà dạy, nó đi học nó còn biết nhiều hơn mình. Chúng nó cũng ít hỏi mình lắm”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi). Và trường hợp những người phụ nữ không giáo dục thêm cho con như trường hợp phỏng vấn sâu trên là không ít. Hầu hết những người phụ nữ dù trình độ học vấn của họ cao hay không thì họ vẫn mong con cái học đến nơi đến chốn nhưng để giúp con cái có một nền tảng vững chắc về kiến thức thì có lẽ là họ chưa thực sự làm được điều đó. Giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức có lẽ là giáo dục mà dù ở xã hội nào người ta cũng chú ý quan tâm, đặc biệt là xã hội phương Đông. Việt Nam ta dù hội nhập văn hóa nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là đạo đức truyền thống vẫn luôn được đề cao. Trong xã hội nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng, đạo đức luôn được đề cao nên các gia đình vẫn luôn giáo đạo đức cho con cái. Đặc biệt với người phụ nữ, những người luôn được coi là phải có đạo đức trong truyền thống thì ngày nay họ vẫn giữ được và vẫn luôn quan tâm dạy bảo con cái về đạo đức. Để giáo dục tốt về đạo đức cho con cái, trước hết những người phụ nữ này phải phải nhận thức được tầm quan trọng của những đức tính mà họ sẽ giáo dục. Việc đánh giá tầm quan trọng của những đức tính cần giáo dục sẽ giúp cho họ giáo dục đạo đức cho con cái tốt hơn. Chúng tôi tiến hành đo đánh giá của những người phụ nữ này về một số đức tính mà thường xuyên được giáo dục con cái trong gia đình. Với thang điểm 5 được đưa ra cho mỗi đức tính, hầu hết những người phụ nữ đều đánh giá cao những đức tính này ở mức độ quan trọng trở lên. Theo kết quả thu được, điểm mà những người phụ nữ và đàn ông đánh giá những đức tính mà chúng tôi đưa ra thường là 4 điểm trở lên trên thang điểm 5. Biểu 4: Bảng điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng các đức tính giáo dục cho con Các đức tính Điểm trung bình được đánh giá/5 Người chồng Người vợ Hiếu thảo với ông bà cha mẹ 4,8 4,7 Trung thực thật thà 4,5 4,4 Biết ơn thầy cô giáo 4,3 4,2 Nhường nhịn hòa thuận 4,3 4,3 Yêu thương nhân ái với mọi người 4,2 4,2 Yêu lao động 4,1 4,1 Cư xử tốt với bạn bè 4,1 4,0 Lòng dũng cảm 4,0 4,0 Tinh thần gia tộc 4,2 4,0 Với điểm trung bình mà người phụ nữ cũng như người đàn ông đánh giá về những đức tính nếu trên, chúng tôi tiến hành kiểm định lần lượt T hai mẫu độc lập với từng đức tính giữa vợ chồng. Kiểm định cho thấy, không có sự khác nhau về điểm đánh giá trung bình giữa vợ chồng với từng đức tính. Điều này chứng tỏ những người phụ nữ và đàn ông đánh giá về mức độ quan trọng của đức tính trên là không khác nhau. Quan sát bảng biểu, có thể thấy điểm trung bình đánh giá về mức độ quan trọng của những đức tính trên là lớn hơn 4. Với thang điểm này, có thể thấy, cả những người phụ nữ và đàn ông đều đánh giá những đức tính trên là rất quan trọng. Như vậy, đánh giá về những đức tính trên của người phụ nữ và đàn ông đều như nhau. Đó là sự giống nhau giữa những người phụ nữ và đàn ông trong đánh giá về những đức tính trên. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm định T mẫu từng cặp để so sánh điểm trung bình đánh giá của người phụ nữ về những đức tính trên. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy không có sự khác nhau nào về điểm trung bình đánh giá của những người phụ nữ này trong việc đánh giá những đức tính trên. Từ xưa đến nay, chữ hiếu luôn được đặt lên hàng đầu trong đạo đức truyền thống. Đến nay, đức tính đó vẫn luôn giữ được giá trị của nó. Có thể nói, những cặp vợ chồng sinh con mong có bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe khi về già. Bảo hiểm ở đây có thể được hiểu là sự chăm sóc của con cái nào. Bố mẹ nào cũng mong sẽ có chỗ nương tựa khi về già, nên vấn đề họ cho rằng đức tính có hiếu với cha mẹ là quan trọng chiếm tỷ lệ cao như vậy cũng là điều dễ hiểu. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, người dân cũng khẳng định điều này: “Cô thấy lúc nào hiếu thảo với cha mẹ cũng phải là quan trọng nhất, con người mà không có gốc thì không bao giờ phát triển được”(PVS số 5, nữ, 42 tuổi). Thật thà là một đức tính luôn được đề cao. Những người phụ nữ mong con cái mình phải trung thực, thật thà, nghe lời cha mẹ. Điều này cũng gắn chặt với đức tính có hiếu với cha mẹ. Họ muốn trước hết con cái phải trung thực với cha mẹ, sau nữa là ra ngoài xã hội cũng phải thật thà. Có con không thật thà, nói dối bố mẹ cũng là nỗi buồn với những người làm cha mẹ, đặc biệt với những người là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVai trò của người mẹ trong giáo dục con cái-nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.docx
Tài liệu liên quan