Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: Khái quát chung về chính sách ODA của Nhật Bản .5

1.1 Một số khái niệm về ODA 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Phân loại nguồn vốn ODA 10

1.2 Tổng quan về ODA của Nhật Bản 12

1.2.1 Lịch sử hình thành 12

1.2.2 Chính sách ODA của Nhật Bản 15

1.2.3 Quan điểm của Nhật Bản thể hiện qua Hiến chương ODA 18

CHƯƠNG II: Tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .21

2.1 Thực trạng ODA Nhật Bản tại Việt Nam 21

2.1.1 Vị trí của ODA Nhật Bản trong tổng thể nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam 21

2.1.2 Quá trình hợp tác 23

2.1.3 Lợi ích và ảnh hưởng của Nhật Bản và Việt Nam trong việc cho vay và tiếp nhận ODA 25

2.1.4 ODA của Nhật Bản tại Việt Nam 29

2.1.5 Đặc điểm viện trợ chính thức ODA Nhật Bản cho Việt Nam 30

2.1.6 Tình hình giải ngân ODA của Nhật Bản 34

2.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản 35

2.2 Vai trò và tác động của ODA Nhật Bản tới phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 37

2.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng 37

2.2.2 Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội 54

2.3 Hỗ trợ cải cách thể chế, cải cách hành chính. 64

2.3.1 Hoàn chỉnh luật pháp. 64

2.3.2 Hỗ trợ cải cách hành chính. 65

CHƯƠNG III: Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam . 67

3.1 Triển vọng thu hút vốn ODA 67

3.1.1 Đánh giá tình hình ký kết và giải ngân 2006-2010. 67

3.1.2 Nhu cầu về vốn ODA Nhật Bản của Việt Nam 68

3.1.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn ODA Nhật Bản 69

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 76

3.2.1 Giải pháp về chính sách và thể chế. 77

3.2.2 Giải pháp về quản lý 81

3.2.3 Giải pháp về đào tạo 84

3.2.4 Nên tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI và các nguồn tín dụng khác. 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 94

 

 

docx110 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vốn đầu tư cho dự án là 33 tỉ USD, đến nay đã tăng lên 55 tỷ và năm năm nữa có thể sẽ lên tới 100 tỷ”. Không chỉ về nguồn vốn mà dự án còn gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân cư thuộc diện giải tỏa nơi đường sắt đi qua, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Dự án cho đến hiện nay khó mà thực hiện được khi chúng ta chưa nắm được sự chủ động trong vốn và áp dụng khoa học kĩ thuật. Nguồn vốn ODA nhằm xây dựng hệ thống giao thông vận tải ở Việt Nam đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống trên đất nước ta, nối liền các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên những dự án ấy chưa thực sự hiệu quả khi chúng ta chưa phải chủ động về công nghệ, kĩ thuật. Các kế hoạch, chiến lược xây dựng thường do phía nhà tài trợ xây dựng do chúng ta chưa đủ năng lực. Những nhu cầu, ước muốn của người dân Việt Nam chỉ có người dân ta mới hiểu, không thể trách những người Nhật khi họ đứng trên quyền lợi của nước họ mà xây dựng, đầu tư các dự án. Còn về phía chúng ta thì lại quá yếu kém, chúng ta chỉ có quyền quyết định có tiến hành các dự án hay không, trong khi với nguồn vốn đó chúng ta có thể hợp tác nghiên cứu cùng đưa ra một bản kế hoạch chung về các dự án. Thậm chí khi quyết định thi công dự án thì chúng ta lại mắc tội đối với đồng bào Việt Nam và nhân dân nước bạn, khi mà các dự án nào của chúng ta cũng đều có tham nhũng, tham ô những vụ tiêu biểu như PMU 18, PCI,.. đó là các dự án lớn được nhiều cơ quan chức năng chăm lo, để ý, còn quá nhiều những dự án có qui mô nhỏ hơn đang làm bức xúc lòng dân. Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ hiện nay đang là thế mạnh của những nước phát triển, đặc biệt là vấn đề Công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin không chỉ là kết nối mọi người trên khắp thế giới mà nó còn giúp tăng năng suất lao động, tăng nguồn hiểu biết và rất nhiều ích lợi khác. Công nghệ thông tin chính là sức mạnh của thời đại, bởi thế cho đến nay các nước phát triển vẫn rất quan tâm đầu tư cho ngành công nghệ thông tin và họ vẫn là những nước đứng đầu trong ngành này. Là một nước đi sau, Việt Nam có được lợi thế là được tiếp cận ngay với những thành tựu của khoa học kỹ thuật, chứng kiến sức mạnh công nghệ thông tin mang lại, để phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH, nhất định chúng ta cũng cần phải mạnh về công nghệ thông tin. Theo kế hoạch và chiến lược phát triển đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải là một trong 70 nước phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu thế giới. Tầm nhìn đến năm 2020: Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ làm nòng cốt để Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Để thực hiện việc đó, Nhật Bản đã chung tay giúp đỡ chúng ta thông qua đầu tư vốn ODA giúp cải tạo hạ tầng mạng thông tin viễn thông trên khắp cả nước, giúp đòa tạo nhân lực trong lĩnh vực này. Một số dự án về Công nghệ thông tin tiêu biểu chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản: Dự án hệ thống thông tin liên lạc vùng duyên hải Miền Bắc, Miền Nam và các tỉnh Miền Trung: Với đường bờ biển dài hơn 3000 Km, ở Việt Nam hàng ngày có hàng ngàn còn tàu đi và cập bến. Do đó sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc ở vùng ven biển là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn cho những người tham gia giao thông trên biển Việt Nam. Việt Nam đã tham gia Hiệp ước SOLAS (An toàn tính mạng trên biển) nên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy ước đó. Để cải thiện chất lượng hệ thống đó chúng ta phải áp dụng hệ thống cứu nạn và an toàn hàng hải toàn cầu GMDSS theo hiệp ước SOLAS mà chúng ta đã tham gia. Theo đó ở vùng duyên hải Miền Bắc chúng ta thiết lập một trạm mặt đất cho thông tin vệ tinh vi ba ở thành phố Hải Phòng. Với nguồn vốn ODA được cam kết từ phía Nhật Bản là 1.997 triệu Yên. Dự án thông tin liên lạc ở Miền Nam là bước tiếp theo của dự án lắp đặt hệ thống GMDSS ở Miền Bắc, nhằm mục đích các tàu có thể liên lạc được với nhau, giúp đỡ nhau trong việc hạn chế tai nạn có thể xảy ra trên biển. Dự án đã được JBIC cam kết vốn là 1.886 triệu Yên. Dự án mạng lưới thông tin liên lạc ở các tỉnh Miền Trung: Với mục đích phát triển hệ thống thông tin liên lạc ở mười tỉnh Miền Trung, nơi mà sử dụng điện thoại còn ít. Dự án nhằm mua sắm các thiết bị chuyền mạch, thiết bị truyền tải, thiết bị điện thoại, điện đài. Nguồn vốn cam kết mà JBIC dành cho chúng ta trong dự án này là 11.332 triệu Yên. Dự án Trục cáp quang biển Bắc – Nam Dự án nhằm xây dựng hệ thống thông tin huyết mạch kéo dài từ Bắc tới Nam với chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam và tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Vốn đầu tư xây dựng tuyến cáp quang này sẽ được vay từ nguồn vốn ODA của Nhật (200 triệu USD). Tuyến cáp quang biển Bắc - Nam có chiều dài hơn 2.200 km bao gồm 2.034 km chạy dưới biển từ Hải Phòng đến Sóc Trăng và có tới 197 điểm cập bờ. Dự án rất quan tâm đến bảo vệ môi trường và hệ sinh thái khi tiến hành thi công và khi đi vào hoạt động dựa án này đã kết nối hệ thống thông tin Việt Nam đến với cả Thế Giới nhanh chóng hơn, mang lại rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế - xã hội. Dự án khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc Với mục đích xây dựng biến nơi đây là nơi tập trung các viện nghiên cứu ứng dụng và đào tạo. Khu công nghệ này sẽ tập trung các nhà máy sản xuất hàng điện tử, công nghiệp với hàm lượng tri thức lớn. Có khu đào tạo nguồn nhân lực và các Viện nghiên cứu. Đây tương lai sẽ trở thành thành phố khoa học. Nhưng thời gian dự án này hoàn thành xong thì cũng chưa ai biết vì tiến đọ thi công quá chậm do nhiều lí do nhưng hay được nhắc tới nhất là công tác giải phóng mặt bằng gập nhiều khó khăn sau bao nhiêu năm chúng ta theo đuổi dự án. Theo như báo cáo tiền khả khi cuối cùng của JICA, thì tổng mức đầu tư cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ vào khoảng 73 tỷ yên, trong đó phía Nhật Bản dự kiến tài trợ 59 tỷ yên vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng, còn phía Việt Nam đóng góp 14 tỷ yên. Công nghiệp vũ trụ Đây là ngành khoa học mới ở Việt Nam, và đây cũng là lần đầu tiên ODA Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực này (lĩnh vực dược nhiều người cho là xa xỉ). Nhật Bản với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã quyết tâm đầu tư phát triển dự án này, theo đó trung tâm vũ trụ sẽ được xây dựng tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Dự án trị giá lên tới 40 tỷ Yên (khoảng 480 triệu USD) bao gồm 3 dự án nhỏ là: xây dựng một trung tâm mặt đất, hai vệ tinh quan sát, và chương trình đào tạo kỹ sư cho Việt Nam. Phát triển khoa học công nghệ là điều cần thiết đối với nước ta, lợi ích mà nó đem lại không chỉ là những đống lí thuyết hay mô hình, mà ở chính ngành này rất nhiều ứng dụng sẽ được đưa vào thực tiễn, cải thiện các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua khoa học công nghệ của nước ta đã có những tiến bộ rất đáng tự hào. Điện Lực Ngành công nghiệp Năng lượng nói chung hay ngành công nghiệp điện nói riêng đang là mục tiêu phát triển hàng đầu của nước, bất cứ ngành công nghiệp nào cũng cần phải dùng đến năng lượng mới có thể sản xuất, bất cứ cá nhân nào cũng cần phải dùng năng lượng để sinh hoạt. Điện lực là một ngành rất quan trọng nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Vậy nên, ngành công nghiệp điện cũng đang thu hút được rất nhiều vốn từ các nhà tài trợ ODA, đặc biệt là từ Nhật Bản - quốc gia đầu tư vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam. Một số dự án tiêu biểu có nguồn vốn ODA lớn từ phía Chính phủ nước bạn: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ: Ngày 07/04/1996 đánh dấu một sự kiện quan trọng tại khu công nghiệp Phú Mỹ: Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn nút phát lệnh khởi công xây dựng Nhà máy Điện Phú Mỹ trong sự hân hoan của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Ngày 10/4/2005, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ được khánh thành với 6 nhà máy điện, trong đó, EVN đầu tư xây dựng Nhà máy Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 4; các nhà máy Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2 do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT). Với tổng công suất 3.859 MW, lớn gấp đôi Thủy điện Hòa Bình, bằng 40% tổng công suất điện trên toàn quốc. Cho tới nay, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 45 tỷ kWh, tiêu thụ hết 9 tỷ m3 khí đốt đã tiết kiệm cho nền kinh tế quốc dân hơn 35 tỷ đồng(2). Từ năm 1994, Nhật Bản đã cấp vốn ODA cho Việt Nam vào dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, JBIC cung cấp tổng vốn cam kết là 61.932 triệu Yên, trong đó 26.942 triệu Yên trong năm tài khóa 1993, 10.262 triệu Yên trong năm tài khóa 1994, 11.638 triệu Yên trong năm tài khóa 1996 và 13.090 triệu Yên trong năm tài khóa 1998 (7). Nhà máy đi vào hoạt động cũng sẽ phục vụ cho hoạt động quan trọng của ngành công nghiệp năng lượng nước nhà đó là dự án giếng dầu Nam Côn Sơn và các mỏ khí khác ngoài khơi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án nhà máy nhiệt điện Phả Lại: là nhà máy nhiệt điện chạy than có công suất lớn nhất cả nước, với hai nhà máy sản xuất điện, gồm 6 tổ máy có công suất 1.040 MW. Sản lượng điện trung bình của công ty đạt xấp xỉ 6 tỷ KWh/năm, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện trung bình của cả nước và 40% sản lượng điện toàn miền Bắc (26). Dự án có nguồn vốn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhật bản, các khoản vay được sử dụng để xây dựng nhà máy điện, đường dây truyền tải, trạm điện liên quan và các dịch vụ tư vấn. JBIC đã cung cấp tổng vốn vay cam kết là 72.826 triệu Yên, lần lượt được cung cấp: 730 triệu Yên trong năm tài khóa 1993 (Dịch vụ tư vấn kỹ thuật), 11.057 triệu Yên trong năm tài khóa 1994, 20.000 triệu Yên trong năm tài khóa 1995, 32.529 triệu Yên trong năm tài khóa 1996 và 8.510 triệu Yên trong năm tài khóa 1998. Dự án đi vào hoạt động đã giải quyết được phần nào nhu cầu dùng điện đang ngày càng tăng cao ở khu vực miền Bắc Dự án phát triển mạng lưới phân phối và truyền tải điện Không chỉ tập trung phát vào việc tăng cường nâng cao sản lượng điện ở Việt Nam, nguồn vốn ODA của Nhật Bản cũng giúp chúng ta trong việc xây dựng dự án phát triển mạng lưới phân phối và truyền tải điện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam trung bình hàng năm trên 7% đòi hỏi sản lượng điện hàng năm tăng thêm là rất lớn (có những năm nhu cầu cao, lượng điện cần tăng thêm lên tới 14,75%-15%) trong khi sản xuất trong nước không đáp ứng đử nhu cầu. Để giải quyết bài toán thiếu điện, không đủ cung ứng và những đường dây tải điện đã không đủ công suất gây ra hiện tượng thất thoát điện, cung điện không ổn định, dự án phát triển mạng lưới phân phối và truyền tải điện đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà tài trợ như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư Nhật Bản (Nippon Export Investment Insurrance - NEXI),… Trong năm 2007, JBIC Nhật Bản đã cam kết một khoản vay trị giá 10.906 triệu Yên để sử dụng cho việc xây dựng và cải tạo các đường dây, trạm phân phối và truyền tải điện. Điện lực là ngành công nghiệp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các ngành công nghiệp khác muốn phát triển thì phải xây dựng chiến lược phát triển điện đi trước một bước, đón đầu tạo đà phát trển cho các ngành công nghiệp khác. Việc các nhà tài trợ quan tâm, tập trung vốn vào phát triển công nghiệp năng lượng của nước ta hiện nay là một việc làm mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia và cả người dân, nhưng lợi ích thực sự của việc đầu tư này là sẽ là gì khi chúng ta quá phụ thuộc vào các nhà tài trợ về cả vốn và kỹ thuật. Ở các công trình, chúng ta thường không nắm những khâu quan trọng, dự án nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 1 là một ví dụ. Tại dự án này, vốn đầu tư ODA của JICA do EVN làm chủ đầu tư, Công ty Nhiệt điện Cần Thơ làm đại diện, Công ty Tư vấn điện lực Tokyo (TEPSCO) tư vấn thiết kế, liên danh Mitsubishi Heavy Industries và Mitsubishi Coporation trúng thầu xây dựng (12). Tuy nhiên, đa số các dự án chúng ta thường không chủ động trong việc xây dựng, thiết kế, một phần vì không đủ năng lực, một phần là do điều kiện mỗi khi ký cam kết vay vốn ODA. Đào tạo Nhân lực Phát triển nguồn nhân lực được coi là một công việc quan trọng, nó liên hệ mật thiết với sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là trong thời đại của nền kinh tế tri thức được coi trọng như hiện nay. Ở Việt Nam hiện, dân số là khoảng 87,3 triệu người, trong số đó tỷ lệ người trong độ tuổi lao động là 2/3 dân số. Chính vì vậy mà chất lượng nhân lực ở Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội đất nước. Nhằm giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này, các nhà tài trợ Nhật Bản đã ưu tiên triển khai nhiều dự án về giáo dục đào tạo nhân lực. Dự án “Trung tâm Hợp tác Nguồn Nhân lực Việt Nam - Nhật Bản” là một trong các dự án quan trọng trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trung tâm được xây dựng sau hiệp định được ký kết chính thức giữa Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhờ chính nguồn vốn ODA Nhật Bản cấp cho Việt Nam. Theo đó trung tâm sẽ tiếp nhận các chuyên gia dài hạn Nhật Bản trong chương trình Hợp tác Kỹ thuật đồng thời, Nhật Bản cũng hỗ trợ các khoá đào tạo cho các kỹ sư cơ khí ở Hà Nội. Trong khuôn khổ giai đoạn 1 (tháng 9 năm 2000 – tháng 8 năm 2005) và giai đoạn 2 (tháng 9 năm 2005 - tháng 8 năm 2010), Dự án đã tổ chức hơn 400 khóa học Kinh doanh với 17.000 người tham gia, 250 khóa học tiếng Nhật cũng đã có 5.000 người tham gia cũng như hàng trăm cuộc hội thảo, các hoạt động trao đổi,... góp phần rất lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.  "Chương trình học bổng phát triển nguồn nhân lực" (JDS) được xây dựng do nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản lần đầu tiên được triển khai tại năm 2000 dành cho đào tạo sau đại học ở Việt Nam. Cho đến nay đã có gần 300 người nhận được học bổng trên. Ngày 12/7/2010 trên cơ sở công hàm trao đổi về “Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực”, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA) đã quyết định dành 362 triệu Yên (4,1 triệu USD) cho chương trình học bổng này tại Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Theo Chương trình JDS, các viên chức trẻ của Chính phủ Việt Nam sẽ được cung cấp các cơ hội nghiên cứu, học tập vầ các vấn đề như xây dựng thể chế, giao thông vận tải, đô thị, phát triển nông nghiệp và nông thôn, môi trường và cải cách hành chính công tại các trường Đại học nổi tiếng của Nhật Bản chẳng hạn như Đại học Hitotsubashi, Đại học Nagoya, Đại học Tsukuba,… Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Vai trò của FDI đối với công cuộc CNH – HĐH đất nước là rất quan trọng. Với các dự án FDI khi được đầu tư vào Việt Nam, họ không chỉ mang theo vốn mà kèm theo đó là nhân lực, công nghệ. Nhờ đó chúng ta trực tiếp nhận được sự đổi thay về bề mặt bên ngoài nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngoài ra chúng ta còn có thể học hỏi, tiếp thu được khoa học, kỹ năng quản lý. Do ở các nước đang phát triển như nước ta, tình trạng cơ sở hạ tầng kinh tế còn thấp khiến các nhà đầu tư thường hay băn khoăn lo ngại về lợi nhuận thu được nếu đầu tư, nên hiệu quả thu hút đầu tư FDI không cao. Nhưng chính nhờ thu hút được một lượng vốn lớn từ nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản nên tác động lan tỏa từ hiệu quả vốn ODA khi tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút FDI. Cải thiện môi trường sinh hoạt và xã hội Giáo dục CNH - HĐH là quá trình tất yếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước, là quá trình mà bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Từ thực tế của một số nước phát triển tiêu biểu trên thế giới ta thấy quá tình này có mối quan hệ sấu sắc với sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Để tiến hành sự nghiệp CNH - HĐH phải sử dụng năng lực, kinh nghiệm, tài trí của con người để chế tạo ra và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống, xây dựng xã hội tiến bộ văn minh. Giáo dục góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cũng như những phẩm chất cần có để làm chủ tri thức, làm chủ các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại bắt nhịp được với yêu cầu của xã hội. Viêt Nam đã coi “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, dù rất quan tâm nhưng Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc phổ cập giáo dục, đưa trẻ em trong độ tuổi đến trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục. Cùng với sự trợ giúp đắc lực của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB,… các quốc gia bạn bè như Australia, Canada, Nhật Bản, Việt Nam đã và đang cải thiện chất lượng giáo dục. Nhật Bản là một quốc gia rất coi trọng tri thức, họ đã quan tâm đến giáo dục từ rất sớm và kết quả mà giáo dục mang lại đã thể hiện qua sự thán phục của cả thế giới đối với Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới II, giai đoạn 1954- 1973 với sự phát triển “thần kỳ”. Mang đến Việt Nam kinh nghiệm, lòng nhiệt tình và sự trợ giúp về vốn ODA, Nhật Bản đã giúp cải thiện chất lượng giáo dục Việt Nam. Đối với các trường tiểu học thì Nhật Bản và Ngân hàng thế giới là là hai nhà tài trợ lớn nhất cho lĩnh vực này với mức giải ngân khoảng 4 triệu USD trong năm 2005. Dự án "Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc", Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã hoàn thành xây dựng 26 trường gồm 235 phòng học với tổng số tiền là 776 triệu Yên. Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường tiểu học khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn II” với số tiền 511 triệu yên. Đây là số tiền do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Như vậy, trong 6 năm kể từ năm 2000 đến năm 2006 tổng số tiền viện trợ của chuỗi dự án này lên tới hơn 3 tỷ yên . Có lẽ các dự án ODA của Nhật bản dành cho giáo dục chủ yếu hướng vào các trường Đại học của Việt Nam, điều đó chứng tỏ Nhật Bản có mong muốn đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho chúng ta. Một số dự án đầu tư vào các trường Đại học như “ Xây dựng năng lực giáo dục và nghiên cứu tại trường Đại học Nông nghiệp” trị giá 778 triệu Yên, Dự án Tăng cường năng lực của ITSS (kỹ năng Công nghệ thông tin) Giáo dục tại Đại học Bách Khoa Hà Nội… Các dự án giáo dục của Nhật Bản dành cho Việt Nam không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, khu vui chơi mà còn nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên. Các nhà đầu tư đã chú ý, quan tâm đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, mang lại cơ hội học tập cho các em nhỏ nghèo không có điều kiện học tập. Bên cạnh đó, các dự án còn hướng vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với định hướng phát triển của Giáo dục Việt Nam. Các dự án dành cho giáo dục thường là các dự án ODA viện trợ không hoàn lại, nó thực sự sẽ đem lại hạnh phúc cho người dân Việt Nam. Y tế, sức khỏe Theo Viện Khoa học Dân số - Giáo dục và Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, trong hơn 10 năm qua, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng từ 0,539 điểm (xếp thứ 120/174 nước năm 1995) lên 0,709 điểm (xếp thứ 109/174 nước), tuy nhiên chỉ số HDI của Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, dù tuổi thọ bình quân của nước ta đạt khá cao là 71,3 tuổi so với mức thu nhập của nền kinh tế nhưng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới thì tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại rất thấp, chỉ đạt 58,2 tuổi và xếp thứ 116/174 nước trên thế giới. Về công tác chăm sóc người dân, theo thống kê của Bộ Y tế năm 2007 cả nước có 1.063 bệnh viện, với 144.129 giường bệnh, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 17,3. Tình trạng các bệnh viện quá tải diễn ra thường xuyên từ tuyến huyện, tuyến tỷnh và cả Trung ương. Tính trên 100.000 dân thì tỷ lệ số dân được chăm sóc bởi các dịch vụ y tế ở các thành thị cao gấp 3 lần so với nông thôn. Những con số trên cho thấy vấn đề y tế nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sự chênh lệch giữa các vùng miền cao, vấn đề cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Thông qua nguồn vốn ODA, Nhật Bản đã tiến hành nhiều dự án nhằm giúp Việt Nam cải thiện chất lượng y tế, nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam. Năm 2003 khi dịch SARS bùng phát ở Việt Nam, rồi tiếp đến là dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và kinh tế người dân cũng như gây tổn thất cho ngân sách Chính phủ. Chính phủ đã phải bỏ ra khá nhiều tiền của để giúp người dân phòng tránh lây lan dịch bệnh, giúp đỡ nông dân vực lại đàn gia cầm sau dịch. Để hạn chế tác hại của các bệnh dịch, “Dự án Phát triển nâng cao năng lực” cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã được tiến hành. Dự án nhằm giúp kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh và đang phát triển lại ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008 do JICA trợ giúp đã giúp xây dựng hệ thống phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp 2 và cấp 3. Các phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 này được xem là cấp có độ an toàn sinh học cao nhất tại Việt Nam. Mới gần đây ngày 26/1/2011 Dự án “Tăng cường năng lực cho mạng lưới phòng xét nghiệm về bảo đảm an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm” được ký kết giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Dự án trị giá 350 triệu Yên (tương đương 4,2 triệu USD) sẽ được triển khai cho mạng lưới phòng xét nghiệm trong vòng 5 năm, bắt đầu từ tháng 2/2011. Hiện nay, một thực trạng cần quan tâm là chất lượng y tế của Việt Nam không đồng đều, có quá ít bệnh viện hay trạm y tế có khả năng đầy đủ để phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân. Các bệnh viện còn thiếu cơ sở và trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh khiến cho người dân thường vượt cấp, vượt tuyến, đến khám ở các bệnh viện Trung ương mỗi khi có bệnh. Điều này gây nên tình trạng thiếu giường bênh, thiếu bác sĩ, y tá ở các bệnh viện tuyến trên, trong khi các bệnh viện tuyến dưới lại không có bệnh nhân. Do đó, dự án phát triển các bệnh viện tỉnh và khu vực đã bắt đầu thực hiện từ năm 2006 do JICA tài trợ với số vốn 1.805 triệu Yên nhằm bước đầu giải quyết tình trạng trên. Dự án được tiến hành ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tĩnh. Một dự án cũng rất đáng chú ý là: Chương trình “Chăm sóc sức khỏe trẻ em Việt Nam” năm 2003 đã thông qua nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng vừa tiếp nhận một lượng vaccine sởi và dụng cụ tiêm chủng trị giá 620 triệu yên (tương đương 8 triệu USD hay 120 tỷ đồng) của Nhật Bản. Sự giúp đỡ từ phía Chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam có khả năng thực hiện được một số mục tiêu thiên niên kỉ về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đẩy lùi các bệnh dịch lan truyền. Phát triển đô thị Sự gia tăng lên nhanh chóng về dân số, mật độ dân số sống ở thành thị ngày càng tăng lên, đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhưng về mặt cơ sở hạ tầng chưa phát triển kip, môi trường sinh hoạt bị ảnh hưởng xấu đi. Đòi hỏi có sự quy hoạch đô thị, cải thiện môi trường nước, không khí, nâng cấp hệ thống quản lý và cung cấp nước cho các đô thị. Quy hoạch đô thị: JICA đã ký cam kết với Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư cùng hợp tác về dự án “Xây dựng quy hoạch đô thị và nâng cao năng lực quản lý”. Việt Nam sẽ cùng với các chuyên gia Nhật Bản hợp tác để đưa ra các bản quy hoạch, nguồn vốn sẽ do JICA hỗ trợ một phần, công tác thiết kế do các công ty của Nhật Bản đảm nhận. Một số tỉnh thành đã thực hiên theo dự án này như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh… Dự án cấp thoát nước tại Hà Nội nhằm cải thiện tình trạng đường xá ngập, lầy lội mỗi khi trời mưa, cải tạo hệ thống thoát nước ở các con sông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giai đoạn đầu tiên của dự án bao gồm hai khoản vay, khoản thứ nhất trị giá 6.410 triệu Yên ký kết vào tháng 4 năm 1995, khoản thứ hai là 12.170 triệu Yên ký kết tháng ba năm 1998. Giai đoạn thứ hai của dự án cho đến nay đã nhận được khoản vay lên tới 3.040 triệu Yên được ký kết tháng 3 năm 2006. Nguồn vốn đầu tư là khá lớn nhưng chưa mang lại hiệu quả cho hệ thống thoát nước thành phố Hà Nội ngoại trừ trạm bơm Yên Sở mới đi vào hoạt động và không đủ để giải quyết tình hình. Những ngày mưa lớn ở Hà Nội vẫn xảy ra tình trạng ngập úng và trận lụt lịch sử cuối năm 2008 đã chứng tỏ sự yếu kém của hệ thống cấp thoát nước tại Hà Nội. Không chỉ giúp đỡ quy hoạch đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,… Chính phủ Nhật Bản đã giúp chúng ta xây dựng các khu vực đô thị ở các tỉnh thành khác trên cả nước. Phía Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm và năng lực nên các bản quy hoạch thường được chúng ta chấp nhận nhanh chóng tuy nhiên một số dự án của họ đưa ra lại chưa phù hợp với thực tế và điều kiện Việt Nam. Điển hình như dự án cấp thoát nước tại thành phố Hà Nội, có quá nhiều bài báo phê phán về sự chậm trễ, về việc các nhà khoa học của ta hiểu kỹ vấn đề thì lại không có tiếng nói, không sửa được khuyết tật của bản dự án dẫn đến bây giờ chúng ta vẫn chưa cải thiện được hệ thống thoát nước tại Hà Nội dù cho đã 15 năm tiến hành dự án. Môi trường và xóa đói giảm nghèo Môi trường ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng do khai thác các khoáng sản không có quy hoạch, rác thải do công nghiệp thải ra chưa được quản lý chặt chẽ, những dòng sông ô nhiễm ngày càng nặng nệ, ngày càng nhiều diện tích rừng bị chặt phá, bỏ hoang. Đời sống những người dân còn quá phụ thuộc vào thiên nhiên sẽ gặp khó khăn. Không chỉ vậy, ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí là để lại hậu quả di chứng cho thế hệ sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời gian qua.docx
Tài liệu liên quan