Đề tài Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế xã hội

Chương I: Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế xã hội - 2 -

I .Vai trò của ngoại thương đến tăng trưởng - phát triển kinh tế. - 2 -

1. Các khái niệm - 2 -

2. Vai trò của ngoại thương. - 3 -

2.1 Ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. - 3 -

2.2 Các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ có lợi khi tham gia hoạt động ngoại thương. - 6 -

2.3 Ngoại thương là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành. - 7 -

2.4 Ngoại thương góp phần phát triển xã hội. - 8 -

II . Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản với nền kinh tế quốc dân - 9 -

1. Khái niệm và những đặc điểm riêng của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân - 9 -

1.1 Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân - 9 -

1.2 Đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thuỷ sản - 10 -

1.2.1 Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước - 10 -

1.2.2 Thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế - 12 -

1.2.3 Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao - 13 -

1.2.4 Sản xuất kinh doanh thuỷ sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn , độ rủi ro cao - 15 -

1.2.5 Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao - 16 -

2.Tiềm năng phát triển thuỷ sản Việt Nam - 16 -

2.1.Tiềm năng tài nguyên - 16 -

2.1.1Điều kiện tự nhiên - 16 -

2.1.2 Đặc điểm môi trường và tiềm năng nguồn lợi - 18 -

2.1.3Các vùng kinh tế thuỷ sản - 21 -

2.2 Tiềm năng con người - 25 -

3. Vị trí và vai trò của ngành - 26 -

3.1.Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân cư, cung cấp nguyên liệu cho phát triển một số ngành khác. - 26 -

3.2 Ngành thuỷ sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng toàn ngành nông, lâm , ngư nghiệp nói chung - 28 -

3.3 Tham gia vào xuất khẩu,thu ngoại tệ cho đất nước - 29 -

3.4 Phát triển thuỷ sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đất nước - 30 -

III. Xuất khẩu thuỷ sản và vị trí vai trò của nó - 31 -

1. Vai trò của xuất khẩu đối với ngành thuỷ sản nói riêng - 31 -

1.1 Tạo tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản - 31 -

1.2 Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò tích cực trong việc đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất ngành - 31 -

1.3Xuất khẩu thuỷ sản co vai trò trong việc phát triển ngành thuỷ sản - 31 -

2.Vai trò xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân - 32 -

2.1Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung - 32 -

2.2Xuất khẩu thuỷ sản tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. - 32 -

2.3Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những cơ sở để mở rộng thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta - 33 -

Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua - 34 -

I. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - 34 -

1. Thực trạng khai thác thuỷ sản - 34 -

1.1 Sản lượng, giá trị và cơ cấu - 34 -

1.2 Hiện trạng tàu thuyền và hiệu quả sử dụng tàu thuyền - 36 -

1.3 Cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản - 37 -

1.4 Lao động trong khai thác hải sản - 38 -

1.5 Vốn trong khai thác hải sản - 39 -

1.6 Thị trường tiêu thụ sản phẩm khai thác - 40 -

1.7 Đánh giá chung về tình hình khai thác hải sản trong những năm qua - 40 -

2. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản - 41 -

2.1 Diện tích mặt nước - 41 -

2.2 Hình thức và đối tượng nuôi - 42 -

2.3 Dịch vụ kỹ thuật - 44 -

2.3.1 Giống - 44 -

2.3.2 Thức ăn - 45 -

2.3.3 Phòng ngừa dịch bệnh - 46 -

2.4 Công tác khuyến ngư - 47 -

2.5.Đánh giá chung về tình hình nuôi trồng thuỷ sản - 47 -

3.Thực trạng chế biến thuỷ sản - 50 -

3.1.Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản . - 50 -

3.2.Chất lượng nguyên liệu - 51 -

3.3.Các mặt hàng chế biến thuỷ sản chính - 52 -

3.3.1.Mặt hàng đông lạnh - 52 -

3.3.2.Sản phẩm có giá trị gia tăng - 52 -

3.3.3.Mặt hàng tươi sống - 53 -

3.3.4.Mặt hàng khô - 53 -

3.4 Vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm - 53 -

3.5 Những mặt còn hạn chế - 54 -

4. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua - 55 -

4.1. Phân tích cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam - 55 -

4.1.1 Cơ cấu xuất khẩu theo nguồn nguyên liệu - 55 -

4.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - 56 -

4.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu. - 59 -

4.1.4 Cơ cấu các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản. - 64 -

4.2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua - 65 -

4.3 Tình hình giá cả - 66 -

4.4 Nhu cầu vốn phát triển xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 - 68 -

4.5 Diễn biến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2004 và 3 tháng đầu năm 2005 - 69 -

II. Những kết luận rút ra từ thực trạng xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua - 72 -

1. Hiệu quả kinh tế do xuất khẩu thuỷ sản mang lại - 72 -

1.1 Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế - 72 -

1.2 Xuất khẩu thuỷ sản tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế - 72 -

2. Hiệu quả xã hội do xuất khẩu thuỷ sản mang lại - 75 -

3. Những tồn tại trong xuất khẩu thuỷ sản - 77 -

III. Nhìn lại hoạt động của ngành thuỷ sản năm 2004 - 78 -

1. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2004 - 78 -

2. Xu hướng thị trường năm 2005 - 82 -

Chương III: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 - 85 -

I. Định hướng phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010 - 85 -

1. Quan điểm về xuất khẩu thuỷ sản - 85 -

2. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới - 86 -

2.1 Tiến hành hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu , phát triển thương mại và các doanh nghiệp - 86 -

2.2 Sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản - 88 -

2.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu - 88 -

2.4 Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng và tăng giá xuất khẩu - 88 -

2.5 Cán cân thương mại - 89 -

2.6 Những hoạt động hỗ trợ - 89 -

3 Mục tiêu - 89 -

3.1 Mục tiêu về kim ngạch - 89 -

3.2 Mục tiêu về quy mô, cơ cấu thị trường - 90 -

3.3 Mục tiêu về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - 90 -

II. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2005-2010 - 91 -

1. Giải pháp vốn đầu tư - 91 -

2. Giải pháp về công nghệ - 92 -

3. Giải pháp về nguồn nhân lực - 94 -

4. Giải pháp cho sản phẩm xuất khẩu. - 95 -

5. Các cơ chế chính sách hỗ trợ - 97 -

 

doc101 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3295 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với sự phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng kể trong thời gian qua, tuy nhiên sử dụng còn kém hiệu quả, tốc độ tăng sản lượng khai thác còn chậm hơn hẳn tốc độ gia tăng công suất tàu thuyền. - Lao động trong ngành khai thác còn yếu cả về trình độ văn hóa và chuyên môn nên năng suất lao động còn thấp. Cơ cấu lao động trong ngành đang có những biến động lớn. - Khai thác gần bờ hạn chế để giữ gìn và tái tạo nguồn lợi hải sản. - Chương trình khai thác hải sản xa bờ là một chủ trương đúng đắn nhưng trên thực tế còn nhiều bất cập, còn nhiều vấn đề cần giải quyết. 2. Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản 2.1 Diện tích mặt nước Với 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, lại thêm hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt cùng với các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện, nước ta có một tiềm năng rất lớn về mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản với diện tích lên đến 1.700.000 ha. Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản được phân bổ theo cơ cấu sau Cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam Loại mặt nước Diện tích (ha) Cơ cấu (%) -Ao hồ nhỏ, mương vườn -Hồ chứa mặt nước lớn -Ruộng có khả năng nuôi thuỷ sản -Vùng triều 120.000 340.000 580.000 660.000 7,1 20,0 34,1 38,8 Tổng cộng 1.700.000 100,0 Nguồn : Bộ thuỷ sản Nói chung, diện tích các loại mặt nước đã sử dụng trên 45%, đã đến ngưỡng an toàn sinh thái, riêng phần diện tích ruộng trũng có thể phát triển thêm vì mới sử dụng được chưa quá 30%. Diện tích sử dụng vùng triều đã đạt đến mức cao (70%) vì vậy cần hạn chế. Tuy nhiên với nghị quyết 09/2000-NQ-CP, ngày 15-6-2000 của Chính Phủ về một số chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cho phép chuyển đổi một số diện tích lúa và cây con khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản , diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng vọt vào năm 2002, đạt xấp xỉ 1 triệu ha. Nếu so với diện tích mặt nước khoanh để nuôi trồng thuỷ sản là 887.500 ha ( năm 2002 là 995.000 ha ) thì diện tích được chuyển đổi trong 2 năm 2000-2001 đã lên tới 203.576 ha. Các tỉnh có diện tích chuyển đổi lớn là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre. Nhiều tỉnh phía Bắc và miền Trung cũng có bước chuyển mạnh mẽ trong việc quy hoạch lại những phần diện tích ruộng trũng để phát triển nuôi tôm sú, tôm rảo và tôm càng xanh. 2.2 Hình thức và đối tượng nuôi -Nuôi tôm nước lợ : Do địa hình đa dạng, phong phú, ở Việt Nam có thể nuôi nhiều đối tượng thuỷ sản phát triển khắp các tỉnh ven biển, tập trung chủ yếu vào tôm sú. Nếu diện tích nuôi tôm năm 1998 là khoảng 250.000 nghìn ha, chiếm trên 36% diện tích tiềm năng thì đến năm 2001 đã lên đến 446.208 ha, chiếm tới 64,7% diện tích tiềm năng ở những vùng triều. Tôm được nuôi trong ao, đầm theo mô hình khép kín, nuôi luân canh trong ruộng theo phương thức quảng canh tiên tiến cho năng suất cao nhất là 500 kg/ha. Năm 2001 năng suất nuôi bình quân của các tỉnh ven biển là 350 kg/ha. Một số tỉnh nuôi tôm có năng suất bình quân cao như Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, trên 3,4 tấn/ha như Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu và một số vùng ở Sóc Trăng, Bình Thuận còn trên 6 tấn. Theo số liệu điều tra thì năng suất nuôi tôm nước lợ có sự khác biệt nhau khá lớn giữa các tỉnh, các hình thức nuôi. -Nuôi tôm cá nước mặn ( còn gọi là nuôi biển) : Có bước phát triển ban đầu khả quan ở Quảng Ninh, Huế, Khánh Hoà, Phú Yên, Vũng Tàu. Hình thức nuôi chủ yếu là lồng cho các đối tượng tôm hùm, cá song, cá hồngNếu năm 1998 chỉ có 2590 lồng nuôi thì đến năm 2001 đã tăng lên 23989 lồng, sản lượng nuôi biển năm 2001 đạt 2635 tấn, tăng 48% so với năm 2000. -Nuôi nhuyễn thể: Tập trung vào ngao, ngêu, sò huyết, trai lấy ngọc. Sò huyết được nuôi nhiều ở Kiên Giang. Trong khi đó ngao, ngêu tập trung ở Bến Tre, Tiền Giang, Cần Giờ và ở một số nơi thuộc Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh. Nhìn chung , sản lượng nuôi nhuyễn thể còn thấp vì chủ yếu là nuôi quảng canh, lấy giống tự nhiên rồi quản lý thu hoạch. -Nuôi cua biển: Chủ yếu ở phía Nam (70-80% ) sản lượng, còn ở miền Bắc đạt 13-15%. Về năng suất, do nuôi quảng canh nên chỉ đạt 4500-500 kg/ha. Hình thức nuôi có cua thịt, nuôi cua vỗ béo và cua lột. -Nuôi cá ao hồ nhỏ nước ngọt: Đây là nghề truyền thống có từ lâu đời. Phía Bắc có cá mè, trôi, trắm, chép ,rô phiPhía Nam có ca tra, lóc ,mè , he , tai tượngNgoài cá trong đối tượng nuôi còn có ba ba, lươn, ếch, tôm càng xanh, cá sấu nhưng sản lượng không lớn vì thị trường không ổn định, không kích thích được phong trào. -Nuôi thuỷ sản ruồng trũng : đã trở thành tập quán nhiều nơi với hình thức thông dụng là một vụ lúa với một vụ tôm/cá hoặc vừa cấy lúa vừa nuôi tôm. -Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa : phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi là trắm cỏ. Phía Nam đối tượng nuôi là cá tra, basa. cá lóc những năm gần đây trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị lớn. 2.3 Dịch vụ kỹ thuật 2.3.1 Giống Có thể nói đây là khâu quan trọng nhất trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản hiện nay ở nước ta. Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu chủ động được nguồn giống, có nguồn giống chất lượng tốt thì ở đó nuôi trồng thuỷ sản có nhiều khả năng thành công. ở nước ta, các loài cá nước ngọt truyền thống hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp giống cho nuôi trồng các đối tượng này là tương đối ổn định, đáp ứng được cơ bản nhu cầu. Đồng thời đã nhập và thuần hoá một số loài cá nước ngọt mới. ở phía Nam đã cho đẻ thành công cá basa, bống tượng, thát lát ..Hiện ta có hơn 300 cơ sở sản xuất cá giống, sản xuất được trên 12 tỷ cá bột mỗi năm., cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả nước. Tuy nhiên giá cá giống, nhất là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được kiểm soát chặt chẽ. Về giống tôm, chủ yếu là tôm sú, cả nước có gần 4000 cơ sở sản xuất tôm giống với tổng công suất trên 15 tỷ con giống. Các tỉnh miền Trung vốn đi đầu về sản xuất tôm giống hiện vẫn là nguồn cung cấp chủ lực, thoả mãn cho chính mình đồng thời cung cấp cho các vùng khác. Hạn chế chủ yếu trong vấn đề sản xuất giống là : + Sự phân bố không đều giữa các trại giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi xa, làm tăng thêm giá thành và giảm chất lượng giống. + Chưa có sự phù hợp trong việc sản xuất giống theo mùa đối với các loài nuôi phổ biến nhất và thiêu các công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh. + Đến nay vẫn chưa có giải pháp hiệu quả trong việc giải quyết tôm bố mẹ thành thục và chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống nhân tạo. + Giá cả tôm mẹ biến động rất lớn, từ vài triệu đến trên 10 triệu đồng mỗi con nên một số cơ sở đã lạm dụng cho tôm tái phát dục, cho đẻ nhiều lần làm chất lượng tôm giống không đảm bảo. +Việc kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng và kiểm dịch mới được triển khai, đội ngũ kiểm dịch viên còn mỏng, trang thiết bị thiếu.. nên vẫn còn một lượng tôm kém chất lượng, tôm chưa đủ tuổi hoặc tôm mang mầm bệnh được bán ra thị trường.. làm ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng làm ảnh hưởng cho người nuôi. + Việc nghiên cứu sản xuất giống cá biển còn chậm, đến nay hầu như nuôi cá biển vẫn dựa vào giống tự nhiên và một số đối tượng như cá dò, cá vượcgiá thành con giống còn quá cao chưa được thị trường chấp nhận. + Việc sản xuất các giống cá trong môi trường nước ngọt tuy đã thoả mãn nhu cầu nuôi, song chất lượng cá giống không cao. Tình trạng ép cá bố, mẹ đẻ sớm là tương đối phổ biến. Những tồn tại trên đây trong công tác nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là do sự phát triển còn mang tính tự phát, chưa nằm trong khuôn phép quản lý Nhà nước, đầu tư cho phát triển công nghệ giống còn ít và bao trùm lên tất cả là vẫn chưa hình thành được một hệ thống giống quốc gia. 2.3.2 Thức ăn Hiện tại trong nước có 5 công ty 100% vốn nước ngoài của Đài Loan, Thái Lan, Pháp , Mỹ chuyên sản xuất thức ăn nuôi tôm với sản lượng 100.000 tấn/năm. Bên cạnh đó có hàng chục doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân cũng tham gia vào sản xuất thức ăn nuôi tôm với sản lượng 50.000 tấn/năm. Số lượng các cơ sở sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản trên toàn quốc ngày một lớn và công suất theo đó cũng tăng. Tuy nhiên, thức ăn công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi tôm , cá bè và đặc sản. Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản thì sản xuất thức ăn của ta mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-40%, còn lại phải nhập thêm của nước ngoài và kết hợp với thức ăn tươi được chế biến tại chỗ. Hiện nay thị trường thức ăn nuôi tôm khá sôi động. Ngoài thức ăn được sản xuất trong nước, trên thị trường Việt Nam còn có hơn 20 loại sản phẩm thức ăn thuỷ sản được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Indo, Pháp, Đài LoanĐể khẳng định vai trò thức ăn sản xuất tại Việt Nam , một số doanh nghiệp đã được Bộ thuỷ sản cấp đăng ký chất lượng thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao như Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản ( Đà Nẵng), Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long, Công ty UNI – President ( Đài Loan) Tomboy Aquafeed( Mỹ)Bộ thuỷ sản cũng đã ban hành quyết đính số 334/2001/QĐ-BTS ngày 2/5/2001 quy định chi tiết các loại thức ăn, thuốc chữa bệnh và hoá chất được phép nhập khẩu , tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu cuả các doanh nghiệp phục vụ nuôi trồng thuỷ sản . 2.3.3 Phòng ngừa dịch bệnh Có thể nói đây là khâu yếu nhất trong các hoạt động phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản hiện nay ở nước ta.Trong 5 năm qua năm nào cũng có hiện tượng tôm chết hàng loạt diễn ra ở khắp nơi..và ở tất cả các mô hình nuôi. Sở dĩ có hiện tượng này là do các nguyên nhân sau: + Đi theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cuả Chính Phủ, nghề nuôi tôm ở các địa phương đã lan ra mạnh mẽ như một phong trào rộng chưa từng có. Diện tích nuôi tôm tăng quá nhanh làm mọi cân bằng đều bị đảo lộn: thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm, thiếu vốn, thiếu giống, thiếu kiến thức. + Công tác tổ chức , quản lý nghề nuôi tôm từ Trung ương đến địa phương đều không theo kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thực tế, từ việc quy hoạch phát triển vùng nuôi tôm đến công tác khuyến ngư. Công tác tuyên truyền , hướng dẫn kỹ thuật và công nghệ nuôi vừa yếu và thiếu. Chưa có những biện pháp cảnh báo nguy cơ bệnh dịch và chủ động quản lý tôm giống cũng như các loại vật tư kỹ thuật phục vụ nghề nuôi. Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng đến nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy giống vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng . Kế đến là yếu tố kỹ thuật rồi mới đến yếu tố vốn và thức ăn, Như vậy đầu tư nâng cấp các trại giống đã có và xây dựng các trại giống mới và vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó người lao động nuôi tôm phải được huấn luyện thật kỹ để nắm thật vững kỹ thuật nuôi. Có như vậy mới đảm bảo ngành nuôi tôm phát triển bền vững có hiệu quả. 2.4 Công tác khuyến ngư Trong những năm qua công tác khuyến ngư đã được Nhà Nước và các địa phương quan tâm và có nhiều hoạt động đáp ứng được một phần nhu cầu kiến thức của ngư dân. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 9, Trung Tâm Khuyến Ngư Trung Ương đã phối hợp với Hội Nghề cá tại các địa phương và các trường đại học mở nhiều lớp tập huấn cho dân thuộc các vùng chuyển đổi ở các tỉnh, đã góp phần khắc phục hậu quả bệnh tôm ở các vùng này. Hệ thống khuyến ngư cũng đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi ở các địa bàn sinh thái khác nhau, phối hợp với các địa phương, viện, trường triển khai mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm rảo, sú, càng xanh, thát lát Khó khăn lớn nhất và kéo dài trong nhiều năm qua của công tác khuyến ngư là tổ chức bộ máy chưa mạnh, chưa tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu của công tác khuyến ngư trong khi nhu cầu của những người nuôi cần được tập huấn kỹ thuật ngày càng tăng. 2.5.Đánh giá chung về tình hình nuôi trồng thuỷ sản 1. Khai thác được tiềm năng sẵn có để nuôi trồng thuỷ sản , coi đó là một hướng cơ bản để tăng lượng thuỷ sản Việt Nam một khi nguồn tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt. 2. Diện tích nuôi trồng , năng suất , sản lượng ngày một tăng. 3. Đa dạng hoá các hình thức nuôi trồng , khai thác tối đa mọi điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn hình thức nuôi phù hợp. Đó là chuyển dần từ hình thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, nhờ đó mà tăng năng suất. 4. Đối tượng nuôi cũng ngày càng đa dạng, phong phú. Từ chỗ chủ yếu nuôi các loài nước ngọt như cá mè, chép , rô phi, trắmđến nay đã mở rộng đối tượng nuôi và tập trung vào nuôi các loài có giá trị xuất khẩu cao. 5. Lực lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng rất hùng hậu. Bên cạnh các hộ gia đình nông dân, còn có sự tham gia của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước. Nhiều công ty liên doanh với nước ngoài. 6. Nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở ven biển, nông thôn, giải quyết việc làm , tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt nuôi tôm dã trở thành nghề sản xuất chính đem lại thu nhập cao cho người nông dân và tăng tích luỹ ngoại tệ Những thành tựu trên đây trong nuôi trồng thuỷ sản là kết quả của nhiều chủ trương biện pháp đúng đắn: Cùng nhiều chính sách và cơ chế thúc đẩy, Chính Phủ đã quan tâm phê duyệt và triển khai Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010. Đây là cú hích mạnh, tạo điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản liên tục đi lên. Sau đó thêm nghị quyết 9, Chính phủ lại tiếp tục mở ra một cơ hội để các địa phương, các hộ nông dân gia tăng diện tích nuôi trồng . Ngành thuỷ sản có những đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức sản xuất ,nuôi trồng thuỷ sản thể hiện ở: + Coi thị trường làm cơ sở, làm điểm xuất phát của sản xuất. Do đó đã chuyển nuôi trồng thuỷ sản từ lối tự cấp tụ túc sang sản xuất hàng hoá. + Hộ nông dân được coi là đơn vị sản xuất chủ yếu. + Đổi mới chức năng, nhiệm vụ của các quốc doanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng dịch vụ cho nghề nuôi và coi trọng các thành phần kinh tế khác. + Kết hợp với các tổ chức, các hội nghề nghiệp vận động, hướng dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia nuôi trồng thuỷ sản . + Thúc đẩy được chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các viện, trường và từ nứơc ngoài. Bên cạnh những thành tựu, nuôi trồng thuỷ sản còn có nhiều mặt hạn chế + Thiếu quy hoạch tổng thể và cụ thể cho các vùng để xác định rõ hướng phát triển lâu dài.Sự phát triển ồ ạt diện tích nuôi tôm trong thời gian qua đã có nhiều bất cập. + Công tác quản lý giống, kiểm tra , kiểm soát chất lượng giống còn lỏng lẻo. + Diện tích nuôi thuỷ sản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh còn ít. Công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghê dịch vụ nuôi chưa tiến kịp nhu cầu, năng suất nuôi tôm còn thấp, thua một số nước trong khu vực. + Chưa chủ động cảnh báo và kiểm soát tình hình bệnh tôm. + Nuôi trồng thuỷ sản là ngành đòi hỏi nhiều vốn, lao động có kỹ thuật tay nghề cao nhưng thực tế cả vốn và kỹ thuật đều chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong thời gian qua, đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nuôi trồng thuỷ sản không đáng kể. Đòi hỏi về kỹ sư và cán bộ kỹ thuật cho nghề nuôi cũng rất lớn nhưng khả năng đáp ứng còn thấp. + Một số chính sách có tác dụng khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa được cụ thể hoá hoặc chưa được ban hành một cách kịp thời. 3.Thực trạng chế biến thuỷ sản Chế biến thuỷ sản là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất , kinh doanh thuỷ sản : bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động trong lĩnh vực chế biến trong 10 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo nên sự khởi sắc của ngành thuỷ sản . Các khía cạnh cụ thể được đánh giá như sau: 3.1.Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản . - Giai đoạn 1991-2000 tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam đã thay đổi rất nhanh. Năm 1991, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 1.049.468 tấn, trong đó sản lượng từ nuôi trồng thuỷ sản chiếm 32%, sản lượng từ khai thác hải sản chiếm 68%. Đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản tăng lên 2.174.784 tấn, trong đó sản lượng từ nuôi trồng chiếm 33% và khai thác hải sản là 67%. Như vậy đến năm 2000 nguồn nguyên liệu thuỷ sản đã tăng lên gấp 2 lần so với năm 1991. Tuy nhiên có một đặc điểm là tỉ lệ nguyên liệu từ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản hầu như không thay đổi. - Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. Năm 1991, chỉ có khoảng 130.00 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu ( chiếm khoảng 15%) và xấp xỉ 30% lượng nguyên liệu đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa, còn lại được dùng dưới dạng tươi sống. Đến năm 1995 có khoảng 250.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu ( chiếm 19,2% tổng sản lượng ) và 32,3% nguyên liệu được đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa , chỉ có 48% được dùng dưới dạng tươi sống. Đến năm 2000 , có khoảng 500.000 tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến xuất khẩu , chiếm 25% tổng sản lượng thuỷ sản và khoảng 41% nguyên liệu được chế biến cho tiêu dùng nội địa , chỉ còn khoảng 34% nguyên liệu được dùng dưới dạng tươi sống. Như vậy sau 10 năm (1991-2000) lượng nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu đã tăng 4 lần, lượng nguyên liệu dùng cho chế biến nội địa tăng từ 30% lên 41%. Đến năm 2000 lượng nguyên liệu đưa vào chế biến đã chiếm khoảng 66% tổng sản lượng thuỷ sản Việt Nam . 3.2.Chất lượng nguyên liệu - Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Đối với các tàu đi dài ngày, sản phẩm đánh bắt được thường được bảo quản bằng đá, cá tạp thì ướp muối, rất ít phương tiện có hầm bảo quản lạnh. Các loại tàu nhỏ thường đi về trong ngày nên nguyên liệu hầu như không qua xử lý bảo quản. Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho bảo quản còn quá ít và thô sơ. Sau khi hải sản được đánh bắt, thông qua các cảng, bến cá phần lớn chưa được xây dựng hoàn chỉnh do đó về mùa nóng các loại hải sản thường bị xuống cấp nhanh chóng, giá trị thất thoát sau thu hoạch lớn ( khoảng 30%). - Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến , hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt. - Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành, song tác động của nó vào trong thực tiễn còn ít, một phần do chất lượng thuỷ sản hiện thị trường còn chấp nhận một phần do những lí do kinh tê, tài chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa áp dụng những công nghệ bảo quản mới này cho sản phẩm khai thác của mình. 3.3.Các mặt hàng chế biến thuỷ sản chính 3.3.1.Mặt hàng đông lạnh Trong giai đoạn 1985-1995 mặt hàng này có tốc độ gia tăng trung bình là 25,77%/năm, giai đoạn 1990-1995 lượng hàng đông lạnh tăng mạnh (31,78%). Đến năm 2000, lượng hàng thuỷ sản đông lạnh vẫn tiếp tục tăng mạnh ( chiếm 86%). Trong các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh thì tôm đông lạnh thời kỳ 1990-1995 chiếm khoảng 56%, năm 2000 còn 23%. Mực và bạch tuộc đông lạnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 10 năm từ 1985-1995, trung bình là 38,57%/năm. Năm 1995, mặt hàng mức đông lạnh chiếm 10,23% trong tổng sản lượng hàng đông lạnh thuỷ sản và chiếm 8,85% tổng sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu . Đến năm 2000, lượng mực chế biến đông lạnh xuất khẩu đã đạt 38.104 tấn, chiếm 18% khối lượng hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam . Mặt hàng cá đông lạnh : Những năm gần đây cũng có tốc độ tăng rất mạnh. Nếu năm 1991 mới có trên 11.000 tấn được đưa vào chế biến đông lạnh xuất khẩu thì năm 1995 đã có 31.400 tấn, chiếm 24,59% hàng thuỷ sản xuất khẩu và đến năm 2000 đã đạt 56.052 tấn cá đông lạnh chiếm 19% tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu . Các loại đông lạnh khác : chủ yếu là ghẹ, ốc, cua, sò, các mặt hàng phối chế dạng sản phẩm rất đa dạng. Các sản phẩm này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh cùng với sự tăng trưởng của các mặt hàng có giá trị gia tăng. Xu hướng của các sản phẩm này còn rất lớn. 3.3.2.Sản phẩm có giá trị gia tăng Mặt hàng này ngày càng có xu hướng phát triển, năm 1991 mới chiếm 1,5% thì đến năm 1995 đã là gần 8% và năm 2000 là 35%. Có thể nói đây là một mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn phát triển vừa qua. 3.3.3.Mặt hàng tươi sống Gần đây cũng có phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Bao gồm các loại cua, cá , tôm còn sống hoặc còn tươi như cá ngừ đại dương. 3.3.4.Mặt hàng khô Dạng sản phẩm này được sản xuất khá phổ biến do đơn giản về thiết bị công nghệ, các loại sản phẩm chính là cá khô, tôm khô, mực khô, rong câu khô v..v.. Mực khô có lúc đạt trên 4.000 tấn một năm, sản lượng tăng giảm không ổn định có thể do sản lượng khai thác không ổn định. Rong câu khô chủ yếu được sản xuất theo phương pháp thủ công đơn giản, sản phẩm gồm 2 loại rong câu khô ngọt và rong câu mặn tuỳ theo yêu cầu của người mua hoặc thị trường tiêu thụ. Cá khô trước đây sản xuất khoảng 15.000 tấn, năm 1997 sản xuất được khoảng 23.000 tấn. Các mặt hàng tôm nõn khô, khô nguyên con, moi khô, cá khô tẩm gia vị chưa được thống kê Năm 200 sản lượng hàng khô xuất khẩu đạt 34.901 tấn, chiếm gần 12% tổng lượng hàng chế biến xuất khẩu . 3.4 Vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu những năm gần đây đã đạt được rất nhiều tiến bộ do hoạt động tích cực của bản thân các cơ sở chế biến thuỷ sản cũng như các trung tâm kiểm tra chất lượng thuỷ sản được bố trí đều trên phạm vi toàn quốc. Năm 1999 Việt Nam được đưa vào danh sách I đối với EU là một thành công lớn cho nỗ lực của ngành. Tính đến 28/02/2002 nước ta đã có 68 doanh nghiệp được cấp CODE đi EU là điều khẳng định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng thuỷ sản Việt Nam . Trường hợp có Chloramphenicol trong mặt hàng tôm đông lạnh chỉ là trường hợp khá đặc biệt và đang được giải quyết theo nhiều góc độ khác nhau cả về mặt kỹ thuật kiểm định lẫn yếu tố thương mại. Các mặt hàng thuỷ sản tiêu dùng nội địa sản xuất với quy mô lớn mặc dù đã có những tiêu chuẩn ban hành, song việc kiểm tra chúng những năm gần đây hầu như không được chú trọng. Các sản phẩm nếu là mặt hàng nhỏ về số lượng thì hầu như chưa có tiêu chuẩn cụ thể mà chỉ là một sự thoả thuận giữa hai bên mua và bán. Phần kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản nội địa gần đây hầu như bị bỏ quên và cũng chỉ là việc của liên ngành y tế – thương mại và thuỷ sản , vấn đề này cần được giải quyết sớm trên cơ sở hợp tác của ba ngành nói trên. 3.5 Những mặt còn hạn chế - Vai trò quản lý của Nhà nước còn yếu, thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giữa các địa phương và ngành. Năng lực quản lý của doanh nghiệp chưa theo kịp với những đòi hỏi của kinh tế thị trường. Sự phát triển tràn lan và trình độ quản lý yếu kém đã dẫn đên nguy cơ phá sản của một số xí nghiệp Nhà nước. - Mất cân đối giữa trình độ công nghệ hiện tại với nhu cầu chất lượng và dạng sản phẩm đối với thị trường, mặt hàng chế biến đơn điệu, phần lớn là dạng bán chế phẩm vừa tiêu hao nguyên liệu vừa cho giá xuất khẩu thấp, chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Chưa tập trung cao cho công tác đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ để nhanh chóng đưa ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. Công tác thông tin tiếp thị cũng chưa được chú ý nên các doanh nghiệp khó có khả năng định hướng cho những hoạt động kinh doanh của mình. - Chưa tạo được liên kết có hiệu quả giữa các nhà máy xí nghiệp, giữa doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất nguyên liệu ban đầu đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, nhất là đẩy giá nguyên liệu đầu vào ở trong nước lên quá cao làm yếu đi sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam ở thị trường ngoài nước, hoặc sự ép cấp, ép giá, móc nối với các đại diện thương nhân nước ngoài làm cho giá nguyên liệu không ổn định dẫn tới việc không ổn định trong sản xuất kinh doanh nguyên liệu thuỷ sản . - Mất cân đối giữa công suất thiết bị và khả năng cung cấp nguyên liệu, nhu cầu thị trường. Các nhà máy chế biến hiện nay mới sử dụng khoảng 50% công suất, điều này có thể là do sự dư thừa lớn về thiết bị hoặc là thiếu nguyên liệu hoặc thiếu khả năng phát triển mặt hàng mới do công nghệ đã quá cũ của các nhà máy. - Chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến thấp, giá nguyên liệu cao, giá đầu ra thấp, sản xuất ít có lãi là những khó khăn mà doanh nghiệp chế biến đang gặp. Công nghệ bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến . 4. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thời gian qua 4.1. Phân tích cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 4.1.1 Cơ cấu xuất khẩu theo nguồn nguyên liệu Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo nguồn nguyên liệu (Đơn vị tính :triệu USD) Năm Tổng kim ngạch Thuỷ sản nuôi Thuỷ sản đánh bắt, khai thác Giá trị % Giá trị % 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 239,1 285,4 307,7 427,2 551,2 621,4 696,5 776,4 858,6 971,12 1475,0 1777,6 65 87 100 150 180 200 250 300 472 485 755,2 949,2 27,19 30,48 32,5 35,11 32,66 32,19 35,89 38,64 54,97 49,9 51,2 53,4 174,1 198,4 207,7 277,2 371,2 421,4 446,5 476,4 386,6 486,12 719,8 829,4 72,81 69,52 67,5 64,89 67,34 67,81 64,11 61,36 45,03 50,1 48,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3060.doc
Tài liệu liên quan