Đề tài Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” để hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ VÀ DOANH THU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp. 3

1.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp. 3

1.1.1.1 Đặc điểm hoạt kinh doanh xây lắp 3

1.1.1.2 Đặc điểm tổ chức kế toán trong đơn vị xây lắp. 4

1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí và doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp. 4

1.2. Nội dung kế toán của chi phí và doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “ Hợp đồng xây dựng” 5

1.2.1 Chi phí và doanh thu theo VAS 15 5

1.2.1.1. Chi phí của doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15 5

1.2.1.2. Doanh thu của doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15. 6

1.2.2. Ghi nhận chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15 7

1.3. Hạch toán tổng hợp chi phí và doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15 và theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam 9

1.3.1 Hạch toán tổng hợp chi phí. 9

1.3.1.1. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT) 9

1.3.1.1.1 Nội dung và tài khoản sử dụng: 9

1.3.1.1.2. Phương pháp hạch toán 9

1.3.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 10

1.3.1.2.1 Nội dung và tài khoản sử dụng 10

1.3.1.2.2 Phương pháp hạch toán 10

1.3.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 11

1.3.3.3.1 Nội dung và tài khoản sử dụng 11

1.3.1.2.2 Phương pháp hạch toán: 11

1.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 12

1.3.4.1 Nội dung và tài khoản sử dụng 12

1.3.1.4.2 Phương pháp hạch toán 12

1.3.1.5. Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình 13

1.3.1.5.1.Nội dung và tài khoản sử dụng 13

1.3.1.5.2 Phương pháp hạch toán 13

1.3.1.6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 14

1.3.1.6.1 Nội dung và tài khoản sử dụng 14

1.3.1.6.2 Phương pháp hạch toán 14

1.3.2. Hạch toán tổng hợp doanh thu. 15

1.3.2.1 Nội dung và tài khoản sử dụng. 15

1.3.2.2. Phương pháp hạch toán 16

Chương II: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 18

2.1. Ưu và nhược điểm của chuẩn mực VAS 15 18

2.1.1. Ưu điểm điểm của chuẩn mực. 18

2.1.2. Nhược điểm của chuẩn mực. 19

2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp. 22

KẾT BÀI 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7007 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “Hợp đồng xây dựng” để hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh từ các thay đổi đó - Doanh thu có thể xác định được một cách đáng tin cậy 4. Doanh thu của doanh nghiệp xây lắp còn một khoản nữa đó là các khoản tiền thưởng. 5. Các khoản thanh toán khác chỉ được tính vào doanh thu HĐ khi các khoản tiền bồi thường và các khoản thanh toán khác được khách hàng chấp thuận và được xác định một cách đáng tin cậy. 1.2.2. Ghi nhận chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15 Doanh thu và chi phí của HĐ xây dựng được ghi nhận theo hai trường hợp: 1/ Trường hợp HĐ xây dựng quy định các nhà thầu thanh toán theo tiến độ kế hoạch khi kết quả của HĐ xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy. Trường hợp này doanh thu và chi phí liên quan đến HĐ được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính, không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi nhận trên hóa đơn là bao nhiêu. 2/ Trường hợp HĐ xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi xác nhận một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận. Trường hợp này doanh thu và chi phí liên quan đến HĐ được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập. Kết quả thực hiện HĐ xây dựng chỉ có thể xác định một cách đáng tin cậy khi doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế từ HĐ đó. Trường hợp có sự ghi ngờ về khả năng không thu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của HĐ thì những khoản đó phải được ghi nhận vào chi phí. Phần công việc đã hoàn thành của HĐ làm cơ sở xác định doanh thu có thể được xác định bằng nhiều cách khác. Tùy thuộc vào bản chất của HĐ xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba phương pháp sau để xác định phần công việc hoàn thành: A/ Theo tỷ lệ phần trăm(%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của HĐ. B/ Đánh giá phần công việc đã hoàn thành. C/Theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của HĐ. Việc thanh toán theo tiến độ và những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần công việc đã hoàn thành. Những chi phí sau đây cũng không được tình vào phần công việc đã hoàn thành của HĐ:1/ Chi phí liên qua đến hoạt động trong tương lai của HĐ. 2/ Các khoản tạm ứng cho nhà thầu phụ trước khi hợp công việc của HĐ được hoàn thành. Khi kết quả hợp đồng xây dựng không thể ước tính được một cách đáng tin cậy thì: - Doanh thu chỉ được ghi nhận tương đương với chi phí của HĐ đã phát sinh mà việc hoàn trả là tương đối chắc chắn. - Chi phí của HĐ chỉ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các chi phí này đã phát sính. Phải ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ đối với các trường hợp chi phí liên quan đến HĐ không thể thu hồi được sau đây: + Không đủ điều kiện pháp lý để tiếp tục thực hiện HĐ. + Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng còn tùy thuộc vào kết quả xử lý của hợp cơ quan pháp luật hoặc có thẩm quyền. + HĐ mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ hợp đồng của mình. Khi loại bỏ các yếu tố không chắc liên quan đến việc ước tính một cách đáng tin cậy kết quả HĐ, thì doanh thu và chi phí có liên quan tới HĐ xây dựng sẽ được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành. Việc trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình được thực hiện theo từng lần ghi nhận doanh thu HĐ xây dựng hoặc khi kết thúc năm tài chính. 1.3. Hạch toán tổng hợp chi phí và doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp theo VAS 15 và theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam 1.3.1 Hạch toán tổng hợp chi phí. 1.3.1.1. Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( NVLTT): 1.3.1.1.1 Nội dung và tài khoản sử dụng: Nội dung: Chi phí NVLTT bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ( trừ vật liệu dùng cho máy thi công) dùng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt các công trình. Tài khoản sử dụng: TK 621 - Chi phí NVLTT Kết cấu Bên Nợ : Tập hợp giá trị nguyên vật liệu chính, phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ xuât dùng cho xây dựng, lắp đặt các công trình. Bên Có: Giá trị NVLTT, các cấu kiện, bộ phận dời lẻ xuất dùng không hết Kết chuyển chi phí NVLTT . TK 621 không có số dư cuối kỳ. 1.3.1.1.2. Phương pháp hạch toán - Tập hợp giá trị nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động xây lắp Nợ TK 621 - Chi phí NVLTT Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (Nếu có) Có TK 152 - Chi phí nguyên, vật liệu thực tế xuất dùng từ kho. Có TK (111,112,331…)- Mua vật liệu về không qua kho mà dùng ngay - Trường hợp vật liệu dùng không hết nhập kho, bán thu hồi: Nợ TK liên quan (111,112,152…): giá trị thu hồi. Có TK 621: Chi phí NVL - Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phẩn bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 154 (1541) - Chi tiết đối tượng Có TK 621 - Chi tiết đối tượng 1.3.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 1.3.1.2.1 Nội dung và tài khoản sử dụng Nội dung: Chi phí NCTT bao gồm: Các khoản thù lao lao động phải trả cho NCTT xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thi công. Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí NCTT. Kết cấu Bên Nợ: Tập hợp chi phí NCTT thực tế phát sính. Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 không có số dư cuối kỳ. 1.3.1.2.2 Phương pháp hạch toán - Tập hợp tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động: Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng): chi phí NCTT Có TK 334 - phải trả người lao động -Kết chuyển chi phí nhân công vào cuối kỳ: Nợ TK 154 ( 1541) - Chi tiết đối tượng Có TK 622 - Chi tiết đối tượng 1.3.1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 1.3.3.3.1 Nội dung và tài khoản sử dụng Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp. Tài khoản sử dụng: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Kết cấu Bên Nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công Kết chuyển hay phân bổ chi phí sử dụng máy thi công TK 623 cuối kỳ không có số dư 1.3.1.2.2 Phương pháp hạch toán: TH1: Doanh nghiệp có tổ chức bộ máy thi công riêng biệt và đội máy thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng. - Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy: Nợ TK 621,622,627 - chi tiết sử dụng máy Có TK 152,334,214,331… - Tổng hợp chi phí trên tài TK 154 sau đó phân bổ cho các đối tượng xây lắp: Nợ TK 154 Có TK 621,622,627 +Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫn nhau giữa các bộ phận: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 154 - Chi tiết sử dụng máy thi công +Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ lẫn nhau giữa các bộ phận: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133 (Nếu có ) - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 511,512 Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp TH2: Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công hoặc có tổ chức nhưng đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( nếu có) Có TK 111,112,152,142,214,334,338… - Sau đó phân bổ và kết chuyển vào từng công trình: Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công 1.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 1.3.4.1 Nội dung và tài khoản sử dụng Nội dung: Là các chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của đội, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội… Tài khoản sử dụng: TK 627- Chi phí sản xuất chung Kết cấu Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển (hay phẩn bổ ) chi phí sản xuất chung. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư. 1.3.1.4.2 Phương pháp hạch toán - Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( nếu có) Có TK 111,112,331,142,334,338.. - Phân bổ chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627- Chi phí sản xuất chung. 1.3.1.5. Hạch toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình 1.3..1.5.1.Nội dung và tài khoản sử dụng Nội dung: Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc thi công vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi nhà thầu gây ra. Tài khoản sử dụng: TK 352 - Dự phòng phải trả Kết cấu Bên Nợ: Chi phí bảo hành thực tế phát sinh Hoàn nhập số trích trước không sử dụng Bên Có: Trích trước chi phí sửa chữa bảo hành công trình Dư Có : Khi số chi thực tế nhỏ hơn số đã trích trước 1.3.1.5.2 Phương pháp hạch toán -Khi trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình thi ghi: Nợ TK 627 – Chi phí SX chung Có TK 352 - Dự phòng phải trả - Khi phát sinh chi phí sửa chữa bảo hành công trình thi ghi: Nợ TK 621,622,623,627- Tập hợp chi phí bảo hành Nợ TK 133 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) Có TK 111,112,152,214,153,331,334,338… - Cuối kỳ tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp và tính giá thành bảo hành ghi: Nợ TK 154 - Chi phí SX dở dang (1544 - Chi phí bảo hành xây lắp) Có TK 621,622,623,627: Kết chuyển chi phí bảo hành - Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành giao cho khách hàng ghi : Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 154 - Chi phí SXKD dơ dang(1544) - Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh phải hoàn nhập số trích trước về bảo hành còn lại, ghi : Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả Có TK 711 - Thu nhập khác 1.3.1.6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất 1.3.1.6.1 Nội dung và tài khoản sử dụng Nội dung : Thiệt hại trong sản xuất xây lắp bao gồm thiệt hại phá đi làm lại diễn ra trong quá trình xây lắp, và thiệt hại về ngừng sản xuất Tài khoản sử dụng : TK 1381 - Thiệt hại trong sản xuất Kết cấu Bên Nợ: Tập hợp chi phí thiệt hại trong sản xuất Bên Có: Xử lý giá trị thiệt hại trong sản xuất Dư Có: Chi phí thiệt hại sản xuất chưa được sử lý 1.3.1.6.2 Phương pháp hạch toán TH1: Kế toán thiệt hại về ngừng sản xuất - Tập hợp chi phí chi ra trong thời gian ngừng sản xuất. Nợ TK 1381 - Thiệt hại ngừng sản xuất Có TK liên quan (214,334,338…) - Cuối kỳ sau khi trừ phần thu hồi (nếu có do bồi thường) giá trị thiệt hại sẽ tính vào quỹ dự phòng tài chính hay vào giá vốn hàng bán hoặc tính vào chi phí khác,… Nợ TK liên quan (415,632…): Thiệt hại về ngừng sản xuất Có TK ( 1381,111..) : Giá trị bổi thường TH2: Kế toán thiệt hại phá đi làm lại phát sinh trong quá trình sản xuất xây lắp. - Đối với thiệt hại này kế toán cần mở sổ theo dõi riêng. Toàn bộ thiệt hại sau khi tập hợp vào bên nợ của tài khoản 138 (1381- Thiệt hại phá đi làm lại) được sử lý như sau: Nợ TK 111, 152: Giá trị phế liệu thu hồi. Nợ TK 138 (1388),334: Giá trị cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 111,12,131: Số phải thu ở đơn vị chủ đầu tư. Nợ TK 632 : Thiệt hại tính vào giá vốn hàng bán. Nợ TK 811: Thiệt hại tính vào chi phí khác… Có TK 138(1381- Thiệt hại phá đi làm lại): xử lý giá trị thiệt hại 1.3.2. Hạch toán tổng hợp doanh thu. 1.3.2.1 Nội dung và tài khoản sử dụng. Nội dung: Việc ghi nhân doanh thu của doanh nghiệp xây lắp được xác định theo một trong hai trường hợp sau: (1)Trường hợp HĐ xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo tiến độ kế hoạch, (2)Trường hợp HĐ xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Tài khoản sử dụng: TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng. Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của HĐ xây dựng dở dang. Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng dở dang. Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của HĐ lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng dở dang. Số dư bên Có: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của HĐ nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng dở dang. TK 511 - Doanh thu bán hàng (5112- Doanh thu bán các thành phẩm, sản phẩm xây lắp hoàn thành). Kết cấu Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán doanh thu của hàng bán bị trả lại kết chuyển trừ vào doanh thu. Kết chuyển số doanh thu thuần về tiêu thụ. Bên Có: Tổng số bán hàng DT và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ. TK 511 cuối kỳ không có số dư. 1.3.2.2. Phương pháp hạch toán TH1: HĐ xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo tiến độ kế hoạch - Căn cứ vào chứng từ kế toán phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành. Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch của HĐ xây dựng. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong HĐ Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng. Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ HĐ xây dựng. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. -Khi nhận được tiền do khách hàng trả hoặc khách hàng ứng trước Nợ TK 111,112… Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. TH2: Trường hợp HĐ xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện - Khi kết quả thực hiện HĐ được xác đinh một được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận: Nợ TK 111,112,131 Nợ TK 144, 244 - Chi phí bảo hành công trình bên chủ đầu tư giữ lại Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Khoản tiền thưởng hoặc khoản bổi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp chi phí không bao gồm trong giá trị HĐ, ghi: Nợ TK 111,112,131 Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. - Khi duyệt quyết toán giá trị công trình có điều chỉnh giảm khối lượng Nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán. Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Có TK 131,111,112… - Căn cứ vào giá thành thực tế công trình xây lắp hoàn thành bàn giao: Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán. Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang. Chương II: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2.1. Ưu và nhược điểm của chuẩn mực VAS 15 2.1.1. Ưu điểm điểm của chuẩn mực. Xây lắp là ngành có đặc thù là chu kỳ sản xuất kinh doanh dài kéo dài và phải đến khi hoàn thành mới đuợc bàn giao cho khách hàng và cũng phải đến lúc đớ mới được ghi nhận doanh thu . Vấn đề ở đây là làm sao để có thể xác định chi phí và doanh thu một cách hợp lý nhất, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Thông thường hợp đồng xây dựng mỗi năm sẽ quyết toán một lần nên HĐ xây dựng sẽ rất khó xác định doanh thu. Chuẩn mực kế toán số 15 đã đưa ra TK 337 – “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch” từ đó có thể giúp cho các doanh nghiệp xác định doanh thu một cách chính xác khi tiến hành quyết toán vào cuối năm tài chính Theo VAS 15 doanh thu của HĐ xây dựng được ghi nhận theo hai cách: + Cách 1 là theo giá trị khối lượng thực hiện. + Cách 2 theo tiến độ kế hoạch. Có thể nói việc đưa ra hai cách ghi nhận này rất phụ hợp với nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp mà mà Nhà nước dữ vai trò chủ yếu. Vì thế thuế vẫn có ảnh hưởng quan trọng tới hệ thông kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Ảnh hưởng này không thể hiện trên luật mà nằm trong các quy định của Bộ Tài chính về doanh thu, chi phí (thường gọi là cơ chế tài chính). Các quy định này luôn tính đến khả năng thu thuế. Và nhờ có việc đưa ra hai cách ghi nhận này mà mặc dù có một số khác biệt cho phép nhưng nói chung lợi nhuận trên sổ kế toán thống nhất với lợi nhuận chụi thuế Đồng thời chuẩn mực cũng đã cho thấy được nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán đó là: doanh thu chỉ được ghi nhận một cách đáng tin cậy khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết, các tài khoản được sử dụng trong chuẩn mực tương đối đầy đủ và chuẩn mực đã giải thích cặn kẽ giúp cho công tác kế toán thực hiện dễ dàng, thống nhất hơn. 2.1.2. Nhược điểm của chuẩn mực. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chuẩn mực vẫn tồn tại một số điểm chưa hợp lý chưa phù hợp: Thứ nhất là: Chuẩn mực không quy định việc ghi nhận các khoản lỗ ước tính. Trong IAS 11 quy định: khi tổng chi phí của hợp đồng xây dựng được ước tính lớn hơn doanh thu hợp đồng thì khoản lỗ ước tính được ghi nhận ngay như một khoản chi phí phát sinh trong kỳ đó nhưng trong VAS thì không trình bày vấn đề này. Đây là một trong những nhược điểm nữa của VAS . Khi không trình bày vấn đề này thì VAS đã vi phạm nguyên tắc thận trọng của kế toán. Thứ hai là: Chuẩn mực không quy định cụ thể hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch là loại nào? Giá trị gia tăng hay biên lai thanh toán( phiếu thu) và hạch toán khoản tiền vàoTK 511 là chưa hợp lý. Chuẩn mực đã quy định về doanh thu và cách ghi nhận doanh thu là khá rõ ràng: Doanh thu và chi phí của HĐ xây dựng chỉ đuợc ghi nhận theo hai trường hợp là: HĐ xây dựng nhà thầu được thanh toán ngay theo tiến độ kế hoạch và HĐ xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Từ đó ta nhận thấy vấn đề đặt ra là doanh nghiệp tự xác định doanh thu như thế nào, và mối quan hệ giữa doanh thu mà doanh nghiệp đã ghi nhận với doanh thu xác định của chính sách thuế hiện hành để đảm bảo sự chênh lệch không đáng kể và có thể chấp nhận được. Đồng thời theo quy định của chuẩn mực thì doanh thu của HĐ xây dựng được xác định trên cơ sở phần khối lượng công việc đã hoàn thành theo 1 trong 3 phương pháp sau: 1. xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn thành so với tổng khối lưọng xây lắp phải hoàn thành của HĐ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch là loại nào? Hóa đơn giá trị gia tăng hay biên lai thanh toán (phiếu thu). Nếu khi thu tiền mà phải phát hành hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) thì doanh nghiệp phải kê khai và nộp thuế GTGT. Như vậy sẽ có sự chênh lệch đáng kể giữa doanh thu doanh nghiệp tự xác định theo quy định của kế toán với doanh thu kê khai tính thuế, mặt khác các chủ đầu tư lại không muốn một công trình có nhiều hóa đơn. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp phải làm thủ tục hủy những hóa đơn và phát hành một hóa đơn cho toàn cho toàn bộ giá trị công trình được quyết toán. Vấn đề này đã gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. Nếu thu tiền theo tiến độ kế hoạch, doanh nghiệp chỉ phát hành biên lai thu tiền ( phiếu thu ) thì sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể xác định doanh thu và chi phí theo phần công việc đã hoàn thành theo một trong ba phương pháp trên. Và vì là doanh thu ước tính nên doanh nghiệp có thể không phải phát hành hóa đơn GTGT ngoại trừ chủ đầu tư yêu cầu. Như vậy, nếu không viết hóa đơn kế toán vẫn tính được doanh thu, tuy nhiên không đáp ứng đuợc quy định của chính sách thuế cụ thể là không có căn cứ để ghi vào bảng hàng hóa bán ra và cơ quan thuế có chấp nhận doanh thu và thuế GTGT mà doanh nghiệp ước tính hay không? Trong trường hợp nay nếu chủ đầu tư yêu cầu hóa đơn thì không cần phải nói đến. Nếu chủ đầu tư không yêu cầu phát hành hóa đơn thì doanh thu được ghi nhận trên cơ sở biên bản nghiệm thu, phiếu giá thanh toán thì các chứng từ trên có được coi là căn cứ để kê khai thuế GTGT và doanh thu theo quy định của chính sách thuế hiện hành hay không? Một vấn đề khác mà doanh nghiệp xây lắp quan tâm đó là khoản tiền thưởng được coi là doanh thu của HĐ xây dựng. Khi hạch toán khoản tiền thưởng này vào doanh thu thì doanh thu mà doanh nghiệp được nhận không tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành và khoản tiền thưởng này không nằm trong giá trị công trình khi quyết toán Thứ ba là: Chuẩn mực không quy định việc ghi nhận các khoản lỗ ước tính. Trong IAS 11 quy định: khi tổng chi phí của hợp đồng xây dựng được ước tính lớn hơn doanh thu hợp đồng thì khoản lỗ ước tính được ghi nhận ngay như một khoản chi phí phát sinh trong kỳ đó nhưng trong VAS thì không trình bày vấn đề này. Đây là một trong những nhược điểm nữa của VAS . Khi không trình bày vấn đề này thì VAS đã vi phạm nguyên tắc thận trọng của kế toán. Thứ tư là: Phương pháp lập dự toán hiện đang được áp dụng trong các doanh nghiệp vẫn có điểm hạn chế chưa hợp lý Trong lập dự toán chi phí vật liệu luân chuyển( chi phí dàn giáo, cốp pha không đủ tiêu chuẩn để hạch toán là tài sản cố định) thuộc khoản mục chi phí vật liệu song trong hạch toán lại đưa vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Nợ TK 6273- Chi phí sản xuất chung. Có TK 1531,1421. Thứ năm là: Thông tin đựợc trình bày trên báo cáo tài chính vẫn còn những điểm chưa cụ thể chưa rõ ràng. Vì không ghi nhận các khoản lỗ nêu trên báo cáo tài chính của VAS 15 không có các khoản lỗ.VAS 15 cũng không ghi rõ hai chỉ tiêu là số tiền dữ lại để bảo hành và khoản mục tài sản và nợ chưa xác định (ví dụ đòi bồi thường). Và một vấn đề nữa là tất cả các khoản mục doanh thu và chi phí của các HĐ đều do doanh nghiệp tự kê khai tự xác định. Như vậy sẽ có chênh lệch rất nhiều giữa chi phí và doanh nghiệp tự kê khai và chi phí và doanh thu mà cơ quan thuế tính cho doanh nghiệp để tính thuế thu nhập. 2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp. Do chuẩn mực vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm kể trên dẫn đến việc hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp do kế toán của doanh nghiệp tự hạch toán với chi phí và doanh thu do cơ quan thuế tính để tính thuế thu nhập cho doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những khoảng cách. Khi nền kinh tế Việt Nam càng phát triển thì những khoảng cách này càng cần sớm được xóa bỏ. Dưới đây là một vài gợi ý để hoàn thiện hơn việc hạch toán chi phí và doanh thu của doanh nghiệp xây lắp: Thứ nhất là: Chuẩn mực số 15 quy định về doanh thu, chi phí và cách xác định doanh thu và chi phí của doanh nghiệp xây lắp khá rõ ràng. Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp xây lắp sẽ được ghi nhận theo hai trường hợp đó là: HĐ xây dựng quy định nhà thầu thanh toán theo tiến độ kế hoạch; và hợp quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Tuy nhiên một thực tế ở Việt Nam là các doanh nghiệp đều làm cho trên BCTC thống nhất với lợi nhuận chịu thuế. Căn cứ để họ ghi nhận doanh thu chính là hóa đơn. Có thể nói, cơ sở để ghi nhận doanh thu một cách đáng tin cậy ở Việt Nam đó là sự trả tiền hay chấp nhận trả tiền của khách hàng đối với công việc doanh nghiệp đã hoàn thành. Trên thực tế, một khó khăn rất lớn cho các nhà đấu thầu là các đơn vị chủ đầu tư thường rất chậm trễ trong việc thanh toán theo tiến độ đã ghi trong HĐ hoặc thanh toán nhỏ giọt. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không phát hành hóa đơn và chưa ghi nhận doanh thu khi không nhận được sự đảm bảo về thanh toán của khách hàng. Trên thực tế thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hiểu rằng doanh thu chỉ được ghi nhận khi hóa đơn phát hành, mặc dù thực tế toàn bộ dịch vụ đã hoàn thành, đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu và doanh nghiệp chậm phát hành hóa đơn để điều chỉnh kỳ ghi nhận doanh thu của mình phục vụ những mục đích khác. Ví dụ: Đối với công ty xây dựng vốn ngân sách, thời điểm ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế thông thường chỉ được thực hiện sau khi phiếu giá được duyệt, nghĩa là sau thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình, thời gian này có thể kéo dài một tháng, hai tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sự năng động của bên A,B. Người ta suy luận rằng, chỉ sau khi phiếu giá được duyệt thì công trình xây dựng mới được coi là chấp nhận thanh toán, mới chắc chắn thu được doanh thu. Những công trình sử dụng vốn ngân sách trên thực tế vẫn còn nhiều quan điểm xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, kê khai tính thuế thu nhập căn cứ vào thời điểm thanh toán HĐ, thời điểm thanh toán theo tiến độ hoàn thành công việc hoặc thậm chí căn cứ tiến độ tạm ứng vốn để thực hiện thi công công trình. Có hiện tượng này là do thuế thu nhập vẫn có một ảnh hưởng lớn đến hệ thống kế toán doanh nghiệp. Vì vậy để khắc phục hiện tượng này thì chúng ta cần phải: Nâng cao hiểu biết và vận dụng VAS 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” sẽ giảm ảnh hưởng của thuế đối với kế toán doanh nghiệp đồng thời phải tổ chức hệ thống kế toán thuế trong doanh nghiệp. Thứ hai là: Như chúng ta biết thì tại thời điểm soạn VAS 15, Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực về dự phòng, nợ và tài sản tiềm ẩn. Hơn nữa do nền kinh tế thị trường Việt Nam có sự quản lý của Nhà nước, thì giá cả hàng hóa luôn ổn định. Mặt khác, các nhà thầu xây dựng luôn đưa vào HĐ xây dựng điều khoản phụ khi có sự tăng giá của nguyên vật liệu xây dựng. Ngoài ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74.doc
Tài liệu liên quan