Đề tài Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, kế hoạch là một pháp lệnh sản xuất. Vậy có thể hay không có thể sửa lại chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất, vấn đề này thường trở thành mục tiêu tranh luận, trung tâm của sự mâu thuẫn. Một bên thì cố chấp cho rằng, kế hoạch sản xuất một khi đã được định ra thì có hiệu lực như pháp luật nhà nước. Muốn giữ được tính chất nghiêm chỉnh của kế hoạch, thì kế hoạch sản xuất không được sửa chữa bổ sung. Họ coi kế hoạch sản xuất bất di bất dịch hoặc như lực lượng thần thánh không thể xâm phạm được. Vì vậy, họ ngày đêm dốc thúc, nhắm mắt lao vào thực hiện kế hoạch, bất luận có điều kiện hay không có điều kiện, vô luận chỉ tiêu đó phù hợp hay không phù hợp. Họ hoàn toàn rơi vào bệnh chủ quan, ảo tưởng, duy ý chí. Một bên khác thì lại coi thường tính pháp lệnh của kế hoạch, không căn cứ tình hình thực tế sản xuất có thay đổi hay không mà thay đổi kế hoạch sản xuất một cách cảm tính, tuỳ tiện, lúc nào muốn điều chỉnh, sửa đổi cũng được. Thông thường thì họ không tìm cách để bảo đảm thực hiện kế hoạch, mà chủ yếu lo tìm cách thuyết minh, làm thủ tục để xin cấp trên hạ chỉ tiêu. Họ coi kế hoạch là cái có cũng được, không cũng được, vì nó không quan trọng. Cả hai cách nhìn tiêu cực đó đều là sai lầm, phiến diện, cho nên đều có hại. Cách đầu thì coi thường sự phát triển thực tế, thiếu “tính linh hoạt”, làm cho chỉ tiêu kế hoạch càng ngày càng thoát ly hiện thực, mất tác dụng chỉ đạo sản xuất. Còn cách sau thì có tính mặc cả với kế hoạch sản xuất, sáng đưa ra chiều thay đổi, làm cho công nhân, viên chức mất mục tiêu phấn đấu rõ rệt. Hai cách đó đều làm thui chột tính năng động sáng tạo, tích cực của quần chúng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoạt động của con người của sự vật không ngừng biến đổi. Đó là những tác động qua lại một cách biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan. Vì vậy, tư duy của người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó. Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thương gặp trong việc quản lý sản xuất rất đa dạng nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây: - Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng, nó biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hoặc là mạo hiểm, hoặc là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa trông rộng trong việc chỉ đạo sản xuất. - Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được tính năng động chủ quan của con người. Biểu hiện sau đó là sau khi đặt ra kế hoạch sản xuất thì thiếu biện pháp về kỹ thuật và tổ chức có hiệu lực, không có khả năng đáp ứng thực hiện những biện pháp đó, khó bảo đảm cho việc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất một cách thuận lợi. - Gặp những vấn đề sản xuất phức tạp không tìm ra đầu mối, tức là không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Do đó mà không thể giải quyết thẳng vấn đề một cách nhanh chóng, không giải quyết được các mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng không chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng. - Trong việc quản lý sản xuất thiếu tính linh hoạt hoặc không hiểu tính linh hoạt một cách chính xác. Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hoặc tuyệt đối không sửa đổi hoặc sửa đổi tuỳ tiện. - Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố giữ tính nguyên tắc với phát huy tính sáng tạo. Biểu hiện rõ nhất của hậu quả này là trượt dài sang chủ nghĩa giáo điều, hoặc biểu hiện thành chủ nghĩa kinh nghiệm. - Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc phá bỏ với việc xây dựng, mà biểu hiện tư tưởng này là muốn phá là phá, muốn xây là xây, tách rời mối quan hệ hài hoà của chúng với nhau. Tất nhiên, đối với bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí trong quản lý sản xuất, ngoài những biểu hiện cụ thể nêu trên, còn những biểu hiện ở những tác phong của người quản lý như: quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, thoát ly tình hình thực tế sản xuất. Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan duy ý chí trong chỉ đạo sản xuất sẽ tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. Lênin dạy rằng thoát ly chủ nghĩa duy vật biện chứng rất có thể ngả theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đẩy mạnh sản xuất phát triển thì cần phải khắc phục căn bệnh duy tâm chủ quan của những nhân viên quản lý sản xuất; đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến vi phạm quy luật khách quan. Vì vậy Đảng ta nói “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. II/ Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan Người quản lý sản xuất phải ý thức được rằng, muốn tiến hành sản xuất thuận lợi, cần phải có điều kiện vật chất với số lượng thích hợp và cung cấp kịp thời tư liệu sản xuất như máy móc, tư bản, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công... Nghĩa là khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cả những yếu tố vật chất kỹ thuật lẫn yếu tố con người. Cần phải xem xét tỷ mỷ mọi điều kiện cho quá trình sản xuất sau đó người quản lý sản xuất mới căn cứ vào điều kiện nào có thể tranh thủ được, đề ra nghị quyết và kế hoạch thực hiện. Có kế hoạch cụ thể, thiết thực như vậy sẽ chỉ đạo công việc thuận lợi và đẩy mạnh sản xuất phát triển. Đó là vấn đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại là tính thứ nhất, tư duy là tính thứ hai. Trong doanh nghiệp, nếu chú ý và sắp xếp chặc chẽ các phân xưởng, tổ sản xuất, kịp thời điều hoà mối quan hệ công tác và trình độ phát triển giữa các bộ phận đó với nhau thì tình hình sản xuất sẽ được phát triển. Do đó, chúng ta thấy rằng, nghị quyết, kế hoạch sản xuất được đặt lên trên một cơ sở chắc chắn, một khi chúng ta tôn trọng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được xuất phát từ một nguyên tắc kết hợp đúng đắn giữa khách quan và chủ quan. Sự phát triển của sản xuất cũng như sự phát triển của bất cứ sự vật nào khác, đều có tính quy luật khách quan. Do đó, người quản lý sản xuất cần phải cố gắng phân tích cụ thể các sự vật để nhận thức được quy luật khách quan vốn có của sự vật đó. Nắm được tính quy luật của sự vật ấy, đưa vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với quy luật của sự vật ấy để thúc đẩy sản xuất phát triển. Muốn thay đổi phương pháp sản xuất cũ, tiến hành phương pháp sản xuất theo kiểu mới thì phải dựa trên nguyên tắc khoa học, tìm ra quy luật của bản thân sự vật để cải tiến và cải tiến trên cơ sở quy luật. Chẳng hạn, có nhiều quy luật tổ chức sản xuất không giống nhau; quy luật tổ chức sản xuất căn cứ vào công nghệ làm đối tượng để chia thành các phân xưởng, lấy sản phẩm làm đối tượng để chia thành các phân xưởng cũng không giống nhau. Cho nên nghệ thuật quản lý sản xuất là biết nhận thức một cách chính xác tính quy luật khách quan của sự vật. Việc nhận thức chính xác quy luật khách quan của sản xuất là cơ sở để người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất. ý nghĩa của việc nhận thức một cách chính xác tính quy luật là: - Làm cho sản xuất đạt kết quả như dự định - Tạo thế chủ dộng, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất của người quản lý. Nhận thức được tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng là điều kiện tiên quyết nắm đúng được bản chất sự vật, hướng hoạt động của sự vật theo mục tiêu và lợi ích của con người. Để làm được điều đó, phải tác động trực tiếp, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố sản xuất lặp lại nhiều lần để cho quy luật được bộc lộ mà nhận thức nó. Chỉ có thể có được những khái quát lý luận chính xác một khi tổng kết những bài học kinh nghiệm phong phú, kịp thời. Do đó người quản lý sản xuất cần đi sâu vào thực tế, tắm mình trong sản xuất, giải quyết ngay tại chỗ, xây dựng các biểu đồ theo dõi cần thiết để phản ánh một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình phát triển sản xuất của đơn vị mình. III/ Phát huy tính sáng tạo của công nhân viên chức trong Doanh nghiệp. Là người quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi phảI có cách nhìn bao quát mọi hoạt động của đơn vị. Phải có đánh giá hết sức xác đáng các tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai của xí nghiệp, cả thế mạnh và hạn chế, tích cực và tiêu cực của mọi bộ phận, mọi con người trong tổ chức. Chỉ có thể làm tốt điều đó khi có một cái nhìn đánh giá doanh nghiệp trong quá trình vận động biến đổi, tôn trọng quy luật khách quan, tạo bầu không khí thực sự dân chủ trực tiếp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, phê phán mọi khuynh hướng tư tưởng chủ quan, bi quan, chỉ học tiêu cực; khuyến khích ủng hộ cái tốt, mạnh dạn sáng tạo trong lao động, tạo điều kiện phát huy cái mới dù nó mới hình thành. Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng, thì nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín làm cho đông đảo công nhân viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, bồi dưỡng tác phong dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của quần chúng. Muốn làm được như vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau: Thứ nhất, triệt để khắc phục tư tưởng “nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền thống, kinh nghiệm chủ nghĩa”. Doanh nghiệp nước ta có những quy mô khác nhau, điều kiện ra đời khác nhau. Dó đó cán bộ quản lý doanh nghiệp có trình độ, kinh nghiệm quản lý, chế độ quản lý, nếp suy nghĩ, tập quán khác nhau. Không nghi ngờ gì nữa, trật tự sản xuất và các quy chế của những truyền thống trước kia đã có tác dụng tích cực, ngày nay cũng vẫn còn một số điều còn đang được khẳng định nhưng có nhiều điều thuộc về truyền thống cũ đang hạn chế sự phát triển sản xuất. Rất tiếc là có không ít người quản lý doanh nghiệp vẫn không nhìn thấy tình hình đó, nên họ giữ thái độ “luyến tiếc cái cổ”, “hoài cổ”, không dám mạnh dạn ủng hộ cái mới, áp dụng cái mới. Nghe quần chúng lao động đề nghị bỏ lối sản xuất cũ đang làm, thực hành theo lối hiện đại thì họ sợ làm rối loạn trật tự sản xuất sẵn có. Thậm chí họ còn hoang mang khi trông thấy quần chúng lao động bắt tay vào cải tiến trình tự làm việc, sáng tạo ra công cụ mới thì họ đã vội vã quy cho là phá hoại “quy cách làm việc”. Song, chính người lao động trực tiếp sản xuất, tắm mình trong thực tế sinh động lại là lực lượng phát hiện ra những yếu kém, trì trệ, họ mạnh dạn đòi thay thế phong cách, chế độ quản lý cũ. Không phải những người quản lý - người đặt ra phương án chế độ là những người đi đầu trong cách tân phương pháp, cách thức làm việc. Thậm chí phong trào thi đua cải tiến, phát minh sáng tạo của quần chúng lao động hết sức sôi nổi mà người quản lý còn ngồi than thở nhớ tiếc cái cũ, hoài cổ. Tóm lại, những người quản lý doanh nghiệp mà quá coi trọng quá khứ, xem nhẹ hiện tại, đó là sự biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm, hẹp hòi, biểu hiện của sự mê tín truyền thống. Tất nhiên theo quy luật phủ định chứa đựng tính kế thừa, giữ lại những nội dung tích cực của cái bị phủ định. Thứ hai, khắc phục triệt để tư tưởng coi thường “tính sáng tạo” của quần chúng và bệnh “chủ nghĩa giáo điều”. Coi thường tính sáng tạo của quần chúng là quan điểm phản biện chứng, chỉ nhìn thấy sự vật mà không nhận thức được vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, không thấy được họ là lực lượng vật chất hiện thực nhất, vĩ đại nhất của khách quan. Nói chung, người quản lý sản xuất có quan niệm ấy thường biểu hiện ở chỗ: - Không dám đề ra những chỉ tiêu sản xuất tiến bộ trước quần chúng, không dám nâng cao yêu cầu, chất lượng của sản phẩm cao hơn nữa. Mặt khác, họ yêu cầu cấp trên quá nhiều về đầu tư kiến thiết cơ bản, về thiết bị và nhân viên. - Không tin ở năng lực sáng tạo của công nhân, viên chức của mình, còn dựa quá nhiều vào sách vở, vào nơi khác, người khác để tìm kiếm những “tài liệu” hoặc “kinh nghiệm” đã có sẵn về cải tiến kỹ thuật và cải tiến chế độ quản lý để áp dụng. Như thế thì tư tưởng người lãnh đạo thường bị lui lại ở đằng sau quần chúng, trở thành “chủ nghĩa theo đuôi”, làm hạn chế tính tích cực và nhiệt tình sáng tạo của công nhân, viên chức trong doanh nghiệp. Tất nhiên, muốn phát triển sản xuất không chỉ có nhiệt tình, có tri thức và kinh nghiệm kỹ thuật của quần chúng; ngược lại cũng không phải chỉ có tiền vốn, vật tư và thiết bị kỹ thuật mà phát triển được sản xuất. Không mở rộng việc kiến thiết cơ bản đến mức nhất định, không tăng thêm số lượng nhân viên và thiết bị tương đương, đặc biệt không có tri thức, tay nghề, ý chí, nhiệt tình hăng say lao động, ý thức làm chủ của người lao động thì không thể biến ý đồ, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu sản xuất thành hiện thực được. Học tập những kinh nghiệp tiên tiến trong sách vở, ở nơi khác là hoàn toàn cần thiết; học tập như vậy có thể tránh khỏi đI đường vòng, thu được hiệu quả nhanh chóng. Trong học tập kinh nghiệm, chúng ta cần chú ý hai thái độ sau: Một là, thái độ giáo điều chủ nghĩa, không kể tình hình doanh nghiệp thích hợp hay không thích hợp cũng cứ đưa vào, thái độ đó không tốt. Hai là, khi học tập kinh nghiệm thành công của người khác, địa phương khác, nước khác không phải bê nguyên xi vào doanh nghiệp của mình, mà cần phải suy nghĩ cụ thể, xem học những cái gì cho thích hợp với tình hình doanh nghiệp, tức là tiếp thu những kinh nghiệm có ích cho doanh nghiệp. Chỉ có nhận thức đầy đủ tính năng động, sáng tạo của công nhân, viên chức, khắc phục được chủ nghĩa giáo điều, biết kết hợp lý luận với thực tế để tiếp thu có phê phán, biết vận dụng những kinh nghiệm tiên tiến thì mới có thể thực sự thúc đẩy doanh nghiệp của mình tiến lên. IV/ Phát hiện kịp thời, phân tích và giảI quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ, đủ điều kiện. Triết học Mác - Lênin cho rằng, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật cơ bản, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển vũ trụ. Quy luật đó dù ở trong giới tự nhiên, xã hội loài người hay trong tư tưởng con người thì nó đều tồn tại phổ biến. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đấu tranh, do đó nó không ngừng thúc đẩy sự vận động và biến đổi của sự vật. Mâu thuẫn là cái tồn tại phổ biến, tất nhiên là nó tuỳ theo tính chất sự vật khác nhau mà biểu hiện, vì vậy tính chất mâu thuẫn của mỗi sự vật cũng không giống nhau. Bất cứ một sự vật cụ thể nào cũng vậy, sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, là bước quá độ tương đối, còn đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Mâu thuẫn là quy luật phổ biến của vũ trụ nên trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh luôn tồn tại mâu thuẫn. Khắc phục được những mâu thuẫn trong sản xuất, tức là thúc đẩy được quá trình sản xuất phát triển hơn một bước. Sản xuất là lĩnh vực khá rắc rối, phức tạp, muốn phát hiện, nắm bắt được mâu thuẫn không phải là vấn đề đơn giản. Làm thế nào để có thể nhận thức được mâu thuẫn một cách chính xác? Theo Lênin, muốn thật sự hiểu biết được một đối tượng, phải nắm vững và nghiên cứu mọi mặt của đối tượng, mọi mối quan hệ và “môi giới” của nó. Chúng ta không thể hoàn toàn đạt được điều đó, nhưng cần phải xem xét toàn diện thì mới tránh khỏi sai lầm, tránh khỏi cứng nhắc. Thực vậy, khi chúng ta xem xét và lựa chọn các mâu thuẫn trong sản xuất để giải quyết thì phải thấu suốt quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tức là chúng ta phải phân tích một cách toàn diện, khách quan tình hình của doanh nghiệp, phải xác định được tất cả các mặt, các mối quan hệ trong một thể thống nhất, mâu thuẫn biện chứng để tìm ra đâu là mâu thuẫn căn bản, không căn bản, mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu để giải quyết vấn đề. Trong doanh nghiệp, kế hoạch là một pháp lệnh sản xuất. Vậy có thể hay không có thể sửa lại chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất, vấn đề này thường trở thành mục tiêu tranh luận, trung tâm của sự mâu thuẫn. Một bên thì cố chấp cho rằng, kế hoạch sản xuất một khi đã được định ra thì có hiệu lực như pháp luật nhà nước. Muốn giữ được tính chất nghiêm chỉnh của kế hoạch, thì kế hoạch sản xuất không được sửa chữa bổ sung. Họ coi kế hoạch sản xuất bất di bất dịch hoặc như lực lượng thần thánh không thể xâm phạm được. Vì vậy, họ ngày đêm dốc thúc, nhắm mắt lao vào thực hiện kế hoạch, bất luận có điều kiện hay không có điều kiện, vô luận chỉ tiêu đó phù hợp hay không phù hợp. Họ hoàn toàn rơi vào bệnh chủ quan, ảo tưởng, duy ý chí. Một bên khác thì lại coi thường tính pháp lệnh của kế hoạch, không căn cứ tình hình thực tế sản xuất có thay đổi hay không mà thay đổi kế hoạch sản xuất một cách cảm tính, tuỳ tiện, lúc nào muốn điều chỉnh, sửa đổi cũng được. Thông thường thì họ không tìm cách để bảo đảm thực hiện kế hoạch, mà chủ yếu lo tìm cách thuyết minh, làm thủ tục để xin cấp trên hạ chỉ tiêu. Họ coi kế hoạch là cái có cũng được, không cũng được, vì nó không quan trọng. Cả hai cách nhìn tiêu cực đó đều là sai lầm, phiến diện, cho nên đều có hại. Cách đầu thì coi thường sự phát triển thực tế, thiếu “tính linh hoạt”, làm cho chỉ tiêu kế hoạch càng ngày càng thoát ly hiện thực, mất tác dụng chỉ đạo sản xuất. Còn cách sau thì có tính mặc cả với kế hoạch sản xuất, sáng đưa ra chiều thay đổi, làm cho công nhân, viên chức mất mục tiêu phấn đấu rõ rệt. Hai cách đó đều làm thui chột tính năng động sáng tạo, tích cực của quần chúng. Đây liệu có phải tính “nghiêm minh” của kế hoạch sản xuất là mâu thuẫn với “tính linh hoạt” sáng tạo của khoa học quản lý không? Vậy, chúng ta nhận thức vấn đề đó như thế nào? Dù trong thực tế cải tạo tự nhiên hay trong thực tiễn biến đổi xã hội, tư tưởng, lý luận, kế hoạch do người ta định ra ngay từ đầu cũng như trong quá trình thực hiện mà không thay đổi tí nào là chuyện rất hiếm. Bởi vì, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng không phải lúc nào nó cũng biểu hiện hết những thuộc tính của nó, những quy luật của nó cho con người. Mặt khác, những người bắt tay vào biến đổi hiện thực thường bị hạn chế rất nhiều, không những bởi điều kiện khoa học và điều kiện kỹ thuật, mà còn bị hạn chế bởi sự phát triển của quá trình khách quan và trình độ nhận thức cũng như giải pháp cho nó. Chỉ có trong thực tiễn sinh động và quá trình lăn lộn, trăn trở, suy ngẫm những vấn đề của thực tiễn, con người mới phát hiện ra những điều mà trước kia chưa tính đến, để cho phép chúng ta sửa đổi lại một bộ phận nhận thức, lý luận, kế hoạch sản xuất. Chúng ta thấy rằng, kế hoạch sản xuất tuy đã cân đối nhưng chỉ là sự thống nhất tương đối, tạm thời về các mặt của mâu thuẫn. Kinh qua thực tiễn sản xuất một thời gian, sự ổn định đó sẽ bị cuộc đấu tranh của mâu thuẫn phá vỡ, cái cân đối trở thành cái không cân đối, sự thống nhất trở thành không thống nhất. Khi đó tất nhiên là cần phải tiến hành sự cân đối tiến lên một bước mới (điều chỉnh và sửa đổi kế hoạch). Chúng ta thấy rằng, căn cứ vào tình hình phát triển sản xuất hiện tại để tiến hành việc sửa đổi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất là việc làm hoàn toàn cần thiết và tuyệt đối không tránh khỏi. Chỉ có làm như vậy mới thích ứng với tình hình kinh tế - xã hội khách quan của đất nước, của ngành, của nền kinh tế, thị trường trong nước, ngoài nước và với sự phát triển của sức sản xuất. Thực tế chỉ ra những điều cần phải chú ý trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất là: Thứ nhất, do chủ quan nên thường đề ra những kế hoạch thường không phù hợp với tình hình khách quan, vì vậy mà sinh ra mâu thuẫn, phá vỡ sự cân bằng của toàn bộ quá trình sản xuất. Thứ hai, muốn cân đối cần phải sẵn sàng sửa đổi, điều chỉnh chỉ tiêu sản xuất cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Giữa chỉ tiêu sản xuất với điều kiện sản xuất và năng lực sản xuất có sự mâu thuẫn nhất định, nếu sắp xếp kế hoạch quá tải, tất nhiên là “mạo hiểm”, nếu sắp xếp quá hữu là bảo thủ. Trong thực tế có nhiều người quản lý doanh nghiệp thường lệch sang phía định mức kinh tế - kỹ thuật cho sản xuất rất cao, phi thực tế, bắt công nhân phải vất vả với những chỉ tiêu duy ý chí đó mà vẫn không hoàn thành. Tất nhiên, đó là kết quả của những người quản lý thực tế, xa rời quần chúng. Cho nên, người quản lý doanh nghiệp phải nắm vững quy luật đấu tranh giữa các mặt đối lập để thúc đẩy quá trình sản xuất tiến lên, thì mới có thể triệt để khắc phục được hiện tượng lệch lạc, không ổn định của xí nghiệp. Cải cách cơ cấu quản lý doanh nghiệp, cải cách quy chế là một trong những điều kiện để giải phóng sức sản xuất, giải phóng tính năng động sáng tạo, tính tích cực sản xuất của quần chúng. Đối với việc “phá bỏ cái cũ” và “xây dựng cái mới”, đưa sự việc tiến triển không ngừng đòi hỏi phải có quan điểm thống nhất, toàn diện, khách quan, thực tiễn; phải tính đến tất cả các mặt, các yếu tố trong điều kiện cụ thể, tình hình cụ thể, không thể coi nhẹ hoặc lược bỏ đi một mặt nào được. Đồng thời phải hết sức chú ý tới mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật, con người để định ra quy chế, chế độ; cần phải chú ý đến tính toàn diện, nhưng giải quyết phải có trọng điểm. Nguyên nhân căn bản của sự phát triển của sự vật không phải là ở bên ngoài sự vật mà ở trong bản thân sự vật, ở tính mâu thuẫn của sự nội tại của sự vật. Tính mâu thuẫn ở bên trong sự vật là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển của sự vật, còn mối liên hệ lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự vật này với sự vật khác là nguyên nhân thứ yếu của sự phát triển của sự vật. Phép biện chứng duy vật cho rằng, nguyên nhân bên ngoài là điều kiện để biến đổi, nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển kết cấu sự vật, nó là căn cứ để biến đổi, nguyên nhân bên ngoài thông qua nguyên nhân bên trong để phát huy tác dụng. Do đó, chúng ta thấy rằng, không nên tiến hành cải cách riêng chế độ quản lý một cách cô lập. Cần phải chú ý tới mối quan hệ giữa chế độ quản lý cơ cấu của nhà máy với chế độ quản lý cơ cấu phân xưởng. Sau khi nắm được mâu thuẫn chủ yếu, còn cần phải nhận rõ mặt chủ yếu và mặt không chủ yếu của mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn. Do đó, chúng ta mới thấy rõ thực chất và mặt chủ yếu của vấn đề, tích cực duy trì và bồi dưỡng cái mới xuất hiện, và chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực để nhanh chóng phát triển sản xuất. Tóm lại, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng để xem xét việc quản lý sản xuất, chủ yếu là muốn làm cho mỗi người chúng ta có được một phương pháp xem xét và phân tích sự vận động, phát triển mâu thuẫn của các sự vật. Căn cứ vào sự phân tích đó, đề ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách đúng đắn, kịp thời, đưa sự việc phát triển không ngừng. V/ Khắc phục biểu hiện của phương pháp xem xét siêu hình trong quản lý sản xuất. Trong quản lý sản xuất, người mắc bệnh siêu hình thường xem xét tình hình một cách cô lập, tĩnh tại, không nhìn thấy khả năng của bản thân mình, mất lòng tin, không đi tìm nguyên nhân bên trong, mà họ tin ở nguyên nhân bên ngoài. Câu hỏi thường đặt ra của họ là muốn làm công nghiệp mà không có máy móc, không có người, không có tiền thì làm thế nào? Họ không phát động quần chúng tự lực cánh sinh theo phương châm kế hợp biện pháp thô sơ với biện pháp hiện đại, thực hiện song song biện pháp thô sơ và biện pháp hiện đại, họ không dùng biện pháp: “kiến tha lâu đầy tổ”, “góp gió thành bão” để giải quyết, mà chỉ họ chỉ khoanh tay yêu cầu cấp trên chi viện, yêu cầu bộ phận khác, hoặc cử người đi hỏi thiên hạ, mua sắm mới máy móc, thuê mượn công nhân một cách vô tổ chức. Sở dĩ sinh ra tình trạng ấy là do họ nhìn vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, bề ngoài. Người mắc bệnh siêu hình nhìn mọi vấn đề thường bị hạn chế rất nhiều, họ chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất, thấy cá biệt mà không thấy toàn thể, thấy nhánh mà không thấy nguồn gốc “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Theo cách nhìn của họ thì những mối quan hệ như lớn và bé, tốt và xấu, số lượng và chất lượng, ngẫu nhiên và tất nhiên, v.v đều là tuyệt đối không thể chuyển hoá lẫn nhau. Đúng như Ăngghen đã phê phán phương pháp tư duy siêu hình: đúng là đúng, không là không, ngoài ra không có cái vừa đúng vừa sai, vừa không vừa có, vừa tồn tại vừa biến đổi. Hoặc có người cho rằng: lớn là lớn, bé là bé, họ không thừa nhận bé có thể phát triển thành lớn, tích ít thành nhiều. Họ chủ trương muốn làm công nghiệp hoá thành công thì phải có thiết bị hoàn toàn đầy đủ, hiện đại, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, “công nghiệp cỏn con” thì họ không thích lắm. Họ cho rằng tốt là tuyệt đối tốt, xấu là xấu tuyệt đối. Cho nên, nếu được biểu dương thì họ vui mừng hớn hở, bị phê bình thì mặt lạnh như băng; kinh doanh được thuận buồm xuôi gió thì họ tỏ ra tự mãn, nhưng hễ mắc sai lầm, thất bại thì như đeo đá trên lưng. Tất nhiên, không ai muốn mắc sai lầm, bị phê bình, nhưng nếu đã mắc sai lầm, bị phê bình thì cần phải nhận thức vấn đề một cách đúng đắn, toàn diện, với thái độ tích cực vươn lên. Phải thấy rằng, được biểu dương không có nghĩa là tất cả đều tốt, bị phê bình không có nghĩa tất cả đều xấu, kinh doanh đang thuận buồm xuôi gió không phải là không có nguy cơ xuất hiện khó khăn, sai lầm nên phải cảnh giác. Sau khi phạm sai lầm, nếu bình tĩnh tìm rõ nguyên nhân, cố gắng sửa chữa thì có thể thúc đẩy ý chí hăng hái tiến lên, tránh được vết xe cũ, sai lầm cũ. Với cách nhìn sự vật một cách phiến diện, nhất là xem xét, đánh giá cán bộ, đánh giá người khác thì rất hay mắc phải sai lầm, gây hậu quả không nhỏ cho quan hệ lãnh đạo - bị lãnh đạo, dễ thổi phồng những khuyết điểm của người này, hoặc khuyếch đại những ưu điểm của người khác. Trên thực tế những trường hợp như vậy rất dễ sinh ra thiên vị quá đáng, coi người này là hoàn mỹ, hoàn thiện, coi người khác chẳng ra gì. Những người siêu hình cho rằng, các sự vật, hiện tượng tách rời nhau, nằm bên cạnh nhau, không có liên quan với nhau, liên hệ một cách ngẫu nhiên; những người theo quan điểm biện chứng coi thế giới vật chất là một thể thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình liên hệ qua lại, thâm nhập, chuyển hoá lẫn nhau một cách biện chứng. Không có sự vật nào là không có mối liên hệ với sự vật xung quanh. Với phương pháp này nhìn vấn đề một cách siêu hình, thì trong quản lý sản xuất người ta thường dễ mắc những sai lầm sau: - Một là, không xem xét và sắp xếp được công việc một cách toàn diện; hoặc là không nắm được khâu trung tâm, không biết lấy trung tâm để lôi kéo toàn bộ, lấy khoảng giữa để lôi kéo hai đầu; hoặc là nắm được trung tâm lại bỏ toàn bộ, nắm được chính giữa lại bỏ hai đầu, nắm được mặt này lại coi nhẹ mặt khác. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8941.doc
Tài liệu liên quan