Đề tài Văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . 1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:. .3

2. Lịch sử vấn đề:. .3

3. Mục tiêu của đề tài:. .4

4. Phương pháp nghiên cứu:. .4

 

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC

1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc.6

1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x: . .6

1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc: . 6

 

1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc.7

1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện:.7

1.2.1.1 Bối cảnh văn học: . . .7

1.2.1.2 Bối cảnh xã hội: . . 9

1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc:.10

1.2.2.1 Giai đoạn manh nha: 10

1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc: .10

1.2.2.3 Giai đoạn định hình: .11

 

CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam .13

2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu:.13

2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh: .14

2.1.1.2 Nhà văn Trương Duyệt Nhiên: . .18

2.1.1.3 Nhà văn 8X Xuân Thụ và tác phẩm Búp bê Bắc Kinh: . .22

2.1.1.4 Nhà văn mạng Tào Đình – Bảo Thê: . .23

2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc:.25

2.1.2.1 Giá trị nội dung: . .25

2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật: . 25

 

2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc.26

2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei) - khác người:.26

2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei-): . .26

2.2.1.2 Văn học "linglei": .27

2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X: . .28

2.2.2 Sự phá cách trong phong cách và nghệ thuật sáng tác so với dòng văn học truyền thống Trung Quốc:.36

2.2.2.1 Về phong cách sáng tác: . .36

2.2.2.2 Về nghệ thuật sáng tác: 38

 

2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc :.40

2.2.4 Phương tiện xuất bản:.41

 

CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM

3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam .43

3.1.1 Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam:.43

3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X: 43

3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận: . .44

3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam: . .45

3.1.2 Đánh giá của độc giả Việt Nam về văn học 8X Trung Quốc:.46

 

3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam.49

3.2.1 Những điểm tương đồng:.49

3.2.1.1 Chủ đề sáng tác: .49

3.2.1.2 Phong cách: .50

3.2.1.3 Ngôn ngữ: 51

3.2.1.4 Phương tiện quảng bá: .51

3.2.2 Những điểm dị biệt:.52

 

KẾT LUẬN: .54

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . .1

BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT 4

 

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có học vấn, tri thức và thông minh nhưng cuối cùng cũng bị sa ngã trước cám dỗ vật chất. Câu chuyện được kể lại một phần qua con mắt nhìn của nhân vật khác trong truyện, đó là Hà Duy, một chàng luật sư trẻ được tỉ phú Tào Lợi Hồng thuê riêng cho mình với vai trò làm giám tuyển cho cuộc “tuyển vợ”. Xung quanh chuyện kén vợ của tỉ phú Tào Lợi Hồng là "một “tấn trò đời” với đủ âm mưu, thủ đoạn, tình tiết éo le, trớ trêu, tiền, tình, hỉ, nộ, ái, ố, tham…đầy bi hài. Tất cả những người trong cuộc ai cũng nghĩ mình là kẻ nhận được của Trời cho nhưng hóa ra đó chỉ là Trò chơi oái oăm của ông Trời, của số phận. "Hạnh phúc không ở tiền bạc", song phải có bao nhiêu tiền người ta mới hiểu ra được điều này?" Lời dẫn truyện Thiên thần sa ngã , tác giả Tào Đình, Tạ Thu Thủy dịch, Nxb Văn học – 2007. . Chỉ đến khi, tình yêu tuột khỏi tay, vụt bay đi mất, mọi người mới nhận ra giá trị của hạnh phúc là gì, và nó có ý nghĩa đối với cuộc sống của mình như thế nào. 2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc: Văn học 8X Trung Quốc trước hết là văn học của giới trẻ, phục vụ đầu tiên cho nhu cầu của giới trẻ. Chính vì vậy mà mục đích văn chương của thế hệ 8X viết ra là để phục vụ cho nhu cầu giải trí tinh thần của những người trẻ. Tuy nhiên không phải vì vậy mà các tác phẩm của họ không có giá trị văn học nhất định. 2.1.2.1 Giá trị nội dung: Về mặt giá trị nội dung mà các tác phẩm thuộc dòng văn học này mang lại lớn nhất là đã phản ánh được hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ của đời sống giới trẻ Trung Quốc chân thực đến từng chi tiết, từng ý nghĩ của họ. Bằng cách đi vào các mối quan hệ của người trẻ trong gia đình, trong xã hội và mối quan hệ với chính bản thân họ, các nhà văn 8X vẽ nên chân dung có phần hơi kì quái bởi lẽ nó rất khác so với những thế hệ trước nhưng lại rất chân thực và phản ánh đúng thực tế xã hội như nó vốn có. Tất cả nỗ lực sáng tác đó đã tạo nên một dòng văn học mới, một trào lưu mới cùng với những tư tưởng mới cho văn học Trung Quốc hiện đại. Điều ấy thể hiện bản lĩnh sáng tạo của những người viết văn trẻ Trung Quốc. Họ đã giúp cho độc giả nước nhà và cả độc giả thế giới có cái nhìn mới mẻ hơn về thế hệ trẻ Trung Quốc ngày nay. Vẽ nên chân dung những người trẻ tuy còn nhiều khuyết điểm nhưng dám nghĩ dám làm và chấp nhận tất cả nếu thất bại. Đó là một nét văn hóa mới của Trung Quốc mà chúng ta nhìn thấy được thông qua chính sự phản ảnh của văn học thế hệ 8X. Độc giả từ đó hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc đương đại. 2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật: Về mặt nghệ thuật, dòng văn học 8X cũng đóng góp những nét khá mới cho văn đàn Trung Quốc. Khi đời sống thay đổi, kéo theo nhu cầu thưởng thức tác phẩm văn học cũng thay đổi. Nhịp sống nhanh nhạy hơn khiến ít người ngồi thưởng thức bằng cách nhấm nháp các tác phẩm văn học cổ điển. Họ thích những gì mới mẻ và phụ hợp với nhịp sống đương đại. Văn học 8X đáp ứng được điều đó khi nó được viết bởi những chính những cây bút hiểu rõ hơn ai hết nhu cầu ấy. Với văn phong mới lạ trong các tác phẩm, đặc biệt là đọc dễ hiểu, dễ cảm và nhịp độ nhanh của tình tiết truyện, của lời văn giúp độc giả thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của mình. Các nhà văn 8x cũng chú ý trong việc làm mới lạ tác phẩm của mình khi có những sáng tạo mới về nghệ thuật kết cấu truyện, hình tượng nhân vật, cách kể chuyện và hình thức xây dựng câu chuyện so với văn học truyền thống… Tuy vậy văn học 8X Trung Quốc vẫn còn chưa chú ý nhiều đến yếu tố nghệ thuật văn chương trong tác phẩm của mình. Điều này là do họ sáng tác trước hết phục vụ nhu cầu giải trí là chính, một mặt thỏa mãn đam mê viết và bộc lộ bản thân của mình. Nghệ thuật viết truyện của họ cũng không gò bó và đi vào kiểu cách như văn chương truyền thống. Đôi lúc vô tình họ phá vỡ yếu tố nghệ thuật của văn học và biến tác phẩm của mình thành sản phẩm giải trí thuần túy. Nhưng bỏ qua những điều đó, văn học 8X vẫn được đông đảo độc giả Trung Quốc quan tâm và ủng hộ. Chính điều đó góp phần cải thiện giá trị nội dung và nghệ thuật trong truyện của các nhà văn 8X hơn khi họ được sự kích thích sáng tạo. 2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc 2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei -另类), khác người: 2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei -另类): "Linglei -另类" , có thể nói là một khái niệm mới ở Việt Nam nhưng nó đã sớm gây được sự chú ý đặc biệt. "Linglei" là một trào lưu hay nói cách khác là một quan niệm sống đã xuất hiện và lan rộng một cách đáng kinh ngạc ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Trào lưu này được hình thành từ quan niệm sống của giới trẻ Trung Quốc và sự thể hiện tư duy đó qua những đặc điểm bề ngoài dễ nhận biết. Một bộ phận lớn giới trẻ Trung Quốc đang cố chứng tỏ mình thật khác người, thật nổi bật, và họ muốn thể hiện bản lĩnh của mình trước xã hội. Tư tưởng ấy trong thế hệ trẻ Trung Quốc manh nha hình thành từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, sang đầu thế kỷ 21 thì trở thành một phong trào lớn và có sức ảnh hưởng trong xã hội. Từ năm 2004, ở Trung Quốc đã dành hẳn một mục trong từ điển về thế hệ này mà gọi họ là: "Thế hệ linglei". Theo đà phát triển đó, càng ngày cách sống theo kiểu "linglei" này càng trở nên phổ biến ở mọi ngõ ngách không chỉ ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến khắp nơi trên khắp thế giới, những nơi có người trẻ Hoa kiều sinh sống, những người hâm mộ và sống theo trào lưu này ở các nước... Năm 2006 được coi là năm bùng nổ của thế hệ này ở Trung Quốc. "Linglei - 另类" phiên âm Hán Việt là “lánh loại” có nghĩa là khác loài, khác người. Những người trẻ hưởng ứng trào lưu này đều là những người thuộc thế hệ mới sinh (7X-8X-9X) ở Trung Quốc. Đầu tiên khái niệm này xuất hiện với ý nghĩa tiêu cực và được hiểu theo nghĩa ám chỉ sự du côn, lưu manh. Sở dĩ như vậy là vì ban đầu người ta đánh đồng "thế hệ linglei" ở Trung Quốc cũng giống như những người sống theo trào lưu Beatnik hay Hippie ở Mỹ hoặc Shinjinrui ở Nhật trước đây. Đó là những người trẻ coi thường xã hội và phản ứng bằng cách sống lập dị. Điều này xuất phát từ cách biểu hiện thái quá trào lưu sống này trong một bộ phận giới trẻ. Nhưng hiện nay quan niệm này đã thay đổi, xã hội Trung Quốc dần chấp nhận và hiểu khác về khái niệm nhạy cảm này. Theo định nghĩa mới nhất trong từ điển Trung Quốc, khái niệm này đã mất đi ý nghĩa tiêu cực ban đầu và mang ý nghĩa mới để chỉ sự mạnh mẽ, năng động, bản lĩnh của giới trẻ hiện đại ngày nay ở Trung Quốc. Những người theo trào lưu "linglei" không phải chỉ là những kẻ bỏ học giữa chừng để để thể hiện cá tính nữa. Họ cũng không phải là những lớp người lệ thuộc vào con đường bước chân vào đại học để xây dựng tương lai sự nghiệp, kiếm việc làm ổn định hay lập gia đình như quan niệm truyền thống. Bằng bản lĩnh của lớp trẻ, họ tự mình lập công ty, trở thành người viết sách, thiết kế thời trang,...và tự do yêu đương không chịu sự ràng buộc nào như những thế hệ trước đó. Có thể coi tư tưởng này là một sự phản ánh ảnh hưởng của xã hội Trung Quốc đương đại. Một xã hội kết hợp giữa truyền thống và sự hiện đại do chính sách cải cách mở cửa thông thoáng trong thời kỳ mới. Trào lưu này được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc linglei, điện ảnh linglei, hội họa linglei, mĩ ấu (meiyou) linglei, ẩm thực linglei, kiến trúc linglei…Nó luôn biến động và xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống giới trẻ Trung Quốc. 2.2.1.2 Văn học "linglei": Trào lưu "linglei" vừa là hiện tượng xã hội vừa là hiện tượng văn học đáng chú ý ở Trung Quốc. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong văn học, đặc biệt là văn chương của thế hệ trẻ Trung Quốc. Cũng giống như sự ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác, văn học "linglei" cũng có nhiều sự chuyển biến, rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về văn học "linglei". Văn học "linglei" cũng thể hiện ở tất cả các thể loại từ truyện ngắn, tiểu thuyết đến thơ. Nó đặc biệt ảnh hưởng mạnh mẽ trong tiểu thuyết 8X của Trung Quốc. Có thể kể ra các thể loại tác phẩm mà dòng văn học 8X hiện nay chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của "linglei" như truyện ngắn "linglei", tiểu thuyết tình yêu "linglei", tiểu thuyết võ hiệp "linglei"... Trào lưu văn học "linglei" được biết đến đầu tiên qua những tác phẩm của nữ tác giả Vệ Tuệ. Một cây bút nữ thế hệ 7X có thể nói là một hiện tượng trên văn đàn văn học Trung Quốc đương đại với ngòi bút khá phóng khoáng trong vấn đề phơi bày cảm xúc và lạc thú nhục dục. Được xem là một trong những người khởi đầu cho trào lưu văn học "linglei" ở Trung Quốc. Tiêu biểu cho sáng tác của Vuệ Tuệ với sự ảnh hưởng rõ nét của tư tưởng này là các tác phẩm Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vuệ Tuệ. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong lời nhận xét về cuốn sách của Vuệ Tuệ xuất bản ở Việt Nam có viết: “... Dù có nhiều trang tả cảnh làm tình, song không thể nói nội dung ở đây mang tính khiêu dâm... điều khiến họ quan tâm là sống theo ý mình... họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như điên. Tâm trí họ không ngớt bị giày vò bởi những vấn đề mang tính nhân bản”. Điên cuồng như Vuệ Tuệ, Vuệ Tuệ (Sơn Lê dịch), Nxb Văn học – 2003. Hưởng ứng trào lưu sáng tác này còn có một loạt các tác giả trẻ hiện nay như: Miên Miên, Cửu Đan, Hồng Ảnh, An Ni Bảo Bối... Tiếp nối thế hệ đi trước, các nhà văn 8X Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi trào lưu này. Tiêu biểu là sự thể hiện của tư tưởng này trong các tiểu thuyết võ hiệp của Hàn Hàn, Quách Kính Minh,...Nổi trội nhất là Xuân Thụ với tác phẩm Búp bê Bắc Kinh. Một tác phẩm được so sánh với Bảo bối Thượng Hải của Vuệ Tuệ về tính chân thực trong miêu tả cuộc sống của giới trẻ Trung Quốc, một hiện thực xã hội đã có quá nhiều biến đổi so với xã hội Trung Quốc truyền thống . Có thể dễ dàng nhận thấy trong trào lưu văn học này, đề tài nổi bật trong các tác phẩm của các nhà văn trẻ là cuộc sống hôm nay với những cảm quan và nhận thức có nhiều thay đổi thậm chí là trái ngược so với những thế hệ trước. Giọng văn tự sự gần gũi, chủ yếu mang tính chất hiện thực từ chính đời sống trải nghiệm của bản thân. Mỗi tác phẩm gần như là những tự truyện của chính tác giả. Các nhà văn trẻ này đã nêu lên được tâm trạng bức bối của lớp thanh niên trưởng thành trong thời đại mới nhưng vẫn phải chịu ràng buộc bởi những lề thói của xã hội cũ. Vì vậy, khi dòng văn học "linglei" ra đời thì lớp thanh niên này nhanh chóng hưởng ứng và cổ xúy. Không dừng lại ở đó, các tác phẩm của trào lưu văn học Linglei còn vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc và gây sốt văn đàn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở phương Tây. Những tác phẩm này được dịch sang nhiều thứ tiếng và được độc giả Mỹ, Pháp, Ý... đón nhận như một sự giới thiệu về văn hóa mới của Trung Quốc. Thông qua nhân vật của mình, các tác giả trẻ muốn diễn đạt chính tư tưởng của mình, họ muốn chứng tỏ bản lĩnh, sự mạnh mẽ, năng động của bản thân bằng lối sống khác người, hay đúng hơn là họ chọn lối sống khác so với những lớp người của thế hệ trước đó. 2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X: 1) Truyện của các nhà văn 8X Trung Quốc đầy những sự phản ứng một cách bốc đồng với lề thói khuôn phép cũ trong xã hội Trung Quốc hiện đại. Sống trong một xã hội đầy những biến động phức tạp như xã hội Trung Quốc đương đại, hơn ai hết giới trẻ chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cơ chế xã hội ấy. Trong họ chứa đựng đầy những mâu thuẫn và để giải quyết những mâu thuẫn ấy, họ chọn cách phá bỏ và sống bất cần theo ý muốn của chính mình. Nữ tác giả Vệ Tuệ khi viết Bảo bối Thượng Hải vào năm 1999, đã khơi mở một thể loại sáng tác mới: hình thức tiểu thuyết nửa tự truyện với đặc điểm là luôn chứa đầy nhục dục, sự phản ứng mạnh mẽ và bốc đồng... Tiếp theo đó là những sự hưởng ứng từ các cây bút trẻ của thế hệ nhà văn mới hình thành ở Trung Quốc. Dường như họ muốn phơi bày ra cả cái hệ tư tưởng của lối sống cứng nhắc trong một đất nước Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Từ đó họ nói lên tiếng nói của họ để cổ xúy sự thay đổi trong một đất nước Trung Quốc không chỉ về phương diện kinh tế mà còn trong cả trong tư tưởng. Họ thấy bức bối nếu không làm như vậy. Trong tiểu thuyết nửa tự truyện Búp bê Bắc Kinh, với ảnh hưởng từ tác phẩm của Vệ Tuệ, nữ tác giả Xuân Thụ đã lại một lần nữa thể hiện rất rõ tư tưởng này. Búp bê Bắc Kinh là cuốn tiểu thuyết nửa tự truyện được in lần đầu tiên vào năm 2002 khi Xuân Thụ mới mười bảy tuổi. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc sống sôi sục và đầy bốc đồng của Xuân Thụ (nhân vật trùng tên với tác giả) - một cô bé bỏ học trung học để tự do thực hiện những điều mình thích. Với Xuân Thụ, trường học là một sự câu thúc khó chịu ngăn trở cô đến với những mối quan tâm cấp thiết hơn như các bạn trai, các câu lạc bộ punk-rock, các trung tâm mua bán và cửa hàng McDonald. Sau khi bỏ học để viết cho một tờ báo lá cải thời thượng, Xuân Thụ cảm thấy chán nản cuộc sống ấy và trở lại trường học. Nhưng cuối cùng cô cũng không thể chịu đựng được sự độc đoán của các giáo viên khi ra lệnh cho cô phải làm thế này, phải sống thế nọ theo ý họ, và cô lại bỏ học lần nữa, lần này là vĩnh viễn. Môi trường học tập gò bó trong nhà trường khiến Xuân Thụ cảm thấy bức bối: "Trung học Tây X: một ngôi trường đáng ghét chỉ có duy nhất một luật lệ: vâng lời, đúng; giải thích, không... cái trường tôi đã cố hết sức để rời bỏ, và sợ rằng có lẽ tôi chẳng bao giờ ra được. Trong hơn hai năm rưỡi dầm mình ở đó, tôi cảm thấy như là tôi đa bị tiêu tán hết tât cả nhiệt tình và sức lực tôi có. Kể cả đến cái ngày tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ phải trở lại đó nữa, nó vẫn tràn vào những giấc mơ của tôi và biến chúng thành những cơn ác mộng." Búp bê Bắc Kinh - Xuân Thụ,Trác Phong dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội. Và thế là Xuân Thụ chọn cách thoát ly khỏi môi trường ấy. Sở dĩ Xuân Thụ có được sự quyết định dứt khoát và dễ dàng như vậy là do chính hoàn cảnh gia đình cô cho phép cô thực hiện điều đó. Đó có lẽ là một gia đình Trung Quốc được gọi là gia đình của thời đại mới khi cha mẹ cô là những người hoặc không thèm quan tâm đến cảm nhận và cuộc sống của con cái hoặc quá dễ dãi nuông chiều những đứa con hư của họ. Bố Xuân Thụ là một người làm trong ngành công an, hiếm khi để ý đến chuyện của cô. Mẹ cô thì đã từng đem cô từ Bắc Kinh đi Khai Phong để chơi bời với ban nhạc Tinh Noãn, một ban nhạc punk mà cô tôn sùng, rồi ở lại một mình trong một nhà khách cho đến khi Xuân Thụ sẵn lòng trở lại Bắc Kinh vào bốn hôm sau. Thế giới của cô luôn ồn ã trong âm nhạc, sự tôn sùng thần tượng và kiếm tìm tình yêu, tình dục một cách buông thả. Trong truyện cô liệt hàng loạt mối tình của cô với các chàng trai, dường như tất cả đều hời hợt dù Xuân Thụ có yêu hay không yêu những chàng trai ấy thật tình. Đó là những "B5, A26: hai anh tư vấn tâm lý ở trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh tôi quen khi học lớp chín. Tôi quen họ trong những ngày Bắc Kinh nổi gió, hình như là một ngày mùa xuân". Rồi "một vài cậu chàng mà tôi từng thích"... "Lý Kỳ và Triệu Bình: hai chàng trai tôi từng yêu và căm ghét. Họ xuất hiện ở nửa đầu cuốn truyện... G và T: hai chàng trai tôi đã yêu. Những nhân vật chính của phần sau cuốn truyện...Janne: một chàng trai người Phần Lan rất thích rock’n’roll. Cao, sạch bong lên, và đẹp trai. Một lần khi tôi khóc, anh đã nói, “Mi đã để mất người em gái nhỏ”." Búp bê Bắc Kinh, đã dẫn. Những người bạn trai trong đời cô gái trẻ thậm chí còn được đặt những kí hiệu riêng để cô gọi. Họ đi qua đời cô với sự tự nguyện và hết mình trong tình yêu, rồi sự chán chường đến với những cuộc tình đó khiến cô phải rời xa họ. Suy nghĩ bốc đồng, hành động bốc đồng và cả yêu bốc đồng. Dường như con người của Xuân Thụ sinh ra là để phản ứng như vậy với cuộc sống xung quanh. Ban đầu cô khẳng định sự tự tin ở mình: "Từ khi còn nhỏ, tôi đã tin mình không phải là đứa trẻ bình thường. Tôi tưởng ra mình là cô gái xinh đẹp nhất, thông minh nhất, và tài năng nhất trong thôn. Tôi biết một ngày rồi tôi sẽ rời làng ra đi, tôi muốn mọi thứ tốt hơn những người khác; tôi muốn có những gì tôi thấy mình xứng đáng. Tình yêu không mê say không phải là tình yêu tôi mong muốn." Búp bê Bắc Kinh, đã dẫn. Nhưng rồi khi đã trải qua tất cả những điều mà mình muốn Xuân Thụ rơi vào trạng thái bi quan với cuộc đời, với tình yêu và tuổi thanh xuân: "Tình yêu có nghĩa lý gì nếu mọi chuyện thành ra như thế? Nếu tất cả cứ ảm đạm, tẻ nhạt thì tuổi thanh xuân còn có giá trị gì? Có gì đặc biệt về mùa xuân và khác biệt về cuộc đời nếu mọi thứ không hơn những gì tôi đã trải qua? Đừng bảo với tôi cuộc đời là thế. Nếu vậy, nếu từ giờ tôi cứ sống ngày lại ngày như thế, làm thế nào con tim khát khao của tôi còn đập nổi?" Xuân Thụ ý thức được rằng: "Tôi chưa phải một người đàn bà trưởng thành, sao tôi có thể hiểu được trái tim của một người đàn bà trưởng thành, là điều tôi chưa có?" Búp bê Bắc Kinh, đã dẫn. Điều cuối cùng mà cô gái trẻ Xuân Thụ nhận thấy và cũng là ý thức được sau một quãng đời thanh xuân sống sôi sục và bốc đồng của cô là sự giật mình về tương lai, sự chán nản với chính cuộc sống mà trước đây cô từng mơ ước: "Giờ tôi thấy ghê tởm cái tôi ngây thơ đó. Tôi khinh bỉ cái tôi chất phác đó. Tôi ghét những năm khờ dại đó. Thuần khiết là đồ chó chết! Tôi chưa làm được gì và chẳng biết làm bất cứ cái gì. Còn tương lai của tôi? Ngày mai của tôi? Ai bận lòng? Tôi không muốn tiếp tục như thế này nữa." Búp bê Bắc Kinh, đã dẫn. Hầu hết các tác giả 8X Trung Quốc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của sự phản ứng theo kiểu "linglei" ấy. Không chỉ thể hiện qua tác phẩm của mình mà chính bản thân những tác giả trẻ ấy cũng đã sống và hành động như vậy. Từ sự trải nghiệm ấy mà tác phẩm của họ phản ánh khá trung thực và sâu sát tư duy của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Chỉ có điều họ ý thức được điều ấy và không đi theo kiểu phản ứng tiêu cực như nhân vật nữ Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh, đó có thể nói là xu hướng tiến bộ trong tầng lớp trẻ Trung Quốc. Sự chuyển dần theo hướng tích cực của trào lưu "linglei". 2) Tâm thức cô đơn, trống rỗng, hư vô trong cuộc sống. Đó là cảm hứng bao trùm nhiều tác phẩm của các tác giả 8X. Trong truyện của họ, sự cô đơn, trống rỗng và hư vô ấy thể hiện qua hình ảnh các nhân vật với những xung đột nội tâm và tinh thần từ sự ám ảnh của nỗi cô đơn trong tâm tưởng ấy. Vương quốc ảo của Quách Kính Minh là là một thiên tiểu thuyết của tác giả trẻ này về sự cô đơn. Trong truyện, dường như mỗi nhân vật đều được hình thành từ sự cô đơn, dù họ có mối quan hệ với những người xung quanh nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ bị nỗi cô đơn ám ảnh và cầm tù. Từ Chàng hoàng tử Ca Sách cô đơn với vương quốc Ảo Tuyết ngay cả khi chàng ngồi trên ngôi vị tối cao. Nàng pháp sư Lê Lạc và nàng công chúa thủy cung Lam Thường chịu nỗi cô đơn ngay cả lúc họ đang sở hữu tình yêu của chàng Ca Sách. Hai người con gái ấy chấp nhận hy sinh vì tình yêu bằng cách nhận nỗi cô đơn về mình. Nàng pháp sư Lê Lạc nguyện cầm đèn đợi chàng Ca Sách trở về mỗi đêm, còn người con gái thủy cung Lam Thường kia biết làm gì với sự trống vắng và đơn độc khi chàng Ca Sách ở bên nàng Lê Lạc. Nỗi cô độc ấy càng nhân lên và day dứt mãi khi chàng Ca Sách kia lúc ở bên nàng Lê Lạc lại tưởng mình bên cạnh Lam Thường và bên Lam Thường lại ngỡ là nàng Lê Lạc. Thậm chí chính vương quốc Ảo Tuyết kia cũng bị vây bọc và cầm tù như vậy nữa. Nó được vây kín bởi "nỗi buồn" không thể phá vỡ. Nỗi buồn vây bọc vương quốc ảo ấy khác nào sự cô độc vây lấy tâm hồn mỗi con người của vương quốc Ảo Tuyết. Đúng như lời nhận xét của Trương Duyệt Nhiên dành cho Vương quốc ảo: "Cô độc là ngọn gió câm lặng trong Vương Quốc Ảo. Chúng ta thấy mọi người đều đi qua trận gió đó và đều bị nó làm cho tổn thương. Chúng ta nhìn thấy cơn gió xoay tròn giữa họ và không ngừng kéo dài khoảng cá Vương quốc ảo – Quách Kính Minh, Nguyễn Viết Chi dịch, Nxb Phụ nữ, 2005. ch. Trong Vương Quốc Ảo, Ca Sách là đứa trẻ cô độc. Chàng cứ đi rồi mất đi cùng với sự tìm tòi. Mỗi con người đã trải qua đều chỉ là một đoạn trường. Tất cả đều trôi qua rồi đều được thời gian tái tạo. Do vậy họ không thể tìm lại được con đường lúc đến. Dù cho có theo đuổi tìm tòi, mỗi một cái cây gai góc đều xuyên qua thần kinh ký ức của họ." Tình yêu trong Vương quốc ảo cũng là một tình yêu cô độc. Đó là tình yêu của Hoàng đệ Anh Không Thích dành cho anh trai mình. Một tình yêu đầy sự hy sinh của người em trai dành cho người đại huynh đã hết lòng bao bọc che chở chàng khi còn bé. Từ tình yêu đó, Anh Không Thích hy sinh cả bản thân để đánh đổi lấy tự do cho anh trai mình. Chàng quyết dành lấy ngôi vị quốc vương của vương quốc Ảo Tuyết để anh mình được tự do. Vì chàng biết giấc mơ của anh chàng không phải là làm quốc vương mà là làm một ẩn sĩ tiêu diêu tự tại nơi núi Tuyết. Nhưng tình yêu và sự hy sinh của chàng đã gây nên tội lỗi khi vì chàng mà Lam Thường chết và gây nên đau khổ cho anh chàng. Sự cô độc còn trổi dậy trong tâm hồn Thích khi anh chàng không còn quan tâm săn sóc và bảo bọc chàng như những ngày lưu lạc nhân gian. Chàng đau khổ vì điều đó. Chàng càng đau khổ hơn khi chứng kiến nỗi cô đơn ám ảnh Ca Sách từng đêm, khi chàng ngồi đơn độc ngắm trăng trên nóc hoàng cung. Như vậy, khởi nguồn từ tình yêu và ám ảnh về sự cô đơn và mất tự do vì tâm hồn bị giam giữ trong nỗi cô đơn ấy đã đưa đến bi kịch những người thương yêu phải xa nhau. Thậm chí phải giết chết nhau vì hiểu lầm. Các nhân vật trong Vương quốc ảo luôn cố đi tìm sự tự do, luôn muốn thoát khỏi sự cô đơn rợn ngợp của vương quốc ảo. Nhưng rồi họ cứ bị quanh quẩn trong chiếc lồng cô đơn ấy. Thế giới quan của Vương quốc ảo cũng là cái nhìn hư vô vào vạn vật. Đúng như tên gọi của cuốn tiểu thuyết, vương quốc Ảo Tuyết trong truyện chỉ là một "vương quốc ảo" mà thôi. Nó không có thật ngay cả khi tồn tại chính những nhân vật sống trong đó. Bỏ qua sự hư cấu trong cốt truyện, người ta nhận thấy quan niệm về sự hư vô của cuộc sống tràn ngập trong tiểu thuyết của Quách Kính Minh. Cả vương quốc chìm trong không gian thần bí, hư không của tuyết ngập tràn, của nỗi buồn vây kín bốn bề. Nhân vật trong truyện cũng là những người có số phận đầy hư ảo, cái chết và sự hồi sinh...Tất cả nằm trong sự sắp đặt của đấng sáng tạo Uyên Tế mà chính những nhân vật trong truyện không có cách lựa chọn khác. Khi hình hài vật chất của các nhân vật không còn nữa họ mới thực sự ý thức về đời sống của mình. Về tất cả những gì họ trải qua, về bi kịch tình yêu và bi kịch của khát khao tự do. Cảm thức về sự cô đơn không chỉ ám ảnh trong tác phẩm của Quách Kính Minh mà nó còn xâm nhập vào thế giới các nhân vật trong các tác phẩm của các nhà văn 8X khác như Trương Duyệt Nhiên, Tào Đình hay chính cả Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ. Nhân vật tôi trong truyện ngắn Mèo đen không ngủ của Trương Duyệt Nhiên là hiện thân của sự cô độc trong lớp trẻ Trung Quốc. Cô gái trong câu chuyện có một tuổi thơ đơn độc trong một gia đình có người cha gia trưởng, người chồng vũ phu và một người mẹ chịu đựng. Người bạn duy nhất của cô và cũng là "phần linh hồn phía ngoài cơ thể" của cô là một chú mèo tên Mặc Mặc. Cô gái yêu Mặc Mặc như chính bản thân mình và luôn nơm nớp lo sợ người cha bạo hành sẽ làm tổn hại đến nó. Cô gái và Mặc Mặc, cả hai cùng dựa dẫm vào nhau mà sống trong ngôi nhà ấy. Mặc Mặc là một chú mèo đặc biệt bởi nó rất ít ngủ. Mặc Mặc không ngủ bởi lẽ: "Tôi và Mặc Mặc như hai đứa trẻ đang cố vươn mình để sống dưới mãi nhà đã thấp lại càng bị đè thấp hơn bởi áp lực cuộc sống" Mèo đen không ngủ - Trương Duyệt Nhiên, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb Phụ nữ (2005) Tâm hồn cô đơn đã khiến cô gái đặt hết tình yêu của mình vào một con vật, và coi nó như con người. Nỗi cô đơn ấy xuất phát từ sự mất mát niềm tin của cô vào cuộc sống, vào tình yêu của những người đàn ông. Cô có nỗi ám ảnh rằng tất cả những người đàn ông đều cũng sẽ như bố cô. Khi cô gặp và yêu Thần Mộc, người hứa cho cô và Mặc Mặc cuộc sống hạnh phúc thì niềm tin và sự ấm áp đã đến với cô. Khi bố Thần Mộc ốm, cô đến nhà Thần Mộc săn sóc gia đình anh như một người dâu hiền trong gia đình. Tất cả chỉ vì Thần Mộc hứa không những yêu thương cô mà còn yêu thương cả Mặc Mặc nữa. Nhưng rồi bi kịch đã xảy đến khi Mặc Mặc chết do chính lỗi của Thần Mộc. Đó là "vết thương không thể hàn gắn" giữa cô và Thần Mộc. Mặc Mặc ở trong câu chuyện không còn đơn thuần là con vật nuôi nữa mà là chỗ dựa tinh thần của cô trong sự cô đơn giữa gia đình. Mặc Mặc chết đồng nghĩa với sự cô đơn trở lại với cô gái. Tình yêu của cô với Thần Mộc không đủ sức xua tan nỗi ám ảnh đó. Dù cho Thần Mộc không phải là người đàn ông như bố cô. Kết thúc câu chuyện, tác giả cũng không để cho sự cô độc đó rời khỏi cô gái. Khi cô gái nhìn thấy mẫu tin Thần Mộc nhắn anh đã tìm thấy lũ con của Mặc Mặc và hứa nếu cô trở về hai người sẽ cùng nhau săn sóc chúng cùng với dòng địa chỉ để tìm anh thì nước mưa đã xóa nhòa dòng địa chỉ ấy. Sợi dây duy nhất có thể giúp cô gái thoát khỏi tâm thức cô đơn và trở về với thực tại, với Thần Mộc cùng lũ con của Mặc Mặc cuối cùng cũng bị cắt đứt. Phải chăng đó là lời nhắn nhủ của Trương Duyệt Nhiên về một thế hệ trẻ với những con người không thể thoát khỏi tâm thức cô đơn ám ảnh tâm hồn họ vì những di chứng gia đình và xã hội. Nếu nhân vật tôi trong Mèo đen không ngủ của Trương Duyệt Nhiên đi vào nỗi cô độc do những d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan