Đề tài Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 3

A. Quyền sở hữu trí tuệ 3

1 . Khái niệm 3

2. Đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ 3

3. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ 4

B. Quyền sở hữu công nghiệp 5

1. Khái niệm 5

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 5

C. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm 7

1. Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp 7

1.1. Yếu tố vi phạm đối với sáng chế ,giải pháp hữu ích 9

1.2. Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp 10

1.3. Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá 10

2. Xử phạt vi phạm đối với hành vi vi phạm quyền sở hữư công nghiệp 11

2.1. Cơ sở pháp lý thực hiện xử phạt 11

2.2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan 12

PHẦN 2 . THỰC TRẠNG VI PHẠM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP( HÀNH VI XUẤT NHẬP KHẨU ) VÀ VIỆC XỬ PHẠT CỦA VIỆT NAM 13

A. Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp 13

1. Có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.Bao gồm các hành vi sau: 13

2. Có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.Bao gồm các hành vi sau 13

3. Có hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm.Cụ thể 14

4. Có hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.Bao gồm các hành vi sau 14

B. Xử phạt vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm ở Việt Nam 15

1. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt 15

2. Các mức phạt áp dụng 18

3. Đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm. 20

C. Đánh giá tình hình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam 22

PHẦN 3 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VI PHAM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM 26

A. Một số biện pháp hạn chế vi phạm quyền sở hữu công nghiệp,naang cao hiệu quả xử phạt 26

B. Hải quan trong việc nâng cao năng lực phòng chống các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp 33

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

 

doc38 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong phần 2 nói về thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm ta sẽ tìm hiểu rõ hơn và cụ thể hơn nghị định này. 2.2. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp xảy ra trong xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc cục Hải quan tỉnh,thành phố,Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng kiểm soát trên biển thuộc cục điều tra chống buôn lậu,chi cục trưởng Hải quan,Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,thành phố,Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp đối với hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá theo thẩm quyền quy định chi tiết tại khoản2,3 Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy địmh thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan. Cụ thể là: - Nhân viên hải quan đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng (trước đây nhân viên hải quan không có thẩm quyền xử phạt). - Ðội trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5.000.000 đồng (trước đây chỉ được phạt đến 500.000 đồng). - Chi cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000.000 đồng (trước đây được phạt đến 10.000.000 đồng) và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (không bị khống chế trị giá tang vật tịch thu như quy định trước đây). - Cục trưởng: được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 70 triệu đồng... (trước đây chỉ có Cục trưởng Cục Ðiều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan được phạt đến 70 triệu đồng). PHẦN 2 . THỰC TRẠNG VI PHẠM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP( HÀNH VI XUẤT NHẬP KHẨU ) VÀ VIỆC XỬ PHẠT CỦA VIỆT NAM A. Thực trạng vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp Các tổ chức ,cá nhân không phải là chủ sở hữu công nghiệp,người có quyền sử dụng trước được chủ sở hữu công nghiệp cho phép là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khi họ thực hiện các hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu sau: 1. Có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.Bao gồm các hành vi sau: a) Sản xuất (chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; b) Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế; c) Khai thác công dụng (dùng trong hoạt động kinh doanh) sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế. d) Bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế; sản phẩm xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp; đ) Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền quy định tại mục d và sản phẩm có chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền; e) Bán, cho thuê, tàng trữ để bán, vận chuyển, quảng cáo, chào hàng các bản sao thiết kế bố trí xâm phạm quyền, sản phẩm, hàng hóa chứa thiết kế bố trí xâm phạm quyền, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm, hàng hóa chứa các đối tượng đó. 2. Có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.Bao gồm các hành vi sau a) Gắn (in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa; b) Bán, vận chuyển, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại; c) Nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ có yếu tố xâm phạm đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại; d) Sử dụng dấu hiệu trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa có yếu tố xâm phạm đối với tên thương mại. 3. Có hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm.Cụ thể a) Xuất khẩu,nhập khẩu sản phẩm,bộ phận sản phẩm mang dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự .dễ gây nhầm lẫn vớ nhãn hàng hoá,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng tên gọi xuất xứ hàng hoá được chuyển sang ngôn ngữ khác hoặc kèm theo các từ : “ loại”,”kiểu”,”phỏng theo” hay các từ tương tự như vậy b) Xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá là đề can,nhãn sản phẩm,mẫu nhãn hiệu,bao bì sản phẩm mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự,hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá ,tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ cho hàng hoá cùng loại hay tương tự với sản phẩm đó,kể cả trường hợp dùng tên gọi xuất xứ hàg hoá hoặc kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ 4. Có hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý.Bao gồm các hành vi sau a) Sản xuất, nhập khẩu, in, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác lên sản phẩm, bao bì, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý b)Vận chuyển, tàng trữ sản phẩm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý c) Buôn bán, quảng cáo nhằm để bán, chào bán sản phẩm, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý B. Xử phạt vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử phạt vi phạm ở Việt Nam 1. Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm về sở hữu công nghiệp khi có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc công chức Hải quan khi phát hiện thấy các hành vi xuất nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp phải kịp thời đình chỉ hoạt động xuất nhập khẩu và báo cáo lãnh đạo.Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng,công minh,triệt để đúng thẩm quyền Nghị định 106/2006/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.Theo nghị định này,đối với mỗi hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. - Hình thức phạt cảnh cáo áp dụng đối với trường hợp: + Vô ý vi phạm + Vi phạm nhỏ, lần đầu + Do trình độ lạc hậu ,thiếu hiểu biết về quy định pháp luật sở hữu trí tuệ không gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu công nghiệp và người tiêu dùng + Do vi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm không biết và không có lya do hợp lý để biết,kể cả trường hợp bị lừa dối trong qú trình thoả thụân ký kết,thực hiện hợp đồng sản xuất,kinh doanh và không có quy định buộc phải biết về vấn đề sở hữu trí tuệ liên quan + Có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. - Hình thức phạt tiền áp dụng cho những hành vi vi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền quyết định mức phạt tiền trong khung phạt đã quy định. Đối với hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó trong trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa. Vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt đã quy định. Vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được tăng trên mức tối đa của khung tiền phạt đã quy định. - Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính + Tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý + Tịch thu văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp bị sửa chữa, tẩy xóa + Tịch thu giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo + Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ vi phạm - Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh; + Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; + Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng quá cảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc tái xuất hàng hóa vi phạm, hàng hoá giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa + Buộc bổ sung chỉ dẫn về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp + Buộc cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hành vi chỉ dẫn sai về quyền sở hữu công nghiệp + Buộc thu hồi tang vật, phương tiện bị tẩu tán. - Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, giải thích rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp có liên quan và yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật - Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản mà quyết định xử phạt ngay tại nơi xảy ra vi phạm, hình thức phạt cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. - Trường hợp hành vi vi phạm phải áp dụng hình thức phạt tiền, trừ trường hợp áp dụng theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, người lập biên bản phải tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trình bày ý kiến về hành vi vi phạm. - Việc quyết định xử phạt và nội dung quyết định xử phạt phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong thời hạn ba ngày kể từ ngày ký. Trong trường hợp quyết định xử phạt bao gồm các hình thức phạt bổ sung dẫn tới phải tiến hành các thủ tục về xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận liên quan thì quyết định xử phạt phải gửi tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ để phối hợp theo dõi và thực hiện. - Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nhưng có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan thụ lý vụ việc yêu cầu các bên liên quan giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm kết luận về hành vi vi phạm. 2. Các mức phạt áp dụng Cũng theo nghị định Nghị định 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền là từ 100 ngàn đồng đến gấp 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay. Căn cứ theo các hành vi vi phạm nêu trong mục A đã nói ở trên mà áp dụng các mức phạt khác nhau. Cụ thể : 1. Đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi xâm phạm nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng: Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm nêuểtên trong truờng hợp sản phẩm hàng hoá có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 60.000.000 đồng trở lên Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung : Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm 2. Đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; không chấm dứt hành vi vi phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp hàng hóa vi phạm phát hiện được có giá trị đến 15.000.000 đồng Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ trên 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ vi phạm có giá trị từ trên 45.000.000 đồng trở lên. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi gắn (in, dán, đính,đúc, dập khuôn hoặc bằng các hình thức khác) lên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, bảng hiệu dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung : Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm 3. Đối với hành vi sản xuất, vận chuyển, nhập khẩu, buôn bán vật mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ,tên gọi xuất xứ vi phạm. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này trong trường hợp hàng hóa vi phạm phát hiện được có giá trị đến 20.000.000 đồng; Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 60.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung : Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm 4.Đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý Phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được đối với cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm đã nêu ở trên hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị đến 10.000.000 đồng Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý có hành vi vi phạm đã nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Phạt tiền từ 3 lần đến 4 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện vi phạm dẫ nêu ở trên trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được quy định ở trên trong trường hợp hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý phát hiện được có giá trị từ trên 30.000.000 đồng trở lên Ngoài ra còn có hình thức phạt bổ sung : Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, đình chỉ hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xâm phạm từ một đến ba tháng đối với các hành vi vi phạm. C. Đánh giá tình hình vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam Hiện nay, tình trạng sản xuất và lưu thông hàng giả xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), hay nói rộng ra là quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), không chỉ có ở Việt Nam mà phổ biến trên toàn thế giới. Đó là nạn làm hàng giả, tức là nhái, copy những thành quả lao động và sáng tạo của người khác để đánh lừa người tiêu dùng và từ đó thu lợi nhuận. Tại Việt Nam, tình hình vi phạm quyền SHCN đang có xu hướng gia tăng, nhất là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, chỉ dẫn địa lý, bản quyền tác giả và nguồn gốc xuất xứ hàng hoá. Tình trạng hàng giả xâm phạm quyền SHCN nhập khẩu từ nước ngoài vào nước ta bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và dưới mọi hình thức: nhập lậu và nhập chính ngạch. Hành vi xâm phạm quyền SHCN thường xảy ra đối với những mặt hàng mới xuất hiện, được sự chú ý của đông đảo người tiêu dùng. Hàng hoá làm giả thường nhái theo nhãn hiệu hoặc trùng kiểu dáng nhằm đánh lừa khách hàng. Đặc biệt, hàng giả xâm phạm quyền SHCN xuất hiện ngay cả trong những trung tâm thương mại, các siêu thị trong cả nước, ở nhiều ngành hàng, mặt hàng khác nhau, từ những sản phẩm đơn giản như hộp diêm, gói tăm đến những mặt hàng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, xe máy. Tình trạng này tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, đầu tư trong nước cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh, thiệt hại lợi ích người tiêu dùng. Nếu như trong 3 năm từ 1999 -2001, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra phát hiện và xử lý 9307 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó gần 60% số vụ có liên quan đến SHCN, thì chỉ tính riêng trong năm 2002, các cơ quan quản lý thị trường phối hợp với công an kinh tế đã xử lý hành chính hơn 3000 vụ vi phạm quyền SHCN; Ngành toà án cũng xử lý hình sự hàng trăm vụ làm hàng giả, thanh tra khoa học công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã xử lý hàng trăm đơn vị vi phạm, xử phạt hàng trăm triệu đồng và đã tiến hành huỷ bỏ các yếu tố vi phạm... Tuy vậy, việc xử lý các vi phạm và bảo vệ quyền SHCN, SHTT tại nước ta đang là một thách thức lớn không chỉ với các cơ quan chức năng nhà nước mà còn với tất các doanh nghiệp và các cá nhân là chủ SHCN. Riêng lĩnh vực sở hữu công nghiệp các hành vi xâm phạm chủ yếu vẫn là nhái nhãn hiệu kiểu dáng công nghiệp và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng...  Tại TP.Hồ Chí Minh lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 512 vụ liên quan đến hàng giả hàng nhái không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại Đồng Nai, Thanh tra Sở KH&CN  kiểm tra 100 đơn vị phát hiện tới 58 đơn vị vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Theo thống kê chưa đầy đủ 6 tháng đầu năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành KH&CN đã tiến hành thanh tra 2.650 cơ sở chủ yếu sản xuất hàng hóa thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... đã xử lý 437 đối tượng vi phạm. Theo ông Nguyễn Hùng Dũng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thì những vụ xâm phạm tập trung ở những loại hàng hóa như rượu, nước giải khát, mỹ phẩm - những mặt hàng được tiêu thụ nhiều. Hiện các doanh nghiệp chưa thật quan tâm đến việc xác lập các quyền về sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, chỉ có 10% doanh nghiệp có ý thức tự bảo vệ sản phẩm, mới có 25% doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức chủ động trong việc phát hiện và ngăn chặn việc làm giả các sản phẩm, chưa chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình. Có rất ít doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Số doanh nghiệp nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng không cao so với doanh nghiệp nước ngoài. Ðến năm 2005, số đơn xin cấp văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ chiếm 4,5%, giải pháp hữu ích là 60%, kiểu dáng công nghiệp là 86,39% so với doanh nghiệp nước ngoài. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang có những bước tiến cơ bản, một số mặt hàng đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước và vươn ra thị trường ngoài nước như sữa Vinamilk, giầy dép Biti”s, bánh Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên, Bóng Động Lực, gạch Đồng Tâm... Song trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao vì bị mất thương hiệu ở nước ngoài cùng những vụ kiện cáo về thương hiệu trong nước đã xảy ra. Đặc biệt, trong quá trình Việt Nam đang nỗ lực để chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện các điều khoản của hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì vấn đề đăng ký bảo hộ quyền SHCN càng trở nên bức xúc, nguy cơ doanh nghiệp bị”nốc ao” ngay tại thị trường nội địa sẽ còn lớn hơn nhiều. Hàng hoá từ mọi nơi đều có thể nhanh chóng thâm nhập nước ta, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cạnh tranh với chính mình mà còn với vô số nhà sản xuất nước ngoài. Do vậy, trước khi muốn đưa hàng hoá vào bất kỳ thị trường nào, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Theo các chuyên gia về SHCN bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam sau hàng loạt hàng hoá có tiếng của Việt Nam bị mất ở thị trường nước ngoài là do không đăng ký bảo hộ quyền SHCN. Còn ở trong nước đã có nhiều vụ kiện, tranh chấp sở hữu thương hiệu giữa các doanh nghiệp. Thực tế, chỉ khi nào thương hiệu bị xâm phạm, hoặc có nguy cơ bị xâm phạm hay bị mất trên thị trường thì doanh nghiệp mới tính đến việc làm thủ tục đăng ký. Hai doanh nghiệp Biti’s và Trung Nguyên được đánh giá là hai đơn vị tiên phong trong đầu tư xây dựng thương hiệu trong nước nhờ chất lượng và phong cách phục vụ độc đáo cũng mắc phải sai lầm khi đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài. Sản phẩm Biti’s vào thị trường quốc tế từ năm 1995, khi hình thành hệ thống phân phối sản phẩm, Biti’s mới đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để đảm bảo yêu cầu về pháp lý. Khi đó, một thương hiệu khác phát âm gần giống Biti’s đã được đăng ký bảo hộ trước. Còn với cà phê Trung Nguyên, do việc đăng ký thương hiệu được tiến hành sau khi xuất khẩu sản phẩm và nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở thị trường Nhật, Mỹ đã làm thiệt hại hàng triệu đô la cho Trung Nguyên vì các đối tác của Công ty đã đăng ký trước. Nhìn chung, các doanh nghiệp còn yếu về nhận thức pháp luật, các nhà sản xuất chỉ lo đến việc làm ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được thị trường xuất khẩu, họ không hiểu rằng để tiến hành đăng ký bảo hộ quyền SHCN cho sản phẩm phải trước 6 tháng đến 1 năm khi muốn đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào bất kỳ thị trường nào ở nước ngoài. Doanh nghiệp thường chỉ tiến hành đăng ký bảo hộ khi có sản phẩm, có thị trường xuất khẩu đó sẽ là quá muộn. Ngoài ra, nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam bị xâm phạm do các đối tác nước ngoài lợi dụng sự yếu kém, thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm về pháp luật, nhẹ dạ cả tin để “nẫng”tay trên. PHẦN 3 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ VI PHAM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM A. Một số biện pháp hạn chế vi phạm quyền sở hữu công nghiệp,naang cao hiệu quả xử phạt Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp vào loại cao nhất thế giới. Các công trình phải mất rất nhiều thời gian, sức lực, kinh phí nhưng sản phẩm của người sáng chế vừa mới làm ra đã bị sao chép hoặc làm nhái. Tình trạng này đã đẩy không ít nhà sáng tạo vào tình thế “dở khóc, dở cười”, không còn muốn cống h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVi phạm về quyền sở hữu công nghiệp và biện pháp xử phạt ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan