Đề tài Vị thế của đồng Euro qua các giai đoạn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I- TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO. 3

1. Khái quát về Lịch sử của Liên minh châu Âu EU 3

2. Liên minh tiền tệ châu Âu 4

3. Quá trình hình thành đồng tiền chung châu Âu – Đồng Euro 5

PHẦN II - VỊ THẾ ĐỒNG EURO 8

1. Vai trò của đồng Euro 8

1.1. Đối với các quốc gia thành viên 8

1.2. Đối với nền kinh tế thế giới 10

2. Diễn biến và vị thế đồng Euro từ khi ra đời (1/1/1999) đến nay 14

3.Những kịch bản cho tương lai của đồng Euro 16

PHẦN III - ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG ĐỒNG EURO TỚI VIỆT NAM VÀ N HỮNG BIỆN PHÁP TRONG NHẰM TRÁNH NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ VIỆT NAM 18

Nhận xét chung 18

Tỷ giá EUR/USD ở Việt Nam 19

2. Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đối với Việt Nam. 22

2.1. Về lĩnh vực xuất nhập khẩu. 22

2.2. Về lĩnh vực đầu tư. 22

2.3. Về lĩnh vực vay nợ nước ngoài: 23

2.4. Về dự trữ ngoại tệ: 23

2.5. Về tỷ giá hối đoái. 23

2.6. Về chính sách lãi suất. 24

BÀI THAM KHẢO 25

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2643 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vị thế của đồng Euro qua các giai đoạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới.  Dung lượng và khả năng thị trường tài chính của EU và Mỹ là gần tương đương nhau... Trong tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng đô la Mỹ chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12%. Theo dự đoán của một số chuyên gia tài chính, có khả năng sau năm 2002 có khoảng 3000 tỷ đô la vốn đầu tư quốc tế sẽ chuyển sang đồng EURO, trong đó có từ 700 đến 1000 tỷ là từ đồng đô la Mỹ. Do đó, khi EURO xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới thì trong các giao dịch tại thị trường chứng khoán và trong việc phát hành công trái, các nước trước hết là các nước EU sẽ dùng EURO, do vậy nhu cầu về USD trên thị trường tài chính sẽ giảm một cách đáng kể.  Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản. Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở các quốc gia. Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuất hiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác động đến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của các quốc gia. Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung tâm trong quan hệ quốc tế phát triển.  Chính phủ Mỹ tuy bên ngoài đã có những tuyên bố hoan nghênh sự ra đời của đồng EURO và EMU, nhưng thực tế bên trong cũng hết sức lo ngại. Trước hết như đã phân tích, đồng EURO ra đời sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với đồng USD và từng bước làm giảm vị trí truyền thống của đồng USD. Để đảm bảo cho đồng EURO ổn định và vững mạnh, các chính phủ các nước tham gia EMU cũng như Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cần phải có những chính sách bảo vệ và khuyến khích sử dụng đồng EURO, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho vị trí của đồng USD ở châu Âu và do đó sẽ gây một số thiệt hại về lợi ích cho Mỹ ở châu lục này. Cuộc đấu tranh vì lợi ích và ảnh hưởng kinh tế ở châu Âu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ trở nên quyết liệt hơn.  - Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ phát triển cao và ổn định, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các nước EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn. Do đó có thể thấy trước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các nước EU sau khi đồng EURO ra đời. Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biện pháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mình thông qua các đối tác nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tránh được thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành.  - Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước bạn hàng và con nợ của các nước thành viên EMU là tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia nước chủ nợ với đồng EURO. Tuy đồng ECU đã tồn tại trong thanh toán quốc tế được một thời gian và quy định chuyển đổi ngang bằng với đồng EURO làm dễ dàng phần nào những giao dịch thương mại mới, nhưng những khoản nợ từ viện trợ, đầu tư... bằng đồng tiền quốc gia cần có hướng giải quyết thoả đáng. Vì tuy rằng tỷ giá chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang đồng EURO là cố định, nhưng lãi suất sẽ có sự khác nhau giữa các nước tham gia EMU. Cho nên điều quan trọng là các nước nợ phải có những trao đổi và thương lượng để đi đến thống nhất một tỷ lệ lãi suất thích hợp sao cho số nợ không bị gia tăng do việc ra đời của đồng EURO./.  2. Diễn biến và vị thế đồng Euro từ khi ra đời (1/1/1999) đến nay Từ 1-1-1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành. Giai đoạn đầu từ 1-1-1999 đến 1-1-2002 đồng EURO không lưu hành bằng tiền mặt. Từ 1-1-2002 đến tháng 7-2002 bắt đầu lưu hành đồng EURO bằng tiền giấy và tiền kim loại song song với các đồng tiền bản địa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại.  Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta tin rằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã là 33%. Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho các loại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: Floating Rate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công trái quốc tế lưu hành trên toàn thế giới. Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ. Tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004. Tỷ lệ tiền Euro tăng trong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20%. Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trên các thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiền Bảng Anh và Yen Nhật. Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời. Tỷ giá hối đoái EUR/USD Đô la Mỹ trên 1 Euro (1999–2010) Năm Thấp nhất ↓ Cao nhất ↑ Ngày Tỷ giá Ngày Tỷ giá 1999 03/12 $1.0015 05/01 $1.1790 2000 26/10 $0.8252 06/01 $1.0388 2001 06/07 $0.8384 05/01 $0.9545 2002 28/01 $0.8578 31/12 $1.0487 2003 08/01 $1.0377 31/12 $1.2630 2004 14/05 $1.1802 28/12 $1.3633 2005 15/11 $1.1667 03/01 $1.3507 2006 02/01 $1.1826 05/12 $1.3331 2007 12/01 $1.2893 27/11 $1.4874 2008 27/10 $1.2460 15/07 $1.5990 2009 04/03 $1.2555 03/12 $1.5120 2010 05/05 $1.2924 13/01 $1.4563 Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh. Một mặt các nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà một đồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu. Mặt khác, giá đồng Euro cao sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định. Vì vùng Euro rộng lớn nên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên không còn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa. Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro không tồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giá thấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản. Các vấn đề về kinh tế trong Cộng đồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nữa. Thật ra thì các triển vọng về kinh tế của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưa vào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu được đánh giá cao hơn. Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này: Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợ của Mỹ. Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Nga và các quốc gia khác. Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồng Euro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ. 3.Những kịch bản cho tương lai của đồng Euro  Kinh tế khu vực đồng Euro tăng trưởng yếu trong quý một 2010. Trong đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã buộc phải can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ - một việc làm chưa từng xảy ra trước đây. Vậy, tương lai của đồng EUro sẽ ra sao? Dưới đây là nhận định của các nhà kinh tề về đồng tiền này. Thứ nhất: Đồng Euro sẽ hồi phục: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua, buộc chính phủ các nước Châu Âu phải củng cố lại nguồn tài chính, cải thiện nền kinh tế của nước mình và đồng Euro lại trở thành động lực để phát triển kinh tế toàn cầu. Thêm vào đó, các chương trình cứu trợ kinh tế của EU và IMF dành cho Hy Lạp sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước này. Các nước khác có thể rút kinh nghiệm, đề phòng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của Hy lạp. Điều này có thể giúp cho nền kinh tế phát triển ở nhiều nước. Trong tương lai, "những mất cân bằng kinh tế" sẽ sớm được giải quyết. Các thể chế cũng sẽ được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách có trật tự và nhanh chóng. Do vậy, đồng euro sẽ lại trở thành một thách thức đối với đồng đô la Mỹ trong vài trò là một dự trữ ngoại tệ mạnh Thứ hai: Đồng euro sẽ ổn định trở lại. Các kế hoạch cứu trợ của các nước Eurozone và ECB có thể sẽ giúp nền kinh tế thị trường tạm thời ổn định, lòng tin của những nhà đầu tư tạm thời phục hồi. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề cơ bản trong nội tại, đã được phơi bày trong cuộc khủng hoảng. Những thay đổi đó không đủ để eurozone tăng trưởng. Thứ ba: Đồng euro yếu. Khu vực đồng tiền chung Châu Âu yếu đi vĩnh viễn. Việc cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ tại nước này. Một loạt các nước bước theo chân Hy lạp như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Các nước này buộc phải đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng. Kéo theo đó là bất ổn xã hội tăng lên. Một loạt ngân hàng tại các nước Châu Âu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Điều này sẽ đe dọa toàn bộ khu vực Châu Âu rơi vào suy thoái. Đồng euro mất giá, lạm phát tăng cao. Thứ tư: Đồng Euro tan vỡ. Một số nước quyết định rút ra khỏi eurozone và khu vực eurozone đổ vỡ do căng thẳng quá mức, không thể kiểm soát nổi. Nếu kinh tế Hy Lạp sụp đổ, suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng lên, sự oán giận của công chúng đối với đồng euro tăng lên, cơn ác mộng này có thể trở thành hiện thực. Không ai muốn điều này và cũng chưa ai nghĩ đến việc chuẩn bị cho kế hoạch eurozone tan vỡ, nhưng điều này không phải không thể xảy ra. PHẦN III - ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG ĐỒNG EURO TỚI VIỆT NAM VÀ N HỮNG BIỆN PHÁP TRONG NHẰM TRÁNH NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ VIỆT NAM Nhận xét chung Gần đây người dân VN đã dần chấp nhận đồng euro như một phương tiện để thanh toán, đầu tư và dự trữ. Việc trao đổi, mua bán đồng euro tại các ngân hàng và các thị trường không chính thức cũng đã phổ biến hơn. Khách du lịch có thể đổi euro tại các quầy đổi tiền một cách khá dễ dàng.  Tuy nhiên, tỷ trọng các giao dịch thanh toán thương mại bằng euro mới chỉ chiếm khoảng 10-13% tổng giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Nếu tính tỷ trọng tiết kiệm bằng đồng euro trong tổng tiết kiệm thì tỷ lệ này chỉ vỏn vẹn 2,7%. Trong khi đó, chỉ 10-15% các thanh toán giữa doanh nghiệp VN và doanh nghiệp EU được sử dụng euro. Những con số này cho thấy, tỷ lệ sử dụng euro ở VN vẫn chưa đáng kể và chưa tương xứng với tiềm năng của đồng tiền này. Nguyên nhân của thực trạng trên được lý giải là xuất phát từ thực tế chính sách tiền tệ quá phụ thuộc vào USD hiện nay của VN. Từ trước đến nay, chính sách tỷ giá của VN neo chủ yếu vào đồng USD, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng USD như là một công cụ thanh toán quốc tế chủ đạo. Thêm vào đó, nhu cầu vay USD và nguồn tiền gửi bằng USD hiện cũng rất lớn, trong khi nhu cầu vay euro rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của VN. Chính vì vậy, lãi suất ngoại tệ trên thị trường VN được thống kê, theo dõi chủ yếu là lãi suất của USD. Sự biến động lãi suất vẫn phụ thuộc chủ yếu vào biến động lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ và cung cầu ngoại tệ trên thị trường VN, ít chịu ảnh hưởng của lãi suất đồng euro. Tuy nhiên, với mối quan hệ kinh tế, thương mại đã có từ lâu, tương lai của đồng euro ở VN được các chuyên gia kinh tế đánh giá là rất khả quan. Hiện EU đứng ở Top 5 thị trường xuất khẩu lớn của VN và là thị trường tiềm năng của các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm, thuỷ sản, vật liệu xây dựng... Tỷ giá EUR/USD ở Việt Nam Tính từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 12 năm 2008 tỷ giá giữa USD so với VND đã tăng từ 13.900VND lên mức 17.050VND tức là USD tăng 22,7% so với VND. Còn tỷ giá giữa EUR so với VND đã tăng 66% từ 14.000VND lên mức 23.241VND Tỷ giá giữa VND với Euro chủ yếu vẫn được tính chéo với tỷ giá của VND với USD và Euro với USD. Do vậy, tỷ giá của VND với Euro biến động hoàn toàn gắn với sự biến động của tỷ giá giữa Euro và USD. Mức tăng tỉ giá VND so với một số đồng tiền USD EUR Ðôla Úc (AUD) Ðôla Canada (CAD) Bảng Anh (GBP) Franc Thụy Sĩ (CHF) Ðầu năm 2009 17.484 24.596 12.374 14.379 25.911 16.514 Tháng 11/09 17.861 27.497 16.809 17.269 30.692 18.201 Mức tăng 2,1% 11,7% 35% 20% 18,5% 10,2% (Nguồn: Vietcombank) Có một điểm khác rất lớn trong việc ấn định giá USD và giá các đồng tiền khác. Đó là Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tỉ giá VND/USD thông qua biên độ tỉ giá hiện là +/-5% và tỉ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày. Còn các đồng tiền khác ngân hàng được định giá tùy vào biến động của giá quốc tế. Cho dù giá USD trên thế giới có tăng giảm bao nhiêu nhưng ở trong nước, các ngân hàng cũng chỉ được ấn định giá mua/bán trong quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với các đồng tiền khác do theo giá thế giới, mà giá thế giới thì biến động liên tục. Tỷ giá của VND so với các đồng tiền chủ chốt khác biến động mạnh được giải thích bởi quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhưng nhìn chung, có hai yếu tố chính tác động đến tỷ giá VND với các ngoại tệ khác đó là cung cầu ngoại tệ và lạm phát. Cung cầu ngoại tệ Hiện nay nguồn cung ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam là FDI, ODA và lượng kiều hối do đồng bào việt kiều ở nước ngoài gửi về. Nhưng nước ta lại là nước nhập siêu, nên cung ngoại tệ của Việt Nam luôn luôn thiếu so với cầu. Điều này cũng là một yếu tố khiến tỷ giá của VND so với các đồng ngoại tệ như USD, EUR luôn luôn giảm. Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Thêm vào đó là thói quen dự trữ ngoại tệ của người dân hay còn gọi là đô la hóa. Đây là hiện tượng thường gặp phải ở các nền kinh tế chuyển đổi. Tại Việt Nam, đô la hóa vẫn khá phổ biến với thói quen dự trữ tài sản, giao dịch, mua bán, niêm yết giá bằng ngoại tệ. Hiện tượng đô la hoá gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Mức cung tiền trở nên khó dự báo hơn và mức cầu nội tệ trong nước không ổn định ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách. Lạm phát: Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại. Dự đoán biến động tỷ giá ngoại tệ trong thời gian tới được đánh giá là khó khăn cho thị trường tài chính thế giới nói chung, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Yếu tố lạm phát của Việt Nam là yếu tố chính quyết định đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, và yếu tố này sẽ làm cho VND ngày càng mất giá so với các đồng tiền mạnh khác. Thêm vào đó, việc VND đang được đảm bảo bằng USD, trong khi USD lại đang gặp rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nên không loại trừ khả năng đồng tiền Euro sẽ tăng giá rất mạnh so với VND. Ảnh hưởng bởi đồng USD mất giá so với đồng EUR: Một trong những vấn đề được quan tâm lớn nhất thời gian qua trên thị trường tiền tệ thế giới là sự lên giá không ngừng của đồng Euro so với USD. Các DN đã nhập khẩu hàng hóa từ EU chưa thanh toán hết bằng Euro đang lâm vào hoàn cảnh mất cả lãi và thâm hụt vốn bởi giá Euro hiện tăng quá cao so với thời điểm 1 tháng trở về trước, khi đồng tiền này được các DN lựa chọn làm đồng tiền thanh toán hàng hóa với đối tác. Các DN xuất khẩu còn bị nợ tiền bằng USD cũng thiệt hại không nhỏ. Đồng USD giảm giá khiến tỷ giá VND/USD lên cao nhất trong năm nay và câu hỏi đặt ra với nhiều DN là liệu Chính phủ Việt Nam có tác động gì vào đồng bản tệ để có một ''đồng Việt Nam yếu'', giành lợi thế cho xuất khẩu? Trạng thái ngoại hối của các NH trong nước hiện phần lớn vẫn bằng USD. Mặc dù NH Nhà nước cho phép các NH được duy trì một tỷ lệ nhất định các ngoại tệ mạnh khác trong trạng thái ngoại hối, rất ít NH lựa chọn EUR. Việc duy trì trạng thái ngoại hối bằng các ngoại tệ khác lại càng hiếm hoi. Lý do là đồng tiền Việt Nam đang bám chặt và chỉ bám vào USD. Vì thế ở thời điểm hiện tại, USD có thể mất giá trên thị trường quốc tế, nhưng ở Việt Nam từ đầu năm đến nay USD vẫn tăng so với tiền đồng. Ngân hàng Nhà nước lập luận, tình hình này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và bảo đảm sự ổn định của đồng nội tệ. Ở góc độ DN, đúng là việc bán hàng ra nước ngoài, thu USD, không ảnh hưởng đến công việc sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên, trên bình diện quốc gia, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam được tính bằng USD đang giảm (với cùng một số lượng) nếu so với các ngoại tệ mạnh khác. Ảnh hưởng bởi đồng EUR mất giá so với đồng USD: Việc EUR giảm giá so với USD không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ các doanh nghiệp có các khoản nợ, hợp đồng nhập khẩu phải thanh toán bằng EUR thì được lợi, đó là các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị xi măng, dầu khí, chế biến hoa quả, hoá chất... từ thị trường một số quốc gia ở châu Âu sử dụng EUR. Còn các doanh nghiệp xuất khẩu nào có nguồn thu bằng EUR khi tính đổi ra VND thì bị thiệt. Tuy vậy, do khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều đề nghị thanh toán bằng USD, còn khi nhập khẩu và trả nợ thì một số doanh nghiệp đã tìm đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá Option của các Ngân hàng thương mại nên ảnh hưởng cũng không nhiều. 2. Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đối với Việt Nam. 2.1. Về lĩnh vực xuất nhập khẩu. - Hầu hết các nhà xuất khẩu của Việt Nam đang trong tình trạng thiếu vốn do vậy Việt Nam có thể đàm phán cấp Nhà nước với các nước EU để ký kết các hợp đồng vềviệc các ngân hàng thương mại của các nước EU cho Việt Nam vay các khoản tiền bằng đồng EURO để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu sang EU. Các khoản vay này có thể là trung hạn hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi từ 3 - 5 năm đầu. - Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên thị trường EU. 2.2. Về lĩnh vực đầu tư. - Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU sử dụng đồng EURO trên thị trường tiền tệ Việt Nam - Đối với các dự án đầu tư đang thực hiện cần phải có những cuộc trao đổi bàn bạc để đưa ra những quyết định chính xác về việc có nên chuyển đổi đồng tiền tính toán của dự án sang đồng EURO hay không? - Đối với những dự án mới, thực hiện trước thời điểm 1 - 1 - 2002 thì việc tính toán cũng cần phải được cân nhắc có nên tính toán giá trị của dự án theo đồng EURO không khi mà đồng tiền này đang còn nhiều rủi ro hay tính bằng đồng USD - Các nhà đầu tư của Việt Nam cần phải chớp thời cơ, nhanh chóng xâm nhập vào EU, so sánh và tính toán các dự án đầu tư của mình bằng đồng EURO để lựa chọn nơi đầu tư hiệu quả nhất.. 2.3. Về lĩnh vực vay nợ nước ngoài: Thời kỳ "Không bắt buộc, không cấm đoán" này nhất là hiện tại đồng EURO đang giảm giá thì Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để thực hiện trả các khoản nợ. Thời điểm hiện tại đồng EURO giảm giá rất có lợi cho Việt Nam vì vậy với những khoản nợ lớn giữa các Chính phủ, cần phải thoả hiệp để có thể chuyển đổi một số khoản nợ sang đồng EURO ngay trong thời điểm này. Đặc biệt là là những khoản tiền vay nợ bằng những đồng tiền mạnh như DM, FF, chúng ta nên có những thoả thuận để chuyển đổi ngay trong thời kỳ này để Việt Nam có thể giảm được cả phần nợ gốc lẫn lợi nhuận phải trả. 2.4. Về dự trữ ngoại tệ: - Ngân hàng Nhà nước cần đánh giá cơ cấu dự trữ ngoại tệ, trên cơ sở đó có những điều chỉnh tương ứng. - Không chỉ là Nhà nước mà ngay cả các doanh nghiệp có quan hệ với EU cũng cần phải làm quen và có dự trữ bằng đồng tiền này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mình khi thực hiện trao đổi thương mại. 2.5. Về tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái giữa VND và đồng EURO là một yếu tố quan trọng quyết định việc thực hiện các quan hệ kinh tế Việt Nam - EU, vì thế cần có những việc làm như sau: Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất với chính phủ về quyết định cho phép chấp nhận đồng EURO trong giao dịch quốc tế cũng như công bố tỷ giá EURO/ VND cùng với các loại ngoại tệ mạnh khác. Các ngân hàng thương mại cần xem xét, tính toán đối với việc tập trung các tài khoản bằng các loại ngoại tệ của các nước thuộc EMU và quy định mở tài khoản bằng đồng EURO tại một hoặc một số ngân hàng do mình lựa chọn. Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát linh hoạt, gắn với một tập hợp các đồng tiền mạnh bao gồm cả đồng EURO, đồng USD, đồng JPY, giảm được rủi ro và tăng tính ổn định cho tỷ giá hối đoái khi Việt Nam không còn chỉ theo một tỷ giá duy nhất là đồng USD. 2.6. Về chính sách lãi suất. Mặc dù hiện nay đồng EURO chưa tác động tới chính sách lãi suất của Việt Nam, nhưng trong thời gian không xa nữa mà quan hệ kinh tế Việt Nam - Eu phát triển thì Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách lãi suất thích họp với đồng EURO. BÀI THAM KHẢO BÀI 1: “Khủng hoảng Hy Lạp - thách thức cho đồng euro” Khủng hoảng Hy Lạp - thách thức cho đồng euro TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo (Đại học Ngân hàng TPHCM) - Thế giới chưa thật sự vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, một quốc gia thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU). Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, ngày 1-5-2010, EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa thông qua khoản trợ cấp trị giá 120 tỉ euro (tương đương 160 tỉ đô la Mỹ) trong ba năm tới nhằm giúp Hy Lạp vượt qua khủng hoảng nợ. Đến đầu tuần này, khi vấn đề không còn là của riêng Hy Lạp mà để bảo vệ đồng euro trước các làn sóng tấn công của giới đầu cơ, khoản tiền này được cấp tốc nâng lên gần 1.000 tỉ đô la Mỹ, gồm các khoản vay và cam kết mua trái phiếu. Những khoản tiền khổng lồ này có thật sự ngăn chặn được nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu không? Và tại sao một trong những thành viên lâu đời của EU lại rơi vào tình thế bất ổn như hiện nay? Để hiểu rõ vấn đề, thiết nghĩ cần có cái nhìn toàn diện và thấu đáo về Hy Lạp và EU trong những năm qua. Điểm qua nền kinh tế Hy Lạp Nguồn: Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng Trung ương Hy Lạp. Hy Lạp là một quốc gia nhỏ ở Nam Âu là thành viên của khu vực đồng tiền chung (eurozone hay EU-16). Dân số Hy Lạp khoảng 11 triệu người chiếm 2,2% EU, đóng góp 2,8% GDP của EU. Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 17.440 đô la Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16. Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng gia tăng. Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách là 12,7% GDP (xem bảng 1) vượt ngưỡng an toàn là 5% GDP và vượt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP. Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức. Tình hình nợ công của Hy Lạp nói riêng và khu vực đồng euro nói chung từ năm 1999-2009 liên tục gia tăng. Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực euro vào khoảng 7.062 tỉ euro, trong đó khoản nợ của Hy Lạp là 273 tỉ euro, chiếm khoảng 4% tổng nợ của khu vực đồng tiền chung. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 108,1%. Với mức vay nợ như trên, Hy Lạp đang phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỉ euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu chính phủ vào ngày 19-5-2010. Hầu hết các khoản nợ của Hy Lạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVị thế đồng Euro qua các giai đoạn.doc
Tài liệu liên quan