Đề tài Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may

MỤC LỤC

 

I. Giới thiệu chung 44

II. Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp định thương mại 55

A. WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may 55

B. Cam kết thuế quan của một số thị trường chính 1010

C. Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam 1212

III. Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng 1515

A. Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từ khi gia nhập WTO 1515

B. Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam 1818

C. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới 2121

D. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2424

E. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng 2727

1. Các biện pháp chung 2727

2. Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 3030

IV. Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam 3131

V. Kết luận và khuyến nghị 3737

A. Kết luận 3737

B. Khuyến nghị 3838

C. Đề xuất một số chương trình hành động 4141

Tài liệu tham khảo 4443

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính đều giảm (từ Hồng Kông giảm 21%, từ In-đô-nê-xi-a giảm 2,9%, từ Thái Lan giảm 25,6%, từ Ấn Độ giảm 7,7%). Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất vào thị trường này vẫn tăng 18% về lượng và chỉ giảm 4,5% về giá trị. Tại thị trường châu Âu - chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu dệt may, các doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường Nhật Bản - thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may Việt Nam, thông qua VJEPA, các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %). Đây là kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến các thị trường mới. Trong 9 tháng đầu năm 2009, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đã tăng 50%, vào Ảrập Xeut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7%, vào các nước ASEAN tăng 7,8%, v.v. Tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Các biện pháp đã và đang được thực hiện bao gồm đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu. Những biện pháp này cũng thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp. Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt. Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1). Hình 1: FDI vào ngành dệt may: số dự án và số vốn đầu tư (triệu USD) trong 1988-2008 Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1). Hộp 3: Một số điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam Trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%; Xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới; Việt Nam tạo được sự hấp dẫn đối với các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường và/hoặc chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu. Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Hộp 4: Một số điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam Chủ yếu làm gia công, hiệu quả thấp; Quy mô sản xuất nhỏ; Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật yếu kém, năng suất thấp, thiếu chiến lược dài hạn. Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v). Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới. Hơn nữa, bản thân thị trường nội địa có dân số 84 triệu dân với mức sống ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các doanh nhân. Hộp 5: Một số cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển; Cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam; Gia tăng nguồn lực cho ngành từ đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, ngành dệt may của Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không nhỏ. Một mặt, xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh còn yếu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới... là thách thức khi hội nhập kinh tế toàn cầu. Mặt khác, môi trường chính sách còn chưa thuận lợi. Bản thân các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính sách, cũng như các cán bộ tham gia xúc tiến thương mại còn yếu, đặc biệt là hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ, và kỹ năng. Bản thân các thị trường lớn cũng vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn có quy mô nhỏ và vừa, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại. Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Hộp 6: Một số thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam Xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn yếu; Môi trường chính sách chưa hoàn thiện, hay thay đổi, trong khi năng lực cán bộ còn yếu; Rào cản bảo hộ của các thị trường xuất khẩu. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới Bảng 5Bảng 5 so sánh trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng ở một số thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam. Trần thuế suất nhập khẩu cam kết là cao nhất ở châu Âu đối với các nhóm hàng thuộc các Chương 56, 58, 59, 61, 62, và 63. Đối với các hàng dệt may thuộc các Chương 50, 53, và 57 thì trần thuế suất nhập khẩu cam kết lại là cao nhất ở Nhật Bản. Đối với các nhóm hàng còn lại, Hoa Kỳ có mức trần thuế suất cam kết lớn nhất. Đáng chú ý là một số nhóm mặt hàng ở một số thị trường hiện đang có thuế suất ưu đãi tối huệ quốc cao hơn so với trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng. Ở thị trường EC, các mặt hàng này bao gồm các Chương 50, 53-55, 57 và 59. Ở thị trường Nhật Bản, các mặt hàng này bao gồm các Chương 52-54, 56 và 62. Ở thị trường Mỹ, các mặt hàng này bao gồm các Chương 50-53, 57, và 59-63. Đây chính là tiềm năng về dài hạn mà doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc và tìm cách khai thác. Ngược lại, một số mặt hàng hiện đang có thuế suất ưu đãi tối huệ quốc thấp hơn so với trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng. Ở thị trường EC, các mặt hàng này bao gồm các Chương 51, 52, 56, 58, 61 và 63. Ở thị trường Nhật Bản, các mặt hàng này bao gồm các Chương 50, 51, 55, 57-61, và 63. Ở thị trường Mỹ, các mặt hàng này bao gồm các Chương 54, 55. Về nguyên tắc, các thị trường nhập khẩu chính hoàn toàn có thể tăng thuế suất nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc đối với các mặt hàng này, qua đó hạn chế hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng chính là rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến khi thâm nhập các thị trường này. Bảng 5: Trần thuế suất nhập khẩu cam kết cuối cùng của một số thị trường chính Đơn vị tính: % Chương HS Cộng đồng châu Âu Nhật Bản Hoa Kỳ 50 4,98 7,45 0,85 51 4,59 2,87 6,57 52 6,44 5,79 8,54 53 2,80 2,82 1,61 54 5,95 6,06 10,16 55 6,36 6,73 10,99 56 6,11 3,21 4,26 57 7,55 7,55 2,80 58 7,30 5,93 6,96 59 6,25 4,07 3,00 60 7,95 7,41 9,86 61 11,66 9,20 10,96 62 11,56 9,42 9,79 63 10,04 6,15 6,72 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của WTO. Với việc Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào tháng 12/2008, rất nhiều dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản cũng được miễn thuế. Đồng thời, Nhật Bản vẫn dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chính vì vậy, thuế nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng dệt may của Việt Nam là kết hợp của các biểu thuế ưu đãi theo VJEPA, GSP, và WTO. Bảng 6: Thuế suất (kết hợp) Bảng thuế này áp dụng từ 01/06/2009, với kết hợp của các mức thuế WTO, GSP và VJEPA. của Nhật Bản đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Đơn vị tính: % Số dòng Trung bình Thuế suất nhỏ nhất Thuế suất lớn nhất 50 50 1,5 0 14,0 51 47 0 0 0,0 52 84 0,7 0 2,3 53 39 0,2 0 7,9 54 259 0,9 0 7,0 55 65 0,0 0 0,0 56 107 0,1 0 3,0 57 46 0,8 0 7,9 58 113 0,6 0 6,4 59 45 0,1 0 3,9 60 124 0,6 0 7,9 61 349 0,4 0 0,9 62 264 0,2 0 9,0 63 117 0,6 0 6,4 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả. Để được hưởng ưu đãi thuế GSP của Nhật Bản, hàng dệt may của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu của GSP về xuất xứ. Quy định thứ nhất là về vận tải, theo đó hàng hóa phải giữ nguyên xuất xứ, không được thay đổi hoặc xử lý thêm trong quá trình vận chuyển. Cụ thể, sản phẩm phải được vận chuyển trực tiếp đến Nhật Bản, không qua một vùng lãnh thổ nào khác (trừ khi chỉ được chuyển tàu hoặc cất trữ tạm thời theo yêu cầu vận chuyển ở một khu vực được bao bọc, có sự giám sát của cơ quan hải quan bản xứ). Hàng dệt may được coi là xuất xứ ở Việt Nam nếu được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam, hoặc sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên phụ liệu từ nhập khẩu nhưng sản phẩm cuối cùng được phân loại (theo HS ở cấp độ 4 chữ số) khác so với các nguyên liệu nhập khẩu. Có hai ngoại lệ: (i) một số quy trình xử lý không được coi là đủ ngay cả khi có thay đổi về phân loại HS ở cấp 4 chữ số so với nguyên liệu nhập khẩu; (ii) một số sản phẩm còn phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể khác để được công nhận xuất xứ ở Việt Nam (theo GSP, xem Phụ lục 1). Trong trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản hoặc sử dụng nguyên phụ liệu của Việt Nam và Nhật Bản thì sẽ được coi là có xuất xứ từ Việt Nam. Ngoài ra, hàng dệt may có thể được coi là có xuất xứ từ Việt Nam nếu đáp ứng quy định về xuất xứ gộp. Theo đó, 5 nước - Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam - được coi như một quốc gia thuộc diện được hưởng ưu đãi GSP nhằm áp dụng các quy tắc xuất xứ nêu trên. Doanh nghiệp cần có: bằng chứng liên quan đến xuất xứ của hàng hóa như các văn bản cần thiết để được hưởng ưu đãi theo GSP (bao gồm cả Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A nộp cho cơ quan hải quan của Nhật Bản), văn bản chứng nhận nguyên phụ liệu từ Nhật Bản, hoặc văn bản chứng nhận đáp ứng yêu cầu xuất xứ gộp; các bằng chứng liên quan đến vận chuyển như hóa đơn chất hàng lên tàu, giấy chứng nhận của cơ quan hải quan hoặc cơ quan chính phủ khác ở nơi hàng hóa quá cảnh và các văn bản quan trọng khác. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam vẫn còn có khá nhiều tiềm năng cho xuất khẩu: Tiềm năng này trước hết là do nguồn lao động dư thừa còn lớn, đặc biệt là nhờ cấu trúc dân số trẻ, nên chi phí cho lao động không tăng nhanh như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may; Bên cạnh đó, Việt Nam có môi trường đầu tư ổn định, với tiềm năng tăng trưởng cao, nên có sức hấp dẫn với nhà đầu tư và bạn hàng nước ngoài; Hơn nữa, Việt Nam cũng đang tham gia ngày một sâu rộng vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với việc cải thiện hình ảnh của Việt Nam, quá trình này còn giúp gia tăng tiếp cận thị trường cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, báo cáo mới đây của tổ chức Theo dõi Tình hình kinh doanh Quốc tế (Business Monitor International - BMI) vào tháng 7/2009, triển vọng của ngành dệt may Việt Nam là khá sáng sủa. Đây là một đánh giá rất đáng ghi nhận bởi tại thời điểm tháng 7/2009, Việt Nam chưa có nhiều dấu hiệu của việc phục hồi tăng trưởng kinh tế. Một số đánh giá về triển vọng của ngành dệt may Việt Nam được trình bày trong Bảng 7Bảng 7. Theo đó, triển vọng của ngành may mặc sẽ là sáng sủa hơn một chút so với ngành dệt, do có quy mô lớn hơn, mức độ linh hoạt cao hơn, và có nhiều lựa chọn thay thế ngay cả trong thời kỳ suy thoái (chẳng hạn, phát triển thị trường xuất khẩu mới). Giá trị gia tăng của ngành hàng may mặc được dự báo sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù có giảm lần lượt 3,0% và 0,9% vào các năm 2009 và 2010. Đây là triển vọng khá tích cực, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2013 còn thấp hơn so với mức trung bình trong các năm 2003-2008 (11,9%). Cũng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với GDP mà tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành may mặc trong GDP trong giai đoạn 2009-2013 sẽ thấp hơn so với mức trong giai đoạn 2006-2008 (Bảng 7Bảng 7). Tương tự, giá trị gia tăng của ngành dệt cũng giảm nhẹ từ mức gần 403 triệu USD vào năm 2008 xuống còn xấp xỉ 391 triệu USD và hơn 387 triệu USD lần lượt vào các năm 2009-2010, trước khi tăng liên tục lên khoảng 500 triệu USD vào năm 2013. Bảng 7: Bảng số liệu và dự báo tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2006-2013 Sản xuất 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 4.764,5 5.721,1 6.847,6 7.759,3 Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 4,9 5,0 5,0 5,1 Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng, % 13,2 13,5 9,2 -3,0 -0,9 9,8 9,2 9,0 Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ 325,0 368,9 402,8 390,7 387,2 423,2 460,0 499,2 Thương mại quốc tế  Kim ngạch XK hàng dệt, triệu USD 1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 1.453,5 1.598,8 1.742,7 1.912,7 Kim ngạch NK hàng dệt, triệu USD 3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 5.056,9 5.166,8 4.990,7 5.096,5 Cán cân thương mại ngành dệt, triệu USD -2.930,0 -3.588,0 -4.184,8 -3.381,6 -3.603,4 -3.568,0 -3.247,9 -3.183,8 Kim ngạch XK hàng may mặc, triệu USD 5.579,0 7.186,0 9.054,4 7.424,6 8.335,4 8.898,6 8.929,0 9.505,3 Kim ngạch NK hàng may mặc, triệu USD 271,0 426,0 449,8 337,3 379,8 414,0 451,3 497,3 Cán cân thương mại ngành may mặc, triệu USD 5.308,0 6.760,0 8.604,6 7.087,2 7.955,6 8.484,6 8.477,7 9.008,0 Nguồn: BMI (tháng 7/2009). Tuy giá trị gia tăng có giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may chỉ giảm trong năm 2009, và sẽ tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2013. Theo BMI (2009), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt tăng liên tục từ mức hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2009 lên hơn 1,9 tỷ USD vào năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng 9,8%/năm trong 2010-2013. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc cũng tăng từ mức hơn 7,4 tỷ USD lên hơn 9,5 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2013. Mặc dù vậy, triển vọng xuất khẩu này cũng đi kèm những diễn biến đáng lo ngại. Trước hết, cán cân thương mại ngành dệt vẫn có mức thâm hụt lớn, mặc dù mức thâm hụt đã giảm mạnh trong năm 2009 và trong giai đoạn 2011-2013 (Bảng 7Bảng 7). Điều này cho thấy ngành may mặc của Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phải dựa vào nguyên liệu dệt nhập khẩu để phục vụ cho các đơn hàng xuất khẩu của mình. Triển vọng nhập khẩu các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may mặc cũng được trình bày trong Bảng 8Bảng 8. Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu. Bảng 8: Cân đối nhu cầu đối với một số nguyên phụ liệu dệt may trong giai đoạn 2005-2020 Mặt hàng Đơn vị 2005 2010 2020 Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Năng lực Nhu cầu Nhập khẩu Bông 1000 tấn 11 165 154 20 255 235 60 430 370 Sợi nhân tạo 1000 tấn 140 140 260 220 600 370 Chỉ và filamen 1000 tấn 260 510 250 350 790 440 650 1.350 700 Vải Triệu m2 618 2.280 1.662 1.000 3.525 2.525 2.000 5.950 3.950 Nguồn: Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội. Trong điều kiện kinh tế bình thường, vấn đề nguyên liệu đối với ngành may mặc sẽ không phải là quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng, khi các đơn hàng xuất khẩu không còn nhiều và các doanh nghiệp may mặc phải chuyển hướng sang phục vụ thị trường trong nước, việc phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm các doanh nghiệp mất tính chủ động trong kế hoạch kinh doanh và còn gặp khó khăn về nguồn ngoại hối để chi trả cho nhập khẩu. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng Các biện pháp chung Trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dệt may xuất khẩu. Trong Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam đến năm 2010, Chính phủ đã đề ra một số biện pháp như: (i) Hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với một số nhóm dự án trong ngành, chẳng hạn như quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xử lý nước thải, v.v.; (ii) Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất; (iii) Bảo lãnh, cấp tiền thu sử dụng vốn trong 2001-2005 để tái đầu tư, cấp bổ sung vốn lưu động với một số doanh nghiệp nhà nước trong ngành; và (iv) Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt - may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhằm hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may trong giai đoạn 2001-2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 106/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001. Cùng với quá trình cải cách thể chế và xây dựng luật nhằm chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, các biện pháp trên cũng đã được điều chỉnh và thay thế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có một số biện pháp khác nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Chẳng hạn, Việt Nam có thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam có cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đánh giá việc vay vốn theo các hợp đồng này là không dễ. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9. Bảng 9: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 1. Kim ngạch XK Triệu USD 12.000 18.000 25.000 2. Sử dụng lao động 1000 người 2.500 2.750 3.000 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Triệu m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Triệu sản phẩm 1.800 2.850 4.000 4. Tỷ lệ nội địa hoá % 50 60 70 Nguồn: Bộ Công Thương. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chiến lược cũng đề ra một số giải pháp cụ thể như: Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư; Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành; Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu; Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Chú trọng công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường. Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Các biện pháp của Hiệp hội Dệt May Việt Nam Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã góp phần đưa tiếng nói của doanh nghiệp đến với các cơ quan quản lý, tham gia tích cực vào công tác xây dựng cơ chế chính sách phát triển dệt may, kiến nghị với Chính phủ các giải pháp phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngành Dệt may Việt Nam phát triển và thực hiện tốt công tác tìm hiểu thị trường để phổ biến thông tin cho doanh nghiệp. Hiệp hội đã xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử riêng cho ngành, AFTEX, thông qua đó rút ngắn thời gian đưa các thông tin cầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVIỆT NAM THAM GIA WTO VÀ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)- Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may.doc
Tài liệu liên quan