Đề tài Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty xây dựng số

 Cơ cấu TSCĐ của Công ty chưa được hợp lý.Phương tiện vận tải thiếu rất nhiều, thiết bị máy móc thi công tuy có đầu tư đổi mới nhưng vẫn chưa đầy đủ, nhà cửa vật kiến trúc cũng vậy.Tất cả các TSCĐ đều phân bổ rải rác ở tất cả các xí nghiệp,đội trực thuộc, việc trang bị TSCĐ đầy đủ cho tất cả các xí nghiệp,đội phải đòi hỏi một lượng vốn lớn.Theo em trong năm 2002Công ty nên điều chỉnh lại cơ cấu TSCĐ bằng cách đầu tư bổ sung thêm một số xe vận tải chuyên dụng và một số máy móc thiết bị có giá trị lớn với tính năng kỹ thuật hiện đại giao cho một xí nghiệp quản lý sử dụng và sửa chữa ( xí nghiệp gia công cơ khí ) và được hạch toán doanh thu chi phí như các xí nghiệp khác.Còn các máy móc thiết bị có giá trị nhỏ được sử dụng nhiều thì phân bổ hợp lý cho tất cả các xí nghiệp quản lý và sử dụng như máy trộn bê tông với dung tích vừa và nhỏ,thiết bị dụng cụ quản lý .Khi thi công các công trình Công ty lập kế hoạch điều động máy móc thi công cho phù hợp.Để đảm bảo đúng tính năng kỹ thuật và giá cả hợp lý, đối với máy móc thiết bị có giá trị lớn khi mua sắm phải theo phương thức cho đấu thầu.

 

doc44 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn cố định và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty xây dựng số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư. Trong việc mua sắm TSCĐ cần chú ý cân nhắc một số điểm: Quy mô đầu tư, kết cấu TSCĐ,trình độ công nghệ của thiết bị và kỹ thuật sản xuất, cách thức đầu tư cần lựa chọn giữa mua sắm hay đi thuê ... Quản lý chặt chẽ, huy động tối đa TSCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh. Phải có sổ sách lập lý lịch theo dõi đối với từng tài sản và theo nguyên tắc mỗi TSCĐ phải có người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Thường xuyên kiểm soát tình hình sử dụng để huy động cao nhất TSCĐ hiện có vào hoạt động, kịp thời thực hiện nhượng bán TSCĐ không cần dùng, thanh lý các TSCĐ đã hư hỏng để thu hồi vốn, thực hiện định kỳ kiểm kê, đánh giá lại tài sản tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Cân nhắc thận trọng việc xác định thời hạn khấu hao tài sản cố định, cần thực hiện khấu hao nhanh đặc biệt đối với những TSCĐ có chu kỳ đổi mới nhanh. Thực hiện tốt việc bảo dưỡng và sửa chữa, tránh tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn cần cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó,tức là xem xét giữa chi phí sửa chữa cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới để quyết định cho phù hợp. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Nếu việc tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp. Chương II Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty xây dựng số 1 I. Đặc điểm, tình hình chung của công ty xây dựng số 1 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty xây dựng số 1 tiền thân là công ty Kiến trúc Hà nội ra đời ngày 5-8-1958 theo quyết định số 117 của bộ kiến trúc. Công ty xây dựng số 1 là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng công thương Ba Đình. Trụ sở chính 59 Quang Trung - Hà Nội. Quá trình hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành của công ty có thể chia thành 4 thời kỳ: Thời kỳ 1958 - 1964 (khôi phục kinh tế xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa) Công ty xây dựng nhiều công trình công nghiệp (Nhà máy coa su sao vàng, Thuốc lá thăng long, Nhà máy phân lân Văn Điển.... và các công trình dân dụng (khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Thượng Đình các, trường đại học: Bách khoa Hà nội, Kinh tế quốc dân, Thuỷ Lợi....) Thời kỳ 1964 - 1975 (Xây dựng và chiến đấu chống Mỹ ) Trong thời kỳ này Công ty vừa chiến đấu vừa xây dựng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là xây dựng các công trình phục vụ chiến đấu và tránh bom đạn Mỹ Thời kỳ 1975 - 1986 (xây dựng trong điều kiện hoà bình thống nhất đất nước). Thực hiện chủ trương của bộ Công ty đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ cho công ty mới thành lập và xây dựng nhiều các công trình khác. Thời kỳ 1986 đến nay: Nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, cơ chế quản lý mới đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải tính toán lỗ lãi, nâng hiệu quả, chất lượng , cạnh tranh đấu thầu, Công ty gặp không ít khó khăn,chao đảo, chật vật để bước vào cơ chế thị trường. Với đội ngũ kỹ sư, chỉ huy thi công giỏi,giàu kinh nghiệm, đông đảo thợ lành nghề, có trang bị cơ giới hoá cao công ty đã trúng thầu những dự án quốc tế lớn như: Văn phòng phát triển địa ốc 63 Lý Thái Tổ và nhiều dự án khác. Với những thành tích đó công ty xây dựng số 1 đã được Đảng và nhà nước khen thưởng: Huân chương lao động hạng nhì, Huân chương lao động hạng nhất và huân chương Độc lập hạng ba. Nhờ những nỗ lực trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được một số chỉ tiêu trong bảng 1. Các số liệu trong bảng 1 cho thấy giá trị sản xuất trong các năm tăng dần, cụ thể năm 2000 giá trị sản xuất đạt 2.152.374.825.152 đ tăng 60% so với năm 1999, năm 2001 tăng 7,1% và 71,4% so với năm 2000 và năm1999. Doanh thu thuần tăng, giảm qua các năm như sau :năm 2000 tăng 74,5% so với năm1999, năm 2001 tăng 57% so với năm 1999 và giảm 10% so với năm 2000.Cùng với nó là trị giá vốn hàng bán cũng tăng, giảm sát với doanh thu thuần: Năm 2000 tâưng 77,3% so với năm 1999 và năm 2001 giảm 8,6% so với năm 2000 và tăng 6,2% so với năm 1999.Chi phí quản lý doanh nghiệp và tổng vốn kinh doanh cũng tăng dần qua các năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2000 tăng 53,4% so với năm 2000 và tăng 62,8% so với năm 1999, tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 163.974.242.132đ tăng 75,4% so với năm 2000 tăng 181% so với năm 1999. Tổng vốn kinh doanh tăng lên chủ yếu là do vốn vay tăng, dẫn đến chi phí sử dụng vốn vay tăng mà chi phí sử dụng vốn được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp do vậy chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng dần theo tôngt vốn kinh doanh. Các chỉ tiêu đã phân tích ở trên tăng trong khi đó lợi nhuận trước thuế lại giảm, đặc biệt trong năm 2001 lợi nhuận giảm 88,4% so với năm 2000 và giảm 87,7% so với năm1999.Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt buộc Công ty phải chấp nhận giảm giá bỏ thầu để có cơ hội trúng thầu cao nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, Các chỉ trên chỉ nghiên cứu giá trị tuyệt đối, để đi sâu hơn ta so sánh thêm các cơ cấu về hệ số của các chỉ tiêu trên.Doanh thu thuần tăng kéo theo trị giá vốn hành bán cũng tăng, thoạt nhiên đây cũng là điều hợp lý, nhưng xem xét kỹ hơn ta thấy mức tăng của trị giá vốn hàng bán cao hơn so với mức tăng doanh thu thuần, như năm 2001so với năm1999 doanh thu thuần tăng 57% nhưng trị giá vốn hàng bán tăng 62%.Qua đây ta thấy doanh thu thuần tăng lên nhưng hiệu quả về kinh tế lại giảm, đó là biểu hiện xấu đi của Công ty. Nhưng nhìn chung Công ty làm ăn vẫn có lãi, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Đó là thể hiện những cố gắng lỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty xây dựng số 1. 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình sản xuất. 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Địa bàn tổ chức sản xuất của Công ty rộng, quy mô sản xuất lớn. Công ty đã tổ chức sản xuất theo các xí nghiệp, đội trực thuộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và phân công lao động ở nhiều địa điểm thi công khác nhau với nhiều công trình khác nhau. Tổ chức như vậy sẽ phát huy được nhiều điểm mạnh riêng của từng xí nghiệp, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tiến độ thi công trong công việc. Các xí nghiệp và các đội trực thuộc nhận khoán, sau đó xí nghiệp đội sẽ lên kế hoạch và tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động và các chi phí cần thiết cho từng công trình. Cơ chế khoán đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sản xuất của công ty và các xí nghiệp. 2.2. Quy trình công nghệ. Sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, chi phí lớn, thời gian xây dựng dài. Vì vậy quy trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất liên tục, phức tạp trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên tất cả các công trình đều tuân theo một quy trình công nghệ sau: Sơ đồ quy trình công nghệ: nhận thầu nghiệp thu bàn giao công trình, quyết toán tổ chức thi công xây lắp công trình mua vật tư bố trí thi công lập kế hoạch thi công 1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Để đạt được hiệu quả kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một bộ máy quản lý đủ năng lực điều hành sản xuất. Hiện nay bộ máy quản lý của công ty xây dựng số 1 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là giám đốc công ty và ba phó giám đốc, bên cạnh còn có phòng chức năng nghiệp vụ (sơ đồ 1). Ban giám đốc. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc: Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc kế hoạch - tiếp thị. Phó giám đốc kỹ thuật thi công. Các bộ phận chức năng: Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu tài chính cho giám đốc, phản ánh trung thực tình hình tài chính của công ty, tổ chức công tác kế toán,phân tích các hoạt động tài chính. Phòng tổ chức lao động tiền lương tài chính - Y tế: Có nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ và giám đốc công ty về các lĩnh vực như xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, lao động tiền lương, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, thực hiện các công việc hành chính văn thư. Phòng kế hoạch tiếp thị: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, triển khai, kiểm tra các đơn vị thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời tiệp cận thị trường, tìm kiếm dự án. Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn, tiến độthi công các công trình của toàn công ty, tham gia nghiên cứu, tính toán các công trình đấu thầu, xem xét các sáng kiến cải tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng vơí đơn vị trực thuộc. II. tình hình quản lý sử dụng vốn cố định, tài sản cố định ở công ty xây dựng số 1. 1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty xây dựng số 1. 1.1.Tình hình vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của Công ty gồm có vốn lưu động và vốn cố định. Mỗi loại vốn có vai trò đặc điểm riêng. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2001 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 163.974.242.132đ. Trong đó vốn lưu động là 156.051.556.322đ chiếm tỷ trọng là 95,16%, vốn cố định là 7.922.685.810đ chiếm tỷ trọng l4,84%. Để thấy rõ hơn ta so sánh tình vốn kinh doanh của Công ty qua 2 năm (2000 - 2001) (bảng 2). Tổng số vốn kinh doanh trong năm 2001 tăng lên đáng kể (tăng 75,42% tương đương với số tiền 70.501.981.605đ) so với năm 2000. Trong đó vốn lưu động tăng 84,35%, vốn cố định giảm 10,13% . Trong năm 2001 vốn lưu động trong khâu dự trữ là:1.218.965.560 đ chiếm tỷ trọng 0,78% trong tổng số vốn kinh doanh,tăng lên so với năm 2000 là 62,8%. Trong đó nguyên vật liệu dự trữ chiếm tỷ trọng 0,76% còn lại là công cụ dụng cụ.Vốn lưu động ở khâu dự trữ có tăng lên nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn kinh doanh đó là dấu hiệu tốt, do nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, nhu cầu tiêu dùng vật tư cho sản xuất đến đâu thì mua đến đó, chỉ dự chữ một phần nhỏ nguyên vật liệu gối đầu để không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công trình. Vốn lưu động khâu sản xuất là:94.972.724.662đ chiếm tỷ trọng 60,85% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng lên so với năm 2000 là:132,17% chủ yếu là sản phẩm làm dở (chiếm tỷ trọng 50,82% trong tổng số vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2000 là 136,59%).Với những dấu hiệu trên cho thấy trong năm 2001 các công trình làm dở chưa hoàn thành còn nhiều, do tiến độ thi công chậm không đảm bảo đúng thời gian quy định, phần lớn máy móc thiết bị để thi công còn thiếu khá nhiều phải chờ đợi và đi thuê ngoài, một số công đoạn đã phải làm thủ công, vì vậy không đảm bảo về mặt kỹ thuật và kéo dài thời gian thi công. Vốn lưu động trong khâu lưu thông là 59.859.866.100 chiếm tỷ trọng 38,37% trong tổng số vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2000 là 39,2%, trong đó vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất 29,4% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng 20,7% so với năm 2000 đó là do nguyên nhân các công trình làm dở còn nhiều, Cônh ty chưa thể bàn giao quyết toán với chủ đầu tư, vốn bị ứ đọng. Vốn cố định của Công ty trong năm 2001 là: 7.922.685.810 chiếm tỷ trọng 4,84% trong tổng số vốn kinh doanh, giảm 10,13% so với năm 2000, do trong năm 2001 Công ty thanh lý và giao lại một số TSCĐ cho Nhà nước. Với tổng số vốn kinh doanh tăng 75,42% so với năm 2000 trong khi đó vốn cố định lại giảm 10,13%.Cơ cấu vốn như vậy là chưa hợp lý, một Công ty có quy mô lớn lại hoạt động trong ngành kinh tế quan trọng đặc biệt là trongn lĩnh vực xây dựng cơ bản giá trị TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn, từ đó đã hạn chế nhiều việc phát huy nội lực vốn của Công ty. 1.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn của Công ty. Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh, cần phải xem xét phân tích cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty qua 2 năm 2000 - 2001 (bảng 3). Qua bảng số liệu này, vốn của Công ty hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đi vay, vốn từ ngân sách cấp và vốn tự bổ sung. Trong năm 2001 tổng nguồn vốn của Công ty là 163.974.242.132đ tăng so với năm 2000 là 70.501.981.605đ tương đương với tỷ lệ 75,42%. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có 14.576.356.896đ chiếm tỷ trọng 8,89% giảm so với năm 2000 là 9,52%. Vậy tổng nguồn vốn trong năm 2001 tăng lên hoàn toàn là vốn vay và vốn chiếm dụng của khách hàng (nợ phải trả là 149.397.885.236đ chiếm tỷ trọng 91,11% tăng so với năm 2000 là 93,12%). Trong năm 2001 Công ty đã chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng lên trong kỳ. So sánh tổng số nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ta thấy tổng số nợ phải trả chiếm tỷ trọng 91,11% trong tônngr nguồn vốn, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 8,89% trong tổng nguồn vốn , thông thường thì tổng số nợ không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu, nhưng ta thấy số nợ phải trả ở Công ty lớn gần bằng 11 lần vốn chủ sở hữu. Qua đây ta thấy khả năng độc lập về tài chính của Công ty đã giảm xuống, Công ty đã bị lệ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ có nguy cơ mất quyền tự chủ của mình về tài chính. Tiếp theo ta so sánh giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, số nợ dài hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng 0,9% trong tổng nguồn vốn nhỏ hơn gần 10 lần so với vốn chủ sở hữu. Mà theo điều kiện để doanh nghiệp vẫn đảm bảo an toàn về mặt tài chính thì tổng số nợ dài hạn phải nhỏ hơn hay cùng lắm là bằng vốn chủ sở hữu. Với những phân tích trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa phù hợp. Công ty cần phải nhanh chóng giảm số nợ ngắn hạn và huy động thêm vốn vay dài hạn để đầu tư vào TSCĐ. 2. Kết cấu nguồn vốn cố định. Tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu kinh doanh là khâu đầu tiên trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Từ đó để định hướng cho việc khai thác và sử dụng vốn cố định có hiệu quả. Tuỳ từng loại TSCĐ cần đầu tư và lựa chọn nguồn vốn cho phù hợp. Mỗi nguồn vốn đều có ưu nhược điểm riêng và điều kiện thực hiện khác nhau, thời gian sử dụng khác nhau, chi phí sử dụng khác nhau. Đối với Công ty Xây dựng số 1, việc tạo lập và khai thác nguồn vốn cố định chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, vốn tự bổ sung và vốn vay dài hạn. Tình hình tổ chức nguồn vốn của Công ty được phản ánh qua các số liệu trong bảng 4 (Kết cấu nguồn vốn cố định của Công ty Xây dựng Số 1). Kết cấu nguồn vốn cố định của Công ty tương đối hợp lý đảm bảo khả năng tự chủ trong sản xuất kinh doanh và phát huy tối đa các ưu điểm của các nguồn vốn tự có, nguồn vốn chủ sở hữu, trong năm 2001 có nguồn vốn vay nhưng số vốn vay vẫn nhỏ hơn vốn tự bổ sung, vì vậy vẫn đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính. Trong năm 2001 nguồn vốn cố định là: 7.922.685.810đ giảm so với năm 2000 là: 10,1% với lý do trong năm 2000 Công ty bàn giao lại nhà đất của xí nghiệp điện nước cho Sở nhà đất Hà nội và thanh lý một số tài sản cũ, lạc hậu. Các tài sản này chủ yếu hình thành từ nguồn vốn ngân sách vì vậy TSCĐ hình thành từ nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp năm 2001 là: 129.828.346đ giảm so với năm 2000 là: 90,29%. Hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay cộng với việc Nhà nước chậm thanh toán các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách nên nguồn vốn tự bổ sung của Công ty rất hạn chế (nguồn vốn tự bổ sung năm 2001 là: 6.496.246.959đ chiếm tỷ trọng 82% giảm so với năm 2000 là: 11,7%), vì vậy Công ty đã phải huy động thêm vốn vay đẻ bổ sung vào TSCĐ,nhưng nguồn vốn vay chỉ chiếm tỷ trọng16,4% trong tổng nguồn vốn cố định, do trong năm 2001 Công ty đã nợ ngắn hạn nhiều vì vậy huy động thêm vốn vay dài hạn là rất khó khăn.Vấn đề đặt ra là Công ty phải điều chỉnh cơ cấu vốn vay sao cho hợp lý,đi đôi với việc đẩy nhanh thu hồi nợ, thanh toán các khoản đến hạn,tranh thủ các nguồn vốn nhàn rỗi từ các quỹ của Công ty. 3. Cơ cấu tài sản cố định. TSCĐ của Công ty xây dựng số 1 được phân loại theo nguồn hình thành kết hợp với đặc trưng kỹ thuật. Cách phân loại này khá phù hợp với đặc điểm vận động, tính chất và yêu cầu quản lý TSCĐ cũng như giúp cho việc hạch toán chi tiết, cụ thể từng loại, nhóm TSCĐ. Từ đó Công ty lựa chọn tỷ lệ khấu hao thích hợp với từng nhóm TSCĐ, có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao theo nguồn vốn cố định hình thành nên TSCĐ theo chế độ quy định và đầu tư đổi mới TSCĐ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Từ các số liệu trong bảng 5( Cơ cấu TSCĐ của Công ty Xây dựng Số 1) cho thấy tổng nguyên giá TSCĐ năm 2001 là: 13.476.600.363đ giảm so với năm 2000 là 4,75%, vì TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách giảm đáng kể, trong khi đó TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung tăng lên và trong năm 2001 Công ty đầu tư thêm TSCĐ bằng nguồn vốn vay.. TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách là: 688.221.973đ chiếm tỷ trọng 5,1% trong tổng nguyên giá TSCĐ giảm so với năm 2000 là: 80,2% Trong tổng nguồn vốn ngân sách cấp nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng 49,8% giảm 87%, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 44,78% giảm 45% còn lại là thiết bị dụng cụ quản lý chiếm 5,42% giảm 70% so với năm 2000.Còn phương tiện vận tải được bán thanh lý hết.TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách giảm nhiều như vậy là do trong năm 2001 Công ty bàn giao lại nhà đất (242 Min Khai - Hà Nội)cho sở nhà đất Hà Nội và thanh lý một số TSCĐ đã cũ, khấu hao gần hết. TSCĐ hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung là 11.305.722.240đ chiếm tỷ trọng 83,9% trong tổng nguyên giá TSCĐ tăng so với năm 2000 là 6%, nguồn vốn tự bố sung tăng lên chủ yếu đầu tư vào máy móc thiết bị vì vậy máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 62% trong tổng nguồn vốn tự bổ sung, tăng so với năm 2000 là 37,5%, trong khi đó nhà cửa vật kiến trúc,phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý đều giảm do được bán thanh lý. TSCĐ hình thành từ vốn vay là 1.535.753.790đ chiếm tỷ trọng 11% trong tổng nguyên giá TSCĐ. Nguồn vốn này đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị với tỷ trọng 65% và dụng cụ quản lýlà 35%. Để thấy rõ hơn phải xét đến kết cấu TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật (bảng 6 ) trong bảng này lần lượt xem xét từng loại TSCĐ. Thứ nhất là nhà cửa , vật kiến trúc có tổng nguyên giá là 1.535.753.790đ chiếm tỷ trọng 11,4% giảm so với năm 2000 là 64,5% lý do giảm như đã được nói ở trên. Tuy nhiên, Công y xây dựng số 1 là một công ty trong ngành xây dựng cơ bản lại có nhiều các xí nghiệp, đội trực thuộc hoạt động với quy mô lớn trên địa bàn rộng mà nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguyên giá TSCĐ là chưa phù hợp, cần phải đầu tư nâng cấp trụ sở làm việc, kho bãi. Thực tế cho thấy một số nhà kho, trụ sở làm việc đã bị xuống cấp, điều này không những chỉ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý mà còn ảnh hưởng đến việc bảo quản máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng để phục vụ cho thi công công trình. Thứ hai là máy móc thiét bị, với chức năng và nhiệm vụ sản xuất chủ yếu trong năm 2001 Công ty chủ yếu đầu tư vào máy móc thiết bị, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 61,5% trong tỏng nguyên giá TSCĐ tương ứng với số tiền là 8.291.982.208đ tăng so với năm 2000 là 46,4%. Máy móc thiết bịtăng lên chủ yếu Công ty đầu tư vào máy móc thiết bị có tính năng kỹ thuật hiện đại như máy kinh vĩ điuên tử của Nhật, máy xúc đào bánh xích, xelu, máy vận thăng của Nhật và một số máy trộn bê tông với dung tích lớn. Đây cũng là phù hợp, nhất là trong điều kiện hiện nay, cơ giới hoá, hiện đại hoá trong ngành xây dựng được đặt ra rất cấp thiết và trở thành một trong những yếu tố để tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Thứ ba là phương tiện tải với tổng nguyên giá 516.628.560đ chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng nguyên giá TSCĐ giảm 51,3% so với năm 2000. Địa bàn hoạt động rộng, công trình thi công ở xa và nằm rải rác ở nhiều nơi, số lượng công trình thi công trong năm 2001 tăng lên, cùng lúc Công ty phải thi công nhiều công trình khác nhau, vì vậy thiếu phương tiện vận tải sẽ gây ra khó khăn trong việc vận chuyển máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, có thể làm gián đoạn tiến độ thi công ảnh hưởng tới thời gian hoàn thành công trình.. Thứ tư là thiết bị dụng cụ quản lý có tổng nguyên giá 3.132.235.805đ chiếm tỷ trọng 23,3% tăng so với năm 2000 là 0,96%. Trong năm 2001 Công đã đổi mới, nâng cấp chủ yếu là máy vi tính với tính năng hiện đại như máy tính pentium MIII- 750 và một số máy in laser, máy điều hoà với mục đích nâng cao chát lượng quản lý. TSCĐ của Công ty trong năm 2001 so với năm 2000 có sự thay đổi đáng kể. Hầu hết những máy móc phương tiện vận tải cũ, lac hậu và khấu hao gần hết đã được thanh lý. Việc đầu tư mua sắm mới chủ yếu là máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý để phục vụ cho công tác quản lý, thi công xây lắp. Tuy nhiên việc đầu tư vào TSCĐ vẫn còn thấp, bị mất cân đối phần lớn là máy móc thiết bị trong khi phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng nhỏ mà giảm so với năm 2000, nhà cửa vật kiến trúc cũng giảm đáng kể, điều này tác động, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để rõ hơn về tình hình đầu tư đổi mới, thanh lý TSCĐ ta xem xét tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2001. 4.Tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty trong năm 2001. Trong bảng 7 ta thấy nguyên giá TSCĐ có số đầu năm là 14.148.852.094đ, số tăng trong năm do mua sắm mới là 3.434.803.275đ,trong đó giảm do bán thanh lý là 1.319.082.008đ và giảm do bàn giao nhà cửa là 2.787.472.998đ, số còn lại cuối năm là 13.476.600.363đ. TSCĐ tăng trong năm chủ yếu là máy móc thiết bị (2.906.664.135đ) và thiết bị dụng cụ quản lý(528.139.140đ ).TSCĐ giảm trong năm do bán thanh lý chủ yếu là phương tiện vận tải (541.470.000đ) và thiêt bị dụng cụ quản lý (498.340.106đ ), máy móc thiết bị (279.271.902đ) rất nhỏ so với nguyên giá của nó. Ta thấy trong năm 2001 nhu cầu về máy móc thiết bị cao do vậy Công ty đầu tư mua mới chủ yếu là máy móc thiết bị (giá trị mua mới lớn hơn rất nhiều so với nguyên giá đã thanh lý), về thiết bị dụng cụ quản lý Công ty đã đổi mới, thay thế khá nhiều (giá trị nguyên giá bán thanh lý gần bằng giá trị mua mới) nhằm nâng cao chất lượng quản lý. Phương tiện vận tải bán thanh lý là 1.058.098.560đ chiếm hơn 50% nguyên giá không được mua sắm thêm. Giá trị hao mòn (số khấu hao luỹ kế ) đầu năm 2001 là 7.723.083.095đ, số tăng trong kỳ do trích khấu hao là .2163.192.891đ, số giảm trong kỳ do bán thanh lý là 1.167.894.639đ. Số giảm trong kỳ do bán thanh lý nhỏ hơn so với nguyên giá bán thanh lý, ta thấy TSCĐ chưa hết thời gian khấu hao đã bị hỏng hóc hoặc cũ, lạc hậu phải bán thanh lý như máy móc thiết bị nguyên giá bán thanh lý là 279.271.902đ mới chỉ khấu hao 203.192.514đ,giá trị khấu hao không đủ bù đắp lại giá trị đầu tư ban đầu vì vậy dẫn đến mất vốn cố định, đây cũng là do một phần nguyên nhân của phương pháp khấu hao không phản ánh đúng giá trị hao mòn của TSCĐ. 5. Tình hình sử dụng và huy động năng lực sản xuất của TSCĐ. Trong quá trình hoạt động sản xuất, TSCĐ 100% được đưa vào sản xuất, không có TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng. Tuy nhiên 100% TSCĐ được đưa vào sản xuất nhưng chưa đạt được công suất cao như máy cần trục tháp sử dụng lắp ghép nhà cao tầng, tốn nhiều công và thời gian tháo lắp,vận chuyển không thể cơ động di chuyển từ công trình này dến công trình khác trong thời gian ngừng việc, vì vậy trung bình một ngày chỉ làm việc 4giờ/ngày, máy trộn bê tông tự do( loại quả lê, xe đẩy)với dung tích lớn từ 1200 - 3000 lít/thùng trung bình làm việc 5giờ/ngày trong những ngày sử dụng đó cũng là do tính chất của công việc xây dựng cơ bản, mặc dù Công ty đã xắp xếp kế hoạch điều động máy móc tương đối hợp lý. Đối với những TSCĐ như máy móc thiết bị có giá trị đầu tư ban đầu lớn nhưng có số lần sử dụng ít, Công ty đã sử dụng phương thức thuê tài sản. Ngược lại những máy móc thiết bị như máy cẩu chuyên dụng công suất cao, ngoài thời gian phục vụ thi công, Công ty cho thuê để tận dụng hết công suất, với phương thức như vậy vừa tiết kiệm được chi phí mà lại có hiệu quả. Đối với những công trình ở xa và những công trình cùng thi công, khởi công trong cùng một thời gian Công ty lập kế hoạch thi công và điều động máy móc kịp thời, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo tiến độ thi công. 6. Tình hình thực hiện khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao. Công ty Xây dựng số 1 đã áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ cố định theo phương pháp tuyến tính, theo bản đăng ký khấu hao được Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước duyệt và áp dụng chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ theo Quyết định 166/1999 QĐ - BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trên cơ sở đó bộ phận kế toán TSCĐ phân nhóm theo đặc trưng kỹ thuật và theo nguồn hình thành và căn cứ vào tuổi thọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0001.doc
Tài liệu liên quan