Đề tài Vốn và huy động vốn quản lý vốn của ngân hàng thương mại

Ở Việt Nam từ trước đến nay tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài ngân hàng như Incombank và Vietcombank có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Điều này là do thói quen của cả hai phía, ngân hàng và khách hàng, thích hình thức huy động vốn truyền thống hơn là phát triển các hình thức huy động vốn mới. Mặc khác, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá.

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn và huy động vốn quản lý vốn của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át hành chứng từ có giá. Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiết kiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng, còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. òPhân loại: Căn cứ vào quyền sở hữu: giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu. giấy tờ có giá vô danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu (thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ nó). Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn: giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu thường. Căn cứ vào thời hạn: giấy tờ có giá ngắn hạn. giấy tờ có giá dài hạn. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ huy động vốn ngắn hạn và dài hạn thông qua các giấy tờ có giá. 3.4.1. Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. 3.4.1.1. Xác định khách hàng tìm năng: Xác định khách hàng tiềm năng ở đây là xác định xem ai là người có nhu cầu và có khả năng mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn do ngân hàng phát hành. Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư ngắn hạn, những người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cần đầu tư sinh lợi, nhưng phải đảm bảo mục tiêu thanh khoản. Các nhà đầu tư ngắn hạn này có thể chia thành 2 nhóm: (1) Các nhà đầu tư tổ chức: các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, các loại quỹ và các tổ chức khác. (2) Các nhà đầu tư cá nhân: các ca sĩ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ hưu, nhân viên làm việc hưởng lương, sinh viên nhận trợ cấp của gia đình,… vừa nhận thu nhập nhưng tạm thời chưa sử dụng đến. Các khoản thu nhập của họ tạm thời nhàn rỗi cho đến khi được sử dụng, do vậy, họ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn. 3.4.1.2. Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành. Nội dung đề nghị phát hành bao gồm: Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính. Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn đầu năm tài chính, tổng số mệnh giá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành. Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề nghị phát hành. Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính. Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu). Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác nếu có. 3.4.1.3. Thông báo phát hành giấy tờ có giá. Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, tổ chức tín dụng sẽ ra thông báo phát hành gồm có: Tên tổ chức phát hành. Tên gọi giấy tờ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…). Tổng mệnh giá của đợt phát hành. Thời hạn của giấy tờ có giá. Hình thức phát hành. Ngày phát hành. Ngày đến hạn thanh toán. Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi. Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ giá. Thông báo phát hành được công bố rộng rãi ra công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh và báo chí. Việc thông báo phát hành giấy tờ có giá đến công chúng, một mặt là do yêu cầu pháplý đối với đợt phát hành, mặt khác là điều cần thiết để đưa thông tin về đợt phát hành đến với khách hàng tiềm năng. 3.4.1.4. Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy động tiền gửi ngắn hạn: NHTM có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản tiền gửi và tài khoản tiết kiệm. Tại sao lại huy động vốn ngắn hạn thông qua các loại giấy tờ có giá? Điều này trước hết, xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư rất khác nhau nên cần có nhiều hình thức khac nhau để thu hút khách hàng. Kế đó là do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn. Cụ thể: Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ chưa phát triển, trong khi huy động vốn ngắn hạn thông qua giấy tờ có giá thích hợp hơn ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển. Ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển, giấy tờ có giá thường có tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước thị trường tiền tệ kém phát triển thì ngược lại. Ở Việt Nam từ trước đến nay tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài ngân hàng như Incombank và Vietcombank có huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Điều này là do thói quen của cả hai phía, ngân hàng và khách hàng, thích hình thức huy động vốn truyền thống hơn là phát triển các hình thức huy động vốn mới. Mặc khác, do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua chứng chỉ tiền gửi hay kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá. 3.4.1.5. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu: Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Thời gian qua, Vietcombank đã có và thường xuyên phát hành kỳ phiếu để huy động vốn ngắn hạn. Ví dụ: Kỳ phiếu của VCB- Tình huống khách hàng cá nhân. Giới thiệu: -Đối tượng: Cá nhân là người cư trú theo quy định hiện hành của Chính phủ. -Loại tiền: VNĐ và các loại ngoại tệ được NHNT công bố từng thời kỳ. -Hình thức mua: Tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản. -Mệnh giá: Tối thiểu kỳ phiếu VNĐ là 500000đ, tối thiểu kỳ phiếu ngoại tệ là 100USD (hoặc trị giá tương đương với ngoại tệ khác). -Loại kỳ phiếu: Vô danh, đích danh. -Kỳ hạn: Dưới 01 năm. -Phương thức trả lãi: Trả lãi sau: Trả một lần tại thời điểm thanh toán kỳ phiếu. Trả lãi trước: Trả một lần tại thời điểm phát hành, lãi của kỳ phiếu là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán. Trả lãi định kỳ. Hướng dẫn: -Kỳ phiếu đích danh: Tên của chủ sỡ hữu là tên của cá nhân mua kỳ phiếu. Khi mua kỳ phiếu đích danh, khách hàng phải đăng ký mẫu chữ ký tại NHNT. -Đối với phương thức trã lãi sau: Khi đến hạn thanh toán nếu khách hàng chưa đến lĩnh và không có yêu cầu gì khác thì NHNT sẽ tự động chuyển gốc và lãi vào một tài khoản riêng và hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. -Đối với phương thức trả lãi định kỳ: Nếu đến hạn thanh toán lãi, khach hàng không đến thanh toán và không có yêu cầu gì khác. NHNT sẽ tự động chuyển số lãi sang TK riêng và giữ hộ khách hàng (số tiền này không được tính lãi). -Những kỳ phiếu bị sửa chữa tẩy xóa sẽ không được thanh toán. Kỳ phiếu vô danh bị mất, NHNT sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán cũng như giải quyết mọi khiếu nại liên quan. Kỳ phiếu đích danh bị mất , chủ sở hữu phải làm giấy báo cáo mất kỳ phiếu với đầy đủ thông tin liên quan có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi công tác… gửi tới NHNT nơi phát hành. -Trường hợp người có tên trên kỳ phiếu đích danh bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì NHNT sẽ thanh toán cho người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo phát luật. 3.4.1.6. Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi: Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn. Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi sử dụng công cụ huy động vốn ngắn hạn này. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước sử dụng thường xuyên hơn. Chẳng hạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi huy động vốn ngắn hạn bằng USD. Ví dụ: Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn USD của BIDV đợt 1/2007. 1. Ngày phát hành tin: 05/03/2007. 2. Đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đợt 1/2007: 1. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam. 2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. 3. Tổng mệnh giá, tên gọi, kỳ hạn, hình thức phát hành giấy tờ có giá: Tổng mệnh giá: 100 triệu USD. Loại tiền: USD. Kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng. Hình thức: Khách hàng cá nhân: ghi danh, vô danh; Khách hàng tổ chức: ghi sổ, vô danh. Mệnh giá: Đối với hình thức Chứng chỉ tiền gửi ghi danh và Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Khách hàng cá nhân: Tối thiểu là 100USD và tối đa là 100000USD. Khách hàng tổ chức: Tối thiểu là 3000USD và tối đa là 100000USD. Đối với hình thức Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Mệnh giá do Ngân Hàng thỏa thuận với người mua, tối thiểu 3000USD. 4. Thời điểm, phạm vi phát hành: Thời gian: 60 ngày (Từ ngày 22/02/2007 đến ngày 22/04/2007). Phạm vị: Các chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT trên toàn quốc. 5. Lãi suất: Lãi suất phát hành chứng chỉ tiền gửi đợt 1/2007 được cố định trong suốt thời hạn gửi. Phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ. 6. Thanh toán chứng chỉ tiền gửi: Đến hạn thanh toán chứng chỉ tiền gửi (gốc và lãi): Khách hàng thực hiện thanh toán tại các chi nhánh của BIDV trên toàn quốc. Nếu ngày thanh toán gốc, lãi trùng vào ngày nghỉ theo quy định, việc thanh toán được chuyển sang ngày làm việc đầu tiên tiếp theo. Trường hợp đến hạn thanh toán, khách hàng chưa đến lĩnh, tiền lãi được ngân hàng giữ hộ và không trả lãi, tiền gốc được ngân hàng giữ hộ và trả lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại thời điểm thanh toán cho số ngày chậm thanh toán. 3.4.1.7. Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá ngắn hạn có nhiều loại khác nhau, nhưng cách tính lãi giống nhau. Ở đây trình bày cách tính lãi kỳ phiếu như là ví dụ điển hình. Khi bán kỳ phiếu cho khách hàng, NHTM ngoài cam kết trả nợ gốc khi kỳ phiếu đến hạn còn cam kết trả lãi tính trên mệnh giá của kỳ phiếu. NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng sử dụng một trong các phương thức trả lãi sau đây: Trả lãi sau: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếu một lần vào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu. Trả lãi trước: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả một lần tại thời điểm phát hành. Trong trường hợp này, kỳ phiếu được bán ở mức giá chiết khấu, tức là ở mức giá thấp hơn mệnh giá và lãi của kỳ phiếu chính là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán kỳ phiếu. Trả lãi định kỳ: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếu theo từng định kỳ cho người sở hữu kỳ phiếu. Định kỳ trả lãi thường áp dụng theo tháng. Ví dụ: Cách tính lãi kỳ phiếu của VCB Giả sử, khách hàng A, B, C mua một kỳ phiếu của VCB có những tính chất sau: Mệnh giá: 50.000.000 đ. Loại kỳ phiếu: Vô danh. Kỳ hạn: 6 tháng. Lãi suất: 7,8%/năm. Phương thức trả lãi: A chọn trả lãi sau, B chọn trả lãi trước và C chọn trả lãi định kỳ hàng tháng. Xác định giá bán kỳ phiếu, lãi và số tiền mỗi khách hàng sẽ nhận được khi kỳ phiếu đáo hạn. Giải: Khách hàng A: Với phương thức đã chọn , khách hàng mua kỳ phiếu với mức giá bằng mệnh giaá là 50 triệu đồng. Lãi A được hưởng bằng 50.000.000 (7,8%*6/12) = 1.950.000 đồng. Khi đáo hạn , A nhận cả gốc và lãi là 51.950.000 đồng. Khách hàng B : Với phương thức đã chọn, khách hàng B được hưởng trước tiền lãi bằng 50.000.000 (7,8%*6/12) = 1.950.000 đồng. Do đó , B mua kỳ phiếu theo giá chiết khấu ở mức bằng 50.000.000 - 1.950.000 = 48.050.000 đồng. Khi đáo hạn, B nhận được số tiền bằng mệnh giá kỳ phiếu là 50.000.000 đồng. Khách hàng C : Với phương thức đã chọn, khách hàng C mua kỳ phiếu ở mức bằng mệnh giá và hàng tháng C nhận được số tiền lãi bằng 50.000.000 (7,8%*1/12)= 325000 đồng (có tất cả 5 kỳ nhận lãi trước khi đáo hạn). Khi đáo hạn nhận lại số tiền bằng mệnh giá cộng với một kỳ hạn lãi cuối cùng, tức là: 50.000.000 + 325.000 = 50.325.000 đồng 3.4.2. Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Muốn huy động vốn trung hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) và dài hạn (trên 10 năm), các ngân hàng thương mại có thể phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do ngân hàng phát hành có thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. So với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so với trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu Kho bạc. Ở Việt Nam thời gian qua, các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (ICB) đều có phát hành trái phiếu hay huy động vốn dài hạn, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần ít khi phát hành trái phiếu mà chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tuy nhiên, gần đây một số ngân hàng đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn dài hạn. Nếu bạn là nhân viên phòng nguồn vốn và phụ trách huy động vốn dài hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá, bạn cần am hiểu có thể liên quan đến các công việc huy động vốn dưới đây. 3.4.2.1. Xác định khách hàng tiềm năng: Xác định khách hàng tiềm năng ở đây là xác định xem ai là người có nhu cầu và có khả năng mau các loại giấy tờ có giá dài hạn do ngân hàng phát hành? Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là các nhà đầu tư dài hạn, những người có tiền tệ nhàn rỗi cần đầu tư dài hạn trong thời gian dài. Với những nhà đầu tư này, họ tạm thời gác lại việc sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng để đầu tư nhằm có được nhu cầu cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư dài hạn này, nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm: Các nhà đầu tư tổ chức gồm các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, các loại đầu tư và các tổ chức kinh tế xã hội khác. Các nhà đầu tư cá nhân bao gồm các ca sĩ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ hưu, nhân viên làm việc hưởng lương, chủ nông trại,… nói chung là những người có thu nhập vượt quá nhu cầu chi tiêu, do đó có nhu cầu tích lũy dài hạn. Rõ ràng, đối với các nhà đầutư dài hạn, lãi suất là yếu tố quan trọng hơn là thanh khoản. Tuy nhiên, yếu tố rủi ro đầu tư cũng cực kì quan trọng, do vậy, họ cần có sự đáng đổi hợp lý giữa yếu tố sinh lợi và rủi ro. Để huy dộng vốn dài hạn, các NHTM cũng tiến hành lập đề nghị phát hành trình lên cho Ngân hàng Nhà nước xem xét phê duyệt, sau đó phát hành rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả các thủ tục này thực hiện tương tự như phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn đã trình bày ở phần trước. Phần này không nhắc lại mà đi sâu vào chi tiết từng loại giấy tờ có giá cụ thể. 3.4.2.2. Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu: Với nhu cầu vốn dài hạn lên đến 10, 15 hoăc 25 năm, rõ ràng các NHTM không thể sử dụng các hình thức huy động tiền gửi hay phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được. Trong trường hợp này, NHTM có thể phát hành trái phiếu. Trái phiếu do các NHTM phát hành có thể xem như là loại trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn., theo đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc do các nhà đầu tư mua trái phiếu. Nhìn chung, một trái phiếu có những thuộc tính sau đây: Mệnh giá: là giá trị được công bố trên trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận lại khi trái phiếu đáo hạn. Lãi suất của trái phiếu: là lãi suất nhà đầu tư được hưởng được công bố và ghi trên trái phiếu. Thời hạn của trái phiếu: Là khoảng thời gian tính từ lúc phát hành cho đến khi trái phiếu đến hạn hoàn trả vốn gốc. Phương thức trả lãi: Là cách thức ngân hàng áp dụng để xác định và trả lãi được hưởng cho nhà đầu tư. Nhìn chung phương thức trả lãi cũng có thể áp dụng một trong ba phương thức trả trước, trả sau hoặc trả theo định kỳ. Trong đó, trả lãi định kỳ còn có thể trả lãi theo định kỳ hàng năm hoặc trả lãi theo định kỳ sáu tháng hay nửa năm. Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư, NHTM thu được một khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái phiếu, nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của ngâm hàng. Theo phân loại của Basel II, nợ dài hạn qua phát hành trái phiếu được xem như là vốn cấp II, trong khi vốn chủ sở hữu được xem là vốn cấp I. Theo Basel II, một ngân hàng được xem là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp I trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối thiểu là 4%, hoặc tỷ lệ vốn cấp II trên giá trị tài sản có hiệu chỉnh rủi ro tối thiểu là 8%. Gần đây, nhiều ngân hàng thương mại đã phát hành trái phiếu huy động vốn nhằm có đủ vốn cấp II theo qui định của Basel II. Chẳng hạn, tháng 5/2006 BIDV đã phát hành thành công trái phiếu tăng vốn BIDV (vốn cấp II) đợt I/2006 với tổng giá trị 2.200 tỷ VND trong thời gian ngắn. Từ ngày 07 đến ngày 18/12/2006, BIDV chính thức phát hành trái phiếu dài hạn bằng VND để tăng vốn đợt II/2006, với tổng trị giá phát hành khoảng 1 ngàn tỷ đồng. Ví dụ: phát hành trái phiếu của BIDV. BIDV phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II, đợt II/2006 với tổng mệnh giá 1 ngàn tỷ VND có các kỳ hạn 15 năm và 25 năm. Từ ngày 7/12/2006 đến 8/12/2006, tại Hội sở chính BIDV và các chi nhánh trênnđịa bàn Hà Nội và TPHCM, phát hành theo hình thức ghi sổ cho các nhà đầu Việt nam và nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Từ 14/12/2006 đén 15/12/2006, tại Sở giao dịch I, phát hành theo hình thức bán lẻ cho các nhà đầu tư là cá nhân Việt nam và người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Viêt Nam (từ ngày phát hành chính thức 18/12/2006). Sau khi phát hành, toàn bộ trái phiếu dài hạn của BIDV đơt II/2006 được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. BIDV áp dụng mức lãi suất cố định, điều chỉnh một lần vào thời điểm 5 năm trước khi đến hạn (nếu BIDV không thực hiện quyền mua lại). Tiền lãi trái phiếu được trả sau hàng năm và trả một lần/năm vào ngày phát hành hàng năm ( tức 18/12). Tiền gốc trái phiếu được trả một lần khi đáo hạn, vào 2021 (đối với trái phiếu kỳ hạn 15 năm) vào 2026 (đối với trái phiếu kỳ hạn 25 năm). Lãi suất cụ thể như sau: Trái phiếu kỳ hạn 15 năm: Lãi suất các năm rồi là 10.10%/năm, lãi suất 5 năm cuối (nếu BIDV không mua lại) là 10,675%/năm. Trái phiếu kỳ hạn 20 năm: Lãi suất các năm đầu là 10,45%/năm, lãi suất 5 năm cuối (nếu BIDV không mua lại) là 11,175%/năm. Trái phiếu dài hạn để tăng vốn BIDV đáp ứng các điều kiện của trái phiếu tăng vốn cấp II theo qui định của ngân hàng Nhà nước, và các chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cho quá trình hội nhập, BIDV phát hành trái phiếu được sự tư vấn và đồng thu xếp phát hành bởi ngân hàng HSBC. Việc phát hành trái phiếu dài hạn của BIDV, trước hết là làm tăng năng lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, chủ động hội nhập quốc tế, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế, hướng tới mục tiêu hoạt động của BIDV đến 2010 trở thành ngân hàng hiện đại kinh doanh đa năng, đa sở hữu, có chất lượng ngang tầm các ngân hàng trong khu vực. Trái phiếu tăng vốn BIDV được giao dịch ổn định và thường xuyên TTGDCK TPHCM từ 13/7/2006 với mã giao dịch là BID1-106 và BID1-206. Với việc phát hành trái phiếu đợt II/2006, BIDV nâng tổng mệnh giá phát hành trái phiếu trong 2006 lên khoảng 2.300 tỷ đồng, thực hiện một bước quan trọng trong nổ lực tăng năng lực tài chính trước khi tiến hành cổ phần hóa. 3.4.2.3. Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành các nhà đầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ chuyển đổi nào đó (conversion rate). Ví dụ: Phát hành trái phiếu chuyển đổi của ACB. ACB phát hành trái phiếu chuyển đổi nhằm mục đích tăng vốn quy mô vốn hoạt động. Trái phiếu được phát hành, thanh toán và chuyển đổi sang cổ phiếu bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá trái phiếu là 1000000 đồng và tổng mệnh giá được phát hành là 3000 tỷ đồng. Trái phiếu chuyển đổi của ACB được phát hành dưới hình thức ghi sổ. ACB hoặc tổ chức được ACB ủy quyền thực hiện lưu ký cấp cho trái chủ giấy xác nhận sở hữu ghi nhận số lượng trái phiếu của từng đợt phát hành của mỗi trái chủ. Thời hạn của trái phiếu tối đa là 5 năm, bắt đầu từ thời điểm trái phiếu được phát hành cho đến thời điểm chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Hết thời hạn này, trái phiếu mặc nhiên được chuyển đổi thành cổ phiếu nếu trái chủ đáp ứng đủ các điều kiện được quy định, không phụ thuộc vào ý chí của trái chủ. Lãi suất trái phiếu là 8%/năm, lãi trả hàng năm, cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu. Trái phiếu được phát hành cho đối tượng mua là cac cổ đông ACB. Cổ đông ACB được mua trái phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông tại ACB vào thời điểm chốt danh sách. Trường hợp số trái phiếu được mua của cổ đông có lẻ phần thập phân, thì quyền mua phần lẻ thập phân của cổ đông được bán cho nhân viên ACB và thanh toán tiền cho cổ đông. Phương thức bán , giá bán, danh sách nhân viên ACB được mua trái phiếu do Thường trực Hội đồng quản trị quyết định Trường hợp trái phiếu dự kiến phát hành không được cổ đông đăng ký mua hết thì số trái phiếu dự kiến phát hành còn lại sẽ được Thường trực Hội đồng quản trị phân phối cho nhân viên của ACB với các điều kiện như đã chào bán cho cổ đông. Danh sách nhân viên được mua trái phiếu do Thường trực Hội đồng quản trị quyết định Trái chủ vào thời điểm chốt danh sách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phải lả người không thuộc các trường hợp bị cấm mua cổ phần của công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp Các tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu trái phiếu nếu có đủ điều kiện và trong giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ. Việc phát hành các loại kỳ phiếu cũng như chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn và trái phiếu để huy động vốn dài hạn như trình bày ở trên có tác dụng giúp các NHTM tăng vốn hoạt động, nhưng không giúp ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu, bởi vì các loại giấy tờ có giá trên đây là công cụ nợ chứ không phải công cụ vốn. Mặt khác, khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn, NHTM phải chịu áp lực trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư. Nếu muốn tăng vốn chủ sở hữu và không bị áp lực trả lãi và vốn gốc, các NHTM có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn. 3.4.2.4. Huy động vốn dài hạn bằng phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Các NHTM cổ phần cũng là một dạng công ty cổ phần, do đó, có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn cổ phần. Do cổ phần, phần hùn vốn bằng nhau trong công ty, là một khái niệm vô hình cho nên cổ phiếu cần thiết như là một giấy tờ để hữu hình hóa số cổ phần mà một cổ đông đó nắm giữ. Hay nói cách khác, cổ phiếu chính là công cụ biểu thị số vốn cổ phần. Tùy theo luật và điều lệ, ngân hàng sẽ xác định mỗi cổ phiếu biểu thị và chứng nhận bao nhiêu cổ phần, thông thường là 1, 10 hay 100 cổ phần. Có nhiều cách phân loại cổ phiếu thành nhiều loại khác nhau, nhưng hai cách phân loại sau đây rất thường gặp: óPhân loại cổ phiếu thành cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh. Cổ Phiếu Ghi Danh Cổ Phiếu Vô Danh 1. Có ghi tên người sở hữu Không ghi tên người sở hữu 2. Dễ giao dịch trên thị trường, không cần làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Muốn chuyển nhượng cần phải có sự chấp thuận của hội đồng quản trị. óPhân loại cổ phiếu thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ Phiếu Phổ Đông Cổ Phiếu Ưu Đãi 1. Được hưởng cổ tức không cố định, có thể cao hay thấp tùy theo kết quả kinh doanh. Được hưởng cổ tức cố định bất kể kết quả kinh doanh cao hay thấp. 2. Được hưởng cổ tức sau cố phiếu ưu đãi. Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu phổ thông. 3. Được chia tài sản sau cùng trong trường hợp công ty bị thanh lý. Được chia tài sản trước khi chia cho cổ đông phổ thông trong trường hợp công ty bị thanh lý. 4. Giá cả thường dao động mạnh hơn cổ phiếu ưu đãi. Giá cả thường ít dao động hơn cổ phiếu phổ thông. 5. Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ phiếu ưu đãi. Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu phổ thông. 3.5. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ các ngân hàng Nhà Nước. Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối tài sản, chúng ta có thể nhận thấy NHTM có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay. 4. Sử dụng nguồn vốn. 4.1. Cho vay. 4.1.1. Khái niệm: Cho vay hay tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn và huy động vốn quản lý vốn của ngân hàng thương mại.doc
Tài liệu liên quan