Đề tài Xây dựng chương trình quản lý hàng hóa tại công ty TNHH sitech Việt Nam

Quy trình triển khai được thực hiện qua các bước sau:

- Nhận yêu cầu.

+ Khi tiếp nhận yêu cầu triển khai cán bộ triển khai thu thập đầy đủ, chính xác thông tin về nhu cầu lắp đặt và cài đặt thiết bị, thông tin khách hàng, địa chỉ của khách hàng.

- Nhận lắp đặt và cài đặt thiết bị.

+ Thông qua phiếu xuất kho cán bộ phòng kĩ thuật tiến hành nhận và kiểm tra thiết bị trước khi xuất kho.

+ Nhân viên kĩ thuật có trách nhiệm lấy phiếu bảo hành đầu vào đi theo từng thiết bị từ kho và kiểm tra tem bảo hành đầu vào (nếu có) nếu thiết bị đó có bảo hành theo tem, sau đó bàn giao cho cán bộ quản lý giấy tờ.

+ Cán bộ kĩ thuật tiến hành lắp đặt thiết bị, cài đặt các phần mềm, chương trình ứng dụng theo như phiếu yêu cầu triển khai.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình quản lý hàng hóa tại công ty TNHH sitech Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hời gian và công sức so với một số ngôn ngữ lập trình khác vì bạn có thể thiết lập các hoạt động trên từng đối tượng được Visual Basic cung cấp. Khi thiết kế chương trình có thể thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi hình thành chương trình. Ngoài ra Visual Basic còn cho phép chỉnh sửa một cách dễ dàng, đơn giản. Khả năng kết hợp với các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library) Bên cạnh đó Visual Basic cũng còn một số hạn chế cố hữu như các ngôn ngữ lập trình khác. Visual Basic là chương trình 32 bit, chỉ chạy trên môi trường Windows từ 95 trở lên. Việc Visual Basic phục vụ ngày càng tốt cho việc lập trình nhưng nó cũng không thể nào trợ giúp hết được cho người lập trình. Các bước thực hiện đề tài : khảo sát hệ thống : khảo sát sơ bộ và khảo sát chi tiết. Phân tích hệ thống sử dụng các sơ đồ: Sơ đồ chức năng kinh doanh, sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ quan hệ thực thể. Thiết kế hệ thống : - Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thiết kế Form giao diện. - Thiết kế chương trình - Thiết kế các mẫu báo cáo CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ CÔNG CỤ THỰC HIỆN I: Tổng quan về phương pháp luận cơ bản 1. Tổ chức và thông tin trong tổ chức a. Khái niệm thông tin. Thông tin được hiểu theo nghĩa thông thường là một thông báo hay tin nhận được làm tăng sự hiểu biết của đối tượng nhận tin về một vấn đề nào đó, là sự thể hiện mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng.    Thông tin tồn tại dưới các hình thức:    - Bằng ngôn ngữ.    - Hình ảnh.    - Mã hiệu hay xung điện... Thông tin là một yếu tố cơ bản của quá trình thành lập, lựa chọn và ra quyết định để điều khiển một hệ thống thông tin nào đó. Hệ thống này có thể là trong tự nhiên, xã hội hay tư duy. Quá trình thu thập thông tin -truyền tin - nhận tin - xử lý tin - lựa chọn quyết định - rồi lại tiếp tục nhận tin... là một chu trình vận động liên tục khép kín trong một hệ thống nhất định. b. Tính chất của thông tin    - Tính tương đối    - Tính định hướng    - Tính thời điểm    - Tính cục bộ c. Thông tin trong quản lý Quản lý được hiểu là tập hợp các quá trình biến đổi thông tin thành hành động, một việc tương đương với quá trình ra quyết định. Hình vẽ dưới đây là sự thể hiện một tổ chức do R.N Anthony đưa ra, Anthony trình bày tổ chức như là một thực thể cấu thành từ ba mức quản lý: Quyết định Thông tin Thông tin Thông tin Quyết định Quyết định Cấp chiến thuật Cấp tác nghiệp Xử lý giao dịch Cấp chiến lược Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Tháp quản lý Các quyết định của một tổ chức chia làm ba loại: quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật và quyết định tác nghiệp. + Quyết định chiến lược là những quyết định xác định mục tiêu và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức. + Quyết định chiến thuật là những quyết định cụ thể hóa mục tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực. + Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm thực thi nhiệm vụ. 2. Khái quát về hệ thống thông tin 2.1 Định nghĩa về hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu ... thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lí và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường. Hệ thống thông tin của mỗi tổ chức là khác nhau nhưng đều tuân thủ theo quy tắc sau: nó được thể hiện bởi con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ nguồn (Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage). Nguồn Thu thập Xử lý và lưu giứ Kho dữ liệu Phân phát Đích Mô hình hệ thống thông tin 2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ. Tài chính chiến lược Tài chính chiến thuật Tài chính tác nghiệp Marketing chiến lược Marketing chiến thuật Marketing tác nghiệp Nhân lực chiến lược Nhân lực chiến thuật Nhân lực tác nghiệp Kinh doanh và sản xuất chiến lược Kinh doanh và sản xuất chiến thuật Kinh doanh và sản xuất tác nghiệp Hệ thống thông tin văn phòng 2.3 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Sự hoạt động kém của một hệ thống thông tin sẽ là nguồn gốc gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng. Hoạt động tốt hay xấu của một hệ thống thông tin được đánh giá thông qua chất lượng của thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin như sau: + Độ tin cậy: thể hiện các mặt về độ xác thực và độ chính xác. + Tính đầy đủ: thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. + Tính thích hợp và dễ hiểu. + Tính được bảo vệ: thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức, do vậy nó phải được bảo vệ, những người có quyền mới được tiếp nhận. + Tính kịp thời: thông tin nhanh nhạy, gửi tới người sử dụng vào lúc cần thiết. 2.4 Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin Như chúng ta đã tìm hiểu thì sự hoạt động tồi tệ của hệ thống thông tin,những vấn đề quản lý là những nguyên nhân đầu tiên dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác và được tóm lược như sau: - Những vấn đề quản lý. - Những yêu cầu mới của nhà quản lý. - Sự thay đổi của công nghệ. - Thay đổi sách lược chính trị. Những yêu cầu mới của quản lý có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển một hệ thông thông tin quản lý mới, ví dụ việc chính phủ ban hành một luật mới, hay hành động mới của doanh nghiệp cạnh tranh cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hệ thống thông tin quản lý. Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải xét lại những thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của mình. Chẳng hạn khi xuất hiện những hệ quản trị cơ sở dữ liệu mới buộc một tổ chức doanh nghiệp phải rà soát lại các hệ thông tin của họ để quyết định những gì họ phải cài đặt khi muốn sử dụng những công nghệ mới này. Những thách thức về chính trị cũng là một nguyên nhân dẫn đến phát triển một hệ thống thông tin, đôi khi một hệ thống thông tin được phát triển chỉ vì người quản lý biết rằng sự phát triển của hệ thống sẽ đem lại quyền lực và nhiều lợi ích khác cho họ. 2.5 Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin Phương pháp phát triển hệ thống thông tin gồm có 7 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao gồm một dãy các công đoạn và cuối mỗi giai đoạn là phải kèm theo việc ra quyết định về việc tiếp tục hay chấm dứt sự phát triển hệ thống. Tuỳ theo kết quả của một giai đoạn có thể, và đôi khi là cần thiết, phải quay về giai đoạn trước để tìm cách khắc phục những sai sót. Dưới đây là mô tả sơ lược các giai đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin. Giai đoạn 1 : Đánh giá yêu cầu Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu qủa của một dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này được thực hiện tương đối nhanh và không đòi hỏi chi phí lớn. Nó bao gồm các công đoạn sau: Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu. Làm rõ yêu cầu . Đánh giá khả năng thực thi. Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu. Giai đoạn 2 : Phân tích chi tiết Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định sẽ tiếp tục tiến hành hay thôi phát triển một hệ thống mới. Để làm những việc đó giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau: 2.1 Lập kế hoạch phân tích chi tiết. 2.2 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. 2.3 Nghiên cứu hệ thống thực tại.       2.4 Đưa ra chuẩn đoán và xác định yếu tố giải pháp.       2.5 Đánh giá lại tính khả thi.       2.6 Thay đổi đề xuất của dự án.        2.7 Chuẩn bị và trình bày báo cáo chi tiết. Giai đoạn 3: Thiết kế lôgic Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần lôgic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình lôgic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs). Mô hình lôgic sẽ phải được người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế lôgic bao gồm những công đoạn sau:       3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu.        3.2 Thiết kế xử lý.        3.3 Thiết kế các luồng dữ liệu vào.        3.4 Chỉnh sửa tài liệu cho mức lôgic.        3.5 Hợp thức hoá mô hình lôgic. Giai đoạn 4 : Đề xuất các phương án của giải pháp Mô hình lôgic của hệ thống mới mô tả cái mà hệ thống này sẽ làm. Khi mô hình này được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng, thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên phải nghiên cứu về các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hoá mô hình lôgic. Mỗi một phương án là một phác hoạ của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết. Tất nhiên là người sử dụng sẽ thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn dựa trên những mô hình vật lý ngoài được xây dựng chi tiết nhng chi phí cho việc tạo ra chúng là rất lớn. Để giúp những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thoả mãn tốt hơn các mục tiêu đã đặt ra trước đây, nhóm phân tích viên phải đánh giá các chi phí và lợi ích (hữu hình và vô hình) cả mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Một báo cáo sẽ được trình bày lên những người sử dụng và một buổi trình bày sẽ được thực hiện. Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án tỏ ra đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Dưới đây là các công đoạn của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp:        4.1 Xác định các ràng buộc tin học và ràng buộc tổ chức.        4.2 Xây dựng các phương án của giải pháp.        4.3 Đánh giá các phương án của giải pháp.        4.4 Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án giải pháp. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật, và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là:        5.1 Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài.        5.2 Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ ra).        5.3 Thiết kế cách thức tơng tác với phần tin học hoá.        5.4 Thiết kế các thủ tục thủ công.        5.5 Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống  Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống. Các hoạt động chính của việc thực hiện triển khai kỹ thuật hệ thống như sau:        6.1 Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật.        6.2 Thiết kế vật lý trong.        6.3 Lập trình.        6.4 Thử nghiệm hệ thống.        6.5 Chuẩn bị tài liệu. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Cài đặt hệ thống là phần công việc trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải vạch kế hoạch một cách chi tiết tỉ mỉ. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: Lập kế hoạch cài đặt. Chuyển đổi. Khai thác và bảo trì. Đánh giá. 3. Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin Có 3 cách để mô tả về một hệ thống thông tin, đó là sử dụng mô hình lôgíc, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Mô hình ổn định nhất Mô hình lôgíc ( góc nhìn quản lý) Mô hình vật lý ngoài ( góc nhìn sử dụng) Mô hình vật lý trong ( góc nhìn kỹ thuật) Cái gì? Để làm gì? Cái gì ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Mô hình hay thay đổi nhất Ba mô hình của hệ thống thông tin 3.1 Mô hình logic Mô hình lôgíc mô tả hệ thống “đang làm gì”: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh. Mô hình này trả lời câu hỏi “ Cái gì? “ và “ Để làm gì?”. Nó không quan tâm tới phương tiện được sử dụng cũng như địa điểm hoặc thời điểm mà dữ liệu được xử lý. 3.2 Mô hình vật lý ngoài Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả. Mô hình này cũng chú ý tới mặt thời gian của hệ thống. Nó trả lời cho câu hỏi “ Cái gì? “ “Ai?” “ Ở đâu ?” “Khi nào?”. 3.3 Mô hình vật lý trong Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống. Chẳng hạn đó là những thông tin liên quan tới loại trang thiết bị được dùng để thực hiện hệ thống, dung lượng kho lưu trữ và tốc độ xử lý của thiết bị… Mô hình giải đáp câu hỏi “ Như thế nào?” . 4. Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin Có hai công cụ tương đối chuẩn dùng để mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống, đó là sơ đồ luồng thông tin ( IFD ), sơ đồ luồng dữ liệu ( DFD). 4.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD Sơ đồ luồng thông tin ( IFD ) được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các kí pháp của sơ đồ luồng thông tin: Thủ Công Tin học hoá Tin học hoá hoàn toàn Bán thủ công Thủ công - Kho dữ liệu - Xử lý: Tài liệu - Dòng thông tin - Điều khiển Các phích vật lý là những mô tả chi tiết hơn bằng lời cho các đối tượng được biểu diễn trên sơ đồ. Có 3 loại phích: phích luồng thông tin, phích kho dữ liệu, phích xử lý. Phích luồng thông tin có mẫu: Tên tài liệu: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Vật mang: Hình dạng: Nguồn: Đích: Phích kho dữ liệu có mẫu: Tên kho dữ liệu: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Vật mang: Chương trính hoặc người truy cập: Phích xử lý có mẫu: Tên xử lý: Mô tả: Tên IFD có liên quan: Phân ra thành các IFD con: Phương tiện thực hiện: Sự kiện khởi sinh: Chu kỳ: Cấu trúc cảu thực đơn: Phương pháp xử lý: 4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD Sơ đồ lưu chuyển dữ liệu (Data flow diagram – DFD) là phương tiện để mô tả các hệ thống thông tin (information system) ở mức độ chi tiết bất kỳ bằng một mạng lưới các ký hiệu (symbol) tượng trưng cho các luồng dữ liệu (data flow), kho dữ liệu (data store), tiến trình xử lý dữ liệu (process) và các nguồn cũng như đích đến của dữ liệu (data source/destination). DFD là cung cấp một cầu nối ngữ nghĩa giữa người dùng hệ thống và người phát triển hệ thống. Quy tắc ngữ nghĩa cho đầu cuối: Đầu cuối có thể là một nguồn dữ liệu (data source - khi nó cung cấp dữ liệu cho hệ thống) hay một đích dữ liệu (data sink hay data destination – khi nó nhận dữ liệu từ hệ thống) hay đồng thời là cả hai. Đầu cuối phải có tên. Tên của đầu cuối là một danh từ. Tên đầu cuối thể hiện chức năng của đầu cuối chứ không thể hiện chức danh hay tên riêng của đầu cuối. Nếu vẽ một sơ đồ chỉ có một tiến trình lớn duy nhất là toàn bộ hệ thống đang xét, tất cả các đầu cuối liên quan đến hệ thống đều phải xuất hiện trên sơ đồ này. Quy tắc ngữ nghĩa cho tiến trình Mọi tiến trình đều có tối thiểu một luồng dữ liệu vào, một luồng dữ liệu ra. Tiến trình bắt đầu xử lý dữ liệu ngay khi nhận được dữ liệu (mặc dù thời gian xử lý có thể kéo rất dài (từ vài giây đến hằng nãm). Tiến trình có thể được thực hiện bởi con người hay máy móc. Tiến trình phải có tên, tên tiến trình là một động từ . Tên tiến trình thể hiện hành động cụ thể tác động lên dữ liệu vào và ra của tiến trình đó. Dữ liệu vào một tiến trình phải đầy đủ để sinh ra dữ liệu ra. Quy tắc ngữ nghĩa cho kho dữ liệu Một kho dữ liệu có thể là bất cứ hình thức lưu trữ dữ liệu nào Kho dữ liệu phải có tên. Tên kho dữ liệu là danh từ số nhiều thể hiện tập hợp dữ liệu. Kho dữ liệu chỉ có thể nối trực tiếp với tiến trình (không thể nối trực tiếp với đầu cuối hay kho dữ liệu khác). Phải có ít nhất một tiến trình cung cấp dữ liệu cho kho dữ liệu và một tiến trình nhận dữ liệu từ kho. Vài tiến trình đồng thời đưa dữ liệu vào kho và lấy dữ liệu từ kho ra (điển hình là các tiến trình điều chỉnh số liệu). Dùng hai luồng dữ liệu riêng rẽ để chỉ hai hướng chuyển dữ liệu này). Quy tắc ngữ nghĩa cho luồng dữ liệu Một luồng dữ liệu phải có tên nhưng có thể ghi hay không ghi tên trong sơ đồ. Tên luồng dữ liệu là một danh từ thể hiện nội dung gói dữ liệu được chuyển đi. Chỉ thể hiện dữ liệu chứ không thể hiện điều khiển. Quy tắc cân bằng (Balancing) Một tiến trình có thể được mô tả chi tiết hơn bằng cách vẽ một sơ đồ chi tiết tách tiến trình thành các tiến trình con nhỏ hơn Khi vẽ sơ đồ chi tiết cho một tiến trình, các luồng dữ liệu vào và ra khỏi tiến trình mẹ phải được bảo toàn không thêm bớt trong sơ đồ chi tiết. Quy tắc này gọi là quy tắc cân bằng. Trình tự lập lưu đồ dữ liệu: Lưu đồ cấp ngữ cảnh (Context level DFD) Thoạt tiên xem toàn bộ hệ thống như một tiến trình duy nhất và xác định các đầu cuối. Trong sơ dồ đầu tiên này chỉ có một tiến trình, tên tiến trình này là tên hệ thống. Lưu đồ cấp ngữ cảnh có tác dụng xác định quy mô và mục tiêu hệ thống, nó có thể thay thế cho phát biểu về quy mô và mục tiêu hệ thống bằng lời (statement of scope and purpose). Lưu đồ cấp hệ thống (System level DFD) DFD cấp ngữ cảnh được chi tiết hóa thành các tiến trình chính gọi là DFD cấp hệ thống. DFD cấp hệ thống thường gồm dưới 10 tiến trình chính. Trong bước này các chức năng chính của hệ thống cùng các luồng dữ liệu vào ra hệ thống nhóm theo chức năng chính được xác định. Trong cấp này, các tiến trình được đánh số 1,2,3…Tránh phân tích quá chi tiết ở cấp này, bảy đến chín tiến trình trong một sơ đồ là nhiều ở tất cả các cấp DFD. 5. Một số nguyên tắc cho thiết kế phần mềm 5.1 Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được chọn trong giai đoạn đề xuất các phương án của giải pháp. Giai đoạn này có tầm ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc của những người sử dụng. Do vậy thiết kế vật lý ngoài theo Joseph Dusmas phải dựa vào 7 nguyên tắc chung sau đây: Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng. Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng. Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và phần cứng tạo thành hệ thống. Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình. Giảm tới mức tối thiểu lượng thông tin mà người sử dụng phải nhớ trong khi sử dụng hệ thống Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin trên màn hình hoặc trên giấy. 5.2 Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu 3 Nguyên tắc cơ bản cho việc trình bày thông tin trên màn hình Theo Dumas và Galitz thì có những nguyên tắc cơ bản cho việc trình bày thông tin trên màn hình như sau: Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác. Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếp đặt thông tin theo trục trung tâm. Nếu đầu ra thông tin gồm nhiều trang màn hình thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự. Viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, in thường, chữ gạch chân… và ngắt câu hợp lý. Đặt tên đầu cột cho mỗi cột. Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý. Cân trái các cột văn bản và cân phải các cột số. Bảo đảm vị trí dấu thập phân thẳng hàng. Chỉ đặt mầu cho những thông tin quan trọng. Yêu cầu về bảo mật và an toàn dữ liệu: + Có chính sách bảo mật, lưu trữ và phục hồi dữ liệu đầy đủ, tin cậy và khoa học. - Yêu cầu về tính mở: hệ thống dễ dàng mở rộng và nâng cấp trong tương lai. Yêu cầu về tính hiệu quả: hệ thống cần tối ưu hóa năng lực xử lý thông tin, có các công cụ tìm kiếm nhanh. Yêu cầu về giao diện: + Giao diện bằng tiếng Việt theo chuẩn Unicode + Màn hình chính thiết kế thân thiện, có hướng dẫn tổng thể cũng như chi tiết từng chức năng con của hệ thống. + Các màn hình cập nhật dữ liệu về cơ bản phải thống nhất về các nút lệnh cũng như về màu sắc, fonts chữ, ... + Các màn hình hỏi đáp điều kiện lọc báo cáo cũng phải thống nhất với nhau. + Màn hình nhập thông tin đầu vào thiết kế một cách khoa học, dễ dàng trong việc thay đổi font chữ. + Các phím nóng được sử dụng thống nhất trong toàn hệ thống, tiện lợi cho người sử dụng. II: Tìm hiểu về công cụ nghiên cứu đề tài Chương trình được viết bởi ngôn ngữ Visual Basic. Dùng Visual Basic 6.0 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù bạn là chuyên viên chuyên nghiệp hay là người mới học lập trình đối với chương trình Windows, VB6 sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hoá việc triển khai lập trình ứng dụng cho MS Windows. VB đã được ra từ MS Basic, do Bill Gates viết từ thời dùng cho máy tính 8 bits 8080 hay Z80. Hiện nay nó chứa đến hàng trăm câu lệnh(), hàm() và từ khoá(). Rất nhiều Commands, function liên hệ trực tiếp đến MSWindows Gui. Những người mới bắt đầu có thể viết chương trình bằng cách chỉ học một vài commands, function và keywords. Khả năng của ngôn ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kì điều gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình MsWindows nào khác. Người mang lại phần”Visual” cho VB là Ông Alan Cooper, ông đã gói môi trường hoạt động của Basic trong một phạm vi dễ hiểu, dễ dùng, không cần phải chú ý đến sự tinh xảo của MSWindows, nhưng vẫn dùng các chức năng của MSWindows một cách hiệu qủa. Do đó, nhiều người xem ông Alan Cooper là cha già của Visual Basic, Visual Basic còn có hai dạng khác: Visual Basic for Application(VBA) và VBScript. VBA là ngôn ngữ nằm phía sau các chương trình Word, Exel, MSAccess, MSProject,.v.v… còn gọi là Macro. Dùng VBA trong MSOffice, ta có thể làm tăng chức năng bằng cách tự động hoá các chương trình. VBScript được dùng cho Internet và chính Operating System. Dù cho mục đích của bạn là tạo một tiện ích nhỏ cho riêng bạn, trong một nhóm làm việc của bạn, trong một công ty lớn, hay cần phân bố chương trình ứng dụng rộng rãi trên thế giới qua Internet, VB6 cũng sẽ có các công cụ lập trình mà bạn cần thiết. Các ấn bản Visual Basic 6.0 Có ba ấn bản của VB6: Learning, Professional và Enterprise. Chúng ta hãy gạt qau ấn bản Learning. Bạn có thể dùng ấn bản Professional hay Enterprise. Ấn bản Professional cung cấp đầy đủ những gì bạn cần để học và triển khai một chương trình VB6, nhất là các Control ActiveX, những bộ phận lập trình tiền chế và rất hữu dụng cho các chương trình ứng dụng(application programs) của bạn trong tương lai. Ngoài đĩa Compact chính cho VB6, tài liệu đính kèm gồm có sách Visual Studio Professional Features và hai đĩa CD Microsoft Developer Network(MSDN). Ấn bản Enterprise là ấn bản Professional cộng thêm các công cụ Back Office chẳng hạn như SQL Server, Microsoft Transaction Server, Internet Information Server. Chương III Xây Dựng Chương Trình Quản Lý Hàng Hoá Tại Công Ty TNHH Sitech Việt Nam Khảo sát bài toán quản lý hàng hoá tại công ty khảo sát sơ bộ Công ty Công Ty TNHH Sitech Việt Nam là một công ty mới được thành lập, thuộc công ty mẹ là Công ty Cổ Phần Tin Học WTT. Tuy mới thành lập nhưng công ty đã có lượng khách hàng và đối tác tương đối phong phú và đa dạng. Trong thời gian gần đây quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và doanh thu liên tục tăng. Công ty thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tin học thông qua các dịch vụ sau: dịch vụ mua hàng, dịch vụ kho hàng, dịch vụ triển khai và dịch vụ bảo hành bảo trì. Khi khách hàng có nhu cầu về hàng hoá thì nhân viên bán hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu này, khách hàng có thể đến đặt mua hàng tại công ty hoặc gọi điện đến để đặt hàng. Phiếu mua hàng của khách hàng sau đó sẽ được gửi đến phòng giám đốc. Sau đó lệnh đươc gửi đến kho và phòng kĩ thuật. Phòng kĩ thuật sẽ chịu trách nhiệm giao hàng cũng như triển khai lắp đặt cho khách hàng. Sau khi bàn giao thiết bị đầy đủ theo đơn đặt hàng thì viết phiếu bảo hành cho khách hàng theo từng thiết bị của từng nhà cung cấp, cuối cùng yêu cầu khách hàng làm thủ tục thanh toán. Ngược lại, nếu trong kho không còn đủ hàng nữa thì sẽ thực hiện mua hàng của nhà cung cấp. Phòng vật t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35378.DOC
Tài liệu liên quan