Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên

M ỤC L ỤC

M ỤC L ỤC 8

PHẦN MỞ ĐẦU 11

1. Lý do chọn đề tài 11

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12

3. Mục đích nghiên cứu 13

4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 13

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 13

6. Phạm vi nghiên cứu 13

7. Các phương pháp nghiên cứu 14

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG GIAO TIẾP 16

1.1. Khái niệm chung 16

1.1.1. Khái niệm giao tiếp 16

1.1.2. Vai trò của giao tiếp 17

1.1.3. Chức năng của giao tiếp 18

1.1.3.1. Chức năng xã hội 18

1.1.3.2. Chức năng tâm lý 19

1.2. Các phương tiện giao tiếp 20

1.2.1. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ 21

1.2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ 22

1.3. Một số kỹ năng giao tiếp cơ bản 25

1.3.1. Kỹ năng lắng nghe 25

1.3.2. Kỹ năng đặt câu hỏi 28

1.3.3. Kỹ năng thuyết phục 29

1.3.3.1. Những điểm cần chú ý khi thuyết phục 30

1.3.3.2. Quy trình thuyết phục 30

1.3.4. Kỹ năng thuyết trình 31

1.3.4.1. Các bước thuyết trình 31

1.3.4.2. Một số điểm cần lưu ý với người thuyết trình 33

1.3.5. Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 34

1.3.5.1. Kỹ năng đọc 34

1.3.5.2. Kỹ năng tóm tắt văn bản 35

1.4. Các tình huống giao tiếp đặc trưng 35

1.4.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình 35

1.4.2. Tình huống giao tiếp trong nhà trường 36

1.4.3. Tình huống giao tiếp trong xã hội 37

1.5. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 38

1.5.1. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm 38

1.5.2. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp 39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN. 41

2.1.1. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật .42

2.1.2. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 43

2.1.3. Sự khác nhau trong nhu cầu giao tiếp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 44

2.1.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật .46

2.2. Nội dung giao tiếp 49

2.3. Mức độ cởi mở của cá nhân 52

2.3.1. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ 52

2.3.2. Mức độc cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 53

2.3.3. Sự khác nhau về mức độ cởi mở cá nhân giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 55

2.4. Khả năng giao tiếp 56

2.4.1. Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật.57

2.4.2. Thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật 62

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 69

3.1. Tình huống giao tiếp trong gia đình 69

3.2. Tình huống giao tiếp trong nhà trường 71

3.2.1. Tình huống giao tiếp trong trường Đại học 71

3.2.2. Tình huống giao tiếp trong khi thực tập sư phạm 74

3.3. Tình huống giao tiếp trong xã hội 80

3.3.1. Tình huống giao tiếp thông thường trong xã hội 80

3.3.2. Tình huống giao tiếp trong qúa trình xin việc, phỏng vấn xin việc 83

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1. Kết luận 87

2. Kiến nghị 88

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp cho sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp, Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uanh họ để thoả mãn nhu cầu về tâm lý, cũng như nhu cầu phát triển về nghề nghiệp. Các tình huống giao tiếp nảy sinh trong những mối quan hệ xã hội của sinh viên chủ yếu trên ba mặt sau: Tình bạn, tình yêu, công việc (công việc làm thêm, khi đi phỏng vấn,…), và mối quan hệ xã hội khác (trong xóm trọ, trong kí túc xá,…). Những tình huống giao tiếp này ảnh hưởng tới sinh viên về nhiều mặt như tâm lý, tình cảm, sự nghiệp. Để giải quyết tốt các tình huống này, cần có những yêu cầu khác nhau như trong phỏng vấn xin việc cần có kỹ năng trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, trong tình yêu cần có sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng,... Tóm lại, để xử lý tốt các tình huống giao tiếp nói trên, mỗi sinh viên chúng ta, ngoài nhiệm vụ học tập để trang bị cho mình tri thức mới, cần trang bị thêm những kỹ năng giao tiếp để hoàn thiện thêm hành trang để làm chủ cuộc sống sau này. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Giao tiếp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi người. Con người luôn sống trong xã hội, nên giao tiếp giữa người với người là nhu cầu tất yếu. Sinh viên Sư phạm cũng như con người, luôn luôn cuốn vào những hệ thống khác nhau của giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp đó những nguyên tắc sống, những tiêu chuẩn đạo đức được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Trong trường Đại học, sinh viên nói chung và sinh viên Sư phạm nói riêng sống trong những lớp học, một trong những đơn vị cơ sở trong hệ thống dạy học trong trường. Ở đó, họ có cuộc sống tập thể, tiếp thu tri thức mới hiện đại, sâu sắc của loài người, hình thành và phát triển nhân cách, tu dưỡng những phẩm chất đạo đức và năng lực của mình. Bên cạnh những vấn đề trên giao tiếp cũng trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng và có đặc thù riêng ở mỗi trường. Nhưng hầu hết sinh viên Sư phạm đều mang những đặc điểm sau trong giao tiếp: Nhu cầu giao tiếp của sinh viên Sư phạm ngày một tăng cao theo yêu cầu của Giáo dục, đó là xu thế phù hợp với xu thế chung của xã hội và lịch sử. Không thể có sự cô đơn trong đa số các trường hợp như quan niệm của một số học giả Tiến sĩ. Phạm vi giao tiếp của sinh viên Sư phạm là rất tập trung. Nó đặc trưng bởi hoạt động hoc tập. Đối tượng chủ yếu là bạn học, ngoài ra còn giao tiếp với cán bộ trong trường, với học sinh phổ thông và các đối tượng khác. Nội dung giao tiếp của sinh viên sư phạm đặc trưng bởi hoạt động chủ đạo là học tập. Ngoài ra còn trao đổi với bạn bè về tình bạn, tình yêu. Không khí giao tiếp trong tập thể sinh viên tốt, lành mạnh, cởi mở, sôi nổi, có sự thống nhất hành động. Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp Trong giao tiếp, sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp cũng mang những đặc điểm chung của sinh viên, cũng như sinh viên Sư phạm. Nhưng bên cạnh đó, họ lại có những nét riêng, được hình thành do ngành học. Môn Kỹ thuật Công nghiệp là một trong những môn học của học sinh phổ thông trên cả nước. Mặc dù được đưa vào và trở thành một môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình đào tạo đã từ lâu. Nhưng cho đến nay, môn học này vẫn chưa được đánh giá đúng mức, và bị xếp vào một trong những môn “phụ” bên cạnh các môn “chính” như: Toán, lý, hoá, văn, ngoại ngữ,… Sinh viên theo học ngành học này trong các trường trên cả nước không nhiều và hầu hết là sinh viên nữ. Cơ hội làm việc của sinh viên trong các hoạt động giáo dục khi theo học ngành học này cũng không cao như các sinh viên Sư phạm ngành học khác. Lấy ví dụ như một công việc làm thêm phổ biến của sinh viên Sư phạm đó là làm gia sư. Một phần giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho nghề nghiệp của mình sau này, một phần có thu nhập thêm về kinh tế. Nhưng một điều dễ nhận thấy là sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp có tỷ lệ làm gia sư thấp hơn so với các khoa khác, đơn giản vì nhu cầu của người học không đúng chuyên môn của họ. Số lượng giáo viên Kỹ thuật Công nghiệp trong các trường phổ thông cũng ít hơn rất nhiều so với giáo viên Toán, Lý, Hóa,… Chính những đặc điểm trên về ngành học tạo nên một vài nét riêng biệt trong đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp đó là: Phạm vi và đối tượng giao tiếp bị thu hẹp. Sự chủ động và tích cực trong giao tiếp còn hạn chế. Điều này được thể hiện không chỉ qua công việc làm thêm mà ở cả các hoạt động ngoại khoá trong trường và xã hội do sinh viên Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp thực hiện. Hầu hết sinh viên Sư phạm Kỹ thuật còn “ngại” khi giao tiếp với những môi trường giao tiếp ngoài sách vở, trường lớp và bạn học. Tóm lại, mặc dù có những đặc điểm giao tiếp riêng do đặc thù ngành học nhưng sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp cũng giống như sinh viên Sư phạm nói chung đều là đối tượng được giáo dục đồng thời cũng là nhà giáo dục tương lai, nên việc tìm hiểu đặc điểm và phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là vô cùng cần thiết, có ảnh hưởng lâu dài đến một thế hệ nhà giáo cũng như học sinh sau này. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Trong phần tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Ansquest) trên 200 sinh viên của khoa ở cả 4 khối: Năm I, năm II, năm III, năm IV. Cụ thể là các lớp: KTK7.1, KTK39, KTK6.1, KTK6.2, KTK5.1, KTK5.2, KTK4.2, KTK3, KTK7LC. Trong đó có 73 nam và 127 nữ, riêng lớp KTK7LC, tôi xếp chung với nhóm năm IV, vì hầu hết phiều điều tra phát ra tại lớp KTK7LC đều trên đối tượng là sinh viên lớp KTK36 của khoa, tốt nghiệp tháng 8 năm 2009, nhập học tháng 10 năm 2009. Phiếu điều tra chia làm bốn phần: I - Nhu cầu giao tiếp; II - Nội dung giao tiếp; III - Mức độ cởi mở của cá nhân; IV - Kỹ năng giao tiếp. Tổng số là 95 câu. Với mỗi mục khác nhau, có số lượng câu hỏi và cách đánh giá khác nhau. Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục. Nhu cầu giao tiếp Để tìm hiểu nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, tôi đã sử dụng phiếu trắc nghiệm P.O do Trường ĐHSP Lênin (Liên Xô cũ). Gồm 33 câu hỏi trả lời “Đúng”, “Không”. Trả lời “Đúng” ở những câu sau đây được một điểm: 1, 2, 7, 8, 11, 12, 13, 14, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 28, 30, 31, 32. Trả lời “Không” ở những câu sau đây được một điểm: 3, 4, 5, 6, 9, 10, 15, 16, 25, 27, 29. Sau đó tính tổng số điểm đạt được của đối tượng được điều tra rồi đối chiếu theo bảng phân mức độ. Nhìn chung, giao tiếp là một vấn đề không thể thiếu được trong đời sống của sinh viên Sư phạm nói chung và sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật nói riêng. Hoạt động giao tiếp là một trong những hoạt động nổi bật của người sinh viên. Phần lớn sinh viên đều có nhu cầu muốn được giao tiếp với người khác và nhu cầu giao tiếp ngày càng phong phú, đa dạng, phù hợp hơn với xu thế phát triển đi lên của xã hội, phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Cũng qua tìm hiểu thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật, tôi nhận thấy nhu cầu giao tiếp là không đồng đều, có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa các khối lớp. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam có sự chênh lệch giữa các khối theo các mức độ khác nhau, được thể hiện rõ nét qua bảng sau: Bảng 2.1. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Năm học Thấp (3 - 20) TB thấp (21 – 22) Trung bình (23 – 24) TB cao (25 -27) Cao (28 – 32) SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% I (12 người) 3 25 4 33,33 3 25 2 16,67 0 0 II (12 người) 7 58,33 2 16,66 2 16,66 1 8,33 0 0 III (19 người) 10 52,63 4 21,05 3 15,78 2 10,52 0 0 IV (30 người) 14 46.67 7 23,33 7 23,33 2 6,67 0 0 ∑ (73 người) 34 46,57 17 23,28 15 20,54 7 9,59 0 0 Qua bảng số liệu ta thấy một điểm nổi bật, đó là: mức độ nhu cầu giao tiếp cao, không có một sinh viên nam nào. Trong khi đó, tỷ lệ của sinh viên nam ở mức độ thấp lại chiếm khá cao 34/73 người (46,57%) và sinh viên năm thứ II có tỷ lệ mức độ nhu cầu giao tiếp thấp là cao nhất 7/12 người (58.33%). Ở mức độ nhu cầu giao tiếp trung bình cao, tỷ lệ sinh viên nam đạt được chiếm tỷ lệ khiêm tốn 7/73 người (9,59%). Trong đó, cao nhất là sinh viên năm I với 2/12 người (16.67%). Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy rằng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam khoa Sư phạm kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là khối sinh viên năm II. Bên cạnh đó, giữa các năm học có sự chênh lệch khá lớn về nhu cầu giao tiếp. Thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Để đánh giá một cách rõ nét thực trạng nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật, ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 2.2. Nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Năm Thấp (3 - 20) TB thấp (21 – 22) Trung bình (23 – 24) TB cao (25 -27) Cao (28 – 32) SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% I(26người) 10 38,46 5 19,23 5 19,23 3 11,53 3 11.53 II(20người) 13 65 3 15 3 15 1 5 0 0 III(45người) 12 26,67 13 28,89 17 37,77 3 6,67 0 0 IV(36người) 8 22.22 12 33.33 8 22.22 4 11.11 3 8.33 ∑ (127người) 44 34.65 33 25.98 33 25.98 11 8.66 6 4,72 Nếu như ở mức độ cao, không có sinh viên nam nào thì ở nữ, tỷ lệ sinh viên đạt mức này chiếm 4.22% (6/127 người). Tỷ lệ sinh viên đạt mức nhu cầu giao tiếp thấp nhìn chung đã giảm so với nam 36.22% (46/127 người). Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất ở mức độ này vẫn là sinh viên năm II với 65% (13/20 người). Sinh viên năm II cũng là khối sinh viên nữ duy nhất không đạt mức nhu cầu giao tiếp cao (0%). Sinh viên nữ năm I có tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở mức cao và trung bình cao là cao nhất 11.53% (3/20người). Sinh viên nữ năm IV có tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở mức cao và mức trung bình cao đứng thứ hai, chỉ sau sinh viên năm I. Như vậy, nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ cũng có sự chênh lệch giữa các năm. Nhưng chiếm tỷ lệ nhu cầu giao tiếp cao nhất vẫn là sinh viên năm I và năm IV. Sự khác nhau trong nhu cầu giao tiếp giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Qua điều tra thực tế cho thấy trong nhu cầu giao tiếp có sự chênh lệch giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.3. So sánh nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Giới Thấp (3 - 20) TB thấp (21 – 22) Trung bình (23 – 24) TB cao (25 -27) Cao (28 – 32) SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Nam (73người) 34 46,57 18 24,65 14 19,17 7 9,59 0 0 Nữ (127người) 44 34.65 33 25.98 33 25.98 11 8.66 6 4,72 Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu ta thấy: Ở mức độ thấp, nhu cầu giao tiếp của nam chiếm tỷ lệ 46.57% cao hơn ở nữ là 34.65%. Ở mức độ trung bình thấp thì nhu cầu giao tiếp của nam và nữ xấp xỉ bằng nhau, chỉ chênh nhau 1.13%. Ở mức độ trung bình, tỷ lệ nhu cầu giao tiếp ở nữ (25.98%) cao hơn so với ở nam (19.17%). Ở mức độ trung bình cao, tỷ lệ của nữ thấp hơn so với tỷ lệ của nam. Còn ở mức độ cao, thì ở nam là không có, còn ở nữ là 4,72%. Như vậy, giữa sinh viên nam và sinh viên nữ khoa Sư phạm kỹ thuật có sự chênh lệch khá lớn về nhu cầu giao tiếp. Sinh viên nữ có nhu cầu giao tiếp lớn hơn so với sinh viên nam. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật Cũng qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy nhu cầu giao tiếp không chỉ có sự chênh lệch về giới, mà còn có sự chệnh lệch giữa sinh viên ở các năm học. Bảng 2.4. So sánh nhu cầu giao tiếp giữa các khối lớp Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Năm Thấp TB thấp Trung bình TB cao Cao Bậc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% I (38người) 13 34.21 9 23.68 8 21.05 5 13.15 3 7.89 2.37 1 II (32người) 18 56.25 6 18.75 6 18.75 2 6.25 0 0 1.75 4 III (64người) 22 34.37 17 26.56 20 31.25 5 7.81 0 0 2.13 3 IV (66người) 22 33.33 19 28.79 15 22.73 6 9.09 3 4.55 2.18 2 Qua cột xếp thứ bậc ta dễ dàng nhận thấy rằng sinh viên năm I có nhu cầu giao tiếp cao nhất, đứng thứ hai là sinh viên năm IV, sau đó đến sinh viên năm III, và cuối cùng là sinh viên năm thứ II. Tỷ lệ cụ thể ở từng mức độ như sau: Ở mức độ thấp, sinh viên năm II có tỷ lệ cao nhất (56,25%), sau đó đến sinh viên năm III (34.37%), sinh viên năm IV có tỷ lệ thấp nhất (33.33%). Ở mức độ trung bình thấp, sinh viên ở các năm có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau trong đó tỷ lệ cao nhất là sinh viên năm IV (28.79%), thấp nhất là sinh viên năm II (18.75%). Ở mức độ trung bình, sinh viên năm thứ III có tỷ lệ cao nhất (31,25%), sau đó đến sinh viên năm IV (22.73%), năm I (21.05%), sinh viên năm II có tỷ lệ thấp nhất (18,75%). Ở mức độ trung bình cao, tỷ lệ sinh viên đạt được ở các năm đã giảm khá nhiều. Nhưng đứng đầu vẫn là sinh viên năm thứ I (13.15%) , thứ hai là sinh viên năm IV (9.09%). Ở mức độ trung bình cao, chỉ có sinh viên năm I và năm IV có tỷ lệ, và sinh viên năm I cao hơn (7,89%) so với sinh viên năm IV (4.55%) còn năm II và năm III không có sinh viên nào. Sự khác biệt này là do ở năm thứ nhất, sinh viên rất hồ hởi, háo hức bước vào môi trường hoạt động mới – môi trường mà ở đó phạm vi giao tiếp rộng rãi hơn, tinh thần tập thể, tính tự chủ cao hơn. Đặc biệt vì vẫn còn bỡ ngỡ, chưa quen với nếp sống mới cho nên năm thứ nhất được sự quan tâm của nhà trường, của khoa một cách thường xuyện. Họ háo hức chờ đón những cái mới mà cái mới này được tiếp thu thông qua con đường giao tiếp. Bởi vậy, ở sinh viên năm thứ nhất luôn có mong muốn, nhu cầu tiếp xúc với người khác. Và kết quả điều tra cho thấy nhu cầu giao tiếp của họ rất cao và là cao nhất. Nhưng đến năm thứ hai, nhu cầu giao tiếp của sinh viên bị giảm đi một cách đột ngột. Ở năm thứ hai, sau khi đã làm quen với môi trường tiếp xúc mới, sinh viên bắt đầu học các môn khoa học, kiến thức được mở rộng, cái mới nhiều hơn lẽ ra nhu cầu giao tiếp cũng phải cao hơn? Nhưng ngược lại, kết quả điều tra lại cho thấy, nhu cầu giao tiếp của sinh viên năm hai là thấp nhất. Phải chăng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và những hoạt động khác của trường còn ít, và không có sự đổi mới, không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của sinh viên?. Ở năm thức III, nhu cầu giao tiếp của sinh viên lại tăng lên và đến năm thứ IV nhu cầu giao tiếp của sinh viên là rất cao. Điều này cũng có thể lý giải được, bởi lẽ, ở năm học thứ ba và thứ tư, sinh viên đã trang bị một vốn tri thức nhất định, hiểu biết của họ rộng hơn. Họ đã nhận thức được bản thân mình, nhận thức được người khác, có niềm tin vào bản thân. Hơn nữa, ở năm thứ tư, sinh viên được tham gia đợt thực tập sư phạm, giúp họ tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp và nhu cầu giao tiếp tăng cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhu cầu giao tiếp của nữ cao hơn ở nam. Qua việc tìm hiểu, tôi thấy nhìn chung, sinh viên nam của Khoa Sư phạm Kỹ thuật rất ít. Một số ít trong đó còn có tư tưởng chán chường, muốn thi lại. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều đến nhu cầu giao tiếp của nam sinh viên. Đối với nữ sinh viên, thì môi trường Sư phạm thích hợp hơn, có lòng yêu nghề, yêu trường cao hơn, vì vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của nữ sinh. Tóm lại, qua điều tra phân tích kết qủa thu được , chúng ta thấy sinh viên khoa Sư phạm kỹ thuật đều có mong muốn, có nhu cầu giao tiếp với người khác. Biểu hiện ở: - Thích sống giữa mọi người; - Muốn tham gia vào công việc chung; - Muốn mở rộng phạm vi giao tiếp; - Có nguyện vọng giúp đỡ người khác; - Có thể hy sinh hứng thú riêng vì bạn; - Có rung động mạnh khi mối quan hệ tốt bị rạn nứt; - Có nhu cầu tâm sự với bạn bè, nhu cầu về tình bạn; - Muốn thiết lập mối quan hệ nhân ái với mọi người; Cũng qua điều tra, tôi nhận thấy rằng, nhu cầu giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật hiện nay là chưa được thoả mãn. Điều đó có thể do một số nguyên nhân như: Phạm vi giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, do địa điểm của trường đặt tại vùng nông thôn; giao tiếp chưa mang lại kết quả cao trong học tập mà chỉ mới ảnh hưởng phần nào tới học tập; thời gian học tập và khối lượng kiến thức các môn học lớn; hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường, của khoa chưa thực sự phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên… Nội dung giao tiếp Khi nghiên cứu nội dung giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, tôi đã sử dụng bảng “Nội dung giao tiếp của sinh viên” của Th.s Lê Quang Sơn (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng), gồm mười tám nội dung giao tiếp thường gặp. Kết quả điều tra cho thấy, nội dung giao tiếp của sinh viên rất đa dạng, phong phú: Từ nội dung học tập, phương pháp học tập, đến việc phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; từ thời sự, chính trị đến sinh hoạt hàng ngày; từ tình bạn, tình yêu đến nhận xét về người khác; từ tệ nạn xã hội đến thời trang, nghệ thuật, thể thao… Kết quả của việc điều tra về nội dung giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Bảng 2.5. Nội dung giao tiếp của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật TT Mức độ Nội dung giao tiếp Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ Bậc * SL % SL % SL % 1 Nội dung học tập 183 91,5 17 8,5 2 1 2.9 1 2 Phương pháp học tập 171 85,5 22 11 5 2,5 2.84 2 3 Nghiệp vụ sư phạm 150 75 40 20 13 6,5 2.68 5 4 Tình bạn 159 79,5 23 11,5 17 8,5 2.71 4 5 Tình yêu 157 78,5 25 12,5 29 14,5 2.61 6 6 Hôn nhân 26 13 142 71 33 16,5 1.97 14 7 Giới tính 15 7,5 127 63,5 59 29,5 1.78 16 8 Sinh hoạt hàng ngày 162 81 31 15,5 5 2,5 2.79 3 9 Thời trang 46 23 49 24,5 40 20 2.09 12 10 Phim ảnh, các trò giải trí 121 60,5 43 21,5 30 15 2.47 7 11 Thể thao 35 27,5 40 20 125 62,5 1.55 17 12 Việc phấn đầu, tu dưỡng, rèn luyện 154 77 91 45,5 55 27,5 2.33 9 13 Các tệ nạn xã hội 52 26 95 47.5 57 28,5 1.98 13 14 Các vấn đề thời sự, chính trị 81 40,5 87 43,5 23 11,5 2.3 10 15 Nhận xét, đánh giá về người khác 91 45,5 91 45,5 22 11, 2.34 8 16 Việc làm thêm 64 32 63 31,5 46 23 2.1 11 17 Việc làm khi ra trường 50 25 59 29,5 87 43,5 1.81 15 18 Các vấn đề khác 14 7 57 28.5 128 64 1.43 18 Nhiệm vụ quan trọng số một của sinh viên không gì khác chính là học tập. Làm cách nào để đạt được kết quả cao trong học tập là điều trăn trở và quan tâm của hầu hết các bạn sinh viên. Chính điều này đã lý giải cho vị trí thứ nhất của “Nội dung học tập” (với = 1) và thứ hai của “Phương pháp học tập” (với = 2) trong các nội dung giao tiếp thường xuyên của sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật . Là sinh viên Sư phạm nên những vấn đề xung quanh “Nghiệp vụ sư phạm” cũng trở thành đề tài giao tiếp quen thuộc của các bạn sinh viên trong khoa với mức độ thường xuyên xếp vị trí thứ 5 ( = 5). Bên cạnh đó, những vấn đề quen thuộc của giới trẻ như tình bạn, tình yêu, sinh hoạt hàng ngày cũng là những nội dung được đề cập nhiều trong giao tiếp của các bạn sinh viên. Một trong những vấn đề khá quan trọng đối với sinh viên hiện nay là “Việc làm khi ra trường” lại ít được các bạn nhắc đến với vị trí 15 trong các nội dung ( = 15). Những vấn đề như: “Giới tính”, “Thể thao”, “Các vấn đề khác” được xếp ở những bậc cuối cùng trong 18 chủ đề (với lần lượt bằng: 16, 17, 18) nội dung giao tiếp. Điều này có thể lý giải một phần bởi sinh viên trong khoa chiếm đa số là sinh viên nữ nên thể thao hay những vấn đề tế nhị như giới tính ít được quan tâm trong các cuộc trò truyện. Như vậy, nội dung giao tiếp và thứ bậc của chúng có liên quan chặt chẽ đến lứa tuổi thanh niên, với nội dung và tính chất của hoạt động chủ đạo là học tập và rèn luyện, với đặc trưng nghề được đào tạo của sinh viên Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp. Trong đó, nội dung và phương pháp học tập được sinh viên trao đổi nhiều nhất. Ngoài ra, những nội dung có liên quan mật thiết và gần gũi thuộc về yêu cầu đào tạo của sinh viên Sư phạm cũng được sinh viên thường xuyên bàn đến, đó là chủ đề nghiệp vụ sư phạm, xây dựng, phấn đấu, rèn luyện, về đạo đức, chính trị, tư tưởng, về tình hình giáo dục hiện nay,…. Mức độ cởi mở của cá nhân Mức độ cởi mở của cá nhân là một phần không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của mỗi người. Đánh giá mức độ cởi mở của cá nhân chính là đi tìm hiểu sâu hơn nữa về nhu cầu giao tiếp, phong cách giao tiếp của sinh viên. Để điều tra mức độ cởi mở của cá nhân, tôi đã sử dụng bảng hỏi gồm 16 câu, có 3 mức độ trả lời là: “Đúng”, “Đôi khi”, “Không đúng”. Với mỗi câu trả lời “Đúng” được hai điểm, “Đôi khi” được một điểm, và “Không đúng” được không điểm. Sau đó tính tổng số điểm đạt được rồi tra vào bảng phân chia mức độ cởi mở của cá nhân.Với mỗi mức đều có một lý giải riêng về mức độ cởi mở của cá nhân. Cụ thể về phần diễn giải được trình bày trong phần phụ lục. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Qua điều tra, đánh giá tôi đã thu được kết quả như sau trên 73 nam sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật. Bảng 2.6. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Năm I II III IV V VI VII SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% I (12người) 0 0 1 8.33 3 25 2 16.67 5 41.67 1 8.33 0 0 II (12người) 1 8.33 3 25 5 41.67 2 16.67 1 8.33 0 0 0 0 III (19người) 1 5.26 2 10.52 5 26.31 4 21.05 5 26.31 1 5.26 0 0 IV (30người) 0 0 3 10 6 20 10 33.33 10 33.33 1 3.33 0 0 ∑ (73người) 2 2.73 9 12.32 19 26.02 20 27.39 21 28.76 3 4.11 0 0 Nhìn chung, sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật hầu hết đạt mức III, IV, V trong các mức độ của nhu cầu giao tiếp (60/73người - chiếm 82.17%). Ba mức độ này đều có một đặc điểm chung đó là chỉ những người cởi mở, ham hiểu biết, thích trò truyện. Trong đó, sinh viên năm I có tỷ lệ ở ba mức này cao nhất trong bốn năm (8/12người - chiếm 83.34%). Mức độ VII không có sinh viên nào. Đây là mức chỉ người nói nhiều, có những phản ứng tiêu cực trong giao tiếp. Điều này cũng dễ lý giải bởi đặc điểm về giới. Mức độ I là mức độ có tỷ lệ sinh viên thấp thứ hai sau mức độ VII (2/73 người - chiếm 2.73%). Ở những mức độ khác, tỷ lệ sinh viên nam ở các năm cũng có sự chênh lệch. Đây là trắc nghiệm về đặc điểm cá nhân nên không thể tránh khỏi sự chênh lệch này. Như vậy, ở các năm học khác nhau, thì mức độ cởi mở của sinh viên nam Khoa Sư phạm Kỹ thuật là khác nhau. Cũng qua bảng số liệu, ta thấy sinh viên nam năm I và sinh viên nam năm IV có mức độ cởi mở của cá nhân cao hơn hẳn sinh viên nam năm II và năm III (tỷ lệ sinh viên nam đạt mức I của năm I và IV là 0%, còn năm II và III là 8.33% và 5.26%). Sinh viên nam năm II có mức độ cởi mở cá nhân là thấp nhất (tỷ lệ sinh viên nam năm II ở mức I và II là cao nhất: 8.33% và 25%). Sự chênh lệch này cũng phù hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam đã phân tích ở trên. Do nhu cầu giao tiếp của sinh viên nam năm II là thấp nhất nên mức độ cởi mở của cá nhân họ cũng rất thấp. Trái lại sinh viên nam năm I và sinh viên nam năm IV có nhu cầu giao tiếp cao nên mức độ cởi mở cá nhân của họ cũng cao (tỷ lệ sinh viên nam đạt mức IV và V là cao nhất 66.66%). Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Dưới đây là bảng số liệu điều tra về mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật: Bảng 2.7. Mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Mức độ Năm I II III IV V VI VII SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% I (26người) 0 0 2 7.69 3 11.53 11 42.31 8 30.76 2 7.69 0 0 II (20người) 0 0 4 20 3 15 9 45 4 20 0 0 0 0 III (45người) 0 0 4 8.89 8 17.78 15 33.33 14 31.11 2 4.44 2 4.44 IV (36người) 0 0 3 8.33 7 19.44 12 33.33 11 30.56 2 5.56 1 2.78 ∑ (127người) 0 0 13 10.24 21 16.54 47 37.01 37 29.31 6 4.72 3 2.36 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ở mức độ I - Mức độ cởi mở của cá nhân thấp nhất, không có sinh viên nữ nào. Nhóm mức độ tích cực trong các mức độ cởi mở của cá nhân (mức II, IV, V), có tỷ lệ sinh viên lớn (105 người - chiếm 82.68%). Sinh viên năm I, có tỷ lệ sinh viên đạt mức độ III, IV, V cao nhất trong tổng số sinh viên nữ khoa Sư phạm kỹ thuật (22/26 người - chiếm 84.60%). Sinh viên năm II có tỷ lệ sinh viên ở mức II cao nhất trong các năm (4/20 người - chiếm 20%). Đây cũng là mức độ chỉ những người có mức độ cởi mở của cá nhân chưa cao. Vậy là giống như sinh viên nam, sinh viên nữ cũng có sự chênh lệch về mức độ cởi mở của cá nhân giữa các năm. Đồng thời mức độ này cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu giao tiếp của sinh viên nữ đã nghiên cứu ở trên. Sự khác nhau về mức độ cởi mở cá nhân giữa sinh viên nam và sinh viên nữ Khoa Sư phạm Kỹ thuật Để đánh giá một cách toàn diện hơn nữa, tôi lập bảng so sánh giữa mức độ cởi mở cá nhân của sinh viên nam và sinh viên nữ khoa Sư phạm kỹ thuật trên bảy mức độ và thu được kết quả như s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ năng giao tiếp trong nhà trường.doc