Đề tài xây dựng hệ thống thông tin quản lý bến xe khách

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VIỄN THÔNG PIACOM 6

1.1- Quá trình hình thành, hoạt động và phát triển cua công ty. 6

1.1.1- Quá trình hình thành Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông PIACOM. 6

1.1.2- Hoạt động của Công ty Cổ phần Tin học Viễn thông Petrolimex. 9

1.2- Bộ máy tổ chức Công ty PIACOM. 13

1.3- Định hướng trong tương lai. 17

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGÔN NGỮ SỬ DỤNG 19

2.1- Thông tin và vai trò thông tin trong tổ chức. 19

2.1.1- Khái niệm thông tin quản lí. 20

2.1.2- Vai trò của hệ thống thông tin trong tổ chức. 21

2.2- Hệ thống thông tin và các bộ phận cấu thành. 22

2.2.1- Khái niệm hệ thống thông tin. 22

2.2.2- Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin. 23

2.2.3 - Chức năng của hệ thống thông tin trong tổ chức 23

2.2.4- Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin. 24

2.3- Nguyên nhân và phương pháp phát triển hệ thống thông tin. 25

2.3.1- Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một hệ thống thông tin. 25

2.3.2- Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin. 27

2.4- Phân tích hệ thống thông tin quản lí. 32

2.4.1- Phương pháp thu thập thông tin. 32

2.4.2- Công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin quản lí. 34

2.5- Thiết kế logic hệ thống thông tin. 39

2.6- Thiết kế vật lí ngoài. 40

2.6.1- Thiết kế đầu vào. 40

2.6.2- Thiết kế đầu ra. 41

2.7- Thiết kế vật lí trong các xử lí. 41

2.8- Giới thiệu Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net và Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000. 43

2.8.1- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000. 43

2.8.2- Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net. 44

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÍ BẾN XE KHÁCH 45

3.1- Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thông tin quản lí bến xe khách. 45

3.1.1- Tìm hiểu tình hình thực tế. 45

3.1.2- Định hướng xây dựng hệ thống thông tin quản lí bến xe khách. 46

3.1.3- Mô tả sơ lược hệ thống thông tin mới. 47

3.2- Phân tích hệ thống thông tin quản lí bến xe khách. 48

3.2.1- Thu thập thông tin. 48

3.2.2- Sơ đồ luồng thông tin (IFD). 49

3.2.3- Sơ đồ chức năng (BFD). 50

3.2.4- Sơ đồ ngữ cảnh. 52

3.2.5- Sơ đồ luồng dữ liệu. 52

3.3- Thiết kế cơ sở dữ liệu. 56

3.3.1- Tệp Danh mục Xe. 56

3.3.2- Tệp Danh mục Lái xe. 57

3.3.3- Tệp Danh mục Xe ô tô và Lái xe. 57

3.3.4- Tệp Danh mục Nhân viên. 57

3.3.5- Tệp Danh mục bến xe. 58

3.3.6- Tệp Danh mục Xe và Bến xe. 58

3.3.7- Tệp Danh mục Vị trí bến. 58

3.3.8- Tệp Danh mục Phí bến bãi. 59

3.3.9- Tệp Danh mục Thông tin xe trong bến. 59

3.3.10- Tệp Danh mục Lệnh xuất bến. 60

3.3.11- Tệp Danh mục vé. 60

3.3.12- Mô hình quan hệ thực thể. 61

3.4- Một số giải thuật chương trình 62

3.4.1- Giải thuật đăng nhập. 64

3.4.2- Giải thuật cập nhật. 65

3.4.3- Giải thuật Tìm kiếm. 66

3.4.4- Giải thuật lên Báo cáo. 67

3.5- Một số giao diện chính của chương trình. 68

3.5.1- Giao diện đăng nhập. 68

3.5.2- Giao diện chính. 68

3.5.3- Giao diện danh sách Lái xe. 69

3.5.4- Giao Diện cập nhật Lái xe. 69

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3974 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin quản lý bến xe khách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển một hệ thống thông tin. 2.3.2- Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin. Không nhất thiết phải có theo đuổi một phương pháp phát triển hệ thống thông tin, tuy nhiên không có phương pháp sẽ dẫn tới nguy cơ không đạt được mục tiêu đã đề ra từ trước vì hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp và vận động trong một môi trường cũng phức tạp. Vì vậy, việc có một phương pháp phát triển hệ thống thông tin ở đây là cần thiết. Một phương pháp được định nghĩa như một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn. Phương pháp được đề nghị ở đây dựa vào ba nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin. Ba nguyên tắc đó là: Nguyên tắc sử dụng mô hình, nguyên tắc chuyển từ cái chung sang cái riêng và nguyên tắc chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế. Ba nguyên tắc phát triển hệ thống thông tin. Nguyên tắc 1: Sử dụng mô hình. Các mô hình được nói tới ở đây là mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong. Ba mô hình này được xây dựng dựa trên sự quan tâm đối tượng từ những góc độ khác nhau (từ góc nhìn quản lý, góc nhìn kỹ thuật và góc nhìn người sử dụng). Nguyên tắc 2: Chuyển từ cái chung sang cái riêng. Nguyên tắc này là nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Để hiểu được một hệ thống thì trước hết phải hiểu được những thông tin chung nhất trước khi tìm hiểu chi tiết. Và nếu không hiểu rõ về hệ thống thì thất bại trong quá trình phát triển hệ thống là điều khó tránh khỏi nên việc áp dụng nguyên tắc này khi phát triển hệ thống thông tin là điều hiển nhiên. Nguyên tắc 3: Chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lí khi thiết kế. Nhiệm vụ phát triển hệ thống thông tin cũng sẽ trở nên đơn giản hơn bằng cách ứng dụng nguyên tắc 3. Như đã nói ở trên, việc phân tích bắt đầu từ thu thập dữ liệu về hệ thống thông tin đang tồn tại và về khung cảnh của nó. Nguồn dữ liệu chính là những người sử dụng, các tài liệu và quan sát. Cả ba nguồn này cung cấp chủ yếu sự mô tả mô hình vật lý ngoài của hệ thống, việc phiên dịch là nhiệm vụ của phân tích viên. 2.3.3- Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin bao gồm 7 giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau phục vụ cho mục đích của từng giai đoạn. Cuối mỗi giai đoạn phải kèm theo việc ra quyết định về việc tiếp tục hay chấm dứt sự phát triển hệ thống. Sau đây là mô tả sơ lược các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin. 2.3.3.1- Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu. Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của dự án phát triển hệ thống. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau: - Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu. - Làm rõ yêu cầu. - Đánh giá khả năng thực thi. - Chuẩn bị và trình bày báo cáo đánh giá yêu cầu. 2.3.3.2- Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết. Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát triển một hệ thống mới. Để làm những việc đó giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau đây: - Lập kế hoạch phân tích chi tiết. - Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. - Nghiên cứu hệ thống thực tại. - Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. - Đánh giá lại tính khả thi. - Thay đổi đề xuất của dự án. - Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết. 2.3.3.3- Giai đoạn 3: Thiết kế logic. Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập từ giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao gồm thông tin mà hệ thống sẽ sản sinh ra (nội dung của Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs). Mô hình logic sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chấp nhận. Thiết kế logic bao gồm các công đoạn sau: - Thiết kế cơ sở dữ liệu. - Thiết kế xử lý. - Thiết kế các luồng dữ liệu vào. - Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic. - Hợp thức hoá mô hình logic. 2.3.3.4- Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hóa mô hình logic. Mỗi một phương án khác nhau là phác họa của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là mô tả chi tiết. Để giúp người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý nào tốt nhất các mục tiêu đã định ra trước đây thì mỗi phương án phải được đánh giá về chi phí, lợi ích (hữu hình và vô hình) và mỗi phương án và phải có những kiến nghị cụ thể. Những người sử dụng sẽ chọn lấy một phương án có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của họ mà vẫn tôn trọng các ràng buộc của tổ chức. Các công đoạn của giai đoạn này: - Xác định các ràng buộc tổ chức và tin học. - Xây dựng các phương án của giải pháp. - Đánh giá các phương án của giải pháp. 4.4- Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các phương án của giải pháp. 2.3.3.5- Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài. Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án được lựa chọn. Thiết kế vật lý bao gồm 2 tài liệu kết quả cần có: Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; và tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả phần thủ công và cả những giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài là: - Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài. - Thiết kế chi tiết các giao diện vào/ra. - Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá. - Thiết kế các thủ tục thủ công. - Chuẩn bị và trình bày báo cáo thiết kế vật lý ngoài. 2.3.3.6- Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống. Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của hệ thống thông tin, có nghĩa là phần mềm. Những người chịu trách nhiệm về giai đoạn này phải cung cấp các tài liệu như các bản hướng dẫn sử dụng và thao tác cũng như các tài liệu mô tả về hệ thống. Các hoạt động chính của việc triển khai thực hiện kỹ thuật hệ thống như sau: - Lập kế hoạch thực hiện kỹ thuật. - Thiết kế vật lý trong. - Lập trình. - Thử nghiệm hệ thống. - Chuẩn bị các tài liệu hệ thống. 2.3.3.7- Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác Cài đặt hệ thống là pha trong đó việc chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới được thực hiện. Để việc chuyển đổi này được thực hiện với những va chạm ít nhất, cần phải lập kế hoạch một cách cẩn thận. Giai đoạn này bao gồm các công đoạn: - Lập kế hoạch cài đặt. - Chuyển đổi. - Khai thác và bảo trì. 7.4- Đánh giá. 2.4- Phân tích hệ thống thông tin quản lý. 2.4.1- Phương pháp thu thập thông tin. Muốn phân tích một hệ thống trước hết phải có thông tin về hệ thống đang tồn tại. Thu thập thông tin là công việc để có được các thông tin cần thiết cho quá trình phân thích hệ thống. Độ chính xác và chi tiết của thông tin thu thập được ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng phân tích hệ thống cũng như chất lượng của hệ thống sau khi được xây dựng và phát triển. Có bốn phương pháp thu thập thông tin được sử dụng đó là: Nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp 1: Nghiên cứu tài liệu về hệ thống. Phương pháp này cho phép nghiên cứu kĩ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như: Lịch sử ra đời và phát triển, tình trạng tài chính, bộ máy hoạt động… Kết quả của nghiên cứu tài liệu hệ thống cho ta cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tượng nghiên cứu. Để có hình ảnh đầy đủ về các thành phần của hệ thống người ta phải nghiên cứu dữ liệu về các khía cạnh sau: + Hoạt động của hệ thống. + Thông tin vào của hệ thống. + Thông tin ra của hệ thống. + Quá trình xử lý. + Cách giao tiếp, trao đổi thông tin trong hệ thống. + Quan hệ giữa các phòng ban. + Khối lượng công việc. + Những khó khăn trong công việc. Phương pháp 2: Quan sát hệ thống. Quan sát hệ thống cũng là một phương pháp thu thập thông tin thường được áp dụng. Có những thông tin phân tích viết rất muốn biết nhưng không thế thấy trong các phương pháp khác, trong tài liệu của hệ thống cũng không có, khi đó người ta sẽ sử dụng phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát rất có tác dụng khi muốn có một bức tranh khái quát về tổ chức cần tìm hiểu và cách quản lý các hoạt động của tổ chức này. Mục tiêu của việc quan sát là tìm ra những giải pháp tối ưu về kỹ thuật, tài chính, thời gian và những ràng buộc khác cho hệ thống. Tuy nhiên thì phương pháp quan sát cũng có hạn chế của nó. Một hệ thống mới thường sẽ làm thay đổi phương pháp và các chi tiết thao tác khiến cho phương pháp làm cũ không còn mấy ý nghĩa. Một hạn chế nữa đó là người bị quan sát sẽ cảm thấy khó chịu và thường thay đổi hành động. Phương pháp 3: Phỏng vấn. Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin rất hiệu quả và rất thông dụng. Phương pháp này có thể đem lại những thông tin về hệ thống mà khó có thể thu được từ những phương pháp khác. Do được trực tiếp nói chuyện với những người có thẩm quyền, chuyên môn nên thông tin thu được sẽ chính xác và sát với yêu cầu hơn. Tuy nhiên để phương pháp phỏng vấn đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi đi phỏng vấn cũng như thể hiện của người phỏng vấn trong khi tiến hành phỏng vấn. Phương pháp 4: Sử dụng phiếu điều tra. Trong điều tra thì có hai phương pháp tiến hành điều tra đó là: Điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu. Trong thực tế thì người ta thường tiến hành điều tra chọn mẫu do phương pháp điều tra toàn bộ khó thực hiện và rất tốn kém. Khi tiến hành điều tra chọn mẫu thì người ta phải lựa chọn các đối tượng có tính đại diện để điều tra sao cho kết quả điều tra phản ánh được thực trạng của hệ thống muốn phát triển. 2.4.2- Công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin quản lý. 2.4.2.1- Sơ đồ chức năng (BFD). Mục đích của sơ đồ là nêu lên chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ chức năng của hệ thống chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống cần phải làm gì chứ không phải chỉ ra là phải làm như thế nào. Việc phân cấp sơ đồ chức năng cho phép phân tích viên hệ thống đi từ tổng quát đến chi tiết theo cấu trúc hình cây. Sơ đồ BFD được biểu diễn dưới dạng hình cây, tại mỗi nút là một hình chữ nhật thể hiện chức năng hoặc một nhóm chức năng cụ thể và không nên phân rã biểu đồ quá sáu mức. Ở mỗi mức, các chức năng cùng mức sắp xếp trên cùng một hàng, cùng một dạng. Mỗi chức năng có một tên duy nhất, tên chức năng phải là một mệnh đề động từ gồm một động từ và một bổ ngữ. Tên chức năng cần phản ánh được nội dung công việc thực tế mà tổ chức thực hiện và người sử dụng quen dùng nó. Sau đây là ví dụ sơ đồ BFD của hệ thống quản lí bến xe khách. Hình 2.6: Sơ đồ BFD. 2.4.2.2- Sơ đồ luồng thông tin (IFD). Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động, tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. Các kí pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau: Hình 2.7: Kí pháp sơ đồ luồng thông tin. Ví dụ: Sơ đồ luồng thông tin của hệ thống thông tin quản lí bến xe. Hình 2.8: Sơ đồ luồng thông tin. 2.4.2.3- Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD). Sơ đồ luồng dữ liệu là sơ đồ giúp các phân tích viên hệ thống trong quán trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, nó đưa ra một mô hình về hệ thống có quan điểm cấn xứng cho cả dữ liệu và quá trình. Nó chỉ ra cách mà thông tin vận chuyển từ một quá trình hay chức năng này sang một quá trình hay chức năng khách của hệ thống. Điều quan trọng là nó chỉ ra thông tin nào cần phải có trước khi cho thực hiện một hàm hay quá trình. Tuy nhiên sơ đồ luồng dữ liệu cũng không phải là công cụ phân tích hệ thống thông tin một cách hoàn hảo. DFD là sơ đồ tĩnh nên đương nhiên nó không bao hàm được các tham số thời gian, các tham số định lượng. Kí pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD): Hình 2.9: Sơ đồ luồng thông tin. Các mức của DFD. Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết mà mô tả sao cho chỉ nhìn một lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu, các xử lí cập nhật. Ví dụ: Sơ đồ ngữ cảnh của hệ thống thông tin quản lí bến xe. Hình 2.10: Sơ đồ ngữ cảnh (mức 0). Phân rã sơ đồ Để mô tả chi tiết người ta sử dụng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ phân rã thành sơ đồ mức 0, mức 1… Ví dụ: Sơ đồ phân rã mức 1. Hình 2.11: Sơ đồ phân rã mức 1. 2.5- Thiết kế logic hệ thống thông tin. Chúng ta thường sử dụng phương pháp mô hình hóa để thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin. Trước hết chúng ta làm quen với các khái niệm cơ bản của phương pháp mô hình hóa. Thực thể: Thực thể dùng để biểu diễn những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Ví dụ thực thể như xe ô tô, lái xe, bến xe… Liên kết: Liên kết hay còn gọi là quan hệ được dùng để thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Các loại liên kết: Liên kết 1@1: Liên kết Một – Một. Là liên kết mà mỗi lần xuất thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất thực thể B và ngược lại. Ví dụ trên cho thấy mỗi hành khách chỉ có một vé xe và mỗi vé xe chỉ thuộc về một hành khách. Liên kết 1@N: Liên kết Một – Nhiều. Là liên kết mà mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết với duy nhất một lần xuất của thực thể A. Trong trường hợp này mỗi xe ô tô thì có nhiều nhiều hành khách, còn mỗi hành khách thì chỉ có thể đi trên một chiếc xe tại một thời điểm nhất định. Liên kết N@M: Liên kết Nhiều – Nhiều. Trong ví dụ này, mỗi xe ô tô có thể có nhiều lái xe và một lái xe có lái nhiều xe trong thời gian làm việc của mình. 2.6- Thiết kế vật lý ngoài. Thiết kế vật lý là mô tả chi tiết phương án giải pháp đã được lựa chọn để tiến hành phát triển hệ thống thông tin. Đây là giai đoạn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc hàng ngày của người sử dụng. 2.6.1- Thiết kế đầu vào. Mục đích của việc thiết kế đầu vào là thiết kế các thủ tục nhập liệu có hiệu quả và giảm thiểu các sai sót. Nó bao gồm lựa chọn các phương tiện và thiết kế khuôn dạng cho thông tin nhập. 2.6.2- Thiết kế đầu ra. Thiết kế vật lý đầu ra có hai nhiệm vụ phải làm: Lựa chọn vật mang tin và sắp đặt các thông tin đầu ra. Để truyền tải và lưu trữ thông tin cần phải có vật mang tin. Có bốn vật mang tin chính được sử dụng để trình bày thông tin đầu ra đó là: Giấy, màn hình, tiếng nói và vật mang tin từ tính hoặc quang tính. Thông tin đầu ra của hệ thống phải được bố trí để thể hiện tốt được nội dung muốn truyền tải cho người sử dụng. Tùy vào vật mang tin đầu ra là gì mà có cách bố trí thông tin khác nhau để thể hiện tốt nhất ý nghĩa của thông tin đầu ra. 2.6.3- Thiết kế giao diện và cách thức làm việc (Giao tác) với phần tin học hóa. Một hệ thống thông tin phải thực hiện nhiều công việc khác nhau như: Cập nhật, tìm kiếm, in ấn… Giao tác người máy phải đảm bảo rằng người sử dụng hệ thống có thể điều khiển được hệ thống. Hơn nữa giao tác người máy còn phải được thiết kế sao cho tiện dụng nhất đối với người sử dụng, không nên thiết kế quá phức tạp, khó sử dụng. Một giao tác được thiết kế kém thì có thể làm hạn chế nhiều tới hiệu quả sử dụng của hệ thống. 2.7- Thiết kế vật lí trong các xử lý. Giai đoạn thiết kế vật lý trong có mục đích là đảm bảo độ chính xác của thông tin và làm hệ thống mềm dẻo, giảm thiểu chi phí có thể. Ta xem xét một số khái niệm cơ sở. Sự kiện: Là một việc thực, khi xảy ra nó làm khởi sinh việc thực hiện của một hoặc nhiều xử lý nào đó. Ví dụ trong hệ thống thông tin bán vé, khi in vé bán cho hành khách thì làm khởi sinh xử lý cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin vé được bán. Công việc: Là một dãy xử lý có chung một sự kiện khởi sinh. Ví dụ khi sự kiện hành khách có yêu cầu mua vé xảy ra thì một các xử lí sau được thực hiện: + Tìm kiếm thông tin xe theo yêu cầu hành khách. + Lựa chọn xe. + In vé bán cho hành khách. + Cập nhật cơ sở dữ liệu hệ thống. Tiến trình: Là một dãy các công việc mà các xử lý bên trong của nó nằm trong cùng một lĩnh vực nghiệp vụ. Ví dụ trong hoạt động quản lý xe ra vào bến sẽ có các tiến trình sau: + Cập nhật xe vào bến. + Quản lý xe trong bến. + Cập nhật xe xuất bến. Nhiệm vụ: Là một xử lý được xác định thêm các yếu tố về tổ chức: Ai? Ở đâu? Khi nào thực hiện nó? Ví dụ nhiệm vụ bán vé. Ai? ở đây là nhân viên bán vé với sự trợ giúp của máy tính, ở đâu? Là ở phòng bán vé, khi nào? Là khi có yêu cầu của hành khách. Pha xử lí: Là tập hợp các nhiệm vụ có tính đến các yếu tố tổ chức và sự thực hiện của chúng, không phụ thuộc vào sự kiện nào khác mà chỉ phụ thuộc vào sự kiện khởi sinh ban đầu. Ví dụ trong tiến trình quản lý tài chính thì có hai pha đó là: + Pha thu phí bến bãi. Pha này thực hiện bởi nhân viên quản lý bến tài phòng của nhân viên quản lý và phát sinh hàng tháng. + Pha thanh toán tiền vé cho lái xe. Pha này do nhân viên bán vé đảm nhiệm, tiến hành ở phòng bán vé và phát sinh khi xe sắp xuất bến. Module xử lí: Là một xử lý cập nhật hoặc tra cứu bên trong của một pha và thao tác với số lượng tương đối ít dữ liệu. Ví dụ trong pha cập nhật thông tin xe vào bến cần các module xử lý sau: + Tìm kiếm thông tin xe theo số xe. + Tìm kiếm tên nhân viên quản lý cho xe vào bến. + Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu. 2.8- Giới thiệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 và Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net. 2.8.1- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000. SQL Server 2000 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay. Bản thân SQL Server cũng là một hệ cơ sở dữ liệu, nó bào gồm cá đối tượng như Database, table, view, stored procedure… và một số cơ sở dữ liệu hỗ trợ khác. SQL Server 2000 hỗ trợ người dùng rất nhiều trong vấn đề lưu trữ và xử lý dữ liệu, người dùng có thể dễ dàng sửa đổi cơ sở dữ liệu hay lấy lại cơ sở dữ liệu ban đầu trong quá trình thiết kế nhờ chức năng Backup và Restore. SQL Server 2000 hỗ trợ môi trường nhiều người dùng, bất kì ai có quyền cũng có thể truy cập cơ sở dữ liệu để lấy thông tin nếu có kết nối với máy Server. Tất nhiên SQL Server 2000 cũng trợ giúp người dùng trong vấn đề bảo mật. SQL Server 2000 rất thân thiện với người dùng, người dùng có thể dễ dàng tạo lập một cơ sở dữ liệu mới, các bảng, các view, các lệnh SQL, các mô hình quan hệ mà không gặp khó khăn gì. Ngoài ra, SQL còn cho người cái nhìn trực quan hơn khi sử dụng lệnh SQL trong Query Analyzer, tất cả dữ liệu được truy vấn sẽ được xuất ra màn hình nếu câu lệnh SQL đúng cú pháp và dữ liệu truy vấn có tồn tại. Trong SQL Server 2000 hầu hết các kiểu dữ liệu đều được định nghĩa và SQL Server 2000 xây dụng một hệ thống hàm có sẵn cho phép người sử dụng có thể chuyển đổi các định dạng dữ liệu một cách dễ dàng khi cần thiết. SQL Server 2000 còn có rất nhiều hỗ trợ khác, khi nghiên cứu sâu hơn về SQL Server 2000 người dùng sẽ thấy được tính ưu việt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Và còn một điều quan trọng là SQL Server 2000 không đòi hỏi cấu hình máy quá cao giống như một sô hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nên không có khó khăn gì khi muốn nghiên cứu SQL Server 2000. 2.8.2- Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.Net. Trong những năm gần đây, Visual Basic là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để tạo ra các ứng dụng. Visual Basic.Net mở rộng thêm khả năng cho lập trình viên thông qua cấu trúc điều khiển xử lí lỗi, hỗ trợ kết nối với cơ sở dữ liệu mới ADO.NET. Visual Basic.Net giải quyết được vấn đề về tốc độ thực thì, khi đã được đóng gói thì các câu hỏi liên quan tới tốc độ và hiệu quả thực thi không còn nữa. Việc lập trình hướng đối tượng sẽ giúp cho lập trình viên đỡ vất vả hơn vì họ có thể sử dụng các lớp để nhóm dữ liệu thành các phương thức dùng để xử lý dữ liệu. Visual Basic.Net hỗ trợ người dùng xây dựng một ứng dụng với giao diện đẹp bằng cách kéo thả các các điều khiển trên form. Các đối tượng của Visual Basic.Net được hỗ trợ rất nhiều các thuộc tính và mỗi đối tượng đều có thể được tác động tới bằng cách xử lí các sự kiện của chính đối tượng đó hay thậm chí cả từ đối tượng khác. Sau khi chương trình đã hoàn thiện thì việc đưa chương trình ra thành một ứng dụng có thể chạy trên nền Windows rất rễ ràng nhờ chức năng Setup Wizard được hộ trợ trong bộ .NET của Microsoft. CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ BẾN XE KHÁCH 3.1- Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thông tin quản lý bến xe khách. 3.1.1- Tìm hiểu tình hình thực tế. Trong xã hội ngày nay tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đã trở nên ngày càng phổ biến ở các tổ chức. Việc quản lý có sự trợ giúp của công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thông tin được truy xuất nhanh chóng, dễ dàng và tính bảo mật cao thông tin cao… Chính những điều đó đã khẳng định vai trò của việc ứng dụng tin học vào trong quản lý. Hệ thống quản lý bến xe khách của nước ra hiện này vẫn hoàn toàn thủ công. Việc xây dựng một hệ thống quản lý bến xe khách là cần thiết trong xu hướng phát triển của xã hội hiện nay. Sở dĩ việc này là cần thiết vì: + Nước ta đang trên đà công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Việc thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân là cần thiết và việc quản lý thủ công sẽ không đáp ứng nhanh chóng và chính xác các yêu cầu này. + Xuất phát tình hình quản lý hiện tại ở các bến xe khách, việc bán vé, mời khách là khá lộn xộn. + Việc quản lý hành khách ra vào bến là không chặt chẽ, hành khách có thể vào bến khi chưa có vé. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý bán vé. + Trong bến xe còn tồn tại các hàng quán rất khó khăn trong việc quản lý, không loại trừ trường hợp các tệ nạn xã hội diễn ra trong bến xe. Và thực tế là các bến xe là một nơi khá phức tạp với khá nhiều tệ nạn xã hội. + Các nhân viên bán vé trong bến xe không có được thông tin đầy đủ và chính xác về các xe ra vào bến hàng ngày, các xe mới đăng kí đỗ tại bến xe. Vì không có thông tin nên nhân viên bán vé cũng không thể cung cấp thông tin chính xác cho hành khách được. Đó là một số lý do chính chứng tỏ sự cần thiết của hệ thống thông tin quản lý bến xe khách có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nếu hệ thống thông tin được ứng dụng trong quản lý và các bến xe khách được tổ chức lại một cách hợp lý thì chắc chắn sẽ giảm thiểu, thậm chí là xóa bỏ hoàn toàn các thực trạng còn tồn tại trong các bến xe khách hiện nay. 3.1.2- Định hướng xây dựng hệ thống thông tin quản lý bến xe khách. Bến xe khách là một tổng thể lớn, bao gồm các bộ phận như: + Ban giám đốc. + Phòng hành chính tổ chức. + Bộ phận quản lý bến. + Bộ phận bán vé. + Bộ phận kiểm soát cổng ra vào. Như vậy một phần mềm quản lý bến xe khách là một phần mềm rất lớn, nó bao gồm hệ thống quản lý nhân viên, hệ thống quản lý lương, hệ thống quản lý xe đăng kí ra vào bến, hệ thống bán vé. Tuy nhiên trong chuyên đề thực tập này chỉ tập trung vào xây dựng hệ thống quản lý bán vé và hệ thống quản lý xe đăng kí ra vào bến còn các hệ thống khác sẽ được phát triển trong những phiên bản sau của hệ thống. 3.1.3- Mô tả sơ lược hệ thống thông tin mới. 3.1.3.1- Hệ thống quản lí xe đăng kí ra vào bến. Hệ thống mới sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về các xe ô tô đăng kí ra vào bến và được cập nhật mỗi khi có thay đổi diễn ra. Điều quan trọng là trong thông tin đăng kí của từng xe sẽ bao gồm cả thời gian xe vào bến và thời gian xe xuất bến. Thông tin này sẽ hỗ trợ nhân viên bán vé biết được thời gian xe xuất bến gần nhất để thông báo cho hành khách. Hàng ngày, khi một xe ô tô vào bến thì nhân viên quản lý bến sẽ cập nhật thời gian vào bến của xe, thông tin này được cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Khi có yêu cầu của nhân viên bán vé thông tin này sẽ được truy xuất từ cơ sở dữ liệu, kết quả là nhân viên bán vé biết được xe nào đang có trong bến và thời gian nào xe sẽ chạy. Khi hệ thống quản lý bến xe được tổ chức lại thì quá trình mua bán vé sẽ được diễn ra duy nhất ở một nơi đó là quầy bán vé của bến xe. Và như vậy hành khách có thể yên tâm về nhưng thông tin được nhân viên bán vé cung cấp. Khi ô tô xuất bến, hệ thống thông tin cũng sẽ cập nhật thông tin này. Và khi nhân viên bán vé tìm kiếm sẽ không thấy xe ô tô đã xuất bến trong danh sách xe sắp xuất bến nữa. 3.1.3.2- Hệ thống quản lý bán vé. Hệ thống được thiết kế giúp nhân viên bán vé tìm kiếm thông tin xe nhanh chóng để cung cấp cho hành khách. Khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36501.doc
Tài liệu liên quan