Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng gia công từ nguyên phụ liệu nhập khẩu

1. Tổng quan về công ty TNHHanotex

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .3

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.3

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.3

1.4 Thực trạng ứng dụng tin học của công ty.5

2. Đề tài nghiên cứu

2.1 Tên đề tài 7

2.2 Lý do lựa chọn đề tài.7

2.3 Mục tiêu của đề tài .8

2.4 Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài .8

2.5 Công cụ thực hiện đề tài .9

2.5.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access .12

2.5.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic .13

CHƯƠNG 2

Cơ sở phương pháp luận xây dựng hệ thống thông tin quản lý

1. Khảo sát hệ thống.17

1.1. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống.17

1.2. Khảo sát hệ thống.17

1.2.1. Khảo sát sơ bộ.17

1.2.2. Khảo sát chi tiết.18

2. Phân tích hệ thống.19

1. Sơ đồ luồng thông tin (IFD).19

2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).21

3. Thiết kế hệ thống.21

3.1. Thiết kế lôgíc.27

3.1.1. Thiết kế CSDL lôgic đi từ các thông tin ra.27

Bước1:Liệt kê tất cả các thông tin đầu ra của HTTT( Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng ).27

Bước2: Xác định cấu trúc dữ liệu đảm bảo cho từng đầu ra.27

Công việc1: Liệt kê thành danh sách các phần tử thông tin có trong đầu ra đó.

Công việc 2: Thực hiện chuẩn hoá mức 1 (1.NF)

Công việc 3: Thực hiện chuẩn hoá mức 2 (2.NF)

Công việc 4: Chuẩn hoá mức 3 (3.NF)

Công việc 5: Mô tả các tệp

Bước3:Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL .28

Bước4:Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ: .28

Bước5:Xác định liên hệ lôgic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu

3.1.2. Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá . 29

3.1.3. Thiết kế lôgíc xử lý .30

3.2. Thiết kế Vật lý ngoài. .30

4. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng 31

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH HANOTEX.

 

1. Khảo sát Hệ thống thông tin quản lý xuất nhập khẩu công ty TNHH Hanotex.32

1.1. Khảo sát sơ bộ.33

1.2. Khảo sát chi tiết.33

1.2.1. Môi trường thực tế của công ty.33

1.2.2. Mô hình xử lý dưới góc độ tin học.33

1.2.3. Mô tả chi tiết.33

2. Phân tích hệ thống.40

2.1. Sơ đồ chức năng của hệ thống(BFD) .44

2.2.Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).45

+Sơ đồ ngữ cảnh.47

+Sơ đồ luồng dữ liệu các mức.48

2.3 Sơ đồ luồng thông tin (IFD).52

3. Thiết kế hệ thống.57

3.1.Thiết kế tệp cơ sở dữ liệu.57

3.1.1. Sơ đồ DSD.66

3.1.2. Thiết kế tệp cơ sở dữ liệu.67

3.1.3. Sơ đồ quan hệ thực thể (ERD).71

3.2. Thiết kế giao diện và hội thoại.72

3.3. Thiết kế các báo biểu, cài đặt và hướng dẫn sử dụng.82

4. Một số thuật toán của hệ thống.85

Phụ lục .88

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng gia công từ nguyên phụ liệu nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu, tệp dữ liệu và phần tử thông tin. -Mẫu phích xử lý logic Tên xử lý Mô tả Tên DFD liên quan : Các luồng dữ liệu vào : Các luồng dữ liệu ra: Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng: Mô tả logic của xử lý: Phích xử lý logic Tên luồng : Mô tả : Tên DFD liên quan : Nguồn : Đích : Các phần tử thông tin : Phích luồng dữ liệu Tên phần tử thông tin: Loại: Độ dài: Tên DFD có liên quan: Các giá trị cho phép : Phích phần tử thông tin Tên kho: Mô tả : Tên DFD có liên quan : Các xử lý có liên quan : Tên sơ đồ Cấu trúc dữ liệu có liên quan : Phích kho dữ liệu Tên tệp: Mô tả : Tên DFD có liên quan : Các phần tử thông tin : Khối lượng (Bản ghi, ký tự): Phích tệp dữ liệu Ngôn ngữ cấu trúc dùng để mô tả xử lý lô gíc trên phích xử lý Ngôn ngữ này chứa các động từ như: đọc, ghi, sắp xếp, chuyển sang, trộn, cộng, trừ, nhân, chia, hãy thực hiện... Các phép toán số học và lô gíc thường dùng. Ngôn ngữ cũng dùng các danh từ được dùng để mô tả dữ liệu trong từ điển hệ thống. Ngôn ngữ cấu trúc không dùng các trạng từ và tính từ. Ngôn ngữ cấu trúc chỉ dùng các cấu trúc sau đây để viết các câu: 1.Tiếp theo (Sequence) 2.Nếu...thì... 3.Nếu...thì...Nếu không thì... 4.Trong khi mà... 5.Cho đến khi 6.Câu phức hợp Bắt đầu...Kết thúc. 7.Theo các trường hợp Ngôn ngữ cấu trúc tiếng anh cũng có thể dùng khi thiết kế. Ngôn ngữ này chứa các động từ như: Read, Write, Sort, Move, Merge, Add, Substract, Multiply, Division, Do..., Các phép toán số học và lô gíc thường dùng. Ngôn ngữ cũng dùng các danh từ được dùng để mô tả dữ liệu trong từ điển hệ thống. Ngôn ngữ cấu trúc không dùng các trạng từ và tính từ. Ngôn ngữ cấu trúc chỉ dùng các cấu trúc sau đây để viết các câu 1.Tiếp theo (Sequence 2.If...Then... 3.If...Then...Else 4.While...Do... 5.Repeat...Until... 6.Câu phức hợp Begin...End. 7.Case...Of Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD 1.Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu. 2.Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn luôn đi cùng nhau thì có thể chỉ tạo ra một luồng duy nhất. 3.Xử lý luôn phải được đánh mã số. 4.Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau 5.Tên cho xử lý phải là một động từ. 6.Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác với luồng ra từ một xử lý. Đối việc phân rã DFD 7.Thông thường một xử lý mà lô gíc xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiểm một trang giấy thì không phân rã tiếp. 8.Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD. 9.Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã. 10. Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Đây còn gọi là nguyên tắc cân đối (Balancing) của DFD. 11.Xử lý không phân rã tiếp thêm thì được gọi là xử lý nguyên thuỷ. Mỗi xử lý nguyên thuỷ phải có một phích xử lý lô gíc trong từ điển hệ thống. Sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu là hai công cụ thường dùng nhất để phân tích và thiết kế HTTT. Chúng thể hiện hai mức mô hình và hai góc nhìn động và tĩnh về hệ thống. Những công cụ này được phần lớn các phân tích viên sử dụng với mức độ khác nhau, bất luận quy mô dự án lớn hay nhỏ cũng như kích cỡ của tổ chức to hay nhỏ. Ngày nay một số công cụ được tin học hoá, vì vậy có thêm nhiều phần mêm cho phép xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu của một hệ thống. Một số phần mềm tinh tế hơn cho khả năng tạo ra đồng thời cả sơ đồ luồng dữ liệu và từ điển hệ thống. Tuy nhiên, các công cụ chỉ giúp các nhà phân tích tạo nhanh hơn các sơ đồ hoặc mối liên quan giữa sơ đồ và các yếu tố trong từ điển, chứ nó không thực hiện thay công việc của nhà phân tích và việc phát hiện lỗi trên sơ đồ vẫn thuộc trách nhiệm nhà phân tích. Các công cụ phân tích và thiết kế HTTT Động Tĩnh Vật lý IFD ( Information Flow Diagram) Sơ đồ luồng thông tin SD (System Dictionary) Từ điển hệ thống. Các phích vật lý. Lô gíc DFD (Data Flow Diagram) Sơ đồ luồng dữ liệu SD (System Dictionary) Từ điển hệ thống. Các phích lô gíc Các bước của giai đoạn phân tích hệ thống 1.0 Thiết kế biểu mẫu và báo cáo 2.0 Thiết kế các giao diện và hội thoại 3.0 Thiết kế CSDL lôgic Hồ sơ dự án Các dòng dữ liệu, các mô hình E-R, các Mẫu báo biểu Lựa chọn vật mang cho đầu vào/ra, khuôn dạng các biểu Mẫu và báo cáo Đầu vào/ra, các mô hình dữ liệu, mô hình tiến trình Các thực đơn, biểu tượng, giao diện và các đặc tả hội thoại Các dòng dl, kho dl, sơ đồ e-r, các đầu vào/ra Các quan hệ đa chuẩn hoá 3. Thiết kế hệ thống Sản phẩm đưa ra của giai đoạn này là mô hình hệ thống mới bằng các sơ đồ luồng dữ liệu DFD, các sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD, các sơ đồ phân tích tra cứu và các phích lôgíc của từ điển hệ thống. Việc thiết kế lôgíc nên bắt đầu từ việc thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống mới. Cách tiếp cận như vậy bảo đảm tất cả các dữ liệu cần thiết, chỉ những dữ liệu đó sẽ được nhập vào và lưu trữ trong hệ thống và chỉ những xử lý yêu cầu sẽ được thực hiện. Phương pháp sẽ thiết kế các bộ phận HTTT mới theo trật tự sau: Thiết kế CSDL, thiết kế xử lý và thiết kế các dòng vào. Với mỗi nhiệm vụ trên cần bổ sung hoàn chỉnh tài liệu và hợp thức hoá mô hình lôgic. 3.1. Thiết kế lôgíc Thiết kế CSDL lôgic đi từ các thông tin ra Bước1:Liệt kê tất cả các thông tin đầu ra của HTTT( Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận của chúng ) Bước2: Xác định cấu trúc dữ liệu đảm bảo cho từng đầu ra Công việc1: Liệt kê thành danh sách các phần tử thông tin có trong đầu ra đó. - Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu. - Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. - Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra. - Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý. Công việc 2: Thực hiện chuẩn hoá mức 1 (1.NF) - Chuẩn hoá mức 1 (1.NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý. - Gắn thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc. Công việc 3: Thực hiện chuẩn hoá mức 2 (2.NF) - Chuẩn hoá mức 2 (2.NF) quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khoá chứ không phụ thuộc vào một phần của khoá. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới. - Lấy bộ phận khoá đó làm khoá cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Công việc 4: Chuẩn hoá mức 3 (3.NF) - Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng vào 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y với X. - Xác định khoá và tên cho mỗi danh sách mới. Nhận xét thấy cả 5 danh sách trên đều không xảy ra sự phụ thuộc hàm bắc cầu, dó đó chúng đều ở dạng chuẩn 3.NF Công việc 5: Mô tả các tệp Mỗi danh sách xác định được sau bước chuẩn hoá mức 3 sẽ là một tệp cơ sở dữ liệu. Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu về tệp. Tên tệp viết chữ in hoa, nằm phía trên. Các thuộc tính nằm trong các ô, thuộc tính khoá có gạch chân. Bước3:Tích hợp các tệp để chỉ tạo ra một CSDL Từ mỗi đầu ra, theo các thực hiện ở bước 2 sẽ tạo ra rất nhiều danh sách và mỗi danh sách là liên quan tới một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp tất cả các thuộc tính chung và riêng của những danh sách đó. Bước4:Xác định khối lượng dữ liệu cho từng tệp và toàn bộ sơ đồ: Xác định khối lượng các bản ghi cho từng tệp. Xác định độ dài cho một thuộc tính. Bước5:Xác định liên hệ lôgic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng các mũi tên hai chiều, nếu có quan hệ một – nhiều thì vẽ hai mũi tên về hướng đó. Biểu diễn các tệp và vẽ sơ đồ liên kết giữa các tệp: 3.1.2. Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hoá Phương pháp này có một số khái niệm cơ bản: - Thực thể: Trong mô hình lô gic dữ liệu được dùng để biểu hiện những đối tượng cụ thể hoặc trừu tượng trong thế giới thực mà ta muốn lưu trữ thông tin về chúng. Vấn đề quan trọng là phải hiểu khái niệm thực thể cho một sự liên tưởng tới một tập hợp các đối tượng có cùng các đặc trưng chứ không phải là một đối tượng riêng biệt. - Liên kết: Một thực thể không tồn tại độc lập với các thực thể khác. Có sự liên hệ qua lại giữa các thực thể khác nhau. Cũng có thể gọi là có quan hệ với nhau. Khái niệm liên kết được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực thể. Số mức độ của liên kết - Liên kết loại Một – Một (1@1): Một lần xuất của thực thể A được liên kết với chỉ một lần xuất của thực thể B và ngược lại. - Liên kết loại Một – Nhiều (1@N): Mỗi lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B chỉ liên kết duy nhất một lần của thực thể A. - Liên kết loại Nhiều – Nhiều (N@N): Một lần xuất của thực thể A được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể B và mỗi lần xuất của thực thể B được liên kết với một hoặc nhiều lần xuất của thực thể A. 3.1.3. Thiết kế lôgíc xử lý Các khái niệm cơ sở: - Sự kiện: Việc thực thi đến nó làm khởi sinh sự thực hiện của một hoặc nhiều việc khác. - Đồng bộ: một điều kiện lôgíc kết hợp các sự kiện, thể hiện các quy tắc quản lý mà hệ thống thông tin phải kiểm tra để khởi sinh các công việc. - Công việc: là một tập hợp các xử lý có thể thực hiện có chung các sự kiện khởi sinh. - Quy tắc ra: điều kiện thể hiện các quy tắc quản lý, quy định việc cho ra kết quả của một công việc. - Kết quả: sản phẩm của việc thực hiện một công việc. Kết quả có chung một bản chất như sự kiện, nó có thể là cái phát sinh việc thực hiện một công việc khác. Do đó, phần thiết kế xử lý lôgíc chỉ bàn đến các mô hình - Phân tích tra cứu: là tìm hiểu xem, bằng cách nào để có được những thông tin đầu ra từ các tệp đã được thiết kế trong phần thiết kế CSDL. Phân tích tra cứu một Mặt giúp cho việc xem xét lại khâu thiết kế CSDL đã hoàn tất chưa, nghĩa là CSDL đã đủ sản sinh các đầu ra hay không, Mặt khác nó phát triển một phần lôgíc xử lý để tạo các thông tin ra. Kết quả của việc phân tích này sẽ được thể hiện thành sơ đồ phân tích tra cứu và đưa vào các phích xử lý trong từ điển hệ thống. - Phân tích cập nhật: Thông tin CSDL phải được cập nhật thường xuyên đảm bảo CSDL phản ánh tình trạng mới nhất của các đối tượng mà nó quản lý. 3.2. Thiết kế Vật lý Thiết kế vật lý ngoài là mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được lựa chọn ở giai đoạn trước đây. Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài: Phân tích viên lựa chọn phương tiện, khuôn dạng của các dòng vào/ra, xác định cách thức hội thoại tin học hoá của hệ thống và cách thức thực hiện các thủ tục thủ công. Phân bố thời gian và lập danh mục các sản phẩm. Thiết kế chi tiết vào/ra Thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và thể thức nhập tin cho người sử dụng. Công việc này rất quan trọng trên thực tế, vì những nhận xét đánh giá về hệ thống thông tin của người sử dụng là dựa vào những yếu tố vào/ra này. Thiết kế cách thức giao tác với phần tin học hoá. Một HTTT thường phải thực hiện nhiều công việc khác nhau như: cập nhật, in ấn báo cáo, tra cứu CSDL, sao chép bảo đảm an toàn dữ liệu...Thao tác viên hay người sử dụng HTTT phải có khả năng chỉ thị cho hệ thống công việc cần phải làm. Chính bằng cách thông qua các giao tác người – máy mà thao tác viên chỉ cho hệ thống biết phải làm gì và kiểm soát trật tự hiện thống tin ra trên màn hình và sản sinh các thông tin đầu ra. Có 4 cách thức chính để thực hiện việc tương tác với hệ thống tin học hoá. + Giao tác bằng tập hợp lệnh. + Giao tác bằng các phím trên ban phím. + Giao tác qua thực đơn. + Giao tác dựa vào các biểu tượng. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng : Kết thúc một dự án xây dựng Hệ thống thông tin bằng công đoạn cài đặt phần mềm lên hệ thống của người sử dụng. đồng thời đưa ra những hướng dẫn chi tiết về hệ thống và cách thức thao tác với hệ thống để người sử dụng dễ dàng nắm bắt và sử dụng. Chương 3 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở công ty tnhh Hanotex Khảo sát HTTT quản lý xuất nhập khẩu ở công ty TNHH Hanotex 1.1. Khảo sát sơ bộ - Đầu vào ( Inputs ) của hệ thống là các loại chứng từ : Bộ chứng từ giao hàng, Tờ khai xuất nhập khẩu, Bản đăng ký định mức thực tế sản xuất... - Nguồn ( Sources ) của hệ thống: Bên trong : Bộ phận xuất nhập khẩu Phân xưởng sản xuất Bộ phận kho Bộ phận mua hàng Bên ngoài : Khách hàng ( Bên thuê gia công ) Bạn hàng ( Bên nhận gia công chuyển tiếp ) - Kết quả xử lý (Outputs) là các báo cáo và hồ sơ thanh khoản hợp đồng được chuyển đến các đích hoặc cập nhật vào kho dữ liệu. - Đích ( Destination ) là các bộ phận có nhu cầu thông tin từ hệ thống Bên trong: Giám đốc Bộ phận xuất nhập khẩu Bộ phận kế toán tài vụ Bên ngoài: Hải quan Khách hàng Bạn hàng - Kho ( Storage ) là nơi lưu giữ dữ liệu. Dữ liệu về nguyên phụ liệu sẽ được thu thập trong suốt quá trình từ khi nhập về, sản xuất và xuất trả nó ở dạng thành phẩm, xử lý bởi hệ thống và các kho dữ liệu đã lưu trữ từ trước, đưa ra kết quả, chuyển kết quả tới đích hoặc các kho dữ liệu. - Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển hệ thống thông tin Quản lý xuất nhập khẩu của công ty. Những vấn đề về quản lý: Các hợp đồng gia công ngày càng nhiều, với lượng hàng gia công ngày càng lớn, lưu lượng xuất nhập ngày càng cao, dữ liệu lưu trữ ngày càng phức tạp. Cán bộ của bộ phận xuất nhập khẩu có trình độ ngày càng cao về tin học, tuy vậy vẫn cần một lực lượng đông đảo để quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu. Việc quản lý trở nên khó khăn và kém hiệu quả do tính đồng bộ thấp trong công việc và cách quản lý của mỗi cán bộ là khác nhau và trình độ quản lý cũng khác nhau. Những yêu cầu mới của tổng cục hải quan về Quản lý xuất nhập khẩu mặt hàng gia công: Yêu cầu tự động hoá việc lưu dữ dữ liệu. Kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Sự thay đổi của công nghệ: Sự ra đời của hệ thống nhận tờ khai điện tử. Sự ra đời của phần mềm quản lý hàng đầu tư – gia công tự động. 1.2. Khảo sát chi tiết hệ thống 1.2.1. Môi trường thực tế của hệ thống Bộ phận Kinh doanh xuất nhập khẩu Quản lý hệ thống thông qua phần mềm quản lý MS Excel. Trong khi đó điều kiện kỹ thuật cho phép sử dụng phần mềm quản lý để đăng ký trực tiếp Hợp đồng, Tờ khai, Định mức sản xuất một cách nhanh chóng với Hải quan qua Hệ thống mạng Internet. Đồng thời thực hiện đối chiếu hồ sơ thanh khoản hợp đồng trực tiếp và nhanh chóng cũng trên hệ thống máy tính này. Công việc còn lại chỉ là Hải quan kiểm nghiệm thực tế và xác nhận đã kiểm tra. 1.2.2. Mô hình xử lý dưới góc độ tin học: Các tài liệu thu thập: + Hợp đồng gia công và phụ kiện Hợp đồng gia công + Tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu + Bản đăng ký định mức sản xuất thực tế + Bộ hồ sơ Thanh khoản hợp đồng Thông tin vào: Các thông tin vào là rất cần thiết đảm bảo cho quá trình xử lý, tổng hợp dữ liệu, đáp ứng các yêu cầu đặt ra một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống yêu cầu các thông tin đầu vào như sau: + Thông tin về hợp đồng gia công, hàng gia công, khách hàng đặt gia công. + Thông tin về nguyên phụ liệu nhập cho hợp đồng gia công. Thông tin về sản phẩm gia công xuất trả. + Thông tin về lượng nguyên phụ liệu xuất tương ứng với Mặt hàng gia công đó. Thông tin ra: Thông tin ra là những thông tin đã xử lý và tổng hợp từ các thông tin đầu vào. Do đó những thông tin đầu ra thường là những thông tin chính xác, cô đọng, đáp ứng được nhu cầu quản lý trong công ty. Hệ thống yêu cầu các thông tin đầu ra như sau: + Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu nhập khẩu + Bảng tổng hợp thành phẩm xuất khẩu + Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu xuất khẩu tương ứng với thành phẩm. + Bảng thanh khoản hợp đồng gia công 1.2.3. Mô tả chi tiết bài toán Hệ thống tiến hành theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu bắt đầu từ giai đoạn Tiếp nhận hợp đồng gia công, tổng hợp kết quả, và lập hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công khi kết thúc một hợp đồng gia công. Công ty TNHH Hanotex: là một công ty chuyên thực hiện các “Hợp đồng gia công” hàng may mặc cho thương nhân nước ngoài. Những điều khoản tiêu biểu trong một Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu: Thoả thuận giữa Bên thuê gia công – Thương nhân nước ngoài và Bên nhận gia công – Công ty Việt Nam ( Hanotex) 1. Bên công ty Việt Nam nhận sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho bên thuê gia công. 2. Hàng hoá gia công sẽ được đề cập trong các Phụ lục hợp đồng: Tên hàng, Ký mã hiệu, Số lượng, Đơn giá, Tổng trị giá, thời hạn giao nguyên phụ liệu và thời hạn giao hàng. 3. Bên thuê gia công giao hồ sơ chứng nhận nguyên phụ liệu trước khi tàu cập cảng. Và gửi nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công theo điều kiện C.I.F Bên nhận gia công có trách nhiệm làm thủ tục nhập máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu về đến công ty mình và hạch toán SX – KD theo chế độ quy định của Việt Nam. Nguyên phụ liệu do bên Thuê cung cấp bao gồm cả %hao phí thống nhất trong bản định mức. 4. Bên thuê cung cấp cho Bên nhận Mẫu, pattern, bảng phối màu, quy trình... Bên nhận có trách nhiệm may đúng quy định bên Thuê đã đưa ra. Bên nhận thông báo cho bên thuê biết số lượng nguyên phụ liệu thiếu thừa so với Packing list trong vòng 3 ngày tính từ ngày kết thúc việc kiểm tra nguyên phụ liệu. 5. Bên thuê có trách nhiệm bổ sung cho bên nhận mượn một số máy móc thiết bị còn thiếu để phù hợp sản xuất mặt hàng bên thuê. 6. Trước ngày giao hàng bên nhận phải làm thủ tục xuất thành phẩm theo hướng dẫn của bên thuê và giao hàng đến cảng Hải phòng theo điều kiện F.O.B. 7. Nguyên phụ liệu thừa của những mã hàng đã kết thúc sẽ chuyển vào mã hàng sau cho đến khi kết thúc hợp đồng thì xuất trả lại cho bên thuê. Phế liệu huỷ theo pháp luật Việt Nam. 8. Sau khi giao hàng 5 ngày bên B phải giao toàn bộ chứng từ thanh toán cho bên A Bộ hồ sơ thanh toán gồm: -Hoá đơn thương mại:03 bộ -Packinglist:03bộ -Bộ vận đơn xếp hàng sạch (B/L): 3/3 bộ -Giấy chứng nhận xuất xứ (Cô): 1 bản gốc, 1 bản sao 9. Hai bên cùng hợp tác trong x năm bắt đầu từ ngày a tới ngày b. Nói cách khác, những nhiệm vụ mà hai bên cần thực hiện như sau: Bên thuê Bên nhận Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu 1.Cung cấp nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị -Làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá với Hải quan -Nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị do Bên thuê cung cấp với sự quản lý của Hải quan. -Lập tờ khai nhập. -Thu thập và xử lý dữ liệu nguyên phụ liệu nhập 2.Cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật -Sản xuất -Làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá với Hải quan. -Xuất trả thành phẩm cho bên thuê. -Thu thập thông tin về định mức thực tế sản xuất. -Thu thập và xử lý dữ liệu sản xuất thành phẩm -Lập tờ khai xuất -Thanh khoản hợp đồng -Những quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài mà Bộ phận xuất nhập khẩu cần thực hiện: 1. Giải thích từ ngữ +Nguyên liệu gia công: Bao gồm nguyênliệu, phụ liệu, vật tư gia công +Phế liệu gia công: bao gồm phế liệu từ nguyên phụ liệu gia công; máy móc, thiết bị thuê mướn phục vụ gia công bị hư hỏng không còn sử dụng được phải loại đi dưới dạng phế liệu. 2.Trách nhiệm của doanh nghiệp cần thực hiện 2.1.Tiếp nhận hợp đồng Chậm nhất 1 ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp nộp và xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng: Hồ sơ hải quan gồm có: - Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng kèm theo (nếu có): 01 bản chính và 01 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài); - Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản photocopy. 2.2.Thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng: -Tờ khai hàng nhập khẩu: 02 bản chính; -Vận tải đơn: 01 bản sao từ các bản original hoặc bản surrendered hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy; -Hoá đơn thương mại: 01 bản chính; -Bản kê chi tiết hàng hoá ( nếu nguyên liệu đóng gói không đồng nhất) : 01 bản chính và 01 bản copy. Hàng hoá nhập về phải phù hợp với tờ khai đã đăng ký và được Hải quan kiểm tra theo dõi. *** Trường hợp Hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng gia công có thoả thuận về việc Bên nhận tự cung ứng một vài loại nguyên phụ liệu (Thông tin về Tên gọi, Định mức, tỷ lệ hao hụt, số lượng, đơn giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.) -Nguyên phụ liệu được mua tại thì trường trong nước: Không cần làm thủ tục nhập khẩu. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, phải khai rõ tên gọi, định mức, tỷ lệ hao hụt thực tế, lượng sử dụng tương ứng với sản phẩm xuất khẩu. -Nguyên phụ liệu được nhập từ nước ngoài về Làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực hiện theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu Khi làm thủ tục xuất khẩu ( như trên) Thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; tờ khai xuất khẩu là tờ khai xuất khẩu gia công; định mức nguyên liệu là định mức của hợp đồng gia công; hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công. 2.3.Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công: Hồ sơ Hải quan gồm: -Tờ khai xuất khẩu: 02bản chính -Bảng định mức của từng mã hàng có trong lô hàng xuất khẩu (Đối với mã hàng chưa đăng ký định mức với Hải quan) 02bản chính -Bảng khai nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng tương ứng với lượng sản phẩm gia công trên tờ khai xuất khẩu. Sản phẩm xuất phù hợp với tờ khai xuất, định mức phù hợp với bản định mức đã đăng ký Hải quan. ***Sản phẩm gia công có thể được nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hoặc tiêu dùng trực tiếp. ***Trường hợp Hợp đồng gia công có sản phẩm gia công chuyển tiếp (Hợp đồng gia công giao) và hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp làm nguyên liệu gia công (Hợp đồng gia công nhận) phải làm thủ tục giao nhận sản phẩm gia công đảm bảo phù hợp với tờ khai hàng gia công chuyển tiếp. ***Sản phẩm gia công có thể dùng để thanh toán tiền gia công. 2.4.Thủ tục thanh khoản hợp đồng Hồ sơ thanh khoản hợp đồng: -Bảng tổng hợp nguyên liệu nhập khẩu kèm Tờ khai nhập khẩu (kể cả tờ khai nhập khẩu tại chỗ; tờ khai nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp; tờ khai nhận chuyển nguyên liệu từ hợp đồng gia công khác sang) -Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu kèm Tờ khai xuất khẩu (kể cả tờ khai xuất khẩu tại chỗ; tờ khai giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp; tờ khai giao nguyên liệu sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công) -Bảng tổng hợp máy móc thiết bị tạm nhập kèm tờ khai tạm nhập máy móc thiết bị mượn; tờ khai nhập máy móc thiết bị từ hợp đồng gia công khác. -Bảng tổng hợp nguyên liệu do bên nhận gia công cung ứng kèm Bảng khai nguyên liệu cung ứng khi xuất khẩu sản phẩm và hoá đơn mua hàng hoặc tờ khai nhập khẩu. -Bảng tổng hợp nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu -Bảng thanh khoản hợp đồng gia công. -Hệ thống thông tin nghiên cứu: Hệ thống thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. -Những vấn đề do người yêu cầu nêu lên: +Theo dõi nguyên phụ liệu nhập dưới các hình thức:1 Nhập giacông, 2Nhập sản xuất xuất khẩu,3 Tự cung ứng trong nước,4 Nhận từ hợp đồng khác sang, 5nhận gia công chuyển tiếp,6 Giao nguyên phụ liệu sang cho hợp đồng khác. +Theo dõi thành phẩm dưới các hình thức: 1Xuất giacông, 2Xuất tại chỗ, 3giao sản phẩm Gia công chuyển tiếp. +Theo dõi máy móc thiết bị dưới hình thức: tạm nhập, nhận từ hợp đồng gia công khác sang. Mô hình xử lý dưới góc độ tin học hệ thông thông tin quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng đầu tư gia công từ nguyên liệu nhập khẩu Dữ liệu đầu vào -Thông tin về hợp đồng -Thông tin về tờ khai xuất nhập, định mức. Dữ liệu đầu vào -Thông tin về hợp đồng -Thông tin về tờ khai xuất nhập, định mức. Dữ liệu đầu vào -Thông tin về hợp đồng -Thông tin về tờ khai xuất nhập, định mức. Hệ thống thông tin quản lý xuất nhập khẩu Đầu vào Đầu ra Tác động vào chương trình Căn cứ để cập nhật dữ liệu Trợ giúp lập báo cáo 2. Phân tích hệ thống Sau khi nghiên cứu báo cáo đánh giá yêu cầu và thực tế đặt ra ở trên ta bước sang giai đoạn phân tích chi tiết. Đây là giai đoạn được coi là quyết định đến thành công của dự án. Mục đích chính của giai đoạn này là đưa ra những nhận xét chính xác nhất về hệ thống, những mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới cũng như để đưa ra các giải pháp để đạt được những mục tiêu trên. 2.1. Sơ đồ chức năng của hệ thống Do đặc trưng sản xuất, việc nhập máy móc thiết bị thường được thực hiện một lần vào thời điểm ba

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3498.doc
Tài liệu liên quan