Đề tài Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo chỉ dẫn địa lý

MỤC LỤC

Lời nói đầu 7

Phần I: Cơ sở lý luận 8

I. Một số khái niệm cơ bản 8

1. Thương hiệu 8

2. Nhãn hiệu hàng hóa 9

3. Tên gọi xuất xứ hàng hóa 10

4. Thị trường 11

II. Thương hiệu sản phẩm 12

1. Thành phần của thương hiệu sản phẩm 12

1.1 Thành phần chức năng 12

1.2 Thành phần cảm xúc 12

2. Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm 13

3. Tác dụng của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm 16

3.1 Với doanh nghiệp 16

3.2 Với người tiêu dùng 17

III. Chỉ dẫn địa lý 19

1. Sự phát triển CDĐL và TGXX trên thế giới 19

1.1 Giới thiệu chung 19

1.2 CDĐL và Hiệp định TRIPS 20

2. Thể chế và chính sách của Việt Nam về CDĐL và TGXX 22

2.1 CDĐL và TGXX trong các quy định về thể chế của Việt Nam 22

2.2 Quy trình xây dựng CDĐL và TGXX 23

IV. Kinh nghiệm trong xây dựng và bảo hộ CDĐL cho sản phẩm 28

1. Trên thế giới 28

1.1 Thái Lan với tiến trình sử dụng quy định về CDĐL 28

1.2 Kinh nghiệm xây dựng CDĐL cho cà phê chè ở Indonexia 30

2. Ở Việt Nam 33

2.1 Xây dựng và bảo hộ sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu 33

2.2 Xây dựng CDĐL gạo Tám xoan Hải Hậu 34

Phần II. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 36

I. Đặc điểm cơ bản địa bàn nghiên cứu 36

1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 36

2. Tình hình kinh tế xã hội 45

II. Thực trạng sản xuất và phân phối gạo đặc sản Điện Biên 49

1. Thực trạng sản xuất lúa 49

2. Tình hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao 51

3. Thực trạng phân phối và tiêu thụ gạo đặc sản 52

III. Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 55

1. sự cần thiết xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 55

2. Cơ sở xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên 57

IV. Điều kiện xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên theo CDĐL 59

1. Điều kiện về sản phẩm 59

2. Điều kiện chính quyền địa phương 60

V. Các thủ tục tiến hành xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 65

1. Xác định chủ thể 65

2. Xác định bộ hồ sơ 65

3. Tiến hành các thủ tục nộp đơn và theo đuổi đơn 67

VI. Những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng thương hiệu gạo Điện Biên 68

1. Khung thể chế và pháp lý chưa hoàn thiện 68

2. Sự hiểu biết về CDĐL và TGXX còn hạn chế 69

3. Chưa có sự thống nhất về vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan 70

4. Vai trò của Hiệp hội, nghiệp đoàn trong xây dựng thương hiệu còn mờ nhạt 70

Phần III. Giải pháp 72

1. Hoàn thiện khung pháp lý của nhà nước về CDĐL 72

2. Nâng cao sự hiểu biết về TGXX và CDĐL 73

3 Phân rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan 73

4 Tiến tới xây dựng Hiệp hội sản xuất gạo Điện Biên, nâng cao vai trò của người nông dân 58

5 Một số giải pháp khác 59

Tài liệu tham khảo 61

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng thương hiệu cho gạo đặc sản Điện Biên theo chỉ dẫn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện tích phù hợp được tiến hành, ranh giới sản xuất được xác định bởi các yếu tố: giống, địa hình, độ cao, mạng lưới thủy văn…Dựa trên hệ thống thông tin địa lý trên bản đồ quy hoạch vùng nông nghiệp là cơ sở để lựa chọn mẫu nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu mẫu đã xác định được mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm, độ cao và mật độ che phủ của hệ thống cây bóng mát. + Đào tạo về CDĐL Đào tạo và hướng dẫn các thông tin về hệ thống bảo hộ CDĐL, phương pháp đánh giá chất lượng bằng cảm quan cho các quan chức chính phủ, giảng viên các trường đại học, viện nghiên cứu, nông dân, lãnh đạo các tổ chức nông dân nhằm phổ cập kiến thức về một lĩnh vực mới. Điều này còn góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thống CDĐL sau này. + Thành lập các nhóm, hiệp hội quản lý CDĐL: Nhiệm vụ quản lý sản phẩm mang CDĐL được giao cho một tổ chức của những người sản xuất, chế biến và thương mại, có thể là nhóm hoặc hiệp hội. Các tổ chức này được sự hỗ trợ của nhà nước và khung thể chế, chính quyền địa phương về tài chính và quảng cáo tiếp thị, các cơ quan khác trong việc thực hiện hệ thống giám sát… + Lập hồ sơ xin đăng bạ: Một hồ sơ đăng bạ sản phẩm đã được xây dựng với các cơ sở khoa học chặt chẽ bao gồm: . Bản mô tả sản phẩm, trong đó tên của sản phẩm, các công đoạn sản xuất bắt buộc như trong trang trại, xử lý sau thu hoạch…; . Quy trình sản xuất và chế biến; . Bản đồ mô tả sản xuất (bản đồ khoanh vùng) bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người; . Khả năng truy xuất của sản phẩm: dụng cụ kiểm tra, giám sát và hồ sơ theo dõi sản phẩm; . Mối liên hệ giữa các yếu tố đặc thù về địa lý, lịch sử, đặc thù về chất lượng, truyền thống, tổ chức thực hiện; . Cơ chế kiểm tra giám sát bao gồm hệ thống kiểm tra nội bộ và hệ thống kiểm tra bên ngoài. Các nghiên cứu và triển khai về cà phê Bali đã đạt được những kết quả đáng quý. Cà phê Bali đã được thị trường thế giới tiếp nhận với giá trị cao hơn so với thông thường. Trong quá trình đó có vai trò của các tổ chức của người sản xuất về tổ chức và quản lý sản xuất, chỉ dẫn địa lý, chính quyền địa phương về quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Nhưng thực tế cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết: sự thiếu hiểu biết về CDĐL và TGXX của người dân và các cơ quan nhà nước. Các sản phẩm đang phải đối mặt với vấn đề tiếp thị và quảng bá nhằm đạt được một giá trị sản phẩm phù hợp cho việc vận hành hệ thống quản lý và nâng cao chất lượng, khả năng truy xuất… Môi trường thể chế nhà nước vẫn còn bỏ ngỏ khi mà quy chế thực hiện của Luật Nhãn hiệu số 15 vẫn chưa được ra đời. Trong khi đó, người tiêu dùng lại chưa có kiến thức về CDĐL, vì thế việc xử lý những vi phạm trên thị trường gặp nhiều khó khăn. 2. Ở Việt Nam 2.1 Xây dựng và bảo hộ thương hiệu nước mắm Phú Quốc Quá trình xây dựng TGXX nước mắm Phú Quốc được thực hiện giai đoạn đầu tương đối tốt, nhưng đáng tiếc là các hoạt động hỗ trợ không được kéo dài và liên tục. Sau khi đăng bạ, mọi hoạt động hỗ trợ đã không được tiếp tục trên thực địa, việc tư vấn xây dựng TGXX đã tách rời hỗ trợ xây dựng tổ chức ngành hàng, tổ chức liên kết ngang và liên kết dọc giữa các tác nhân, do vậy kết quả đạt được bị hạn chế. Các vấn đề tồn tại lại không có các nhà tư vấn trợ giúp, TGXX không tiến triển đã làm mất lòng tin của người sản xuất về lợi ích của công việc này. Hệ thống pháp lý của Việt Nam về CDĐL và TGXX, các quy định về quyền lập hội hay các tổ chức dân sự chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là những quy trình hành chính tại địa phương và trung ương liên quan tới việc lập hồ sơ, thẩm định, đăng bạ, cấp quyền sử dụng... Quy định về hệ thống kiểm soát chất lượng không rõ ràng giữa kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài. Vai trò của các tác nhân cũng không rõ ràng trong khai thác và kiểm soát các hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng, bao bì, nhãn mác, thương mại các sản phẩm của TGXX nước mắm Phú Quốc. Huyện Phú Quốc hiện nay chưa có quy hoạch vùng sản xuất, đóng chai cho các nhà thùng từ Tp. Hồ Chí Minh về, người sản xuất tại Hồ Chí Minh không biết phải làm gì để thực hiện quy định đóng chai của Bộ Thủy sản nếu muốn được sử dụng TGXX. 2.2 Xây dựng chỉ dẫn địa lý gạo Tám xoan Hải Hậu Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định là nơi nổi tiếng từ lâu với sản phẩm gạo Tám xoan. Mặc dù đặc sản Tám xoan đã đưa Hải Hậu trở thành địa danh nổi tiếng, nhưng thời gian qua, người dân địa phương lại không mặn mà và tâm huyết với việc trồng và kinh doanh sản phẩm này. Nguyên nhân chủ yếu là người nông dân sản xuất đặc sản này không có lãi bằng các giống lúa mới cho năng suất cao như Tám tiêu, Tám ngố và cả Bắc Hương của Trung Quốc. Đứng trước đòi hỏi cần phải bảo tồn, phát triển giống lúa Tám xoan, phát triển kinh tế - xã hội thông qua cây trồng này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã phối hợp với Viện Khoa học Kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam xây dựng, chuẩn hóa và hỗ trợ bà con áp dụng mô hình quản lý sản phẩm cho tất cả các giai đoạn từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, cho đến các hoạt động thu mua, chế biến, đóng gói, tiếp thị, tiêu thụ. Song song với việc xây dựng hệ thống quản lý canh tác và thương mại cho sản phẩm, ngày 08/06/2006, Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu đã có đơn gửi Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo Tám xoan. Từ ngày 31/05/2007, chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” cho sản phẩm gạo Tám xoan đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận bảo hộ. Với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, giá trị kinh tế của sản phẩm gạo Tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” đã được nâng lên đáng kể : những hộ nông dân trước đây canh tác lúa tám quy mô nhỏ đã gia nhập vào Hiệp hội, cùng tiến hành việc canh tác, chế biến lúa Tám theo 1 quy trình chuẩn. Người dân được hỗ trợ, hướng dẫn về kỹ thuật; sản phẩm được tiêu thụ theo kênh thị trường riêng, do đó, giá bán gạo cao hơn giá bán theo kênh phân phối tự do từ 800 – 1000 đ/kg … Nhờ đó, các giống lúa Tám truyền thống được bảo tồn và phát triển. Sản phẩm gạo Tám xoan mang chỉ dẫn địa lý “Hải Hậu” của Hiệp hội gạo Tám xoan Hải Hậu là tuân thủ các quy định của tên gọi xuất xứ. Có thể nói gạo Tám xoan Hải Hậu là sản phẩm đầu tiên của Nông nghiệp Việt Nam thực hiện xây dựng tên gọi xuất xứ theo thể thức mới, đặc biệt là xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế biến và thương mại. Phần II. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Điện Biên I. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu (khu vực lòng chảo Điện Biên) 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1 vị trí địa lý Điện Biên là huyện biên giới Việt - Lào, có 19 đơn vị hành chính xã (trong đó có 09 xã biên giới), có chung đường biên giới với tỉnh Phoong Sa Ly và tỉnh Luông Pha Bang (Lào) dài 154 km, có cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, của khẩu Quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu mạch sang Lào; huyện có diện tích tự nhiên 163.926 ha (đất NN 13.544 ha, đất LN 36.956 ha, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên); dân số 108.389 người, gồm 08 dân tộc (dân tộc Thái 53,72%, dân tộc Kinh 27,86%, dân tộc Mông 8,51%, dân tộc Khơ Mú 5%, dân tộc Lào 3,17%, còn lại là các dân tộc khác); Khu vực lòng chảo huyện Điện Biên: Phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm tỉnh Luông Pra Bang (Lào); phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La; Phía Tây giáp huyện Mường Mày tỉnh Phoong Sa Ly (Lào). Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ rệt: - Vùng lòng chảo: gồm 10 xã, có diện tích tự nhiên 33.902,42 ha chiếm 20,68% diện tích đất của huyện (7.041 ha đất nông nghiệp, 3.341 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (nhất là sản xuất lúa ruộng), phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung dân cư, trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên. - Vùng núi cao, vùng xa, biên giới (địa phương quen gọi là vùng ngoài) gồm 09 xã (trong đó có 08 xã đặc biệt khó khăn), có diện tích tự nhiên 129.792 ha (6.503 ha đất nông nghiệp, 33.615 ha đất lâm nghiệp, còn lại là đất khác và núi đồi tự nhiên), thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển thuỷ điện và xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vùng lòng chảo. Vùng lòng chảo Điện Biên hay còn gọi là cánh đồng Mường Thanh có Thành phố Điện Biên Phủ , trung tâm của tỉnh Điện Biện, được bao bọc bởi xung quanh là núi cao, trên địa bàn huyện Điện Biên gồm 10 xã, có tọa độ địa lý vào khoảng 210 05’ đến 210 40’ vĩ độ Bắc và 1020 48’ đến 1030 10’ kinh độ Đông. - Phía bắc giáp các xã của huyện Điện Biên, giáp TP Điện Biên Phủ; - Phía đông giáp huyện Điện Biên Đông; - Phía tây giáp nước CHDCND Lào; - Phía nam giáp các xã của huyện Điện Biên. Vùng lòng chảo Điện Biên nằm ở Trung tâm của huyện, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, có đường quốc lộ 279 chạy qua trung tâm vùng lòng chảo, với điều kiện đất đai mầu mỡ, là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc, với thời tiết khí hậu thuận lợi cho cây trồng phát triển, với công trình đại thuỷ nông Nậm Rốm đã được kiên cố hoá, đảm bảo tưới phục vụ sản xuất lúa thâm canh, hàng hoá, chất lượng. Hiện nay sản lượng lúa sản xuất ở cánh đồng Mường Thanh chiếm trên 80% sản lượng lúa của huyện Điện Biên và chiếm tới 53% sản lượng lúa của toàn tỉnh Điện Biên. Do vậy, cánh đồng Mường Thanh có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện Điện Biên nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung. 1.2 Địa hình, thổ nhưỡng - Vùng lòng chảo Điện Biên có độ cao trung bình 450 - 550m so với mặt biển, nghiên dần từ Bắc xuống Nam và thấp dần từ hai bên chân núi xuống sông Nậm Rốm, độ dốc trung bình từ 3 – 500. - Đất đai của vùng lòng chảo Điện Biên chủ yếu là đất phù sa, đất dốc tụ, tầng canh tác dầy, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thuận lợi cho phát triển của cây lúa và các cây trồng ngắn ngày khác. Dưới đây là bảng các loại đất các xã vùng nghiên cứu: Bảng 1: Diện tích các loại đất vùng lòng chảo huyện Điện Biên. TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ đất (%) 1 Đất phù sa được bồi 183 0,55 2 Đất phù sa không được bồi 895 2,69 3 Đất phù sa loang lổ đỏ vàng 5231 15,75 4 Đất phù sa ngòi suối 231 0,70 5 Đất lầy thụt 6 0,02 6 Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và Tr. tính 245 0,74 7 Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét 15068 43,29 8 Đất đỏ vàng trên đá cát 2512 7,56 9 Đất vàng nhạt trên phù sa cổ 983 2,96 10 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 215 0,65 11 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét, biến chất 7251 21,83 12 Đất mùn vàng nhạt trên đá cát 1056 3,18 13 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 26 0,08 Tổng diện tích các loại đất 33213 98,02 Ngòi suối 689 1,98 Tổng DT tự nhiên 33902 100,0 Nguồn : Phòng tài nguyên môi trường, Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên Hiện tại đất đai ở vùng lòng chảo huyện Điện Biên chủ yếu được sử dụng gieo trồng lúa nước và một số cây trồng cạn ngắn ngày như rau, đậu, khoai, cà phê. Bảng 2: Một số tính chất lý học của đất trồng lúa vùng lòng chảo Điện Biên . Địa điểm TÇng ®Êt (cm) Thµnh phÇn c¬ giíi % (mm) 0,25-0,02 0,02-0,002 <0,002 Khu Trại Lúa xã Thanh An- ĐB 0-18 30,4 36,2 33,4 18-42 18,8 32,4 48,8 Bản Bản Phủ xã Noong Hẹt - ĐB 0-20 58,6 20,4 21,0 20-45 36,0 38,0 26,0 Bản Na Lao xã Sam Mứn - ĐB 0-20 35,8 36,2 28,0 20-45 34,6 38,0 27,4 Trại 2 xã Thanh Xương- ĐB 0-19 30,4 36,2 33,4 19-43 18,8 32,4 48,8 Nguồn : Phòng tài nguyên môi trường huyện Điện Biên Kết quả nghiên cứu đặc tính hoá học Đất trồng lúa vùng Lòng chảo Điện Biên cho thấy: - Độ pH đất của vùng có độ chua ở mức chua và ít chua, tương đương từ 4,0 – 5,5, tầng đáy thương chua hơn tầng mặt. - Hàm lượng chất hữu cơ (OM %) trung bình (từ 1,0 – 2,0) và mức giầu (>2). - Đạm tổng số trong đất ở mức trung bình (>0,08) và mức giầu (>0,15) - Lân tổng số đều ở mức trung bình (>0,06 ) đến mức giầu (>0,1%) . - Kali tổng số ở mức trung bình ((1,0 – 2,0%) và mức nghèo (<1,0%). - Lân dễ tiêu ở mức từ nghèo đến trung bình và giầu; kali dễ tiêu luôn ở mức trung bình (10-20 mg/100g đất) và nghèo (<10 mg/100g đất). - Tổng Cation trao đổi vùng lòng chảo Điện Biên ở mức thấp. - Đất có dung tích hấp thu (CEC) từ 9,88-13,44. Tóm lại: đất trồng lúa vùng lòng chảo Điện Biên có độ phì trung bình và khá, tuy nhiên hàm lượng Kaly tổng số và dễ tiêu ở mức thấp. Đất vùng lòng chảo Điện Biên có thành phần từ thịt trung bình đến thịt nhẹ (40-55%). Nhìn chung, đất vùng lòng chảo Điện Biên là loại đất nhẹ. 1.3 Khí hậu, tài nguyên Vùng lòng chảo huyện Điện Biên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: Mùa lạnh và khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp, ít mưa, lượng bốc hơi nước lớn, ẩm độ thấp. Mùa nóng, ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, mưa nhiều, tập trung vào tháng 7 - 8, lượng bốc hơi nhỏ, độ ẩm cao. Bảng 3: Diễn biến thời tiết khí hậu của khu vực lòng chảo Điện Biên. Chỉ tiêu Nhiệt độ (oC) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa(mm) Độ ẩm ( % ) Trung bình 22,7 163,3 119,7 83 Tháng 1 16,9 164,7 6,3 80 Tháng 2 20,7 202,7 12,3 78 Tháng 3 20,8 188,7 51,7 80 Tháng 4 23,5 176,7 145,7 84 Tháng 5 25,2 197,7 103,0 82 Tháng 6 26,7 131,7 262,0 85 Tháng 7 27,1 121,0 369,3 87 Tháng 8 25,8 136,0 300,0 88 Tháng 9 24,6 159,0 130,3 85 Tháng 10 23,5 163,0 31,3 82 Tháng 11 19,7 167,3 15,7 82 Tháng 12 17,1 151,7 8,7 82 Cả năm 271,6 1960,0 1436,3 996,0 Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Điện Biên - Điên Biên Qua số liệu các bảng và biểu đồ cho thấy : -Số giờ nắng: Cây lúa cần một lượng tổng tích ôn đủ thì mới trỗ bông, nên yếu tố này là rất quan trọng. Tổng số giờ nắng trong các tháng ở mức trung bình, tuy nhiên tháng 4,5 và 8,9 là tương đối cao điều này sẽ là điều kiện tốt cho quá trình trỗ bông và phơi màu của 2 vụ đông xuân và vụ mùa. Qua bảng nghiên cứu cho thấy, số giờ nắng TB/năm của các trạm nghiên cứu có biến động khá lớn từ 1400 giờ đến trên 2.000 giờ. Ở Tây Bắc do ít mưa phùn nên từ cuối mùa đông nắng đã nhiều. Tại trạm Điện Biên có số giờ nắng đạt cao nhất so với các tỉnh phía Bắc, 2034 giờ. Vì vậy, đảm bảo thuận lợi cho canh tác lúa ngay từ khi gieo hạt vụ lúa đông xuân. Số giờ nắng cũng là cơ sở để tính ra bức xạ quang hợp cho các trạm nghiên cứu. Chế độ bức xạ và chiếu sáng của vùng Điện Biên tương đối dồi dào, tạo điều kiên tốt cho cây trồng quang hợp và phát triển, nhất là với cây lúa cần nhiều ánh sáng. - Chế độ nhiệt: Trung bình của các năm giao động không nhiều từ 22 - 23oC, nhiệt độ trung bình năm của Điện Biên không hơn các vùng nghiên cứu khác. Tuy nhiên nhiệt độ của Điện Biên phân bố đều hơn ngay cả các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình đạt từ 17 - 22 oC. Biên độ ngày đêm của nhiệt độ (chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất) được xem như là một chỉ tiêu để phân loại khí hậu. Ở Việt Nam chỉ một số vùng núi, duyên hải và hải đảo không đạt chỉ tiêu trên. Đối với sản xuất nông nghiệp biên độ nhiệt độ ngày đêm của không khí có tác dụng rất lớn đối với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đặc biệt trong quá trình quang hợp tích luỹ vật chất do quá trình hô hấp vào ban đêm. Do đó, đối với từng vùng thì thời gian có biên độ ngày lớn chính là thời gian thích hợp và thuận lợi đối với quá trình ra hoa, tạo quả và làm hạt (củ) của nhiều loại cây trồng. Nhiệt độ thấp làm thời gian sinh trưởng kéo dài, dẫn đến tăng số bông/m2, và tích lũy chất khô cũng tăng lên. Nhiệt độ ban đêm thấp hơn làm cho hô hấp giảm, lượng vật chất tiêu hao ít và tăng tích lũy cho cây lúa. Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ không khí của vùng Điện Biên là cao hơn hẳn so với các vùng khác. Đây chính điều kiên rất thuận lợi cho quá trình quang hợp tích luỹ vật chất do quá trình hô hấp vào ban đêm và quá trình tích lũy chất thơm, độ dẻo, trong của hạt lúa. Chính vì vậy, lúa ở vùng núi nói chung, vùng lòng chảo Điện Biên nói riêng trong điều kiện cùng giống, cùng mùa vụ có chất lượng tốt hơn các vùng khác. - Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm của các tháng là tương đối cao, điều này tạo thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển nhưng cũng là điều kiện để sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. - Lượng mưa: Qua theo dõi trong 3 năm thì thấy rằng lượng mưa ở Điện Biên là khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa, nhưng trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực thì lượng mưa lớn đặc biệt là tháng 6 và tháng 10. Do vậy cần căn cứ vào lượng mưa trung bình các tháng trong năm để bố trí mùa vụ hợp lý và nhất là thu hoạch lúa đúng thời điểm, thực hiện theo phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”. Một hạn chế nữa của chế độ mưa đối với sản xuất lúa ở lòng chảo Điện Biên là trong vụ xuân có 3 tháng đầu vụ (tháng 1 -3), lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi, nên dễ gây tình trạng khô hạn nếu việc tưới nước không được đảm bảo, duy trì. - Hiện trượng khí hậu đặc trưng gây rủi ro cho sản xuất nông nghiệp của vùng gồm các hiện trượng sau: + Gió Tây khô nóng thường xuất hiện từ cuối tháng 1 đến tháng 3, đã làm tăng cường bốc hơi nước tạo nên sự khô hạn trong đầu vụ xuân. Cụ thể như vụ xuận năm 2008 hạn hán nên ảnh hưởng lớn đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, lúa phát triển chậm, sau đó đến đầu tháng 4 lại có mưa lớn, làm dập đòng của lúa gieo cấy sớm, sâu bệnh phát triển. + Gió xoáy kèm theo mưa đá thường xuất hiện trong tháng 3, tháng 4, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và ảnh hưởng đến thời kỳ lúa xuân làm đòng, trỗ bông. + Sương muối kèm theo nhiệt độ thấp trong vụ đông và đầu vụ xuân thường 2 – 4 năm có 1 năm có sương muối nặng đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, gây rủi ro trong sản xuất. Như vậy: Qua theo dõi một số yếu tố chính của thời tiết khí hậu vùng nghiên cứu cho thấy rằng, điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên cần có chế độ nước hợp lý, nhất là phải có hệ thống tiêu nước kịp thời của các tháng đầu vụ xuân và gần thu hoạch. Đi đôi với vấn đề thuỷ lợi thì cũng cần quan tâm đến vấn đề phòng trừ dịch hại mà một trong những biện pháp quan trọng là chế độ bón phân, gieo cấy với mật độ hợp lý. 1.4 Tình hình sử dụng đất đai Đất đai là loại nguồn lực quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc quy hoạch để sử dụng một cách hợp lý là hết sức cần thiết nhằm đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất. Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai của vùng nghiên cứu so với huyện ĐB năm 2008 Các loại đất DT toàn huyện ĐB DT vùng nghiên cứu Tỷ lệ huyện/vùng nc Tổng diện tích tự nhiên 163926,03 33902,43 20,68 1. Đất nông nghiệp 137223,57 26303,01 19,17 a. Đất sản xuất nông nghiệp 16922,92 7431,55 43,91 - Đất trồng cây hàng năm 15558,04 6552,02 42,11 + Đất trồng lúa 8048,86 4070,13 50,57 Đất chuyên trồng lúa nước 3203,26 Đất trồng lúa nước còn lại 657,27 Đất trồng lúa nương 209,60 + Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 742,04 224,82 30,30 + Đất trồng cây hàng năm khác 6767,14 2257,07 33,35 - Đất trồng cây lâu năm 1364,88 879,53 64,44 b. Đất lâm nghiệp 120005,74 18635,13 15,53 - Đất rừng sản xuất 712,16 0,00 0,00 - Đất rừng phòng hộ 118357,70 18635,13 15,74 - Đất rừng đặc dụng 935,88 0,00 0,00 c. Đất nuôi trồng thuỷ sản 294,91 172,72 58,57 2. Đất phi nông nghiệp 6696,33 3149,22 47,03 3. Đất chưa sử dụng 20006,13 4450,20 22,24 Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Điện Biên năm 3/2009 Diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu 10 xã là 33.902,43 ha, chiếm 20,68% diện tích tự nhiên toàn huyên. So với toàn huyện thì diện tích đất nông nghiệp chiếm 19,17%. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm, cây lâu năm chiếm tới 43,91%. Trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm 50% tổng diện tích đất trồng lúa của huyện; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 47,03%, đây là vùng đồng bằng, tập trung dân cư và các công trình phụ trợ kèm theo và có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2005 đến nay, diện tích đất tự nhiên của vùng ổn định là 33.902,4 ha, trong đó đất nông nghiệp chiến 77,58%, đất phi nông nghiệp chiếm 9,29%, đất chưa sử dụng chiếm 13,13%. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn, 54,97% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm, đất phi nông nghiệp tăng do chuyển sang đất chuyên dùng, đất ở, xây dựng các công trình công cộng (UBND huyện), khu công nghiệp và nhiều công trình khác. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng do tăng diện tích chuyên trồng lúa nước, diện tích trồng cỏ chăn nuôi. Diện tích đất trồng lúa nước 1 vụ giảm 123,2 ha trong 3 năm do xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi nên chuyển sang diện tích cấy 2 vụ và một phần chyển sang trồng cỏ chăn nuôi. Nhìn chung, diện tích đất chuyên trồng lúa nước vẫn được duy trì ổn định. Trung bình diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người năm 2008 là 1070 m2/người, trong đó diện tích đất trồng lúa là 590 m2/người (trung bình diện tích canh tác lúa nước là 460 m2/người). Với điều kiện vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước là chính, diện tích bình quân khẩu như vậy là khó khăn cho người sản xuất lúa hàng hóa. 2 Tình hình kinh tế - xã hội Tốc độ tăng GDP huyện Điện Biên ước đạt 12,0%; thu nhập bình quân đầu người đạt 450 USD/người/năm; tỷ trọng các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm GDP: nông lâm nghiệp 38%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 29%, các ngành dịch vụ 33%; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình: 252 bản, 134/CP, 135/CP, 159/CP, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Thủ tướng Chính Phủ và Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. 2.1 Sản xuất nông lâm nghiệp Điện Biên là huyện dẫn đầu tỉnh về phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, là vựa lúa của cả vùng Tây Bắc, sản lượng lương thực năm 2008 đạt 78.706,43 tấn (chiếm 40% tổng sản lượng lương thực cả tỉnh); lương thực bình quân đầu người đạt 730 kg/người/năm. Đây là huyện có năng suất lúa ruộng cao nhất tỉnh (Năng suất bình quân toàn huyện đạt 55 tạ/ha/vụ, có nhiều xã đạt năng suất bình quân từ 70 - 75 tạ/ha/vụ); chất lượng sản phẩm nông sản cao, đặc biệt là sản phẩm gạo Bắc thơm 7, gạo IR64, Hương Thơm 1 có chất lượng thơm ngon, đã được thị trường Hà Nội và một số tỉnh biết đến. Hiện nay, Huyện đang tích cực triển khai chương trình thâm canh, tăng vụ, tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác; Tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm đạt 4 - 4,5%, sản lượng thịt cung cấp ra thị trường 1.200 - 1.500 tấn; thủy sản phát triển khá, có nhiều sản phẩm mới như tôm càng xanh, cá chim trắng, Rô phi đơn tính, v.v... Tỷ lệ rừng che phủ đạt 41,41%. Đã tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; trồng rừng mới 350 ha, 1.000 ha cây cao su, v.v... 2.2 Sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản Giá trị SXCN năm 2008 đạt 85,5 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994), tăng 10,68% so với năm 2007. Giá trị XDCB đạt 51,037 tỷ đồng; có 03 nhà máy thủy điện với tổng cộng suất 17.700 Kw (thủy điện Thác bay 2.400 kw, thủy điện Nà Lơi 9.300 kw, thủy điện Thác trắng 6.000 Kw); khai thác than 20.000 tấn; hiện nay đang xây dựng Nhà máy xi măng có công suất 36 vạn tấn/năm. 2.3 Giao thông thủy lợi Huyện có 96 km đường quốc lộ, 22 km đường tỉnh lộ được nhựa hóa, 215 km đường huyện lộ (nhựa hóa 46 km, cấp phối 79 km, còn lại là đường đất), có 490 km đường liên xã, liên thôn bản. - 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. - 100% số xã có điện lưới Quốc gia đến trung tâm xã; 85% số hộ có điện. - Có 4 hồ chứa nước lớn với dung tích 47,4 triệu m3 (Pa Khoang 40 triệu m3, Pe Luông 2,2 triệu m3, Hồng Khếnh 2,1 triệu m3, Hồng Sạt 2,1 triệu m3, hồ Bồ Hóng 0,5 triệu m3, hồ Sái lương 0,5 triệu m3; đang xây dựng hồ bản Ban với dung tích 0,5 triệu m3. Đã hoàn thành kiên cố hóa 33 km kênh tưới cấp 1, đang triển khai kiên cố hóa 130 km kênh tưới cấp 2, bảo đảm nguồn nước tưới tự chảy cho 98% diện tích lúa nước của 10 xã khu vực lòng chảo. 2.4 Thu chi ngân sách, thương mại, dịch vụ - du lịch Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 204,177 tỷ đồng, trong đó thu tại địa bàn đạt 17 tỷ đồng (chiếm 7%), đứng thứ 02 trong 09 đơn vị hành chính thuộc Tỉnh. Có 31 doanh nghiệp ngoài Quốc doanh hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện (Trong đó: 13 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực ngành Thương nghiệp, 12 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực ngành Sản xuất, 01 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực ngành Du lịch và 05 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực ngành Xây dựng). Huyện đã thành lập được 38 Hợp tác xã (Trong đó: 19 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Nông nghiệp, 19 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công nghiệp và dịch vụ); nhìn chung, dịch vụ du lịch bước đầu hình thành và đi vào hoạt động. Đã thực hiện tốt các chính sách về trợ cước, trợ giá, về giống, vật tư nông nghiệp và các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, v.v... 2.5 Văn hóa – xã hội Toàn huyện có 95% số hộ được phủ sóng phát thanh và 90% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% xã có điểm Bưu điện văn hóa xã, có điện thoại hữu tuyến và di động. Có 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25646.doc
Tài liệu liên quan