Đề tài Xây dựng webside công ty bằng ngôn ngữ ASP

Mục lục

 

Lời nói đầu: . Trang 1

 

Phần I :Khái quát về lý thuyết: Trang 3

 

Chương 1: Tổng quan về Internet: I. Internet và xuất sứ của :

II. Cách thứcc truyền thông trên Internet: . 4

III. Các dịch vụ trên Internet: . .5

 

Chương 2: Thương mại điện tử: .7

I. Thương mại điện tử là gì ? : . 8

II. Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó

III. Thực tế thương mại điện tử ở việt nam

 

Chương 3: ASP và việc xây dựng các ứng dụng trên Web: .11

I. Khái niệm về ASP: .

II. Mô tả ASP:. .12

III. Câu lệnh ASP: . 13

IV. Gọi các thủ tục trong ASP:

V. Các đối tượng trong ASP: . .14

 

Chương 4: Cơ sở dữ kiệu và cách truy xuất Cơ sở dữ lệu: .17

I. Khái niệm: .

II. Quản trị cơ sở dữ liệu là gì:

III. Chuẩn ODBC: .18

IV. Cấu trúc ODBC: 19

V. Cấp độ tương thích: 19

VI. Cấu hình ODBC:

 

Phần 2: Xây dựng trang WEB cho công ty: . .21

 

Chương 1: Đặt bài toán: .

I. Đặt vấn đề:

II. Bài toán .

 

Chương 2: Phân tích và thiế kế hệ thống: 22

I. Phân tích các yêu cầu

II. Các yêu cầu đối với bài toán thương mại điện tử trên WEB .

 

III. Cáh tổ chức dữ liệu và thiết kế chương trình cho bài toán thương mại trên WEB 25

 

IV. Cách giảI quyết bài toán thương mại trên WEB .30

 

Chương 3 : Thiết kế trang WEB cho công ty: .31

 

I. Thiết kế:

II. Xây dựng .32

 

Kếtluận: . .35

 

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng webside công ty bằng ngôn ngữ ASP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh doanh điện tử. Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng năm năm, tất cả các công ty sẽ trở thành công ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả. Tuy câu nói này có phần phóng đại nhưng nó phản ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến kinh doanh trong thời đại hiện nay. III. Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam Doanh thu từ các hoạt động Thương mại điện tử tại khu vực Châu Á hiện tại là khá thấp so với các khu vực khác. Khi đặt vấn đề phát triển Thương mại điện tử của một nước, việc đầu tiên cần đề cập đến là mức độ phát triển nền CNTT của nước này. Việt Nam là một nước có nền CNTT kém phát triển so với thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Xoay quanh vấn đề phát triển CNTT ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Có thể lấy ví dụ : Vấn đề bản quyền phần mềm, vấn đề đội ngũ những người làm tin học còn quá ít ỏi và thiếu đào tạp cơ bản, vấn đề phương hướng phát triển, đầu tư cơ bản, đầu tư mạo hiểm v.v... Theo định hướng của Chính phủ (phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với báo chí) thì “...Trong tương lai, công nghiệp phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam...”. Nhưng tương lai đó có vẻ như còn rất xa nếu xét tình hình hiện tại. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của những nhà tin học chuyên nghiệp nước ngoài thì lại có vẻ khá lạc quan, như lời ông Peter Knook (Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft) nói nhân dịp ông sang thăm và làm việc tại Việt Nam năm 1999: “...Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành CNTT của mình, vì Việt Nam là nước với 80 triệu dânvới hệ thống giáo dục tốt, và đặc biệt là Chính phủ có chủ trương xây dựng xã hội phát triển dựa trên nền tảng tri thức...” Ngày 19/11/1997 (ngày Internet Việt Nam) Chính phủ Việt Nam chính thức chỉ định 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên ở Việt Nam là : Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT), Viện Công nghệ Thông tin và Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigonpostel). Theo con số dự kiến của Ban điều phối mạng Internet quốc gia, sau 6 tháng kết nối Internet, số thuê bao Internet tại Việt Nam sẽ đạt từ 20.000 đến 25.000. Thực tế cho thấy đây là một dự đoán khá lạc quan, vì theo số lượng đưa ra vào cuối năm 1998, sau một năm hoạt động, số thuê bao Internet mới chỉ đạt con số 11.000. Trong năm 1999, tốc độ thuê bao có nhiều lạc quan hơn, theo số liệu của Công ty FPT, một trong số 4 ISP đưa ra, số thuê bao Internet đã đạt khoảng 31.000, tức là cứ 10.000 dân Việt Nam thì có 4 thuê bao Internet. Số thuê bao chủ yếu tập trung tại TPHCM và Hà Nội. Tỷ lệ thuê bao các nhân đạt khoảng 60% tổng số thuê bao, còn lại là các công ty, cơ quan Nhà nước và người nước ngoài. Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, doanh thu từ các hoạt động thương mại trên Internet năm 2000 khoảng 120 tỷ USD, chia sẻ doanh thu đó là mong muốn của nhiều quóc gia. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại điện tử đã bắt đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại (Vụ Châu Á-Thái Bình Dương), con đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, chấp nhận và ứng dụng, và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất. Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự án thành lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành động Quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử nghiệm cũng đã được bắt đầu. nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình và tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác... Theo các kết quả nghiên cứu, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Châu Á-Châu Đại Dương, những trở ngại khi tiến hành Thương mại điện tử bao gồm: Các trở ngại có tính Công nghệ như: thiếu một cơ sở hạ tầng và một môi trường công nghệ thích hợp như; giá sử dụng; khả năng bải mật; nền CNTT kém phát triển và thiếu cán bộ kỹ thuật. Các trở ngại có tính Xã hội: thiếu một môi trường xã hội thích hợp, thiếu hiểu biết từ lãnh đạo đến nhân viên; thiếu hiểu biết từ khách hàng đến bạn hàng. Việt Nam là đất nước tham gia sau và bắt đầu từ đầu nên ngoài vấp phải những khó khăn chung kể trên thì còn rất nhiều khó khăn riêng. theo đánh giá của Tổng cục Bưu Điện thì có 3 khó khăn chính là: Cơ sở hạ tầng thông tin cần cải thiện ngay, cần có thời gian hàng năm và đầu tư theo đơn vị tỷ USD. Hệ thống dịch vụ tài chính chưa áp dụng hệ thống thanh toán thẻ - đây là trở ngại và là khó khăn lớn nhất. Cần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về Thương mại điện tử thì mới có thể triển khai được. Còn các chuyên gia của Bộ Thương Mại đặt vấn đề thận trọng hơn: Tác động của Thương mại điện tử đến xã hội và từng cá nhân là hết sức sâu rộng nên cần hết sức thận trọng. Trên quy mô toàn cầu, các nước ít phát triển liệu có thể duy trì khả năng cạnh tranh hợp lý để cùng phát triển? Thương mại điện tử có phá vỡ đặc trưng văn hoá của từng nước? Thuận lợi Theo các dự báo về một nền kinh tế kỹ thuật số của thế kỷ 21 thì Thương mại điện tử là một trong những yếu tố then chốt. Không liên quan đến những trở ngại vừa nêu, Thương mại điện tử có những đặc trưng thuận lợi và bình đẳng với tất cả mọi người. Khi phát triển Thương mại điện tử, Việt Nam cũng được thừa hưởng tất cả các thuận lợi này. CHƯƠNG 3 ASP VÀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC ỨNG DỤNG TRÊN WEB I. KHÁI NIỆM ASP (ACTIVE SERVER PAGE) ASP là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server - Side Scripting Enviroment ASP ( ACTIVE SERVER PAGE ) Giới thiệu về ASP: Microsoft Active Server Page là một ứng dụng giúp ta áp dụng các ngôn ngữ Script để tạo những ưngs dụng động, có tính bảo mật cao và làm tăng khả năng giao tiếp của chương trình ứng dụng. Các đoạn chương trình nhỏ được gọi là Script sẽ được nhúng vào các trang của ASP phục vụ cho việc đóng mở và thao tác với dữ liệu cũng như điều khiển các trang Web tương tác với người dùng như thế nào. Một khái niệm sau đây liên quan đến ASP Script: là một dãy các lệnh đặc tả (Script). Một Sript có thể : Gán một giá trị cho một biến. Một biến là một tên xác định để lưư giữ dữ liệu, như một giá trị. Chỉ thị cho Web Server gửi trả lại cho trình duyệt một giá trị nào đó, như giá trị cho một biến. Một chỉ thị trả cho trình duyệt một giá trị là một biểu thức đầu ra( output expression). Tổ hợp của các lệnh được đặt trong các thủ tục. Một số thủ tục là tên gọi tuần tự của các lệnh và khai báo cho phép hoạt động như một ngôn ngữ( unit) Ngôn ngữ Script (Script language): là ngôn ngữ trung gian giữa HTML và ngôn ngữ lập trình JAva, C++, Visual Basic. HTML nói chung được sử dụng để tạo và kết nối các trang text. Còn ngôn ngữ lập trình được sử dụng để đưa ra dẫy các lệnh phức tạp cho máy tính. Ngôn ngữ Scripting nằm giữa chúng mặc dù chức năng của nó giống ngôn ngữ lập trình hơn là các trang HTML đơn giản. Sự khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ Scripting và ngôn ngữ lập trình là các nguyên tắc của nó ít cứng nhắc và ít rắc rối khó hiểu hơn. Do vậy, các đoạn chương trình script gọn nhẹ có thể lồng ngay vào các trang Web. Công cụ đặc tả (Scripting engine): Để chạy được các loại chương trình Script thì phải có máy Script engine. Máy này có nhiệm vụ đọc mã nguồn của chương trình và thực hiện các câu lệnh đó. Mỗi ngôn ngữ Script có một loại máy Script riêng. VD: VBScript engine cho loại chương trình VBScript, JavScript engine cho JavaScript. Có hai ngôn ngữ Script mà ASP hỗ trợ chính là Visual Basic Script và Java Script. Ngôn ngữ được ASP hỗ trợ mặc định là VBScript nên khi muốn dùng ngôn ngữ Script mặc định là Java Script chẳng hạn thì phải có dòng khai báo sau: ASP cung cấp một môi trường chình cho các công cụ đặc tả và phân tích các script trong một file.ASP để các công cụ này xử lý. ASP còn cho phép viết hoàn chỉnh các thủ tục để phát triển Web bằng nhiều ngôn ngữ Script mà trình duyệt có thể hiểu được tất cả. Trên thực tế, vài ngôn ngữ Script được sử dụng trong một file và nó được thực hiện bằng cách định nghĩa ngôn ngữ Script trong một trang của HTML tại nơi bắt đầu thủ tục Script. ASP xây dựng các file ở khắp nơi với phần đuôi mở rộng là .asp. File .asp là một file text và có thể bao gồm các sự kết hợp sau: Text Các trang của HTML Các câu lệnh của Script II. MÔ TẢ CỦA ASP Cách hoạt động của mô hình ASP được mô tả tóm tắt qua 3 bước sau: Một ASP bắt đầu chạy khi trình duyệt yêu cầu một file .asp cho Web Server. File .asp đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện ( tại máy chủ). Các đoạn chương trình Script trong file .asp đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này, file .asp đó cũng xác định xem là đoạn script nào chạy trên máy người sử dụng. Sau khi thực hiện xong thì kết quả thực hiện của file .asp đó sẽ được trả về cho Web Server Browser của người sủ dụng dưới dạng trang Web tĩnh. Cú pháp của ASP: ASP không phải là ngôn ngữ Scripting mà thực ra nó cung cấp một môi trường để xử lý các Script có trong trang HTML. Sau đây là một số quy tắc và cú pháp của ASP. Phân định ranh giới(Delimiter): Các trang của HTML được phân định với text dựa vào các phân định ranh giới. Một phân định ranh giới là một ký tự hay các thứ tự đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc của một đơn vị. Trong trường hợp của HTML, các ký hiệu ranh giới(). Tương tự, các lệnh của Script ASP và các biểu thức đầu ra được phân biệt giữa text và các trang HTML bằng các phân định ranh giới ASP sử dụng phân định ranh giới là để chứa các lệnh ScriptVD: tức là gán giá trị football cho biến sport. ASP sử dụng phân định ranh giới là để chứa các biểu thức đầu ra. Như VD trên, biểu thức đầu ra sẽ gửi giá trị football ( giá trị hiện thời của biến) cho trình duyệt. III. CÂU LỆNH CỦA ASP Trong VbScript và các ngôn ngữ Scripting, một câu lệnh là đơn vị cú pháp hoàn chỉnh mô tả một loại của hành động, khai báo, hay định nghĩa. Sau đây mô tả lệnh IF...Then...Else của VbScript. <% If Time>=#10:00:00 AM# And Time<# 12:00:00 PM then Greeting=”Chào buổi sáng” Else Greeting=”Chào bạn” End if %> Với đoạn Script trên, khi người sử dụng nó sẽ xem trước 10 giờ sáng thì trên trình duyệt xuất hiện dòng: Chào buổi sáng, còn nếu sau 10 giờ thì sẽ thấy Chào bạn...Các thủ tục trong file ASP: Một đặc tính hấp dẫn của ASP là khả năng kết hợp chặt chẽ của các thủ tục ngôn ngữ Script trong cùng một file .asp đơn lẻ. Nhờ vậy, ta có thể sử dụng các điểm cực mạnh của ngôn ngữ Scripting để thực hiện một cách tốt nhất. Một thủ tục là một nhóm lệnh Script để thi hành một công việc cụ thể. Ta có thể định nghĩa một thủ tục và gọi sử dụng chúng nhiều lần trong các Script. Định nghĩa một thủ tục có thể xuất hiện trong Tag... và phải tuân theo các quy tắc của ngôn ngữ Script được khai báo. Thủ tục này có thể kéo dài tuỳ thích và phải đặt trong phân định Script là nếu chúng cùng trong một ngôn ngữ Scripting giống như script mặc định. Ta có thể đặt các thủ tục trong chính các file ASP chung và sử dụng lệnh Include Name Server( đó là để bao gồm cả nó trong file ASP gọi thủ tục. Hoặc có thể đóng gói theo chức năng một ActiveX Server component. IV. GỌI CÁC THỦ TỤC TRONG ASP Để gọi các thủ tục, bao gồm tên thủ tục trong lệnh. Đối với VbScript, ta có thể dùng từ khoá Call để gọi thủ tục. Tuy nhiên, các thủ tục được gọi yêu cầu các biến này phải đặt trong các dấu ngoặc đơn. Nếu bỏ qua từ khoá Call thì ta cũng phải bỏ luôn cả dấu ngoặc đơn đi cùng bao quanh các biến. Nếu gọi thủ tục Java Script từ VbScript thì ta phải sử dụng dấu ngoặc đơn sau tên thủ tục, nếu thủ tục không có biến thì sử dụng dấu ngoặc đơn rỗng. V. CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA ASP(OBJECT) Một đối tượng là kết hợp giữa lập trình và dữ liệu mà có thể xem như là một đơn vị. ASP có 5 đối tượng sau: Đối tượng Nhiệm vụ Đối tượng Request Lấy thông tin từ người dùng Đối tượng Response Gửi thông tin cho người dùng Đối tượng Server Điều khiển hoạt động của môi trường ASP Đối tượng Session Lưu trữ thông tin từ một phiên (session) của người dùng Đốitượng Application Chia xẻ thông tin cho các người dùng của một ứng dụng Lấy thông tin từ người dùng: Đối tượng Request cho phép truy cập mọi thông tin lấy được chuyển qua với một yêu cầu của HTML. Đối tượng Request có 5 thông tin sau: Query String: Mặc dù có thể sử dụng biến Server là QUERY_STRING để xử lý thông tin QUERY_STRING từ yêu cầu của người dùng, ASP cung cấp QUERY_STRING để thông tin đễ dàng. Nếu form sử dụng phương pháp POST, các thông tin lấy được giống như một biến đặt sau đấu hỏi của URL. Form: thu nhặt tất cả các giá trị mà người sử dụng đã tạo ra vào Form khi nút submit của nó được bấm, nó được truyền về Server với phương thức POST. Cookies: Cho phép tập hợp các thông tin đã được kết nối với người sử dụng. Một cookie là một biểu hiện của thông tin giữa trình duyệt Client chuyển tới Web Server, hay Web Server gửi cho trình duyệt Client. Server Variables: cung cấp thông tin từ các header của HTTP mà đã được gửi tới với yêu cầu của người dùng. Có thể sử dụng các thông tin này để trả lời cho người sử dụng. Xác nhận của Client. Gửi thông tin cho người dùng: Có thể dùng đối tượng Response để điều khiển thông tin gửi cho Web Browser bằng cách sử dụng: Cách thức ResponseWrite để gửi thông tin trực tiếp cho trình duyệt. Cách thức ResponseRedirect để hướng dẫn người sử dụng tới một URL khác hơn là yêu cầu đến URL. Cách thức ResponseContent Type để điều khiển kiểu cả nội dung gửi. Cách thức Response. Cookies để thiết lập một giá trị của Cookies. Cách thức Response Buffer để đệm thông tin. Cách thức ResponseAddHeader để thêm một phần tiêu đề mới vào HTML header với một số giá trị chọn lọc. Cách thức ResponseClear để xóa toàn bộ đệm ra của HTML, cách thức này chỉ xoá phần thân của response chứ không xoá phần header. Cách thức Response. End để kết thúc việc xử lý ở file .asp và gửi cho Web Browser kết quả thu được khi xảy ra phương thức này. Cách thức Response Flush: Khi thông tin được gửi ra bộ đệm kết quả thì nó chưa được gửi ngay về Web Browser mà chỉ đến khi dùng phương thức này thông tin mới được trả ngay về Web Browser. Tuy nhiên sẽ bị thông báo lỗi Run_Time nếu ResponseBuffer chưa đặt giá trị true. Server là đối tượng điều khiển môi trường hoạt động ASP, nó cung cấp các phương thức cũng như thuộc tính của Server. Phương thức Server. CreatObject dùng để tạo ra các đối tượng mới trên Server. Phương thức Server. HTMLEncode cung cấp khả năng mã hoá địa chỉ URL. Phương thức Server. MapPath trả về địa chỉ vật lý tương ứng như địa chỉ thư mục ảo trên máy chủ. Phương thức Server. URLEncode cung cấp khả năng mã hóa địa chỉ URL. Các đối tượng Session và Application: được sử dụng ghi nhớ thông tin trạng thái của các ứng dụng ASP. Ta có thể sử dụng ASP để duy trì 2 trạng thái: Trạng thái ứng dụng (Application State) bao gồm tất cả các thông tin trạng thái của các ứng dụng có hiệu lực với tất cả người sử dụng ứng dụng. Đối tượng Application được sử dụng để lưu trữ thông tin chung mà nó có thể chia sẻ cho tất cả moị người dùng một ứng dụng ASP đơn giản. Trạng thái phiên (Session State) bao gồm thông tin chỉ có hiệu lực với một người sử dụng cụ thể. Dùng đối tượng Session để quản lý thông tin của một người đang sử dụng ứng dụng. Trong mỗi ứng dụng ASP cơ bản có thể có file Global.asa. File này được lưu giữ trong thư mục gốc của ứng dụng. ASP đọc file này khi: Web Server bắt đầu nhận được yêu cầu bắt đầu khởi tạo ứng dụng. Điều này có nghĩa là sau khi Web Server chạy, yêu cầu đầu tiên đến một file .asp sẽ làm là cho ASP tới đọc file Global.asa gồm có: Các sự kiện bắt đầu ứng dụng Application_ OnStart, bắt đầu phiên SessionOnEnd hoặc cả hai. Trong đó có các thủ tục Script mà mà ta muốn chạy mỗi khi sử dụng một úng dụng hay một phiên. Nếu một ứng dụng và một phiên khởi động vào cùng một thời điểm, ASP sẽ xử lý sự kiện ứng dụng trước khi nó xử lý sự kiện bắt đầu phiên. Các sự kiện kết thúc ứng dụng Application_OnEnd, kết thúc phiên Session_OnEnd hoặc cả hai. Cũng như các sự kiện này là các thủ tục trong file Global. asa Ta có thể sử dụng Tag để tạo các đối tượng trong file Global. asa. ASP làm việc với ActiveX Server Component: ActiveX Server Component có thể hiểu được theo cách thông thường là các tự động hóa của Server, được thiết kế chạy trên Web Server như là một ứng dụng của Web cơ bản. Các thành phần đóng gói thường là đặc trưng năng động như là cơ sở dữ liệu Acces, vì vậy ta không phải tạo ra các chức năng này. ASP gồm có 5 ActiveX Server Component: Thành phần cơ sở dữ liệu Access Thành phần Ad Rotator Thành phần tương thích với trình duyệt Thành phần file Access Thành phần kết nối động. CHƯƠNG 4 CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÁCH TRUY XUẤT CƠ SỞ DỮ LIỆU I. KHÁI NIỆM Cơ sở dữ liệu là một lĩnh vực rất quan trọng của công nghệ thông tin mà nếu thiếu nó nhiều vấn đề đặt ra sẽ khó giải quyết được. Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là kho thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý để dễ dàng quản lý và truy tìm. Bất kỳ kho thông tin nào đáp ứng được yêu cầu này đều có thể coi là một cơ sở dữ liệu. II. QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU LÀ GÌ ? Chương trình quản trị cơ sở dữ liệu là một chương trình ứng dụng trên máy tính các công cụ để truy tìm, sửa chữa, xoá và chèn thêm dữ liệu. Các chương trình này cũng có thể dùng để tạo lập một cơ sở dữ liệu và tạo ra các báo cáo, thống kê. Các chương trình quản trị cơ sở dữ liệu liên quan khá thông dụng hiện nay tại Việt Nam là Foxpro, Access cho ứng dụng nhỏ, DBL, MSSQL và Oracle cho ứng dụng vừa và lớn. Quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ là một cách quản lý cơ sở dữ liệu trong đó dữ liệu được lưu trữ trong các bảng dữ liệu hai chiều gồm các cột và các hàng, có thể liên quan với nhau nếu các bảng đó có một cột hoặc một trường chung nhau. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một quá trình xử lý xoay quanh các vấn đề sau đây: + Lưu trữ dữ liệu + Truy nhập dữ liệu + Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu Ba vấn đề chính ở trên có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau và chúng được liệt kê theo thứ tự thực hiện mỗi ứng dụng. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ (Relationship Database Management System - RDMS) được xây dựng làm đơn giản hoá quá trình lưu và đọc dữ liệuRDMS cung cấp khả năng giao tiếp tốt với dữ liệu và giúp người lập trình tự do trong lĩnh vực quản lý truy cập cơ sở dữ liệuSau đây là các bước xây dựng một cơ sở dữ liệu theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ: + Tổ chức dữ liệu theo nhóm logic(table) + Xác định các mối quan hệ giữa các table + Tạo tập tin cơ sở dữ liệu và định nghĩa cấu trúc của các table trong cơ sở dữ liệu. + Lưu dữ liệu Hai bước đầu là hai bước thiết kế cơ sở dữ liệu và đây là hai bước cực kỳ quan trọng. Nếu được thiết kế tốt, các khía cạnh khác sẽ được giải quyết dễ dàng hơn; ngược lại việc khai thác cơ sở dữ liệu sẽ không hiệu quả và chương trình sẽ có những lỗi rất khó phát hiện. Các bước chính khi tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu: Xác định dữ liệu cần trong ứng dụng Xác định nguồn gốc dữ liệu Tổ chức dữ liệu thành các nhóm logic Tiêu chuẩn hoá dữ liệu và các mối quan hệ giữa chúng Xác định cách sử dụng các bảng III. CHUẨN ODBC (OPEN DATABASE CONNECTIVITY) Trong mỗi hệ thống thông tin cách lưu trữ dữ liệu rất riêng biệt, thay đổi từ các file đơn giản đến cơ sở dữ liệu có quan hệ và cấu trúcYêu cầu đặt ra là phải tích hợp các hệ thống lưu trữ đó trong một môi trường mới. Nhưng tích hợp như thế nào và phương thức truy nhập như thế nào? Microsoft đã giải quyết vấn đề đó bằng chuẩn ODBC (Open Database Connectivity). Phát triển ODBC, Microsoft muốn cung cấp một giao diện lập trình của các ứng dụng (Application Programming Interface - API) duy nhất có thể sử dụng để truy nhập dữ liệu trên nhiều hệ quản lý cơ sở dữ liệu khác nhauODBC có hai ưu điểm tận dụng được là: ODBC cung cấp một giao diện duy nhất để truy cập đến nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, nhờ đó giảm bớt thời gian nghiên cứu cơ sở dữ liệu mới cho ác nhà lập trình và phát triển ODBC cho phép phát triển ứng dụng Client độc lập với Server IV. CẤU TRÚC CỦA ODBC Cấu trúc của ODBC gồm có bốn thành phần chính sau: Application Driver Manager Driver Data source Application (ứng dụng): là giao diện người sử dụnglàm việc với cơ sở dữ liệu. Chúng sử dụng API với ODBC để xây dựng mối liên kết đến cơ sở dữ liệu và ứng dụng các câu lệnh SQL để điều khiển dữ liệu. Driver Manager (trình quản lý điều khiển): là trung gian giữa ứng dụng và trình điều khiển xác định được cần đến để truy cập từng loại cơ sở dữ liệu. Chúng ta hiểu rằng ứng dụng không đòi hỏi một mối liên kết đến trình điều khiển, thay vì đó nó đòi hỏi truy cập đến một thứ hợp lý hơn được gọi là Data Source. Trình điều khiển kết nối nó với một trình điều khiển vật lý và cơ sở dữ liệu. Driver(trình điều khiển): Trình điều khiển thực sự bổ sung ODBC API cho một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu đặc biệt. Nó xây dựng mối liên hệ đến Server, chịu sự điều khiển của các query SQL và trả về tập kết quả hay thông báo lỗi cho ứng dụng. Data Source( Nguồn dữ liệu ): Nguồn dữ liệu là thành ngữ được Microsoft sử dụng để mô tả sự liên kết của hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ điều hành từ xa và mạng được yêu cầu để truy nhập cơ sở dữ liệu riêng nào đó. V. CẤP ĐỘ TƯƠNG THÍCH Chuẩn ODBC không cung cấp một chuẩn duy nhất cho các trình điều khiển, nó phân các trình điều khiển tương thích thành hai loại: + Loại hỗ trợ cho ODBC API + Loại hỗ trợ cho SQL VI. CẤU HÌNH ODBC ODBC được bổ sung như là một chuỗi các file có thể thi hành được các thư viện liên kết động (Dynamic Link Libary) và các file cấu hình INI như sau: ODBC Administrator( ODBC ADM. EXE): đây là chương trình thuộc nhóm Control Panel cho phép chúng ta cài đặt các trình điều khiển ODBC mới và định nghĩa Data Source mới. Chi tiết về các tự động hoá đã được cài đặt nằm trong ODBCINST. INI, còn chi tiết về Data Source nằm ở ODBC. INI Driver Manager (ODBC. DLL): trình quản lý điều khiển chịu trách nhiệm kết nối Data Source đến các trình điều khiển ODBC khác nhau và các khởi động kích hoạt khác. Driver : Các trình điều khiển tự chúng bao gồm một hay nhiều thư viện liên kết động cũng như hỗ trợ các file INI, tuỳ thuộc vào các trình bổ sung cho các nhà cung cấp. Trước khi truy cập một cơ sở dữ liệu thông qua ODBC chúng ta phải định nghĩa Data Source để cho ODBC biết làm sao để xây dựng mối liên kết cho chúng khi yêu cầu. Có thể sử dụng một trong hai cách sau: Tên Data Source Tên cơ sở dữ liệu. Mô tả về cơ sở dữ liệu có thể có hoặc không Khi truy xuất cơ sở dữ liệu bằng ASP chúng ta sẽ sử dụng phương pháp thứ nhất tức là sử dụng ODBC Administrator để định nghĩa một Data Source PHẦN 2 XÂY DỰNG TRANG WEB CHO CÔNG TY CHƯƠNG 1 ĐẶT BÀI TOÁN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự bùng nổ về cuộc cách mạng thông tin toàn cầu, thương mại toàn cầu đã có một bước đột phá lớn qua việc áp dụng thương mại điện tử sử dụng siêu xa lộ thông tin làm phương tiện giao dịch và thực hiện nghiệp vụ thương mại. Trong thương mại, tính phổ dụng, dễ dàng thuận tiện, an toàn và nhanh chóng trong giao dịch là yếu tố quyết định sự thành bại, vì vậy áp dụng công nghệ thông tin là một tất yếu. Ở nước ta hiện nay theo cách thông thường khách hàng đi mua hàng thường phải đi tới các cửa hàng hay siêu thị để chọn lựa và mua các sản phẩm họ cần. Việc chọn lựa một sản phẩm cho đúng với yêu cầu và sở thích này chiếm khá nhiều thời gian của khách hàng. Chưa kể đến việc khách hàng muốn biết rõ về sản phẩm hay chức năng của sản phẩm cũng như cách sử dụng sản phẩm mà họ định mua. Với lý do này thì họ lại cần đến những thông tin mang tính hỗ trợ của những chuyên gia. Chính vì vậy, việc tạo lập một siêu thị ảo với những sản phẩm phong phú, đa dạng và hỗ trợ những thông tin một cách nhanh chóng chính xác, đầy đủ là việc rất cần thiết đối với mọi khách hàng. Với thời đại thông tin phát triển vũ bão như hiện nay, khái niệm Internet không còn xa lạ với mọi người, việc đưa những sản phẩm và những thông tin hỗ trợ lên mạng đang trở nên một nhu cầu cần thiết cho mọi người. Nội dung phần này sẽ giới thiệu khái quát về WebSite của một công ty. WebSite này là một hệ thống thể hiện thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXDWCT.doc