Đề tài Xuân Diệu -“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu”

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si”

Nhà thơ phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất này, hơn nữa ngay trong tầm tay của chúng ta. Có hạnh phúc ngọt ngào trong “tuần tháng mật” của ong bướm, có cái mềm mại của “đồng nội”, cái mơn mởn trẻ trung của “cành tơ phơ phất”, có cả âm thanh rạo rực nồng nàn trong “khúc tình si”.

Mỗi vẻ đẹp của mùa xuân đều tràn đầy nhựa sống và chất chứa một khát vọng của tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Điệp từ “này đây” cho thấy sự xuất hiện của cái đẹp một cách ào ạt, khẩn trương khiến cho những cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ như đang đua chen nhau, cố gắng chạy theo để tận hưởng.

Ôi! Sao người ta cứ đi tìm mộng đẹp ở chốn bồng lai hay niết bàn cực lạc. Hoá ra nó chẳng ở đâu xa, nó ở ngay cuộc sống quanh ta, ngay trong giây phút hiện tại này. Nó là cái hiện hữu, cái nhãn tiền, nhà thơ như muốn nói:“Hưởng ngay đi! Ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi, còn chờ gì nữa!” . Một bức tranh xuân được vẽ nên mà không cần cọ, cần màu. Thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh đặc quánh đến độ khiến người ta như chạm chân tới một khu vuờn tràn ngập âm thanh, ánh sáng và hương sắc. Hình ảnh tình tứ duyên dáng: tuần tháng mật, khúc tình si gợi hương vị tình yêu và cuộc sống lứa đôi. Ong buớm, chim chóc

còn như vậy huống chi là con người

 

doc9 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7277 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xuân Diệu -“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu” 2010 – 2011 Yêu là một cái gì đó rất trừu tượng, chưa một ai, chưa một con người tài hoa nào có thể định nghĩa chính xác về tình yêu.Vì thế mà, Xuân Diệu từng khẳng định: “Mấy ai định nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu” Xuân Diệu còn nói: “Yêu là chết ở trong lòng một ít”. Yêu phải chăng là đau khổ, là âm thầm chấp nhận những đau thương hay nức nở khi người yêu phụ bạc. Với Xuân Diệu tình yêu là đẹp nhất, tình yêu gắn liền với hạnh phúc và tình yêu ấy luôn là cảm xúc chủ đạo ngự trị trong tâm hồn ông, biến ông trở thành một con người sống trong tình yêu và chết cũng trong tình yêu. Yêu cái lãng mạn, yêu cái hờn giận dễ thương, yêu thiên nhiên đầy mộng đẹp hay yêu chính cuộc sống mà mình đang có. Tất cả, tất cả đã đựơc hội ngộ trong một cao trào nghệ thuật của “Vội Vàng”. Đến với thơ tình Xuân Diệu, dù rằng tôi là một người chưa yêu nhưng chàng trai trẻ ấy đã giúp tôi thử một lần chạm vào điều đó. Ấy là cái cớ mà hôm nay tôi được sự uỷ quyền của ông hoàng thơ tình yêu mang đến cho người nghe một cái nhìn tích cực về tình yêu và hi vọng rằng mọi người sẽ thưởng thức nó bằng chính trái tim chân thành và lòng yêu nghệ thuật. Mùa xuân luôn là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn nhiều tâm hồn khao khát được giao cảm với đời như Xuân Diệu. Mùa xuân có một vẻ đẹp thanh sơ, dịu nhẹ làm rung động và say đắm bao trái tim con người. Chính không gian trữ tình ấy đã gợi bao suy nghĩ về con người, về cuộc sống. Trước đây, Nguyễn Du đã từng có những vần thơ trác tuyệt về mùa xuân. “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng có chung nguồn mạch cảm xúc đó và viết nên những vần thơ “ửng hồng sắc xuân”. “Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió đưa tà áo biếc Trên giàn thiên lý bóng xuân sang” “Vội vàng” đựơc khơi nguồn cảm hứng từ mùa xuân. Mặc dù cảm hứng không mới nhưng bài thơ đã tìm được một hướng đi mới: mới ở cách thể hiện và cường độ cảm xúc. “Vội vàng” không bắt đầu bằng những hình ảnh của mùa xuân mà bắt đầu bằng niềm khao khát, say mê đối với thiên nhiên và cuộc sống. “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi” Xuân Diệu không hề che dấu ước muốn của mình, điều mà không mấy ai dám nhìn nhận, trái lại ông còn thể hiện nó một cách mãnh liệt. Thế mới biết, thế nào là sức sống của một “mùa xuân kì diệu”. Xuân Diệu ngắm một bông hoa trong thời khắc rực rỡ, huy hoàng nhưng vẫn muốn kéo dài buổi bình minh, kéo dài sự sống để có thể thưởng thức Trường THPT Cao Bá Quát 1 Trịnh Đỗ Mi Mi Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống –Vội Vàng yêu” 2010 – 2011 cái đẹp một cách trọn vẹn; đã hít thật mạnh, ngửi thật sâu một mùi hương thoảng qua trong gió nhưng vẫn muốn buộc gió lại để lưu giữ mùi hương. Có như thế mới thoả mãn ước nguyện của tác giả. Quả là một ý muốn táo bạo. Bốn câu thơ ngắn với lời lẽ oai nghiêm như mệnh lệnh, tác giả muốn ĐOẠT QUYỀN CỦA TẠO HOÁ để tận hưởng cả hương sắc của cuộc đời này. Đúng, những hình ảnh của tạo hoá thì vận hành rất nhanh nhưng Xuân Diệu đã thưởng thức được nó theo cách riêng của mình. Hơn ai hết, ông muốn nó luôn tồn tại để ông được có thêm thời gian tận hưởng? Điệp từ “tôi muốn” vừa thể hiện cái tôi cá nhân vừa tô đậm khát vọng sống của tác giả. Ông muốn mình làm thế này, làm thế kia nhưng liệu ông có làm đựơc hay không? Điều ông muốn là sự thật hay cuối cùng cũng chỉ là tưởng tượng? Tâm hồn Xuân Diệu nhiều khi cùng run rẫy với thiên nhiên, cảm nhận và lắng nghe những âm thanh, hình ảnh và màu sắc khác của thiên nhiên trong mối giao hoà đồng điệu. Xuân Diệu yêu thiên nhiên một cách ào ạt, sống động bởi lòng khao khát được giao cảm với đời của thi sĩ rất mãnh liệt. Xuân Diệu đã thổi vào đó một ngọn gió nồng nàn, tha thiết của một TRÁI TIM YÊU THƯƠNG CUỒNG NHIỆT. Chàng trai ấy luôn nhìn đời bằng cặp mắt “xanh non” của tuổi trẻ; bằng hồn thơ sôi nổi, chân thành. Phải chăng, vì tiếp thu được nguồn mạch của thơ ca phương Tây nên khi cái “tôi” đồng nhất với thiên nhiên thì nó mang một dáng dấp mới: trong trẻo và tươi sáng. Cảnh thiên nhiên tươi sáng đang chào đón con người. Vì con người đang yêu thì cái gì cũng đẹp cũng xanh non. “Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si” Nhà thơ phát hiện ra một thiên đường ngay trên mặt đất này, hơn nữa ngay trong tầm tay của chúng ta. Có hạnh phúc ngọt ngào trong “tuần tháng mật” của ong bướm, có cái mềm mại của “đồng nội”, cái mơn mởn trẻ trung của “cành tơ phơ phất”, có cả âm thanh rạo rực nồng nàn trong “khúc tình si”. Mỗi vẻ đẹp của mùa xuân đều tràn đầy nhựa sống và chất chứa một khát vọng của tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Điệp từ “này đây” cho thấy sự xuất hiện của cái đẹp một cách ào ạt, khẩn trương khiến cho những cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ như đang đua chen nhau, cố gắng chạy theo để tận hưởng. Ôi! Sao người ta cứ đi tìm mộng đẹp ở chốn bồng lai hay niết bàn cực lạc. Hoá ra nó chẳng ở đâu xa, nó ở ngay cuộc sống quanh ta, ngay trong giây phút hiện tại này. Nó là cái hiện hữu, cái nhãn tiền, nhà thơ như muốn nói:“Hưởng ngay đi! Ngắm nhìn, ôm ấp ngay đi, còn chờ gì nữa!” . Một bức tranh xuân được vẽ nên mà không cần cọ, cần màu. Thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh đặc quánh đến độ khiến người ta như chạm chân tới một khu vuờn tràn ngập âm thanh, ánh sáng và hương sắc. Hình ảnh tình tứ duyên dáng: tuần tháng mật, khúc tình si gợi hương vị tình yêu và cuộc sống lứa đôi. Ong buớm, chim chóc còn như vậy huống chi là con người Không chỉ riêng trong “Vội Vàng” Xuân Diệu mới danh nhiều ưu ái khi nói về thiên nhiên mà nó đã trở thành cảm xúc chủ đạo trong thơ Xuân Diệu. Trường THPT Cao Bá Quát 2 Trịnh Đỗ Mi Mi Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu” 2010 – 2011 Những nàng hoa chờ đợi cái ong châm Đáng yêu thay trong vẻ khẽ nghiêng đầu Lá xanh đỡ yêu yêu thân tuyết bạch Nguyệt lát đác tiếng thở giòn lách tách Lòng phơi phới chờ đợi cái ong châm Miệng toả ra hương, hương toả tình ngầm” Thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn cho cái đẹp thì bây giờ Xuân Diệu lại đưa ra một chuẩn khác: THẾ GIỚI NÀY ĐẸP NHẤT LÀ VÌ CÓ CON NGƯỜI. Con người trẻ trung, mơn mởn;con người giữa tuổi yêu đương là đẹp nhất. Con người là thước đo thẩm mĩ của vũ trụ, vẻ đẹp của con người trần thế là tác phẩm kì diệu nhất của tạo hoá. Tư tưởng mỹ học ấy đã giúp nhà thơ tạo nên những hình ảnh rất Xuân Diệu. “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi” Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là Bình Minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng suốt đêm qua, mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng ra muôn vạn hào quang. Trong trường ca sau này, Xuân Diệu còn sử dụng thành công hình ảnh đó một lần nữa: “Mi của ánh sáng thật là dài; tia của ánh sáng thật đượm (...). Con mắt điện quang thấu suốt muôn trùng”. Nhưng “Vội Vàng”còn có một hình ảnh độc đáo đáng gọi là một sáng tạo tuyệt vời. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” Một hình ảnh táo bạo rất Xuân Diêu, một vẻ đẹp rất trần gian mà tạo hoá toàn năng đã ban tặng cho con người. Chàng trai si tình Xuân Diệu đang thưởng thức thiên nhiên bằng vị giác của người đang yêu. Nó gần gũi, hồn hậu, phác thực như có tính nhục thể nhưng đồng thời lại rất đổi xa vời, xa vời như một cái gì đó vô cùng tinh khôi, trinh trắng. Song, một nhà nghiên cứu thơ Mới đã phê bình câu thơ này không được lành mạnh. Chao ôi! Vậy thì như thế nào mới là lành mạnh? Phải chăng chính tâm hồn của họ chưa được lành mạnh mới không hiểu, không quí một câu thơ tuyệt vời đến thế. Nhưng tạo hoá có sinh con người ra để mãi mãi hưởng lạc ở chốn địa đàn trần gian này đâu! Đời người có hạn, tuổi xuân ngắn ngủi. Chính vì thế, khuất sâu trong tâm hồn, tư tưởng của chàng trai mới lần đầu đón nhân tình yêu, khao khát được sống, được yêu là tâm trạng nơm nớp lo sợ, sợ sự chảy trôi của THỜI GIAN. Vì thế mà, khi ông muốn tắt nắng, muốn buộc gió thì không chỉ bắt vũ trụ phải đứng lại mà còn bắt thời gian phải ngừng trôi. Xuân Diệu quả là một con người THAM LAM, nhưng sự tham lam ấy là hoàn toàn có lí. Xuân Diệu luôn muốn tìm kiếm, săn lùng cái đẹp của trần gian để thưởng thức, để nhung nhớ. Ngay khi ông tận hưởng mùa xuân thì ông cũng đã khắc khỏi lo sợ bước đi của thời gian sẽ phai tàn hương sắc. Niềm khắc khoải đó đã khiến cho nổi sung sướng không còn được trọn vẹn. ‘Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nữa” Dấu chấm bẻ đôi câu thơ ném về hai đầu tâm trạng:một của khao khát, say mê; một của hoài nghi, u uất. Đau buồn tuyệt vọng khi trở về hiện tại và chấp nhận một sự thật phũ phàng, niềm vui, niềm hạnh phúc bỗng chốc tan biến như một giấc mộng trước một dấu hiệu chẳng lành, trước sự lạnh lùng, nghiệt ngã của thời gian. Trường THPT Cao Bá Quát 3 Trịnh Đỗ Mi Mi Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu” 2010 – 2011 “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” Tác giả lấy sinh mệnh cá nhân làm thước đo thời gian. Tức là lấy quỹ thời gian hữu hạn của đời người ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ.Thậm chí lấy quãng thời gian ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh con người là “tuổi trẻ”.TÌNH YÊU đẹp nhất là thời tuổi trẻ, tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của đời người. Lời thơ trần trụi như một sự thật đầy ngang trái: “xuân non” rồi cũng đến lúc “xuân già”; “hoa đẹp” rồi cũng đến lúc phải “tàn phai” và con người cũng vậy. Tác giả tạo nên một sự đối lập giữa trẻ và già, giữa cái vô hạn với cái hữu hạn. Thi sĩ đã gián tiếp nhìn nhận và phán xét quy luật của tạo hoá. Vâng! Vũ trụ có thể là vĩnh viễn, mùa xuân đất trời có thể là tuần hoàn.Xuân Diệu đã ý thức được tuổi trẻ là cái hữu hạn trong cái hữư hạn đó nên nhà thơ cảm thấy nuối tiếc. “Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn đất trời nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời” Vậy thì phải làm sao? Níu giữ thời gian ư? Nhưng không thể được! Cách duy nhất là hãy mau lên để được sống trong tình yêu tuổi trẻ, giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.Một quan niệm sống vội vàng, giục giã bởi Xuân Diệu lo sợ rằng sẽ lỡ làng, sẽ không kịp. “Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi, tình non sắp già rồi” Thi sĩ đã khắc phục bằng cách dồn nén cường độ sống, muốn thu gom tất cả vẻ đẹp của cuộc đời chỉ trong một phút. Khao khát của nhà thơ thật nhiều, thật sôi nổi và mạnh mẻ trong nhịp điệu dồn dập của những vần thơ bắt đầu bằng “ta muốn”. “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước,và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc với thời tuơi;” Trong niềm khao khát ấy, thiên nhiên lại được hồi sinh với biết bao hình ảnh, âm thanh, hương sắc. Với những đám mây trắng trên nền trời trong xanh đang đung đưa theo làn gió nhẹ và rồi non nước, cỏ dại mọc ven bờ pha thêm một chút ánh sáng của ngày xuân tạo nên một “ thiên đường màu xanh” lung linh và huyền ảo.Nhưng đâu chỉ có “sắc” mà còn có cả “thanh”. Vậy âm thanh ở đây là gì? Có thể là tiếng hót của chim én hay cũng có thể là “tiếng gọi tình yêu giục giã tâm hồn Xuân Diệu”.Từ “và”, “cho” được lặp đi lặp lại nhiều lần thể cái đẹp giống như một trận “mưa rào” đến bất ngờ, nhanh chóng và nối tiếp nhau trang trãi vào lòng của chàng trai trẻ ấy, dẫu có gấp gáp nhưng chàng đã đón lấy và cảm nhận được tất cả bằng trái tim đang “chết dần chết mòn” Trường THPT Cao Bá Quát 4 Trịnh Đỗ Mi Mi Đề Tài: Xuân Diệu-“Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu” 2010 – 2011 vì tình yêu.Dường như đến đây Xuân Diệu đã thoả mãn “ước nguyện” của mình, đã “no nê” với cái đẹp của đất trời đã “chếnh choáng” trong men hạnh phúc. Mở đầu bài thơ là điệp từ “tôi muốn” kết thúc bài thơ là “ta muốn” càng thể hiện khát vọng sống và quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu. Trở lại với ước muốn của nhà thơ, chúng ta sẽ thấy ngạc nhiên khi “sự sống” thì vô cùng rộng lớn, mênh mông nhưng vòng tay của ông hoàng tình yêu lại có thể ôm hết, thâu tóm hết. Không chỉ có “ôm” mà còn “riết” và “thâu” say đắm trong một cái hôn dài. Và cuối cùng tình yêu cuồng nhiệt, dâng trào đến tột độ và bật lên bằng một tiếng thơ đầy khao khát. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!” Câu thơ kết như một cú hạ cánh bất ngờ, đột ngột trong một cảm xúc mãnh liệt. Vẫn là tình yêu mùa xuân, tình yêu con người thật trần thế. Với người khác thì xuân tươi, xuân xanh còn nhà thơ gọi vẻ đẹp yêu kiều ấy là xuân hồng. Và một lần nữa, thưởng thức nó bằng vị giác. Nhưng lần này không phải là hôn mà là cắn. Như vậy mới sướng, mới thoả mãn. Ông đã hơn một lần cháy lòng mình như thế. “Tôi là kẻ đưa răng bấu Mặt Trời Kẻ uống tình yêu dập cả môi” Xuân Diệu không chỉ sống vội vàng mà yêu cũng rất vội vàng. Yêu chỉ qua một cái ôm, một nụ hôn nhưng đổi lại ông yêu nhiều, yêu bằng cả trái tim cháy bỏng, yêu say đắm và dường như ông đang đắm chìm vào đại dương mang tên HẠNH PHÚC. Thông thường yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khó nhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” cập kè với chính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên thuộc loại thơ cảm xúc. Nhưng đọc kĩ sẽ thấy thơ Xuân Diệu rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dung, hình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ, thì dường như yếu tố chính luận lai ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cấu tứ của thi phẩm.Cho nên mạch thơ luôn giữ được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. “Vội Vàng” cũng thế, nó là cảm xúc dào dạt, bồng bột có lúc đã thực sự là cơn lũ cảm xúc ,cuốn theo nhiều hình ảnh thơ ca như gấm, như thêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày một quan niệm nhân sinh tích cực: vội vàng sống, vội vàng yêu như chưa bao giờ được sống, được yêu. Thời đại những con người như Xuân Diệu thì người ta khao khát tình yêu, mong muốn được yêu và sống trong sự ngọt ngào, lãng mạn của tình yêu. Còn thời đại ngày nay, có nhiều bạn trẻ “sợ yêu” và có những bạn trẻ cháy hết mình vì tình yêu một cách mù quáng. Bởi lẽ, tình yêu ở bất cứ thời đại nào cũng vậy, thật nhiều cảm xúc: có lúc rụt rè, e thẹn; có lúc si mê, điên dại. Tuy nhiên, để có một tình yêu đẹp và tồn tại cần nhất là sự trong sáng, chân thành . Ngày nay, sự trong sáng, lành mạnh trong tình yêu dường nhưhiếm hoi, yêu là mong muốn chiếm hữu, là đam mê dục vọng, những dối trá trắng trợn… Chính những sai lầm trong tình yêu và quan niệm lệch lạc khi yêu đã dẫn đến những hệ lụy đau buồn không đáng có. Thông qua bài thuyết trình này, tôi muốn nhắn gửi đến những ai đang yêu hãy sống và yêu chân thành, mãnh liệt. Hãy trân trọng từng giây, từng phút ở bên nhau. Đừng để mất nhau rồi hối tiếc. Trường THPT Cao Bá Quát 5 Trịnh Đỗ Mi Mi c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề Tài- Xuân Diệu-Vội Vàng sống – Vội Vàng yêu.doc