Đề tài Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang malaysia thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Mục lục

Lời nói đầu

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động

1.1. 1.Khái niệm

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động

1.2. Các hình thức và phương thức xuất khẩu lao động

1.2.1. Hình thức

1.2.1.1. Xuất khẩu lao động di chuyển

1.2.1.2. Xuất khẩu lao động tại chỗ

1.2.2. Phương thức

1.2.2.1. Người lao động tự tìm được việc làm ở nước ngoài

1.2.2.2. Thông qua các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động

1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động

II. Thực trạng xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường Malaysia

2.1 Đặc điểm xuất khẩu lao động của việt nam

2.2 Đặc điểm thị trường lao động Malaysia

2.3 2.3 Thực trạng lao động Việt Nam tại Malaysia

2.3. 2.3.1 Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia giai đoạn 2002-2005

2.3.2 Xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia thời gian qua

III. III. Giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia

3.1.Mục tiêu XKLĐ của Việt Nam sang Malaysia trong thời gian tới

3.2. 3.2. Giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia

3.2.1. 3.2.1 Các giải pháp về phía nhà nước

3.2.2. 3.2.2 Các giải pháp về phía Doanh nghiệp XKLĐ

3.2. 3.2.3 Giải pháp về phía người lao động

Kết Kết luận

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang malaysia thực trạng và giải pháp thúc đẩy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu lao động là sự kết hợp hài hoà giữa quản lý vĩ mô cuả nhà nước và các tổ chức kinh tế làm nhiệm vụ cung ứng lao động. Hoạt động XKLĐ được thực hiện trên cơ sở các hiệp định mà chính phủ hai quốc gia đã ký kết với nhau. Nguyên tắc của hoạt động XKLĐ là dựa trên hợp đồng cung ứng lao động và sử dụng lao động giữa doanh nghiệp cung ứng lao động của quốc gia này với doanh nghiệp sử dụng lao động của quốc gia kia. Vai trò của nhà nước trong hoạt động XKLĐ chỉ mang tính chất nguyên tắc thông qua các hiệp định song phương đã ký. Cơ quan đại diện cho nhà nước để quản lý các hoạt động xuất khẩu lao động là các Bộ ngành, Điạ phương và Ban quản lý lao động ở nước ngoài. Sự quản lý của các cơ quan này chỉ mang tính chất vĩ mô, tức là chỉ thực hiện công việc giám sát chứ không thực thi. Do vậy, các doanh nghiệp thực hiện cung ứng lao động phải tự tổ chức tuyển chọn lao động, đào tạo lao động và tìm đối tác ở nước ngoài để ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Các doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động xuất khẩu lao động của mình. Xuất khẩu lao động cũng diễn ra trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Hoạt động XKLĐ cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường sức lao động. Hoạt động XKLĐ là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao. Do vậy, các doanh nghiệp XKLĐ phải cạnh tranh nhau để giành lấy cho mình nhiều hợp đồng cung ứng lao động cho nước ngoài. Sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước khác. Sự cạnh tranh này cũng giống như sự cạnh tranh của các loại hàng hoá khác đó là: sự cạnh tranh về giá(giá nhân công), sự cạnh tranh về chất lượng(trình độ tay nghề). Ngoài ra hàng hoá sức lao động còn có thể cạnh tranh ở yếu tố văn hoá, tính kỷ luật trong lao động... Do hoạt động XKLĐ có tính cạnh tranh nên các doanh nghiệp XKLĐ phải đầu tư nhiều cho chương trình Maketing, đào tạo cán bộ quản lý... Xuất khẩu lao động là một hoạt động đầy biến đổi Hoạt động XKLĐ phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận lao động. Chính sách tiếp nhận lao động của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ là khác nhau. Do vậy, để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao thì các doanh nghiệp XKLĐ phải nghiên cứu thị trường nước ngoài thật kỹ và có một chiến lược lâu dài trong việc đào tạo nguồn lao động cũng như trong việc tuyển chọn lao động. Xuất khẩu lao động là hoạt động mang đầy rủi ro. Khi lao động của quốc gia này sang làm việc tại quốc gia khác sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, pháp luật... Nhưng điều khó khăn lớn nhất vẫn là sự thiếu thông tin về môi trường làm việc tại nước ngoài. Nhiều lao động khi đi làm việc tại nước ngoài đã phải về nước trước khi hết hợp đồng do doanh nghiệp bên nước ngoài bị phá sản. Một số lao động do không am hiểu về pháp luật của nước sở tại nên đã bị bắt do vi phạm pháp luật. Đây là những rủi ro rất hay gặp trong XKLĐ. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia đặc điểm xuất khẩu lao động của việt nam Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của VN tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400.000 lao động VN làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10 % tổng số lao động nhập khẩu của nước nầy Với hơn 80 triệu dân, trong đó có hơn 40 triệu lao động, nước ta được đánh giá là nước có nguồn lao động trẻ,có tính cần cù, thông minh, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới.Tuy nhiên lao động qua đào tạo của nước ta vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chất lượng, cơ cấu trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý. Đó chính là một trở ngại rất lớn khi chúng ta tham gia thị trường xuất khẩu lao động đặc điểm thị trường lao động Malaysia Malaysia có diện tích khoảng 330.400 Km², dân số khoảng 24 triệu người, bao gồm 50% là người Mã Lai, khoảng 30% là người Hoa, 10% người ấn, còn lại là các dân tộc thiểu số khác. GDP bình quân đầu người của Malaysia khoảng 4.000 USD/năm. Như vậy, so với Việt Nam thì Malaysia có diện tích tương đương, dân số thì chỉ bằng khoảng 1/3 dân số Việt Nam nhưng GDP bình quân lại gấp 10 lần GDP bình quân của Việt Nam. Malaysia là nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lớn, hiện có khoảng gần 2 triệu người nước ngoài đang làm việc ở Malaysia.Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, Malaysia đã sử dụng lao động nước ngoài.Lao động nước ngoài tập trung chủ yếu vùng Penusular đặc biệt ở vùng thành thị và các khu công nghiệp ở thung lũng Kelang, thủ đô Kuala Lumpur, trung tâm công nghiệp, thương mại và hành chính là mục tiêu chủ yếu của lao động nhập cư. Số lao động nước ngoài ở đây chiếm gần 70% tổng số lao động nước ngoài trên toàn lãnh thổ Malaysia. Bang Sabah cũng vậy, ở một vài huyện trong bang như bờ biển phía Đông, số lượng lao động nước ngoài vượt quá cả số dân địa phương. Riêng bang Sarawak, số lượng lao động nhập cư tương đối thấp.Chính phủ Malaysia chỉ cho phép nhận lao động của các nước là Inđônêsia, Thái Lan, Philippin, Bangladesh, Pakistan và Việt Nam. Song lao động của các quốc gia khác cũng được phép nhập cư trên cơ sở lựa chọn tuỳ theo yêu cầu của công việc Hiện tại Malaysia đang phải đối phó với sự thiếu hụt lao động trong một số lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và xây dựng đặc biệt từ sau chiến dịch truy lùng và bắt giữ lao động trái phép hồi tháng 8/2002 và tháng 3/2005 đã buộc hàng trăm nghìn người, chủ yếu là từ Indonesia, phải chạy khỏi Malaysia để tránh bị bắt giữ, đánh đập và bị phạt Để đối phó với tình hình này, Malaysia đã ra một số chính sách cởi mở hơn nhằm thu hút lao động nước ngoài, như cấp giấy phép tiếp nhận lao động trong ngày cho các chủ lao động thay vì phải chờ ít nhất vài tuần như trước đây.Do đặc điểm của lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, lực lượng lao động khá dồi dào và được đánh giá là cần cù thông minh, giá thuê lao động rẻ nên việc thiếu hụt lao động của Malaysia sẽ là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong thời gian tới. So với một số thị trường khác trong khu vực cũng như một số thị trường truyền thống của Việt Nam thì thị trường Malaysia là thị trường phù hợp với lao động Việt Nam hơn cả Để cân đối việc sử dụng lao động nước ngoài và lao động trong nước, Chính phủ Malaysia đã điều chỉnh tăng mức lệ phí tuyển lao động đối với một số lĩnh vực như lâm nghiệp, dịch vụ. Riêng khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng vẫn giữ nguyên mức phí cũ.Nhưng việc điều chỉnh này không ảnh hưởng nhiều đến lao động Việt Nam, vì lệ phí tăng ở những lĩnh vực Việt Nam không khuyến khích đưa lao động đi làm việc. Điểm khó duy nhất trong chính sách của Malaysia đối với lao động nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng là việc bắt buộc phải có chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Malaysia) do cơ quan chức năng của Malaysia phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo và cấp. 2.3 thực trạng lao động Việt Nam tại Malaysia 2.3.1 xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia giai đoạn 2002-2005 Kể từ đầu năm 2002 đến nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Malaysia ký kết Bản ghi nhớ (MoU) về cung ứng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia (01.12.2003), 82 doanh nghiệp Việt Nam được Bộ LĐ-TB-XH cấp phép đã xuất khẩu sang thị trường này gần 71.000 lao động. Đây là một con số kỷ lục khi so sánh với các thị trường lao động khác như Hàn Quốc, Nhật Bản... và điều đáng mừng là mặc dù mức thu nhập hàng tháng của lao động Việt Nam tại đây thấp nhưng phần lớn họ đều có công ăn việc làm ổn định, đặc biệt là lao động trong khu vực nhà máy. năm 2002 Việt Nam mới chính thức đưa lao động sang làm việc tại Malaysia trên cơ sở “bản thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ được ký năm 2002”.Nếu đầu tháng 4 năm 2002 chúng ta mới chỉ đưa được 43 lao động Việt Nam đầu tiên sang Malaysia cuối năm 2003 Việt Nam đã đưa được trên 59.000 lao động,riêmg năm 2006 cả nước đưa được 37.950 lao động và chỉ tính 10 tháng đầu năm 2007 chúng ta đã đưa được đi là 23.515 người sang thị trường này. Lao động Việt Nam đã hoà nhập nhanh chóng vào cuộc sống và môi trường làm việc tại nước bạn. Thu nhập hàng tháng tương đối ổn định, mỗi tháng có thể tiết kiệm được khoảng 140USD để gửi về nước. Nhiều người có mức thu nhập cao từ 250 - 350USD/tháng. Mặc dù thị trường Malaysia là một thị trường mới của Việt Nam song nó lại là một thị trường đầy tiềm năng. Điều này được thể hiện trong bảng 2.1 Bảng 2.1: Số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường chính giai đoạn 1998 - 2005 Đơn vị tính: Người Năm Nước 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Hết 6/2005 Tổng cộng Lào 455 833 7.900 5.072 4.143 5.632 6.791 4.200 35.062 Malaysia 7 1 51 0 19.965 40.000 15.889 12.361 88.274 Brunei 0 0 0 0 79 0 0 0 79 Singapore 47 45 84 280 0 7 106 0 569 Đài Loan 197 309 8.500 21.809 13.191 30.000 29.980 15.759 119.745 Hàn Quốc 1.500 4.513 6.940 5.484 1.190 4.326 5.959 3.275 33.187 Nhật Bản 1.896 1.811 1.355 1.798 2.202 2.400 2.840 1.769 16.071 Khác 8.048 14.363 6.640 1.725 5.052 2.642 5.875 5.636 27.570 Tổng cộng 12.240 21.875 31.470 36.168 45.822 85.007 67.440 43.000 343.022 Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài, báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003, 2004, 6 tháng đầu năm 2005. Qua bảng 2.1 ta có thể thấy rằng năm 2002 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 19.965 lao động sang làm việc tại Malaysia thì đến hết năm 2003 Việt Nam đã Xuất khẩu được 40.000 lao động sang thị trường này lớn gấp 2 lần năm 2002. Năm 2002, 2003, thị trường Malaysia là thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam. Sự gia tăng nhanh chóng này cho thấy Malaysia là một thị trường lớn của Việt Nam. Lao động Việt Nam dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc và xã hội tại Malaysia. Lao động Việt Nam làm việc ở hầu hết trong các ngành của Malaysia. Trong đó, lao động làm việc trong ngành xây dựng là lớn nhất. Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia giai đoạn 2002-2005 Đơn vị tính: Người Nghề Năm Sản xuất chế tạo Điện tử Dệt may Xây dựng Khác Tổng 2002 8.158 288 1.502 9.084 933 19.965 2003 16.344 577 3.010 17.869 1.861 40.000 2004 13.012 634 1.757 447 39 15.889 2005 9.135 1.054 2.091 0 80 12.361 Tổng 46.649 (52,89%) 2.553 (2,87%) 8.361 (9,48%) 27.400 (31,46%) 2.913 (3,3%) 88.215 (100%) Nguồn: Ban quản lý lao động và chuyên gia, Báo cáo tổng kết tình hình thị trường Malaysia và công tác năm 2002, 2000, 2004, 6 tháng đầu năm 2005 Bảng 2.2 cho thấy lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia chủ yếu tập trung vào các ngành có trình độ tay nghề thấp(lao động phổ thông). Có thể nói đây là một trong những yếu tố giúp cho lao động Việt Nam dễ dàng thích nghi tại thị trường Malaysia. Bên cạnh những yếu tố về yêu cầu trình độ tay nghề thấp thì phí xuất khẩu lao động sang Malaysia cũng khá thấp so với các thị trường khác. Để sang làm việc tại Malaysia thì mỗi người lao động phải đóng phí bình quân khoảng 1.200USD. Trong khi đó, để sang làm việc tại thị trường Nhật Bản hoặc Hàn Quốc thì mỗi người lao động phải đóng một mức phí khoảng 2.300USD. Những đặc điểm này khá phù hợp với lao động Việt Nam vì lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông từ nông thôn và đa số là các hộ gia đình nghèo. Đây là yếu tố thúc đẩy việc đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Nhờ có những yếu tố thuận lợi này mà trong vòng 2 năm 2002, 2003 lao động Việt Nam được đưa sang làm việc tại Malaysia liên tục tăng và Malaysia trở thành thị trường lớn thứ hai của Việt Nam sau Đài Loan. Sang đến năm 2003, nền kinh tế Malaysia có nhiều biến động nhưng lượng lao động của Việt Nam được đưa sang Malaysia vẫn liên tục tăng và duy trì ở mức cao(khoảng từ 3.000- 4.000 người/tháng). Trong năm 2003, Việt Nam đã đưa được 40.000 lao động sang làm việc tại Malaysia. Đã vượt kế hoạch đã đề ra là đưa được 30.000 lao động sang làm việc tại Malaysia năm 2003. Nhưng đến năm 2004, do sự thay đổi về chính sách đầu tư cũng như sự biến động về tình hình kinh tế nên Malaysia đã ngừng tiếp nhận lao động trong một số ngành nghề đặc biệt trong ngành xây dựng. Sự thay đổi này đã có tác động không nhỏ đối với Việt Nam. Số lượng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia vào năm 2004 đã giảm đáng kể. Năm 2004 Việt Nam chỉ đưa được 15.889 lao động sang làm việc tại Malaysia, không bằng một nửa năm 2003 và không đạt mức chỉ tiêu đã đề ra là 25.000 lao động sang thị trường này. Không chỉ có sự giảm sút về số lượng mà ngay cả những lao động đang là việc tại Malaysia cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Tình trạng lao động bị đuổi việc, nợ lương, trừ lương diễn ra phổ biến. Năm 2004 có thể coi là một năm không thuận lợi đối với những người lao động làm việc trong ngành xây dựng tại Malaysia. Không chỉ có lao động Việt Nam mà cả lao động của các quốc gia khác nữa. Trong năm 2004, Việt Nam có khoảng 700 lao động bị mất việc làm trong ngành xây dựng tại Malaysia. Nguyên nhân của sự việc này có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan đó là: năm 2004, chính phủ Malaysia áp dụng chính sách kinh tế mới cộng với giá thép và giá nguyên vật liệu tăng cao đã dẫn đến nhiều công trường xây dựng lâm vào tình cảnh phá sản và buộc phải đóng cửa. Chính phủ Malaysia đã chuyển hướng xây dựng từ các công trình lớn mang tính chiến lược sang xây dựng các công trình nhỏ. Sự chuyển hướng này đã khiến cho một số công trình ở nông thôn buộc phải đóng cửa. Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên thì còn một số nguyên nhân chủ quan từ phía người lao động và từ phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam. Lao động Việt Nam đã không cố gắng và không kiên trì, đặc biệt còn tự phát đình công trái pháp luật dẫn đến tự đẩy mình từ thế đúng sang thế sai Nhìn chung, trong giai đoạn 2002-2004, tình hình lao động của Việt Nam ở Malaysia là khá ổn định. Thu nhập của người lao động tuy không cao bằng thu nhập ở các thị trường khác nhưng bù lại đây là một thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về trình độ tay nghề. Tuy thu nhập không cao nhưng mỗi người lao động mỗi tháng cũng tiết được khoảng 140USD(sau khi đã trừ đi các chi phí) 2.3.2 xuất khẩu lao động Việt Nam sang Malaysia thời gian qua Bộ LĐTB&XH Năm 2006, cả nước đưa được hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó lớn nhất là Malaysia với 37.950 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 14.120 lao động. Tổng số lao động đang làm việc tại Malaysia có khoảng trên 100 nghìn người, thu nhập bình quân của người lao động đạt 2 đến 3 triệu đồng/người/tháng, một số ngành nghề có kỹ thuật đạt trên dưới 10 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại Hàn Quốc, lao động Việt Nam có thu nhập khá, trung bình đạt 900USD đến 1.000USD/người/tháng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, một bộ phận lao động Việt Nam làm việc trong khu vực xây dựng gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, không có việc làm thêm ngoài giờ, thiếu việc hoặc mất việc làm, bị chủ lao động nợ lương kéo dài... một số khác không được chủ lao động gia hạn hợp đồng sau khi kết thúc năm thứ nhất. Trong số này, hiện có gần 700 lao động rơi vào tình trạng mất việc, không có thu nhập và phải sống vất vưởng. Mặc dù nhìn tổng thể, con số này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Malaysia, tuy nhiên đây cũng là một vấn đề nhức nhối và cần cấp bách tìm hướng giải quyết. Và đặc điểm chung của lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa, lượng lao động đưa đi còn thấp, chất lượng lao động đưa đi không cao Tình trạng lao động bỏ việc, tự ý phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra thường xuyên. Lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia còn mang tính tự phát. Khi xảy ra tranh chấp lao động Việt Nam không nộp đơn khiếu nại lên cục lao động mà họ tổ chức đình công trái pháp luật. Do sự thiếu hiểu biết về văn hoá cũng như về luật pháp nên một số lao động Việt Nam đã bị chính phủ Malaysia bắt và trục xuất về nước Một bộ phận lao động còn thiếu ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chưa biết cách xử sự trong môi trường công nghiệp nên khi xảy ra tranh chấp họ thường có những hành động vi phạm pháp luật như đánh nhau, đình công... Một số khác còn uống rượu nơi công cộng. Khi chủ sử dụng lao động không bố trí được thời gian làm thêm thì lao động Việt Nam rủ nhau đình công không làm việc nữa III. Giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia 3.1. Mục tiêu XKLĐ của Việt Nam sang Malaysia trong thời gian tới - Về số lượng: Việt Nam xác định Malaysia là thị trường trọng điểm của Việt Nam trong thời gian tới. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ đưa được khoảng 156.400 lao động sang làm việc tại Malaysia và nâng tổng số lao động của Việt Nam đang làm việc tại Malaysia lên con số 232.313 người. Về cơ cấu ngành nghề: Tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế tạo. - Đa dạng hoá các doanh nghiệp thực hiện hoạt động XKLĐ, khuyến khích tư nhân tham gia vào XKLĐ, thí điểm một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia XKLĐ - Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu: Chỉ thị số 41/CT- TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ đã ghi rõ: “ Phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, nhất là kỹ thuật, công nghệ cao, ngoại ngữ, giáo dục định hướng, ý thức tổ chức kỷ luật và pháp luật cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng bộ máy, cán bộ quản lý XKLĐ và chuyên gia”. Chuyển dần từ xuất khẩu lao động phổ thông sang lao động có nghề. Chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Chinh phủ Malaysia để có thể ký kết hiệp định chính thức về cung ứng lao động giữa hai quốc gia. - Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao. Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp XKLĐ sang Malaysia về thị trường, chính sách của Malaysia và chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam trong hoạt động XKLĐ. Bảng 3.1. Dự báo số lượng và cơ cấu ngành nghề của lao động việt Nam Tại thị trường Malaysia Giai đoạn 2005- 2010 Đơn vị tính: Người Năm CNSX, chế tạo và dịch vụ Thuyền viên Xây dựng Giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh Công nghệ cao Nông nghiệp Số lượng lao động 2005 15.000 3.000 18.000 2006 20.000 2.000 200 22.200 2007 21.000 2.000 200 23.200 2008 25.000 3.000 28.000 2009 26.000 4.000 30.000 2010 30.000 5.000 35.000 Tổng 137.000 19.000 400 156.400 Nguồn: Tổng cục dạy nghề và Cục quản lý lao động ngoài nước, Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015. 3.2. giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Malaysia 3.2.1 Giải pháp về phía nhà nước. Thứ nhất, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động sang làm việc tại Malaysia. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn đào tạo cán bộ quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác. Bộ lao động thương binh và xã hội cần phải thành lập phòng quan hệ quốc tế. Phòng này có chức năng cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường lao động của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới nói chung và của Malaysia nói riêng. Cung cấp thông tin về những doanh nghiệp có uy tín ở nước bạn. Xây dựng một trang Web riêng giới thiệu về thị trường Malaysia bằng tiếng Việt. Trên trang Web này sẽ đăng tải thông tin về tên các doanh nghiệp Việt Nam được phép XKLĐ sang Malaysia cũng như mức chi phí để đi Malaysia. Việc cung cấp thông tin như vậy sẽ giúp cho người lao động tránh được các hiện tượng “cò mồi” và hiểu rõ những quy định khi sang làm việc tại Malaysia. Trang Web này giới thiệu cả thông tin về văn hoá, pháp luật trong lĩnh vực tuyển dụng lao động của Malaysia. Nếu thực hiện tốt việc này thì các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm đối tác và sẽ tránh được hiện tượng ký kết hợp đồng qua trung gian. Ban quản lý lao động của Việt Nam ở Malaysia phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm đối tác cũng như cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của đối tác cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi kí kết hợp đồng cung ứng lao động. Việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp sử dụng lao động của Malaysia phải thông qua Ban quản lao động của Việt Nam tại Malaysia. Lao động Việt Nam chỉ được phép sang Malaysia làm việc khi các doanh nghiệp cung ứng lao động Việt Nam có bản hợp đồng cung ứng lao động cho Malaysia đã được Ban quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia thẩm tra và xác nhận. Việc làm này sẽ tránh được hiện tượng các doanh nghiệp Việt Nam ký kết với các doanh nghiệp trung gian. Bên cạnh đó chính phủ Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cho người lao động đi làm việc tại Malaysia được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với các đối tượng là gia đình chính sách, các hộ quá nghèo có thể không tính lãi. Sửa đổi bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động khi sang làm việc tại Malaysia cũng như khi hết thời hạn hợp đồng về nước. Tạo điều kiện cho người lao động Việt Nam khi làm việc tại Malaysia được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ giúp cho người lao động được bồi thường một cách thích hợp khi rủi ro mất việc làm, tại nạn lao động, ốm đau... xảy ra. Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ thì chính phủ cần phải xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong việc tuyển chọn lao động cũng như trong việc quản lý lao động tại Malaysia. Đối với những trường hợp lao động được đưa sang mà không có việc làm thì các doanh nghiệp XKLĐ phải chịu hoàn toàn mọi phí tổn đi lại cũng như chi phí ăn ở của người lao động tại Malaysia. Trong một thời gian mà vẫn không tìm được việc làm như đã thoả thuận cho người lao động thì các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đưa lao động về nước và phải hoàn trả lại phí cho người lao động. Đối với những doanh nghiệp thiếu trách bỏ mặc người lao động tại Malaysia như năm 2004 thì Bộ lao động thương binh và xã hội phải có biện pháp cưỡng chế mạnh như: thu hồi giấy phép kinh doanh tạm thời hoặc có thể thu hồi giấy phép kinh doanh vĩnh viễn và bắt các doanh nghiệp này phải bồi thường thiệt hại cho người lao động. Các cơ quan quản lý cần phải tiến hành thanh tra kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp thực hiện XKLĐ sang Malaysia. Thứ hai, các địa phương cần phải kết hợp tốt với các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động khi đưa sang làm việc tại Malaysia. Bộ công an, tổng cục du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố và các cơ quan có liên quan cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động xuất cảnh ra nước ngoài. Tránh tình trạng xuất cảnh để đi du lịch sau đó ở lại làm việc bất hợp pháp. Bộ văn hoá thông tin cần phải chọn lọc và đảm bảo tính khách quan về tình hình chung và các vụ việc liên quan, tăng cường đưa các gương tốt, điển hình tiên tiến lên các phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp rộng rãi các thông tin có liên quan đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Malaysia cho người lao động biết. Cung cấp tên các doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Malaysia đến từng người dân ở các vùng sâu vùng xa. Các địa phương phải nâng cấp cơ sở dạy nghề, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến. Phải coi việc đào tạo lao động đi nước ngoài như là đào tạo công nhân lành nghề trong nước, phải xây dựng cơ sở dạy nghề dành riêng cho lao động khi sang làm việc tại Malaysia. Các cơ sở dạy tiếng cần phải biên soạn riêng giáo trình đào tạo cho từng loại thị trường. Đối với thị trường Malaysia thì người lao động không chỉ phải học tiếng Anh mà còn phải học cả tiếng Bahasa Malaysia nữa. Việc học tiếng địa phương sẽ giúp cho lao động Việt Nam dễ dàng hoà đồng với người dân Malaysia. Do điều kiện học ngoại ngữ trong nước còn hạn chế, học viên không được nghe và nói nhiều nên khi sang đến nước bạn lao động Việt Nam không thể thích ứng được. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không hiểu nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bộ lao động thương binh và xã hội phải thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi trong việc đào tạo và quản lý xuất khẩu lao động sang Malaysia. Khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín. Hình thức khuyến khích có thể là cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác hoặc có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đưa được nhiều lao động sang Malaysia làm việc. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý lao động tại Malaysia. Khi các doanh nghiệp đưa được hơn 100 lao động sang làm việc tại Malaysia thì phải cử cán bộ quản lý sang cùng. Cán bộ quản lý này sẽ phải thường trực tại Malaysia để giải quyết các tranh chấp k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36072.doc
Tài liệu liên quan