Đề thi giải toán trên máy tính casio môn Sinh - Vĩnh Phúc

Câu 10: Theo dõi 3 tế bào sinh dưỡng của 1 loài cùng đang nguyên phân. Sau 30 phút cả 3 tế bào đã hoàn tất một số chu kỳ, người ta thấy rằng: Tế bào A có số đợt nguyên phân bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào B, số tế bào con của tế bào C bằng tích của số tế bào con của tế bào A và tế bào B, nguyên liệu mà môi trường cung cấp cho cả 3 tế bào qua các đợt nguyên phân trên tương đương số NST đơn gấp 11 lần số NST giới tính X có trong tế bào C.

Xác định bộ NST 2n của loài sinh vật trên. Biết rằng số NST trong giao tử nhỏ hơn tổng số tế bào con của A và C và lớn hơn số tế bào con của tế bào B.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giải toán trên máy tính casio môn Sinh - Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CASIO MÔN SINH Thời gian làm bài:150 phút; ĐỀ DỰ PHÒNG Câu 1: Một vi khuẩn hình cầu có khối lượng khoảng 5.10-13g, cứ 20 phút nhân đôi 1 lần. Giả sử nó được nuôi trong các điều kiện sinh trưởng hoàn toàn tối ưu. Hãy tính xem khoảng thời gian là bao lâu khối lượng do tế bào vi khuẩn này sinh ra sẽ đạt tới khối lượng của trái đất là 6. 1027gram ( lấy log2 = o,3). Lời giải Đáp số Câu 2: Xét 2 cặp tính trạng ở 1 loài thực vật, cho biết A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa đỏ, b: hoa trắng. Cho lai giữa 2 thứ cây thuần chủng có tính trạng tương phản, thu được F1 đồng tính. Cho F1 tự thụ phấn, người ta thu được ở thế hệ F2 gồm 1800 cây trong đó có 432 cây thân cao hoa trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối sự di truyền đồng thời các tính trạng, kiểu gen, kiểu hình của P và F1. Biết rằng quá trình giảm phân ở bộ phận đực và cái của cây diễn ra giống nhau. Lời giải Đáp số Câu 3: Một gen có 600A. Khi gen sao mã môi trường cung cấp 1200U, 600A, 2700G và X. Xét trên 1 mARN có 1 số ribôxôm trượt qua không lặp lại. Thời gian tổng hợp 1 axitamin là 0,1(s), khoảng cách đều về thời gian giữa 2 ribôxôm kế tiếp là 0,7(s) thời gian tiếp xúc chậm của các ribôxôm là 2,8(s). Sau 1 thời gian ribôxôm thứ 1 đã tổng hợp xong prôtêin thì môi trường cung cấp cho tất cả các ribôxôm đến lúc này là 2445 axitamin. Hãy tính số axitamin của mỗi ribôxôm và tính thời gian giải mã của ribôxôm cuối cùng? Lời giải Đáp số Câu 4: Trong vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là A, B, C, D. Trong cùng 1 thời gian cả 4 tế bào này trải qua sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai khác đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST đơn. Các tế bào sinh dục sơ khai này vào vùng chín hình thành các tế bào sinh giao tử. Trong quá trình tạo giao tử lại đòi hỏi môi trường cung cấp 2964 NST đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử. Xác định tên và giới tính của động vật này. Lời giải Đáp số Câu 5: Người ta cấy trực khuẩn Gram âm phân giải prôtêin mạnh Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần như sau: NH4Cl-1; K2HPO4-1; MgSO4.7H2O- 0,2; CaCl2- 0,01; H2O- 1 lít; các nguyên tố vi lượng Mn, Mo, Cu, Co, Zn, mỗi loại 2.10-6 – 2.10-5; Glucoz-5; Axit nicotinic-10-4; Vào thời điểm nuôi cấy môi trường chứa No = 102 vi khuẩn/ml, pha cân bằng đạt được sau 6 giờ và vào lúc ấy môi trường chứa N = 106 vi khuẩn/ml. Trong điều kiện nuôi cấy này độ dài thế hệ của vi khuẩn là 25 phút. Hỏi Proteus vulgaris có phải trải qua pha lag không? Nếu có thì kéo dài bao lâu? Lời giải Đáp số Câu 6 : Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1 ; thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ : 1 :1,5 ;1 ;1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số crômatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút. Lời giải Đáp số Câu 7 : Khi cho lai 2 cơ thể đều dị hợp tử 2 cặp gen và đều có kiểu hình là hạt tròn, màu trắng giao phấn với nhau. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F1 thấy có số cây hạt dài, màu tím chiếm 4%. Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định, tính trội đều trội hoàn toàn và nếu 2 cơ thể P đều hoán vị gen thì có tần số hoán vị gen như nhau. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cặp P mang lai và xác định tần số hoán vị gen ( nếu có). Lời giải Đáp số Câu 8 : Cho F1 dị hợp tử 3 cặp gen lai phân tích, FB thu được như sau : 165 cây có KG : A-B-D- 88 cây có KG: A-B-dd 163 cây có KG: aabbdd 20 cây có kiểu gen: A-bbD- 86 cây có KG: aabbD- 18 cây có kiểu gen aaB-dd (?) Biện luận và xác định kiểu gen của cây dị hợp nói trên và lập bản đồ về 3 cặp gen đó? Lời giải Đáp số Câu 9: Một cây sống ở vùng ven biển có Pdd = 2,5atm. Để cây sống được bình thường phải duy trì nồng độ muối của tế bào rễ là bao nhiêu trong điều kiện nhiệt độ mùa hè là 360C và nhiệt độ của mùa đông là 130C. Lời giải Đáp số Câu 10: Theo dõi 3 tế bào sinh dưỡng của 1 loài cùng đang nguyên phân. Sau 30 phút cả 3 tế bào đã hoàn tất một số chu kỳ, người ta thấy rằng: Tế bào A có số đợt nguyên phân bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào B, số tế bào con của tế bào C bằng tích của số tế bào con của tế bào A và tế bào B, nguyên liệu mà môi trường cung cấp cho cả 3 tế bào qua các đợt nguyên phân trên tương đương số NST đơn gấp 11 lần số NST giới tính X có trong tế bào C. Xác định bộ NST 2n của loài sinh vật trên. Biết rằng số NST trong giao tử nhỏ hơn tổng số tế bào con của A và C và lớn hơn số tế bào con của tế bào B. Lời giải Đáp số Đáp án: Câu Ý Nội dung Điểm 1 Số lượng tế bào đạt đến khối lượng trái đất là: N = 6.1027: 5.10-13 = 1,2. 1040 - Số lần phân chia: n = (lgN – lgNo)/lg2= lg1,2 + 40/0,3 = 133 - Thời gian cần thiết là: 133: 3 = 44,3 giờ 1 2 - Quy ước gen: A: cao ; a: thấp ; B: đỏ; b: trắng - KG, KH của P, F1 – Quy luật di truyền: + Xét cây thân cao hoa trằng ở F2: 430/ 1800 = 0,24 ≠ 0,25 ≠ 0,1875 -> liên kết gen không hoàn toàn( có hoán vị gen) -> F1: dị hợp tử 2 cặp alen. + cây thân cao hoa trắng F2 códo sự kết hợp của: ( Ab x Ab) + 2 (Ab x ab) = 0,24 gọi x: tần số giao tử ab; y : tần số giao tử Ab. Ta có x2 + 2xy = 0,24 (1) ( x + y)2 = 0,25 (2) Từ 1 và 2 ta có : y2 = 0,01 -> y = 0,1 ab là giao tử do HVG . -> Tần số HVG = 20% ( HS có thể biện luận và giải theo cách khác vẫn cho đủ điểm). KG F1 : Ab/aB KH : ( cao - đỏ) KG P : Ab/Ab x aB/aB KH( Cao - trắng x thấp - đỏ) 0,75 0,25 3 Ta có : A= T = 600 Gọi n là số lần sao mã của gen n = ( 1200 rU + 600rA) : 600A = 3 - Vậy : G = X = 2700 :3 = 900 N/2 = A + G = 600 + 900 = 1500 * Số aa của mỗi ribôxôm và thời gian giải mã của ribxôm cuối cùng : Số ribôxôm giải mã : (2,8 : 0,7) + 1 = 5 Số aa môi trường cung cấp cho ribôxôm 1 tổng hợp xong prôtêin : ( 1500 : 3) – 1 = 499 (aa) Số aa còn lại của 4 ribôxôm đang ở trên mARN : 2445 – 499 = 1946 (aa) - Gọi a1, a2, a3, a4 là số aa của 4 ribôxôm còn lại : a1 + a2 + a3 + a4 = 1946 Số aa hơn kém giữa 2 ribôxôm kế tiếp là : 0,7 : 0,1 = 7 (aa) a1 + a1 – 7 + a1 – 2.7 + a1 – 3.7 = 1946 -> a1 = 497, a2 = 497 – 7 = 490, a3 = 483, a4 = 476 Thời gian giải mã của ribôxôm thứ 5 : 476 aa x 0,1 giây/aa = 47,6 giây 0,25 0,75 4 - Gọi x là số NST của mỗi tế bào sinh dục sơ khai -> tổng số NST của 4 tế bào A, B, C, D là 4x. Khi 4 tế bào này sinh sản đã đòi hỏi môi trường cung cấp 2652 NST. Vậy : Tổng số NST ở các tế bào sinh giao tử là : 4x + 2652 = 2964 -> x = 78. -> 2n = 78 NST -> đó là loài gà. - Tỉ lệ thụ tinh là 12,5% nên tổng số giao tử được tạo ra do giảm phân là : 19.100/12,5 = 152 giao tử. - Tổng số tế bào sinh giao tử là: 2964/78 = 38 tế bào - Số giao tử được tao ra từ 1 tế bào là: 152: 38 = 4 giao tử -> con gà mang 4 tế bào A, B, C, D là gà trống. 0,5 0,5 5 Có phải trải qua pha tiềm phát ( pha lag), được xác định : n = (lg106 – lg102)/lg2 = 13,3 - Thời gian pha luỹ thừa là: 13,3 x 25 = 332,5 phút -> thời gian của pha lag là: 360 – 332,5 = 27,5 phút 1 6 Gọi x là thời gian chuẩn bị, y là thời gian phân bào chính thức. Theo bài ra, ta có : x = 3y x + y = 40 phút -> 4y = 40 phút -> y = 10 phút , x = 30 phút - Thời gian của kỳ trước = thời gian của kỳ sau : 10 phút/1 + 1,5 + 1 + 1,5 = 2 phút - Thời gian của giữa = thời gian của kỳ cuối: 2 phút x 1,5 = 3 phút . Khi hợp tử nguyên phân được 2 giờ 34 phút = 154 phút = 40.3+ 34 ở 2 giờ34 phút, hợp tử đã hoàn thành 3 lần phân bào và đang ở kỳ giữa của lần phân bào thứ 4 : Số tế bào lúc này là : 23 = 8 tế bào Số crômatit trong các tế bào : 26.2.8 = 416 crômatit Số NST trong các tế bào: 26.8 = 208 NST kép 0,5 0,5 7 Theo bài ra, P chứa 2 cặp gen dị hợp hạt tròn, màu trắng -> hạt tròn màu trắng là tính trạng trội so với hạt dài, màu tím. Quy ước gen: A; Hạt tròn ; a: hạt dài; B: màu trắng; b: màu tím F1 có số cây hạt dài tím chiếm 4% ≠ 6,25% -> hoán vị gen. Do cả 2 cơ thể P đều dị hợp 2 cặp gen nên tỷ lệ 4% hạt dài tím (ab/ab) ở F1 có thể được tạo ra từ các tổ hợp giao tử sau: + TH1: 4% ab/ab = 20%ab x 20%ab ; fHVG = 40%; KG của P: Ab/aB + TH2: 4% ab/ab = 40%ab x 10%ab; fHVG = 20%; KG của P :Ab/aB + TH3: 4%ab/ab = 8%ab = 50% ab ; fHVG = 16%; KG của P : Ab/aB x AB/ab 0,25 0,25 0,25 0,25 8 - Kết quả lai phân tích cho ra 6 loại KH -> cá thể dị hợp tạo ra 6 loại giao tử, 3 cặp gen liên kết không hoàn toàn, trao đổi chéo xảy ra tại 2 điểm không cùng lúc. - Xác định 2 loại giao tử còn thiếu do TĐC kép là: A-bbdd và aaB-D- -> trật tự gen trên NST làBAD KG của cây dị hợp là: BAD/bad Khoảng cách giữa các gen: + Hai loại KG có tỉ lệ lớn: [ (165+ 163)/540] x 100% = 61% khoảng cách giữa B và D là : 100% - 61% = 39% = 39cM khoảng cách AD là: [(88 + 86)/540]x100% = 32% = 32cM khoảng cách BA là : [(20 +18)/540]x100% = 7% = 7cM -> vẽ bản đồ gen. 0,25 0,25 0,5 9 Ta có: Ptb = RTC -> C = Ptb/RT Để cây hút được nước thì Ptb > Pdd đất -> Ptb > 2.5atm Mùa hè : C > 2.5/RT = 2.5/ (273 + 36).0,082 Mùa đông : C > 2.5/RT = 2.5/(273 + 13).0,082 1 10 Gọi x là số đợt nguyên phân của tế bào A( x nguyên dương) Số đợt nguyên phân của tế bào B là 2x, tế bào C là 3x. Số tế bào con của tế bào A là 2x, tế bào B là 22x, tế bào C là 23x Theo bài ra ta có 2 trường hợp : *TH1 : Sinh vật trên là giới đồng giao tử mang cặp NST giới tính XX. Ta có phương trình : 2n(2x + 22x + 23x – 3) = 11.2.23x 2x + 22x + 23x = 14 -> x = 1 Thay x = 1 ta có 2n = 2.23 -> 2n = 16 * TH2 : Sinh vật trên là giới dị giao tử chỉ chứa 1 NST X trong tế bào. Ta có phương trình : 2n(2x + 22x + 23x – 3) = 11.23x -> x = 1 Thay x = 1 ta có : 2n = 23 = 8 Theo bài ra ta có : 21 + 23 > n > 22 -> 10 > n > 4 -> Chọn n = 8 -> 2n = 16 0,25 0,25 0,25 0,25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBộ đề thi trên máy tính casio 3- sinh.doc