Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1 (các nguồn lực)

a. Kết cấu dân số theo lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động

Trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất để tạo ra hàng hoá hay dịch vụ. Thông thường, người già, trẻ em, người tàn tật đều không tham gia lao động. Sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia phụ thuộc vào qui mô số dân hoạt động kinh tế; vào chất lượng, tính ổn định và sự thường xuyên của việc làm, những vấn đề này làm cơ sở để hoạch định chiến lược pháp triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Có thể chia ra dân số hoạt động kinh tế và lực lượng lao động chia theo khu vực kinh tế.

• Dân số hoạt động kinh tế: bao gồm tất cả những người (nam từ 15 - 60 tuổi, nữ là 15 - 55 tuổi) đang có việc làm (hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc). Trong dân số hoạt động kinh tế lại chia ra dân số hoạt động thường xuyên và dân số không hoạt động thường xuyên. Dân số hoạt động thường xuyên là những người trong độ tuổi (trên) phải có số ngày làm việc 183 ngày/năm. Dân số không hoạt động thường xuyên có số ngày làm việc < 183 ngày/năm, (cách tính này là căn cứ vào tình trạng việc làm trong 12 tháng để chia ra 2 loại dân số có việc làm thường xuyên và không có việc làm thường xuyên).

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 1 (các nguồn lực), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 2.4 Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình qua các thời kỳ 1921-2008 (%) Thời kỳ GTDS Thời kỳ GTDS Thời kỳ GTDS 1921 - 1925 1,86 1951 - 1954 1,10 1980 - 1989 2,10 1926 - 1930 0,69 1955 - 1960 3,39 1990 - 1993 2,25 1931 - 1935 1,39 1961 - 1965 2,93 1994 - 1999 1,70 1936 - 1939 1,09 1966 - 1970 3,24 2000 - 2005 1,30 1940 - 1943 3,05 1971 - 1975 3,00 2005 – 2008 1,20 1944 - 1950 0,50 1976 - 1979 2,16 Dân số tăng nhanh tạo nên sức ép rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến tài nguyên – môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. c. Tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh (TSS) ● Tỉ suất sinh thô: tỉ suất sinh thô được tính bằng số trẻ sinh ra còn sống/tổng số dân trung bình cùng thời điểm đó (đơn vị tính 0/00). - Các yếu tố tác động đến mức sinh: cơ cấu tuổi và giới tính; tình trạng hôn nhân; những yếu tố về tâm lý xã hội (phong tục tập quán); điều kiện sống, mức sống và chính sách dân số. Ở nước ta, tỉ suất sinh thô khá cao (mặc dù đang giảm nhưng còn chậm), có sự phân hoá theo các vùng. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khá cao, hàng năm có ~ 45-50,0 vạn phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ, cứ ba phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ thì chỉ có một phụ nữ hết tuổi sinh đẻ. Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ có ảnh hưởng đến mức sinh, nếu kết hôn sớm thì phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cũng sớm và con cái của họ cũng có thể lập gia đình sớm, tuổi kết hôn còn ảnh hưởng đến khoảng thời gian (số năm) mà phụ nữ có khả năng sinh con. Theo điều tra dân số lần thứ ba (1/4/1999) tuổi kết hôn TB của nam là 25,5 tuổi và nữ 24,0. So với một số nước trong khu vực Đông Nam Á thì Xingapo (28,0 và 26,0), Thái Lan (26,6 và 23,5). Đặc biệt ở nhóm tuổi từ 15 - 19 vẫn còn 0,9% nam và 4,3% nữ đã bước vào hôn nhân. Từ sau 1994, tỉ suất sinh có xu hướng giảm nhanh, yếu tố tác động mạnh là biện pháp tránh thai đã tăng lên. Năm 1989, tỉ suất sinh toàn quốc là 30,10/00, năm 1999 giảm còn 23,60/00 và năm 2002 là 19,00/00. Ba vùng có tỉ suất sinh thấp là ĐB sông Hồng (17,20/00), Đông Nam Bộ (17,50/00), ĐB sông Cửu Long (17,70/00). Bảng 2.5. Tỉ suất sinh thô phân theo các vùng lãnh thổ các năm từ 1989 – 2002 (0/00 ) Vùng 1989 1994 1999 2002 Toàn quốc 30,10 25,30 23,60 19,0 Tây Bắc 33,80 28,95 26,60 24,1 Đông Bắc 24,50 18,9 Đồng bằng sông Hồng 26,50 19,05 20,08 17,2 Bắc Trung Bộ 32,60 29,60 26,86 18,3 Nam Trung Bộ 33,90 26,32 25,40 20,5 Tây Nguyên 46,00 35,95 26,63 24,7 Đông Nam Bộ 29,20 21,83 20,70 17,5 Đồng bằng sông Cửu Long 35,90 23,13 23,86 17,7 (Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989, 1999 và Điều tra biến động dân số 2003 của TCTK.) ● Tổng tỉ suất sinh Tổng tỉ suất sinh là số con TB của một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó (từ 15 đến 55 tuổi). Giữa tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh có mối quan hệ chặt và thuận chiều. Nếu tỉ suất sinh thô giảm thì số con TB của một phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cũng giảm theo. Ở nước ta, tổng tỉ suất sinh thô còn cao và đang có xu hướng giảm: năm 1970 (33,20/00), 1989 (30,100/00), 1999 (23,600/00), 2002 (19,00/00), tương tự vậy thì tỉ suất sinh (số con trung bình/phụ nữ) cũng giảm theo: 1979 (5,9 con), 1989 (3,8 con), 1999 (2,75 con), 2002 (2,23 con) Bảng 2.6. Tổng tỉ suất sinh theo các vùng từ 1989 - 2002 Các vùng Tổng tỉ suất sinh (con) 1989 1994 1999 2002 Toàn quốc 3,80 3,10 2,75 2,20 Tây Bắc 5,40 4,00 3,34 3,12 Đông Bắc 4,00 3,31 2,95 2,19 Đồng bằng sông Hồng 3,03 2,59 2,36 1,89 Bắc Trung Bộ 4,29 3,70 3,34 2,71 Nam Trung Bộ 4,61 3,46 2,91 2,44 Tây Nguyên 5,98 4,58 3,90 3,32 Đông Nam Bộ 2,90 2,44 2,20 1,87 Đồng bằng sông Cửu Long 3,89 3,06 2,65 1,98 d. Tỉ suất tử vong và tuổi thọ trung bình ● Tỉ suất tử thô. Tỉ suất tử thô được tính bằng số người chết đi trên tổng số dân TB cùng thời điểm đó (0/00). Tỉ suất này cùng với tỉ suất sinh thô sử dụng để tính GTDS tự nhiên. Ở nước ta, do nhiều biến cố của xã hội (hai cuộc chiến tranh Pháp-Mỹ) đã để lại những tổn thất lớn về người (hàng triệu người bị chết, phần lớn là trai tráng, hàng triệu người mang thương tật mà hậu quả còn để lại cho thế hệ sau). Nhưng sau chiến tranh, cùng với việc phát triển kinh tế, phát triển y học của nước nhà (đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em) đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ tử vong. Trước 1945, tỉ suất tử thô của nước ta là 24,20/00, đến năm 1964 còn 120/00, năm 1974 (140/00), năm 1979 (7,20/00), năm 1989 (8,40/00), năm 1999 (7,30/00) và năm 2002 giảm xuống còn 5,80/00. Tuy nhiên, tỉ suất tử vẫn còn cao ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, xa (Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Gia Lai, Đắc Lắc). So với thế giới, tỉ suất tử thô của nước ta thuộc loại thấp (năm 2002, Việt Nam là 5,80/00, thế giới là 9 - 100/00). Nếu so với một số nước trong khu vực ĐNÁ (Đông Timo 150/00, Lào 130/00, Mianma 120/00, Cămpuchia 110/00, Brunây rất thấp chỉ có 30/00, Xingapo 40/00). ● Tỉ suất tử vong ở trẻ em. Ở nước ta, mức chết ở trẻ em (đặc biệt là trẻ sơ sinh) thường chiếm cao nhất trong các nhóm tuổi (trừ người già). Vì vậy, đây cũng là đại lượng được quan tâm nhiều nhất nó ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ suất sinh và quyết định đến mức cao hay thấp của tuổi thọ BQ. Từ 1979 - 2005, tỉ lệ tử vong ở trẻ em < 1 tuổi giảm rất nhanh (54,790/00 xuống 26,00/00), mức chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó điều kiện sống và các đặc trưng cơ bản của người mẹ là quan trọng nhất. Mức tử vong của trẻ em nông thôn cao hơn ở thành thị; mức tử vong ở nhóm các bà mẹ có trình độ học vấn, có nghề nghiệp ổn định và thu nhập khá thấp hơn so với các nhóm tuổi khác. Nguyên nhân gây tử vong: cao nhất là các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, suy dinh dưỡng, thiếu máu, đến là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa; ác bệnh thường xảy ra ở các nước phát triển như (ung thư, tim mạch) cũng đã chiếm tỉ lệ đáng kể ở Việt Nam. Hiện nay, nhiễm HIV-AIDS đã trở thành mối quan tâm ở Việt Nam (đã có hàng ngàn người mắc và chết vì AIDS). ● Tuổi thọ bình quân. Tuổi thọ BQ của nước ta (2002) là 68,9. Sự phân hoá không lớn giữa các vùng, song cao nhất vẫn là Đông Nam Bộ (72,6) và Đồng bằng sông Hồng (71,5), thấp nhất là Tây Nguyên (63,6) và Tây Bắc (64,7). Cứ sau khoảng thời gian 5 năm thì tuổi thọ BQ của nam tăng 1 tuổi và của nữ tăng 1,5 tuổi. Sau thời gian 13 năm từ 1989 - 2002 tuổi thọ trung bình cả nước tăng 3,6 tuổi. Năm 2009, tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng lên 74,3 Bảng 2.7. Tuổi thọ bình quân giữa các vùng từ năm 1989 - 2002 (ĐV: năm) Vùng 1989 1994 1999 2002 Nam Nữ TB Nam Nữ TB Nam Nữ TB TB Toàn quốc 63,0 67,5 65,3 65,4 69,0 67,2 65,0 70,5 67,8 68,9 Tây Bắc 61,2 65,0 63,1 62,7 67,0 64,9 64,2 69,0 66,6 64,7 Đông Bắc 63,9 67,7 65,8 64,9 69,2 67,1 65,9 70,7 68,3 68,2 ĐB sông Hồng 68,0 71,6 69,8 68,8 72,8 70,8 69,3 73,8 71,6 71,5 B.Trung Bộ 63,6 66,9 65,3 65,1 68,9 67,0 66,1 70,4 68,3 68,8 N.Trung Bộ 64,3 68,0 66,2 65,3 69,5 67,4 66,3 71,0 68,7 68,2 Tây Nguyên 56,7 60,3 58,5 58,7 62,3 60,5 60,7 64,3 62,5 63,6 Đ.Nam Bộ 67,4 71,0 69,2 68,2 72,2 70,2 69,0 73,4 71,2 72,4 ĐBS Cửu Long 64,6 68,2 66,4 65,6 69,7 67,7 66,6 71,2 68,9 69,5 2.2.2. Gia tăng cơ giới Di dân cùng với sinh và tử là 1 trong 3 quá trình cơ bản của dân số. Ở mỗi quốc gia, khi thống kê dân số hàng năm (hay trong tổng điều tra dân số), bao giờ cũng có các tiêu chí về di dân giữa các vùng và di dân quốc tế, đó là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, trong suốt quá trình lịch sử thường xuyên có các cuộc di dân, mức độ nhiều - ít phụ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, là một tất yếu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Các nguyên nhân di dân là do kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh...(nguyên nhân kinh tế giữ vai trò chủ chốt); Trong di dân lại có di dân tự phát; di dân có tổ chức của Nhà nước; di dân quốc tế. ▪ Trong thời kỳ phong kiến (chủ yếu là di dân nội địa) - Các cuộc di dân gắn liền với việc khai khẩn các miền đất mới, mở mang bờ cõi. Các cuộc di dân đầu tiên xuất phát từ cái nôi hình thành dân tộc ở miền trung du phía Bắc lan xuống phía đông và sau đó xuống phía nam theo các dòng lịch sử. Đầu tiên là các cuộc di dân có tổ chức thời Lý -Trần lên Trung du – miền núi dựng làng lập đồn điền mà lực lượng chủ yếu là các tù binh và tội phạm. Sang đời Lê (đặc biệt đời Lê Thánh Tông), di dân đi lập đồn điền được đẩy mạnh ở phía bắc. - Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (Nam - Bắc triều), nền kinh tế ở Đàng ngoài bị sa sút (vùng Thanh-Nghệ), có các luồng chuyển cư quan trọng từ Đàng ngoài vào Thuận - Quảng. - Dưới triều Nguyễn (thời vua Tự Đức). Ở miền Bắc, Nguyễn Công Trứ cho binh lính vỡ đất làm ruộng, sau đó kêu gọi dân đến định cư lập nên vùng Quảng Yên (Quảng Ninh). Cuộc di dân thứ hai chiêu mộ dân khai khẩn đất hoang lập ra hai huyện là.Tiền Hải và Kim Sơn và một số xã thuộc hai huyện. Hải Hậu và Giao Thủy. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc khai hoang lập ấp còn gắn với việc bảo vệ biên giới. Giai đoạn này cư dân đến khai khẩn mạnh ở vùng An Giang, Hà Tiên và bán đảo Cà Mau. Một số kênh được đào trong thời gian này là kênh Sập Thoại, Vĩnh Tế ở Châu Đốc mà tiêu biểu là Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản,... ▪ Thời kỳ thuộc Pháp. Di dân thời kỳ này gắn với khai khẩn đất đai, bóc lột tài nguyên, lập đồn điền, khai mỏ, xây dựng các cơ sở công nghiệp và bước đầu phát triển mạng lưới đô thị. Di dân thời kỳ này phức tạp hơn, đa dạng hơn, có di cư trong nước (di cư nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn - đô thị) và di cư quốc tế. - Di dân nội địa Trong vòng 50 năm (1880 – 1930: Ở Tây Nam Bộ, Pháp đã cho đào gần 1.800 km kênh để khai thác vùng Đồng Tháp Mười và miền Tây Nam sông Hậu, những luồng chuyển cư lớn trong thời kỳ này là nông dân Đông Nam Bộ đi đến miền Hậu Giang và Tây Nam Bộ. Nông dân Bắc Kỳ (ở các tỉnh Nam Định,Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An) tới các đồn điền Đ.Nam Bộ. Ở Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ , nông dân lên các đồn điền ở Tây Nguyên. Di dân gắn với mộ phu đi mỏ, làm các công trình công cộng, mở đường sắt, xây dựng bến cảng, mộ công nhân vào các nhà máy, công xưởng qua các thời kỳ. Cuối thế kỷ XIX (1881) Pháp mở tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Năm 1890 mở tiếp tuyến Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn và Phủ Lạng Thương - Hà Nội và 1892 - 1893 mở tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Pháp mở tuyến đường sắt xuyên Việt. Cũng trong thời kỳ này, hàng loạt các mỏ được khai thác như khai thác than, thiếc, crôm, apatit, kẽm...(đặc biệt là khai thác than ở Đông Bắc). Từ năm 1930 trở đi, nước ta bắt đầu hình thành các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Sài Gòn, xuất hiện kiểu di dân gắn với công nghiệp và hình thành các đô thị. - Di dân quốc tế: đó là hình thức là người "culi" được mộ đi lao động ở Pháp và các thuộc địa của Pháp; Nghĩa quân sau thất bại của phong trào Cần Vương cùng con cháu của họ phải lánh nạn sang các nước láng giềng (Thái Lan) để tránh khủng bố. ▪ Trong chiến tranh chống Pháp - Mỹ - Di dân nội địa: Trong kháng chiến chống Pháp, có các cuộc di dân từ vùng tạm chiếm ra vùng tự do. Hòa bình lập lại (1954) cán bộ, bộ đội, công nhân viên chức, nhân dân từ vùng tự do trở về các thành phố, thị xã và làng xóm của mình; Hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào thuộc gia đình cáh mạng tập kết ra bắc; Hàng chục vạn người thuộc bộ máy chính quyền Pháp và một số giáo dân di cư vào Nam, (đây là cuộc di dân lớn trong lịch sử). Trong chiến tranh leo thang đánh phá của Mỹ ở miền Bắc (1964 - 1972), các cơ quan xí nghiệp, trường học, dân thị xã, thành phố đi "sơ tán" về nông thôn; Ở miền Nam, nông dân đổ xô ra thành thị; Chính quyền Sài Gòn gom dân, lập ấp chiến lược. Sau 1975, ở miền Nam: hồi hương của nhân dân từ đô thị về nông thôn; Ở miền Bắc, hàng chục vạn cán bộ, công nhân viên... tình nguyện vào công tác tại miền nam (trong đó có cả con em của các gia đình miền nam tập kết trước đây trở về quê cũ). - Di dân quốc tế: Sau giải phóng miền Nam (1975) có cuộc di cư quốc tế lớn nhất, đó là cuộc di tản ngay sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ; sau đó là những làn sóng thuyền nhân. Cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 còn liên quan đến "sự kiện người Hoa" với sự ra đi ồ ạt của hàng chục vạn người gốc Hoa bằng đường bộ và đường biển. Từ những năm 1990, cuộc tái hồi hương theo các chương trình của Nhà nước, hàng chục vạn người từ Hồng Công, Thái Lan, Inđônêxia ... lần lượt trở về nước. ▪ Di dân có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước - Nhìn chung, các luồng di dân thường gắn liền với quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất trong phạm vi cả nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng lãnh thổ. Trong vòng 14 năm (1960 - 1974), ở miền Bắc đã đưa 38,4 vạn người đi công tác ở miền núi (trong đó ~18,8 vạn người tuyển dụng, 16,4 vạn đi khai hoang sản xuất nông nghiệp). Tiếp theo là di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới, các nông trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi, ven biển, hải đảo. Trong thời gian 1979 - 1988, có 3,6 triệu người được điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Những vùng chuyển cư với qui mô lớn là ĐB sông Hồng, Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ. Những vùng tiếp nhận dân là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long. Trong tương quan giữa di chuyển nội - và ngoại vùng, thì di chuyển cự ly gần chiếm tỉ trọng cao hơn di chuyển ngoại vùng, có cự ly xa. Các luồng chuyển cư từ nông thôn ra thành thị thường gắn với quá trình công nghiệp hóa (tập trung phần lớn cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề). Bắt đầu từ 1986, nền kinh tế nước ta đang chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì qui mô và hướng các luồng di dân có chiều hướng thay đổi, di dân ngoại vùng giảm hẳn, đặc biệt là từ 1991, di dân có tổ chức được thực hiện theo các dự án phát triển, di dân nông thôn - nông thôn đã giảm hẳn; ngược lại di dân công nghiệp (nông thôn - đô thị và đô thị - đô thị) có xu hướng tăng, cho đến nay đã có 200 dự án di dân được thực hiện với qui mô TB 1.100 hộ/1 dự án. Bảng 2.8. Tình hình di cư có tổ chức thời kỳ 1960 - 1997. Giai đoạn 1960 - 1975 1976 - 1980 1981 - 1985 1986 - 1990 1991 - 1997 Cộng Số lượng (triệu người) 1,10 1,50 1,27 1,15 0,82 5,84 BQ/năm (1.000 người) 73,3 300,0 250,0 230,0 160,0 162,2 (Nguồn: Cục di dân và phát triển vùng kinh tế mới) - Công tác di dân có tổ chức trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả đáng kể; làm giảm bớt sức ép về dân số và giải quyết việc làm; đáp ứng nhu cầu cơ bản về nhân lực cho các vùng nhập cư và cho các ngành kinh tế mũi nhọn trong nông nghiệp; diện tích đất canh tác được mở rộng, tổng sản lượng nông phẩm tăng lên trong từng vùng và trong phạm vi cả nước; hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phúc lợi cơ bản; góp phần bảo vệ an ninh – quốc phòng tại một số vùng xung yếu. - Tuy nhiên, do chính sách di dân còn mang tính phong trào, chưa tôn trọng các qui luật khách quan trong quá trình di dân; do sự hạn chế về vốn đầu tư và trình độ quản lý, về kiến thức khoa học – kĩ thuật trong khai thác và phát triển trên các vùng đất mới; do việc điều tra, qui hoạch, chuẩn bị địa bàn còn thiếu căn cứ, nên đời sống nhân dân ở các vùng kinh tế mới còn hết sức khó khăn, tỉ lệ trụ lại không cao. ▪ Di dân tự do (đặc biệt là từ sau Đổi mới) - Di dân tự do bao gồm di dân: nông thôn - nông thôn và nông thôn - thành thị (nhất là di dân nông thôn - thành thị có xu hướng tăng). Nguyên nhân chính: + Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập giữa các vùng, trong từng vùng và giữa thành thị và nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục Thông kê 1996, TNBQ/người ở khu vực thành thị gấp 1,85 lần khu vực nông thôn. Vùng có mức thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ gấp 2,17 lần Miền núi – trung du phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Giữa các nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất gấp 7,3 lần (riêng Tây Nguyên chênh lệch 12,8 lần, Đông Nam Bộ là 7,9 lần...) + Thừa lao động, thiếu việc làm ở nông thôn. Nước ta (Hội nghị chính sách di dân tự phát 7/1998): lao động trong nông nghiệp là khoảng 25,6 triệu (69% tổng lao động cả nước), canh tác trên diện tích chỉ khoảng > 7,0 triệu ha; Như vậy chỉ cần khoảng 19,0 triệu lao động là đủ, số lao động thiếu việc làm lên tới trên 6,5 triệu (30%). + Đất nông nghiệp, điều kiện sản xuất không đảm bảo: Quĩ đất nông nghiệp - yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất lại có sự chênh lệch lớn. Theo điều tra: BQ đất nông nghiệp/1 hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp từ 2,3 - 4,4 lần ở Đồng bằng sông Hồng và gấp từ 1,9 - 2,8 lần ở Bắc Trung Bộ. Ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hộ canh tác từ 1,0 - 2,0 ha (có hộ lên đến 5,0 - 10,0 ha). Nhiều tỉnh thuần nông thì cả công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. + Chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội: Khoảng cách về điều kiện giao thông, cung cấp điện, nước sạch, y tế, giáo dục giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ hộ đói nghèo giữa các vùng, trong nội bộ vùng có sự khác biệt. Năm 1997, tỉ lệ hộ đói nghèo của cả nước là 17,7%, (Miền núi – trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ cao gấp từ 4,6 - 5 lần so với Đông Nam Bộ). Đến năm 2004, tỉ lệ nghèo chung của cả nước vẫn còn tới 19,5%. Tây Bắc, tỉ lệ này là 58,6%, Tây Nguyên 33,1% và Bắc Trung Bộ là 31,9%. - Di dân tự do nông thôn - nông thôn + Hướng di chuyển chính là từ các tỉnh ở phía Bắc và Duyên hải miền Trung vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Lý do chính là về kinh tế (trong đó, 67% do thiếu đất sản xuất, 24% do thu nhập ở vùng cư trú cũ quá thấp). Số dân di cư tự do gồm nhiều dân tộc (người Kinh chiếm 50%). Từ 1991 đến nay, số dân di cư tự do gấp 5 lần so với năm 1990; trong số này, thì 60% số hộ đã ổn định, được địa phương chấp nhận, còn khoảng 40% vào các vùng sâu, vùng xa, tự khai phá đất, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, di cư tự do đang chững lại vì sự hạn chế bởi quĩ đất và môi trường sản xuất ở các vùng đất mới. + Xét dưới góc độ xã hội: di cư tự do nông thôn - nông thôn cũng có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế ở vùng nhập cư; góp phần phân bố lại dân cư – lao động; mở mang các vùng kinh tế mới ở vùng sâu, vùng xa; tạo cơ hội có việc làm; góp phần khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích đất nông nghiệp; đưa thêm ngành nghề mới vào nông thôn. Bản thân một bộ phận người di cư tự do đã ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, góp phân chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. + Những mặt tiêu cực của di cư tự do: Gây hậu quả xấu đến môi trường; Tài nguyên rừng bị tàn phá để lấy đất canh tác (bình quân một hộ di cư tự do phá 4.200m2); Tranh chấp mua bán đất đai gây mất trật tự an ninh, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội... - Di dân tự do nông thôn - thành thị: Đây là một hiện tượng có tính qui luật khi chính sách đổi mới được tiến hành; cơ chế bao cấp được loại bỏ và đang là điểm nóng của các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vũng Tàu,... Luồng di cư loại này có chọn lọc về cơ cấu tuổi và giới tính. Ví dụ, ở Hà Nội 75% số di cư tự do đến là ở độ tuổi 13 - 39 tuổi (trong đó, 48% thuộc nhóm tuổi từ 20-34, nam > nữ). Về trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp và tiềm lực kinh tế của họ thích hợp với nơi đến. + Nguyên nhân bao trùm của việc di cư tự do nông thôn - thành thị là: Điều kiện kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, thiếu việc làm ở nông thôn... vì thế họ quyết định ra di chuyển, hy vọng ở đô thị dễ tìm việc làm, hoặc có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, còn có nguyên nhân như hợp lý hóa gia đình, học hành, đào tạo ... cũng tạo ra các dòng di cư tự do này. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những điển hình của loại di cư tự do này. Tại Hà Nội, chỉ tính riêng thời kỳ 1986 - 1992, BQ mỗi năm dân số Hà Nội tăng thêm ~ 55.000 người, thì số di cư tự do chiếm 40%, số dân đến gấp 5,0 lần số đi khỏi Hà Nội. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố thường xuyên có mặt đội quân di dân thời vụ (35,0 – 40,0 vạn người). Qua khảo sát điều tra di dân tự do vào Hà Nội cho thấy, cứ 24% số hộ thì có ít nhất là 1 người nhập cư. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, di cư loại này còn cao hơn: Từ 1976 - 1996, số dân của Thành phố tăng thêm 1,4 triệu người, thì ~ 50% là người nhập cư (cứ 8 ng tăng thêm/ có 4 ng nhập cư). + Mặt tích cực: góp phần cung cấp lực lượng lao động cho các khu vực đô thị, nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong những ngành nặng nhọc, hoặc nhu cầu dịch vụ mới mà lao động thành phố không đủ (hoặc không muốn làm); góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, tạo cơ hội để xóa đói giảm nghèo, chuyển giao kỹ năng, kinh nghiệm làm ăn từ thành thị về nông thôn ... + Hạn chế: số lượng di cư tự do quá lớn tạo áp lực đến hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sinh hoạt; đến tình hình giải quyết việc làm vốn đã căng thẳng ở các đô thị; gia tăng tệ nạn xã hôi; gây mất mỹ quan đô thị, tạo những điểm cư trú, lấn chiếm bất hợp pháp... 2.2.3. Người Việt ở nước ngoài Đây là một bộ phận quan trọng của dân tộc Việt Nam. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, thì vào những năm 1990 có khoảng 2,6 triệu Việt kiều cư trú ở 100 nước, (đông nhất ở Nga, các nước Đông Âu, Pháp, Canađa, Hoa Kỳ, Ôtxtrâylia). Việt kiều đã đóng góp một phần quan trọng trong xây dựng tổ quốc. 2.2.4. Dự kiến dân số Việt Nam trong tương lai a. Về qui mô dân số và tốc độ phát triển Theo Tổng điều tra dân số năm 1989, dân số nước ta là 64,4 triệu người, năm 1999 tăng lên 76,3 triệu người và năm 2008 tăng lên 86,20 triệu người, mặc dù mức gia tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,1% xuống 1,7% và 1,2%. Như vậy qui mô số dân nước ta vẫn ngày càng lớn. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Quĩ dân số LHQ (UNFPA), Tổng cục Thông kê đã đưa ra dự báo dân số của các vùng lãnh thổ đến 2024 theo 3 phương án (cao, trung bình và thấp). Nếu lấy phương án trung bình, thì đến 2024 dân số nước ta sẽ là 100 triệu người, tỉ suất GTDSTN hàng năm sẽ giảm từ 1,3% (giai đoạn đầu), đến 2019 - 2024 sẽ còn 0,77%. Riêng đối với 2 đồng bằng đông dân nhất (ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long) mức gia tăng dân số tự nhiên sẽ giảm còn (0,52% và 0,82%), các vùng khác cũng sẽ giảm để vào năm 2024 dân số nước ta sẽ ổn định. Bảng 2.9. Dự báo dân số toàn quốc thời kỳ 2005 - 2020 (triệu người). Phương án 2005 2010 2015 2020 Cao 83,1 88,7 94,3 99,5 Trung bình 83,0 88,3 93,6 98,4 Thấp 82,8 87,6 92,6 97,4 Bảng 2.10. Dự báo tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên toàn quốc thời kỳ 2005 - 2020 (%) Phương án 2000 - 2005 2005 - 2010 2010 - 2015 2015 - 2020 Cao 1,35 1,29 1,22 1,06 Trung bình 1,32 1,24 1,16 1,04 Thấp 1,26 1,12 1,11 1,01 b. Chính sách dân số của Việt Nam - Năm 1961, Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch để xây dựng C/S dân số của Việt Nam. Mục tiêu của giai đoạn này là giảm tỉ suất gia tăng tự nhiên từ 3,5% xuống 2,5% và 2,0%; mỗi gia đình chỉ có 2-3 con, khoảng cách sinh con là 5 - 6 năm. - Năm 1970, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em được thành lập. Chúng ta có Nghị Định 94/CP (13/05/1970) của Hội đồng Bộ trưởng về sinh đẻ có kế hoạch đã nhấn mạnh trong vài năm tới tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở miền Bắc nước ta giảm xuống còn 2,2% - 2,4% (trong đó, ở các thành phố từ 1,8 - 2,0%, ở các tỉnh đồng bằng từ 2,3 - 2,5%). - Năm 1974, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em giải thể giao cho Bộ Y tế xây dựng chính sách DS - KHHGĐ và làm dịch vụ tránh thai. Qui mô gia đình thời kỳ này là 3 con. - Năm 1984, Uỷ ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành lập (vẫn trực thuộc Bộ Y tế), nhiệm vụ là xây dựng chính sách dân số, còn dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được thực hiện qua mạng lưới khám - chữa bệnh. Đến 1989 Uỷ ban dân số - Kế hoạch hóa gia đình tách khỏi Bộ Y tế và hoạt động như một cơ quan ngang Bộ - Trực thuộc Chính phủ, có một Bộ trưởng. - Năm 1993, Nghị quyết 04/NQ/HN BCH TW Đảng 14/01/1993 bàn về chính sách DS-KHHGĐ, đã nhấn mạnh” Chiến lược DS-KHHGĐ là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; là nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống”. Nghị quyết xác định thời kỳ 1993-1995, mỗi gia đình chỉ có 2 - 3 con, khoảng cách sinh con 3 - 5 năm; tổng tỉ suất sinh là 3,6 con; qui mô dân số là khoảng 75,0 triệu người. Đến thời kỳ 1996 - 2000, tổng tỉ suất sinh sẽ giảm còn 2,5 con; qui mô dân số 80,0 triệu người. Cả nước đẩy mạnh chiến dịch thông tin, giáo dục, truyền thông DS-KHHGĐ, mở rộng các dịch vụ, tư vấn về tránh thai và kế hoạch hóa gia đình. ▪ Một số kết quả đã đạt được: Từ 1960-1977, ở miền Bắc tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 3,4% xuống còn 2,5%. Từ sau 1976: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,16% giảm xuống còn 2,10% (1979-1994), giảm xuống 1,7% (1995-1999) và 1,3% (1999-2003). Về tổng tỉ suất sinh, thời kỳ (1960-1964) là 6,39 con/phụ nữ, (1985-1989) là 3,98 con; (1990-1994) giảm còn 3,1con và (1999-2003) là 2,3 con. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp so với yêu cầu và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vì sao dân số là một trong những vấn đề được thường xuyên quan tâm ở nước ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdia_li_ktxh_vn_i_1123.doc