Dịch Murakami- Thảo luận bàn tròn qua điện thư - Philip Gabriel, Gary Fisketjon, Jay Rubin

Philip Gabriel gửi Gary Fisketjon và Jay Rubin

(9.1.2001, lúc 8 giờ 22 phút tối)

 

Phil đây. Tôi nghĩ ý kiến của Jay về đồ ăn rất thú vị. Tôi nhớ đã đọc một bản dịch (có phải của Jay không nhỉ?) trên tờ The New Yorker mấy năm trước, có mở đầu bằng cảnh các nhân vật đang nấu nướng các món ăn Nhật. Tôi vẫn nhớ là tên các món ăn ấy đều không dịch mà chỉ phiên âm thôi (ví dụ miso shiru.). Khi gặp những từ ngữ mang ý nghĩa văn hóa đặc thù, tôi nghĩ người dịch có 3 lựa chọn: để nguyên chúng như vậy, thêm một vài lời giải thích đơn giản, hoặc tìm một từ tiếng Anh nào tương đối đồng đẳng. Chẳng hạn khi dịch một tiểu thuyết của Osamu Dazai, Donald Keene đã chọn phương án thứ ba – ông dịch từ shochu – một loại rượu mạnh của Nhật, là “gin”. Nhân tiện cũng xin nói là tôi thì không muốn dùng phương án ấy. Ví dụ khi dịch Sputnik, có đoạn nhân vật Sumire ngồi ăn món “Mont Blanc” trong một tiệm càphê ở Tokyo. Lúc đầu tôi cứ để nguyên là “Mont Blanc”, nhưng Murakami lại sợ là người đọc phương Tây sẽ tưởng cô ta đang ăn một cái bút máy đắt tiền chứ không phải một loại bánh ngọt, cho nên chúng tôi quyết định dịch thành “bánh ngọt” chung chung. Đây không phải là giải pháp lí tưởng, vì nó làm mất đi một chút chất cụ thể đặc biệt của nguyên tác, nhưng nó cũng ngăn chặn nguy cơ bị hiểu lầm. (Nhân vật Sumire là một nhà văn, lại hơn điên điên, nên cũng có thể cô ta gặm cả bút máy thật thì sao? Đùa vậy thôi nhé.) Một ví dụ nữa gần đây hơn là từ truyện “Người ăn mèo” tôi dịch cho The New Yorker. Trong truyện ấy, hai nhân vật đang ăn sáng tại một “Royal Host” ở Tokyo. Tôi cũng để nguyên từ tiếng Anh ấy như trong nguyên tác. Nhưng Murakami lại nghĩ người Mỹ không biết gì mấy về dây nhà hàng này ở Nhật, và đề nghị tôi dịch cái tên riêng ấy thành “nhà hàng Denny”. Chúng tôi nhất trí như thế. Thật ra, Royal Host là một dây nhà hàng ăn uống khá lịch sự, thường có ở các sân bay lớn và nhiều nơi khác, cao cấp hơn Denny’s một bậc, tôi nghĩ vậy. Có thể coi đây là một ví dụ về việc tìm một “đồng đẳng tương đối” trong khi dịch.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dịch Murakami- Thảo luận bàn tròn qua điện thư - Philip Gabriel, Gary Fisketjon, Jay Rubin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn của ông. Tìm được địa chỉ của ông trong thư viện, tôi viết cho ông, nói rằng tôi muốn dịch khoảng nửa tá truyện ngắn của ông. Đại diện lúc ấy của ông hồi âm, nói tôi cứ dịch đi. Tôi bèn gửi cho bà một truyện mà tôi thích nhất: “Tấn công hiệu bánh lần thứ hai”, và liền sau đó chính Murakami gọi dây nói cho tôi, hỏi tôi có chịu cho bản dịch ấy được đăng trên tạp chí Playboy hay không. Vẫn chỉ quen xuất bản các bài khảo cứu của mình cho độ mươi mười hai người đọc, tôi vui mừng chộp ngay lấy cơ hội ấy, mặc kệ những lăn tăn có thể có trong đầu mình về “triết lý” của tờ Playboy. Tôi mê tơi thấy mình có bài được đăng trên một ấn phẩm mà ngoài bìa có hình cả một đội áo tắm hai mảnh của Thụy Điển! Minh họa cho truyện dịch đầu tiên ấy của tôi cũng là một tuyệt tác – một bức vẽ theo phong cách ukiyoe (tranh khắc gỗ truyền thống của Nhật Bản – ND) cảnh nhà hàng McDonald bị cướp. Tờ The New Yorker cũng nhận đăng bản dịch truyện “Con voi biến mất” của tôi cùng thời gian ấy. Sau đó ít hôm thì Murakami làm tôi ngỡ ngàng khi ông gọi dây nói cho tôi từ Princeton. Có lẽ tôi là giáo sư văn học Nhật duy nhất ở Mỹ đã không biết là ông đang ở đó. Ông nói sẽ tham gia cuộc chạy đường dài Boston 1991 vào tháng Tư, và thế là ngay hôm sau cuộc chạy ấy chúng tôi đã gặp nhau tại Cambridge, khi ông đến dự buổi lên lớp của Howard Hibbett về bản dịch truyện “Tấn công hiệu bánh” của tôi, lúc ấy vẫn chưa xuất bản. Sau này chúng tôi thành hàng xóm của nhau ở Cambridge và gặp nhau rất nhiều. Tôi đã làm ông phát điên một vài lần khi đòi ông phải giải thích một số đoạn quá cô đọng hoặc chỉ cho ông thấy những chỗ không nhất quán mà các biên tập viên người Nhật của ông đã bỏ sót. Vì Alfred có vẻ là người có toàn quyền dịch các tiểu thuyết của Murakami (bản dịch cuốn Rượt cừu rất sống động của ông có tác động lớn khiến Murakami được biết đến ở Hoa Kỳ), tôi được Murakami cho phép dịch những truyện nào mà Alfred không quan tâm đến. Đối với tôi, đó lại là những truyện hay nhất, và Alfred đã nhỡ đò trong việc này. Những truyện anh ấy thích thì tôi lại không thích. Hầu như không bao giờ chúng tôi đề nghị dịch cùng một truyện cả. Thật lạ lùng. Khi Gary Fisketjon ở nhà xuất bản Knopf nhận trách nhiệm tổ chức bản thảo cho một tuyển tập truyện ngắn, anh ấy đọc những truyện mà Alfred và tôi đã riêng biệt gửi đến, rồi lựa chọn chúng hoàn toàn theo thị hiếu riêng của mình. Lạ hơn nữa là những người viết điểm sách cũng hầu như luôn luôn chỉ nhắc đến toàn những truyện tôi dịch, hoặc toàn những truyện Alfred dịch, chứ không bao giờ nhắc đến cả hai người dịch. Rõ ràng là đã có một thứ linh tính lạ lùng nào đó xui khiến Gary trong khi anh tuyển chọn và kết hợp cả thị hiếu của Alfred và của tôi, rồi khi tham khảo ý kiến người đọc cũng lại thấy thị hiếu nào cũng có người ưa thích cả. Nhân chuyện này tôi nghĩ đến câu hỏi của Phil. Chắc chắn là cái chất nhẩy nhót uốn éo trong các tác phẩm ban đầu của Murakami đã không còn nữa khi ông viết Mảnh đất thần tiên Luộc chín. Có lẽ nếu lúc đầu mà tôi đọc những sách khác của ông, kể cả cuốn Rừng Nauy (tôi chỉ mới hiểu được câu chuyện này ở mức rất sơ lược), thì tôi đã không thích ông đến thế. Sở dĩ tôi đã có thể thích hầu như tất cả sách của ông là bởi vì biết rằng ông là tác giả của Mảnh đất thần tiên Luộc chín – một cuộc chu du tinh thần ngoạn mục mà âm hưởng của nó ta có thể nghe thấy trong tất cả những tác phẩm khác của ông. Tôi vừa dịch xong tập truyện ngắn của ông về trận động đất Kobe, có nhan đề Con cái Thượng đế ai cũng biết nhẩy múa, có lẽ là những câu chuyện gần như nề nếp nhất của ông, viết với giọng kể trầm lắng ở ngôi thứ ba. Đó là những văn phẩm tinh tế tuyệt vời, đề cập đến trận động đất như thể những rung động xa xôi trong cuộc sống của con người giữa thập kỷ 90, mong manh như cảm giác lúc ta bắt gặp một cái gì đó và tưởng chừng như đã gặp rồi trong quá khứ (một đề tài rất hay gặp ở ông). Thật ra không thể gọi tất cả những truyện ngắn này là “nề nếp” – nhất là truyện “Siêu Ếch cứu Tokyo”, là câu chuyện tôi thích nhất. Còn câu hỏi sau của Phil, có lẽ Gary sẽ trả lời chăng? Và tiện thể cho mọi người biết luôn những suy nghĩ của bạn khi tổ chức bản thảo tập Con voi biến mất nữa được không? Phil này, tôi hoàn toàn không hiểu được tại sao Murakami lại đột biến lừng lẫy ở phương Tây như thế. Lúc đầu, tôi cảm thấy như ông ta viết riêng cho tôi đọc vậy, và tôi vẫn nghĩ thị hiếu kì cục của mình rất khó chia sẻ được với ai. Không phải là tôi chọn ông sau khi đã nghiêm chỉnh đọc qua tất cả những tác giả Nhật hiện nay và kết luận rằng ông là hay nhất. Tôi chỉ biết rằng sẽ không thể tìm thấy một nhà văn nào khác trên khắp thế giới này có thể đến với tôi một cách trực tiếp và riêng tư đến như vậy, và tôi cứ thế nhẩy thẳng vào thế giới của ông, không một chút đắn đo. Làm sao lại có nhiều độc giả khác đến thế cũng cảm thấy như tôi? Murakami thâm nhập trí não ta và làm những chuyện kì cục trong đó. Tôi nhớ một giây phút Murakami mà tôi đã có sau khi dịch một đoạn trong Biên niên Chim Dây Cót, trong đó con bé Nutmeg trèo lên lòng người cha làm nghề thú y của nó và ngửi thấy mùi của tất cả những con thú đã ám trên người ông từ vườn thú về đến nhà. Đột nhiên, tôi hát váng lên “Oh, My Papa, To Me He Was So Wonderful.” Philip Gabriel gửi Jay Rubin và Gary Fisketjon (20.12.2000, lúc 12 giờ 17 phút chiều) Phil đây. Tôi có mấy câu hỏi Jay: Một sinh viên cao học của tôi viết luận văn về cuốn Biên niên Chim Dây Cót, tôi không nhớ hết các chi tiết, nhưng cô ta có nói đến một vài chương trong nguyên bản tiếng Nhật đã bị sửa đổi rất nhiều hoặc bỏ hẳn không dịch trong bản tiếng Anh. Có đúng như vậy không, và nếu đúng thì vì những lí do gì? Một câu hỏi nữa là tôi nhớ đã đọc ở đâu đó rằng khi Alfred dịch cuốn Mảnh đất thần tiên Luộc chín, Murakami đã đề nghị anh ấy sửa đổi hoặc bổ sung nhiều đoạn cho bản dịch tiếng Anh; không biết cuốn Biên niên Chim Dây Cót có như vậy không? Câu hỏi trên có liên quan đến một trong nhiều vấn đề tôi đã gặp phải trong khi dịch các tác phẩm văn học hiện đại của Nhật Bản: vấn đề biên tập ở Nhật. Tôi muốn nói là nhiều lần tôi đã thấy những chi tiết không nhất quán, những đoạn trùng lặp, và những đoạn phi lôgic trong các văn bản gốc tiếng Nhật mà tôi tin chắc rằng một biên tập viên Mỹ nhất định sẽ phát hiện và sửa chữa. Hồi mới dịch một cuốn tiểu thuyết Nhật (không phải của Murakami), nhiều lúc tôi cảm thấy mình vừa dịch vừa phải hiệu đính. (Khổ một nỗi là họ không tính tiền hiệu đính cho mình!) Biên tập của tôi nói một câu mà tôi nhớ mãi, rằng sách của các nhà văn thời thượng Nhật Bản đều được in vội và biên tập rất ít (so với tiêu chuẩn của ta), và biên tập viên Nhật có vai trò rất kém chủ động trong việc đề xuất chỉnh sửa văn bản. Cho nên đến lúc những người như chúng ta bắt tay vào dịch các văn bản ấy, chúng ta – và các biên tập viên của chúng ta – đều phải nhào nặn chúng cho vừa với quan niệm của chúng ta về một văn bản lôgic và chặt chẽ. Có lẽ những văn sĩ như Murakami đã biết rõ chuyện này nên khi sách của họ sắp được dịch, họ mới tính đến chuyện chỉnh sửa chỗ này chỗ kia chăng? Tôi thì không thấy đây là vấn đề lớn với các sách của Murakami, trừ một số trường hợp trùng lặp câu chữ ở đoạn này đoạn kia – nghĩa là cùng một ý mà có hai ba câu diễn đạt theo những cách khác nhau. Tôi đã gặp những trường hợp này khi dịch cuốn Phía nam biên giới, và đã quyết định bỏ không dịch một số câu trùng lặp để văn bản chặt chẽ hơn. Tất nhiên, chuyện này dẫn đến một vấn đề lớn hơn là vấn đề “bản địa hóa” các văn bản ngoại quốc, “trung tính hóa” các dị biệt, vân vân. Chúng ta có thể loại bỏ hoặc giảm nhẹ các khác biệt này đến mức độ nào để người đọc phương Tây có thể thưởng thức được cuốn sách? Có lẽ đây không phải là vấn đề lớn đối với hai tác giả đột biến lẫy lừng trong thập kỷ 90 là Murakami và Yoshimoto. Mà có thể đó là một phần lí do tại sao họ lại hấp dẫn người đọc phương Tây được đến thế. Nói cách khác, liệu có thể nói hai nhà văn này không đặc biệt “Nhật Bản” như các nhà văn khác ở quê hương họ và vì vậy mà họ dễ được tiêu hóa hơn ở phương Tây? Tôi còn nhớ người biên tập của tờ The New Yorker cho truyện ngắn dịch đầu tiên của tôi, chuyện “Vựa lúa bốc cháy”, đã thêm ba chữ “here in Tokyo” (ở đây, tại Tokyo) vào một câu ở ngay đoạn đầu của câu chuyện (tôi nhớ câu ấy như sau: “Tôi đã gặp cô ta trong một bữa liên hoan ở đây, tại Tokyo”). Theo lời biên tập viên ấy thì phải thêm mấy chữ ấy vào, vì người đọc chuyện đó của Murakami có thể không biết đó là chuyện Nhật Bản, và ta nên gợi cho họ biết điều đó ở ngay đoạn mở đầu. Một câu nữa muốn hỏi Jay: Bạn nghĩ thế nào về cuốn Cục cưng Sputnik với tư cách là một tiểu thuyết? Còn đây là mấy câu muốn hỏi Gary: những sinh viên của tôi nghiên cứu về Murakami thường thắc mắc không biết tại sao cuốn Rừng Nauy mãi mới được xuất bản ở Mỹ, và tôi không biết phải trả lời thế nào. Một ấn bản ở Mỹ được tính toán thời điểm như thế nào? Một câu hỏi nữa là: bìa các sách của Murakami được quyết định như thế nào? Ví dụ như bìa cuốn Sputnik có hình ảnh đối xứng nhau như soi gương, có phải là muốn mô tả bản chất bị “phân lập” của Miu hoặc là của Sumire chăng? Mọi người thường hỏi tôi về ý nghĩa của những gì có ngoài bìa sách như thế... Jay Rubin gửi Gary Fisketjon và Philip Gabriel (20.12.2000, lúc 8 giờ 43 phút tối) Việc cắt xén cuốn Chim Dây Cót là cả một vấn đề phức tạp. Càng xem xét việc đó cũng như việc chỉnh sửa văn bản ta càng thấy rằng Murakami không có một bản gọi là “chính thức” cho bất kì cuốn sách nào của ông. Cuốn nào cũng vậy, rất lâu sau khi in rồi ông vẫn còn sửa đi sửa lại. Murakami khiến tôi nhớ đến họa sĩ Willem de Kooning, người thường đi theo tranh của mình đến phòng trưng bày và sửa đổi nó ngay ở chỗ đã treo. Hầu hết những đoạn cắt bớt trong cuốn Chim Dây Cót là do tôi quyết định. Nhưng tôi chỉ làm việc đó sau khi nhà Knopf nói với Haruki rằng cuốn ấy quá dài và nhất định là phải cắt đi ngần này ngần ấy chữ (tôi nhớ là khoảng 25 ngàn chữ). Sợ rằng họ sẽ thuê một ai đó có thể làm hỏng mất cuốn tiểu thuyết, và với một niềm tin điên rồ rằng mình mới là người biết rõ từng con chữ của cuốn sách ấy, có khi còn hơn cả chính tác giả, sau khi đã dịch cả ba tập dầy cộp của nó, tôi đã quyết định ngăn chặn thảm họa bằng cách nộp cho Knopf hai bản dịch của mình: một bản đầy đủ với một bản đã cắt bớt. Knopf chấp nhận gần như nguyên xi bản đã cắt bớt của tôi (và chắc chắn đã tiết kiệm được khối thì giờ và tiền bạc, vì cũng như Phil, người ta không bao giờ trả tiền biên tập cho tôi). Vì vừa mới viết xong tập 3, Haruki cảm thấy không thể cắt xén được gì ở tập này. Nhưng với tập 1 và tập 2 thì ông có đánh dấu nhiều đoạn để cắt – nhiều đoạn ngắn thôi và có gộp cả lại cũng chưa đủ được số chữ phải cắt. Trong bản dịch của mình, tôi đã cắt hầu hết những đoạn ấy, nhưng không phải tất cả. Có một số đoạn mà tôi cho là quan trọng không thể cắt. Sau đó tôi gửi bản dịch đã cắt cho ông đọc. Sau này, khi cuốn đó được tái bản ở Nhật dưới dạng bìa mềm, tôi thấy Haruki đã cắt nhiều đoạn (chứ không phải là tất cả) mà ông đã đề nghị cắt ở bản dịch. Vậy là nguyên tác tiếng Nhật đã khác nhau từ ấn bản bìa cứng sang ấn bản bìa mềm. Bản tiếng Anh của nhà xuất bản Harvill cũng lại khác, với lối đánh vần và diễn đạt hoàn toàn theo kiểu Anh chứ không phải kiểu Mỹ. Dù sao thì tôi vẫn nghĩ rằng nếu Chim Dây Cót vẫn được người ta đọc và ưa thích sau 50 năm nữa và trở thành một tác phẩm văn học kinh điển thì có lẽ người ta sẽ muốn có một bản dịch đầy đủ. Lúc ấy, các học giả tha hồ mà chửi rủa Jay Rubin vì đã làm thịt nguyên tác như thế nào. Còn về các biên tập viên ở Nhật thì Phil nói đúng đấy: họ không biên tập theo kiểu nhà Knopf hoặc tờ The New Yorker vẫn thường làm đâu. Jay Rubin gửi Gary Fisketjon và Philip Gabriel (20.12.2000, lúc 10 giờ 21 phút tối) Xin lỗi lần trước đang viết dở thì có việc phải đi, vẫn biết là chưa trả lời hết mọi câu hỏi. Về cuốn Sputnik. Tôi nghĩ ta lại trở lại vấn đề thị hiếu. Chưa cần đi sâu vào chi tiết, nhưng tôi chỉ thích mỗi đoạn mở đầu tuyệt vời của nó mà thôi. Nó có quá nhiều cái chưa đọc đã có thể đoán trước được rồi. Bản thân Murakami cũng nhận rằng không phải ai cũng thích tất cả những gì ông viết. Về chuyện sinh viên phát hiện có hàng chương liền bỏ không dịch trong cuốn Chim Dây Cót, thì đúng là như vậy. Tôi cảm thấy rằng Tập 3, ra đời một năm sau Tập 1 và Tập 2, đã khiến cho nhiều phần trong đoạn kết của Tập 2 trở nên chẳng có ý nghĩa gì nữa, và vì nhà xuất bản Mỹ đang yêu cầu phải cắt thật nhiều, nên đã nghĩ rằng đó là phần đáng bỏ nhất. Tôi vẫn cho rằng bản dịch tiếng Anh chặt chẽ và sạch hơn nguyên tác, nhưng cũng biết rằng chính sự chặt chẽ ấy có thể bị coi là xuyên tạc nguyên bản, là Mỹ-hóa một tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản. Gì thì gì, tôi đã rất thích thú khi làm việc đó. Và nó phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều. Có lẽ bây giờ tôi cũng khó lòng tái tạo được các công đoạn của công việc ấy. Câu hỏi của Phil với Gary về bìa sách làm tôi nhớ lại trường hợp của cuốn Chim Dây Cót. Knopf đã thiết kế một trang bìa tuyệt cú cho cuốn này, với hình một con chim máy chạy dây cót mầu sắc rất đẹp in trên vỏ bọc ngoài, một bộ dây cót bằng nhựa trong suốt ép lên trên, mặt bìa cứng cũng có in hình bộ dây cót ấy, rồi mô-típ cơ khí hình dây cót có mặt ở khắp nơi, kể cả số trang cũng xoay tròn quanh mép giấy, vân vân và vân vân. Hình như cái bìa ấy có được một giải thưởng gì đó (mặc dù tôi không được ai thông báo trực tiếp chuyện này). Ngay lúc đầu tôi đã nói với nhà xuất bản rằng mặc dù tôi rất thích cái bìa đang được thiết kế như thế, nhưng có một đoạn trong cuốn sách đã nói rõ là chim dây cót không phải là một thứ đồ chơi lên dây cót thật, mà là ý tưởng về tình trạng “bước chân đi cấm kì trở lại”. Muốn biết chim dây cót là gì thì phải đọc cuốn sách đó, cho nên có lẽ tôi không nên nói ý nghĩ của mình ra đây. Tuy nhiên, tôi có thể nói rằng nó không phải là một thứ đồ chơi cơ khí, không phải là một thực thể vật chất nào cả, hoặc chí ít thì nó là một thứ vô hình: nó tồn tại chỉ như một tiếng kêu mà thôi. Jay Rubin gửi Gary Fisketjon và Philip Gabriel (9.1.2001, lúc 8 giờ 22 phút tối) Một vài ý muốn nói thêm về việc dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh: nói chung, người Nhật có một cảm thức về các món ăn tinh tế và nhậy cảm hơn đại đa số người Mỹ. Số lượng các chương trình hướng dẫn nấu ăn trên TV vào những giờ cao điểm ở Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Cho nên khi đọc đến đoạn một nhân vật của Murakami làm một món bánh kẹp trứng với rau thôi chẳng hạn, cảm giác của một độc giả Nhật thể nào cũng khác với cảm giác của một độc giả Mỹ. Không có cách gì có thể truyền đạt cái ngữ cảnh văn hóa liên quan đến cái bánh kẹp ấy trong một bản dịch, trừ phi phải dùng đến những chú thích mang tính học thuật, mà những chú thích kiểu này có thể chỉ làm hỏng hứng thú của người đọc mà thôi. Cho nên ta chỉ còn cách cho nhân vật ấy làm cái bánh kẹp ấy bằng tiếng Anh và mường tượng rằng nó cũng không đến nỗi khác nhau đến thế. Nguyên chuyện trong tiếng Nhật người ta viết từ “sandwich” bằng lối phiên âm chuyên dùng để truyền đạt những từ ngoại quốc, rồi chuyện người Nhật đọc từ trên xuống dưới và thu nhận từng chữ của họ theo kiểu đó, chuyện chữ “cắt” trong tiếng Nhật có hình một thanh gươm; tất cả những chi tiết ấy của hệ thống văn tự Nhật Bản là rất lạ nhưng lại chỉ lạ và thú vị với những người ngoại quốc học tiếng Nhật thôi chứ chẳng có gì lạ hay thú vị với người Nhật. Như tôi đã nói rõ trong cuốn Tìm hiểu tiếng Nhật (nhà xuất bản Kodansha International), ngôn ngữ Nhật không được xử lí ở một bán cầu não nào cả mà là ở khuỷu tay bên trái, khiến cho các tác phẩm văn học Nhật có một phong cách “can-xi hóa” hoặc “xương hóa” ở một mức độ nào đấy; nhưng chưa có dịch giả nào tìm được cách truyền đạt cái phong cách này sang một ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ Nhật khác ngôn ngữ Anh đến nỗi – ngay cả khi nó được dùng bởi một nhà văn Mỹ hóa cao độ như Murakami – công việc dịch thuật văn học theo đúng nghĩa của từ này là không thể làm được, và những xử lí chủ quan của người dịch nhất định phải đóng một vai trò rất lớn. Những xử lí ấy là TỐT. Chúng bao hàm một quá trình xét hỏi nghiêm khắc và liên tục về ý nghĩa của văn bản. Điều mà chúng ta ghét nhất là một người dịch tự cho mình chỉ là một phương tiện thụ động chuyển một mớ các cấu trúc ngữ pháp này sang một mớ các cấu trúc ngữ pháp kia. Lúc ấy ta sẽ chỉ có một mớ rác ngớ ngẩn chứ không phải văn chương nữa. Philip Gabriel gửi Gary Fisketjon và Jay Rubin (9.1.2001, lúc 8 giờ 22 phút tối) Phil đây. Tôi nghĩ ý kiến của Jay về đồ ăn rất thú vị. Tôi nhớ đã đọc một bản dịch (có phải của Jay không nhỉ?) trên tờ The New Yorker mấy năm trước, có mở đầu bằng cảnh các nhân vật đang nấu nướng các món ăn Nhật. Tôi vẫn nhớ là tên các món ăn ấy đều không dịch mà chỉ phiên âm thôi (ví dụ miso shiru...). Khi gặp những từ ngữ mang ý nghĩa văn hóa đặc thù, tôi nghĩ người dịch có 3 lựa chọn: để nguyên chúng như vậy, thêm một vài lời giải thích đơn giản, hoặc tìm một từ tiếng Anh nào tương đối đồng đẳng. Chẳng hạn khi dịch một tiểu thuyết của Osamu Dazai, Donald Keene đã chọn phương án thứ ba – ông dịch từ shochu – một loại rượu mạnh của Nhật, là “gin”. Nhân tiện cũng xin nói là tôi thì không muốn dùng phương án ấy. Ví dụ khi dịch Sputnik, có đoạn nhân vật Sumire ngồi ăn món “Mont Blanc” trong một tiệm càphê ở Tokyo. Lúc đầu tôi cứ để nguyên là “Mont Blanc”, nhưng Murakami lại sợ là người đọc phương Tây sẽ tưởng cô ta đang ăn một cái bút máy đắt tiền chứ không phải một loại bánh ngọt, cho nên chúng tôi quyết định dịch thành “bánh ngọt” chung chung. Đây không phải là giải pháp lí tưởng, vì nó làm mất đi một chút chất cụ thể đặc biệt của nguyên tác, nhưng nó cũng ngăn chặn nguy cơ bị hiểu lầm. (Nhân vật Sumire là một nhà văn, lại hơn điên điên, nên cũng có thể cô ta gặm cả bút máy thật thì sao? Đùa vậy thôi nhé...) Một ví dụ nữa gần đây hơn là từ truyện “Người ăn mèo” tôi dịch cho The New Yorker. Trong truyện ấy, hai nhân vật đang ăn sáng tại một “Royal Host” ở Tokyo. Tôi cũng để nguyên từ tiếng Anh ấy như trong nguyên tác. Nhưng Murakami lại nghĩ người Mỹ không biết gì mấy về dây nhà hàng này ở Nhật, và đề nghị tôi dịch cái tên riêng ấy thành “nhà hàng Denny”. Chúng tôi nhất trí như thế. Thật ra, Royal Host là một dây nhà hàng ăn uống khá lịch sự, thường có ở các sân bay lớn và nhiều nơi khác, cao cấp hơn Denny’s một bậc, tôi nghĩ vậy. Có thể coi đây là một ví dụ về việc tìm một “đồng đẳng tương đối” trong khi dịch. Những chi tiết mang ẩn dụ văn hóa trong văn bản bao giờ cũng là một thách thức đối với người dịch. Một phần là vì người phương Tây đọc văn học Nhật đều muốn học được cái gì đó ở nền văn hóa khác lạ này, nhưng nếu cứ phất cờ báo hiệu về những chi tiết này rồi chất đống vào đó những lời chú giải thì lại làm cho việc đọc ấy bị ảnh hưởng khác hẳn đi; nói cách khác là nếu làm vậy thì người đọc phương Tây sẽ phải mất thời giờ và tâm trí vào những chi tiết mà người đọc Nhật Bản sẽ chỉ lướt nhanh qua mà thôi. Một ví dụ nữa về chuyện này là việc dịch các từ ngữ liên quan đến nội ngoại thất của nhà ở Nhật Bản. Tôi nhớ đã phải mất khá nhiều thời gian tìm cách dịch từ engawa trong một truyện ngắn của Yoko Ogawa. Từ này có nghĩa đại khái là một kiểu hiên có mái che, nhưng trong truyện thì nhân vật lại đang bỏ thõng hai chân của cô ta xuống đất từ cái engawa ấy, cho nên khó có thể dịch nó thành “thềm” hoặc “hiên nhà” như vẫn thường có ở phương Tây, nhất là nơi tôi đã lớn lên. Trong cuốn tiểu thuyết của Senji Kuroi mà tôi vừa dịch có nhan đề là Cuộc sống ở cuối đường, rất nhiều chi tiết về nội thất đã khiến cho việc dịch rất khó nhọc. Có nhiều lúc tôi đã nghĩ thôi cứ cho in đại mấy cái ảnh chụp hoặc bản vẽ một ngôi nhà Nhật vào đó rồi chú thích rằng: đấy, quí vị nghiên cứu chúng đi rồi đọc tiếp! Ngay cái khái niệm “cuối đường” cũng rất khác nhau giữa Nhật Bản và phương Tây. Cuối đường trong cái khu phố mà Kuroi mô tả là một nơi chật hẹp tắc nghẽn, còn ở Mỹ thì thường vị trí cuối đường trong một khu nhà lại là một vị trí ai cũng thèm. May là tôi được phép viết mấy lời của người dịch ở đầu sách nên mới có cơ hội làm rõ một số những chuyện như thế. Việc để trống mấy dòng giữa các phần trong từng chương của Sputnik có nhiều lúc bất thường, và đối với người đọc phương Tây thì những khoảng trống ấy có vẻ không nên có. Nhiều biên tập viên thường đề nghị bỏ các khoảng trống ấy giữa hai phần có liên quan lôgic đến nhau nhiều hơn. Nhưng nói chung tôi không chịu như vậy. So sánh những khoảng trống ấy với các khoảng khắc “trống” trong phim của đạo diễn Ozu thì có vẻ lọc cọc quá, nhưng rõ ràng có một tương tự giữa hai giải pháp này. Những khoảng trống ấy cho người đọc được dừng lại và có được một khoảng khắc để suy ngẫm. Bỏ chúng đi, theo ý tôi, sẽ là một ví dụ của việc “bản địa hóa” quá trớn một văn bản ngoại lai. Nói cách khác, những khoảng trống ấy có ở chỗ của chúng là đều có lí do, vậy ta hãy suy nghĩ về cái lí do ấy trước đã chứ không nên nhắm mắt phản ứng theo những gì vẫn quen thuộc với ta. Trong một bài viết rất hay về dịch thuật nhiều năm trước đây, Edward Fowler (Giáo sư, Chủ nhiệm khoa Nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Đông Á tại Đại học California ở Berkeley. Bài viết này có nhan đề “Rendering Words, Traversing Cultures: On the Art and Politics of Translating Japanese Literature”, đăng trên tờ Journal of Japanese Studies, tập 17, số ra mùa Đông 1991 – ND) có nói một ý rằng, khi dịch một ngôn ngữ như tiếng Nhật sang tiếng Anh, chớ nên chỉ tìm cách diễn đạt văn bản Nhật ấy sao cho khít với những gì tiếng Anh có thể diễn đạt được, mà ta nên tìm cách làm sao để quá trình dịch ấy làm phong phú thêm khả năng diễn đạt của tiếng Anh. Về chuyện sử dụng một hệ thống văn tự hỗn hợp trong tiếng Nhật và những hiệu ứng của nó vào người đọc, tôi đồng ý với Jay rằng về cơ bản đó không phải là một vấn đề cần phải giải quyết. Nhưng có một chi tiết mà tôi vẫn muốn nêu ra ở đây, đó là sự khác nhau trong thứ tự từ của tiếng Nhật và tiếng Anh. Tôi đã dịch văn của Toshio Shimao, người có khuynh hướng viết những câu dài xoắn xuýt quanh một số quan điểm khác nhau trước khi đi đến một kết luận thỏa đáng. Khi dịch những câu này, tôi thấy tiếng Anh có khuynh hướng đảo ngược mọi sự vật, làm lộ tẩy mất cái mệnh đề sắc sảo nhất vốn luôn được trì hoãn trong tiếng Nhật. Hiện nay tôi vẫn đang phải đánh vật với hiện tượng này khi dịch tiểu thuyết của Kenzaburo Oe. Gary Fisketjon gửi Philip Gabriel và Jay Rubin (16.01.2001, lúc 2 giờ 14 phút chiều) Tôi là Gary Fisketjon, biên tập của Haruki tại nhà xuất bản Knopf (bắt đầu từ tập Con voi biến mất, ấn hành mùa xuân năm 1993) và, từ nhiều năm trước đó đã là người hăm hở đọc ông mỗi khi sách của ông xuất hiện bằng tiếng Anh (kể cả những cuốn sách dịch nhỏ xíu cho sinh viên Nhật học tiếng Anh). Tôi không thể nhớ đã tự mình phát hiện ra ông hay là qua quan hệ của ông với Ray Carver, người bạn thân của tôi mà sách đã được Haruki dịch ra tiếng Nhật. Đại khái đó là vào giữa thập kỷ 1980. Trước ngày xuất bản cuốn Cuộc rượt cừu hoang dại thì chúng tôi có dịp gặp mặt nhau. Chúng tôi nói rất nhiều về các tác phẩm của Ray, và tôi thú nhận rằng mình rất khâm phục những tiểu thuyết của chính Hakuri và rất mong đọc những truyện sắp ra nữa. Còn Haruki thì nói cuốn tiểu thuyết trước đó của ông thật ra chưa được hay lắm, và cả cuốn sắp ra cũng vậy, nhưng có thể là cuốn sau đấy thì... Phải nói là mối quan tâm của tôi về Haruki bắt nguồn từ một niềm say mê tuy nghiệp dư thôi nhưng rất mãnh liệt đối với văn học và văn hóa Nhật bản trong mấy năm ở Đại học Williams, nơi tôi được học giáo sư Peter Frost, một người thầy hướng dẫn tuyệt vời trong lĩnh vực này. Tôi dùi mài nghiên cứu ba tác giả vẫn được gọi là Tam Đại của văn học Nhật Bản (Junichiro Tanizaki, Yasunari Kawabata, và Yukio Mishima) và bị Mishima hớp hồn một cách rất tự nhiên. Tôi bỏ ra cả 6 tháng trời viết một bài rất dài về tác giả này. Vậy là tôi đã được vỡ lòng văn học Nhật từ giữa những năm 70. Và khi mới đọc Murakami, tôi đã cảm thấy rất rõ – và nay cũng vẫn thế – là ông xứng đáng được kế tục hàng ngũ những văn sĩ xuất sắc và lừng danh kia. Rồi thì, đến 1986, lúc tôi đang chủ trì ban tu thư của nguyệt san Atlantic và rất muốn xuất bản sách của Haruki thì ông lại đang quan hệ với nhà Kodansha (mà tôi thì không đi săn trộm văn sĩ bao giờ) thành thử tôi chỉ là một người bạn đứng ngoài thôi, và đành chỉ biết tranh thủ mọi cơ hội để mọi người biết rằng chúng ta đang có một nhà văn lớn sống cùng thời với mình. Năm 1990, tôi về với nhà xuất bản Knopf, và sau đó ít lâu thì Haruki cũng vậy, và thật dễ hiểu là tôi đã trở thành biên tập của ông. Chuyện là vậy. Một chú thích cho lời Philip nói rằng chủ bút tạp chí ZYZZYVA đã tiếp xúc với anh ấy về chuyện Haruki: Ray Carver đã có quan hệ với chính tạp chí này, vì vậy không biết đó có hoàn toàn là ngẫu nhiên không, và không biết là gà nào nở từ trứng nào (vì Raymond Carver nên tạp chí này biết đến Murakami hay là ngược lại – ND) – nhưng trong tất cả chuyện ấy hình như có một giây phút trùng khớp hoàn hảo, hoặc có thể coi là một kiểu sự kiện lạ lùng vẫn thấy trong tiểu thuyết của Haruki. Về việc Jay phát hiện Haruki, cơn choáng ấy vẫn luôn luôn là cái m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDịch Murakami- thảo luận bàn tròn qua điện thư - Philip Gabriel, Gary Fisketjon, Jay Rubin.doc
Tài liệu liên quan