Đồ án Anthocyanin và những nguyên nhân chứa Anthocyanin

Mục lục

 

I. Tổng quan về Anthocyanin 3

1. Giới thiệu. 4

2. Cấu trúc hóa học của Anthocyanin 4

3. Tính chất của Anthocyanin 5

Công dụng 7

4. Sự phân bố của Anthocyanin 8

5. Qúa trình sinh tổng hợp Anthocyanin 8

5.1. Con đường sinh tổng hợp Anthocyanin trong tế bào thực vật 9

5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp 9

6. Sự chuyển đổi cấu trúc của Anthocyanin trong môi trường lỏng 9

7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ màu của Anthocyanin 11

7.1. Cấu trúc 12

7.1.1 Cấu trúc chuyển hóa 13

7.1.2. Cấu trúc hóa học 14

7.2. PH 15

7.3. Nhiệt độ 16

7.4. Oxy 17

7.5. Enzyme 19

7.6. Ánh sáng 20

7.7. Đường và các sản phẩm biến tính của chúng 22

7.8. Các ion kim loại 25

7.9. Sunphurdioxide(SO2) 28

7.10. Acid Ascorbic 30

8. Khả năng ứng dụng và các nguồn nguyên liệu trong sản xuất Anthocyanin hiện nay. 34

9. Vai trò của các hợp chất Anthocyanin 37

9.1. Đối với thực vật 40

9.2. Đối với sức khỏe con người 12

9.2.1. Hoạt tính chống oxy hóa 13

9.2.2. Hoạt tính chống ung thư 14

9.2.3. Hoạt tính chống các bệnh tim mạch 15

Kết luận 16

II. Các nguyên liệu có chứa Anthocyanin 17

1. Bắp cải tím 19

1.1. Tổng quan 20

1.2. Thành phần hóa học 22

Giới thiệu về phương pháp trích ly 25

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly 28

1.3. Quy trình công nghệ chiết tách Anthocyanin từ bắp cải tím 30

Tiến hành thí nghiệm 14

Phương pháp thí nghiệm 15

Mục đích thí nghiệm 16

Chuẩn bị thí nghiệm 17

Bố trí thí nghiệm 19

Phương pháp nghiên cứu 20

Kết quả nghiên cứu 22

1.4. Kết luận 25

2. Gạo nếp than 19

2.1. Tổng quan 20

2.2. Thành phần hóa học 22

2.3. Quá trình và tinh chế Anthocyanin từ gạo nếp than 30

2.4. Nhận xét và kết luận 15

3. Dâu tây 19

3.1. Tổng quan 20

3.2. Thành phần hóa học 22

3.3. Phương pháp nghiên cứu 30

3.3.1. Nguyên liệu 14

3.3.2. Phương pháp 15

3.3.3. Tiến hành thí nghiệm 16

3.3.4. Kết quả nghiên cứu về các đặc tính của Anthocyanin 17

Nhận xét 16

3.4. Kết luận 17

III. Các chất Anthocyanin thương mại 17

IV. Phương pháp nghiên cứu, bảo vệ màu đỏ của Anthocyanin 19

1.Phương pháp nghiên cứu. 20

Sơ đồ nghiên cứu 22

2. Bảo vệ màu đỏ của Anthocyanin 22

Mục Lục_Bảng:

Bảng 1.Các Anthocyanin trong một số nguồn thực vật 17

Bảng 2. Thành phần hóa học của bắp cải 19

Bảng 3. Ảnh hưởng của dung môi đến hàm lượng và độ màu của Anthocyanin. 20

Bảng 4. Tỷ lệ dung môi và hàm lượng Anthocyanin 17

Bảng 5. Thành phần hóa học của gạo nếp than 19

Bảng 6. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây. 20

Bảng 7. Kết quả hàm lượng Anthocyanin theo độ chín của quả dâu 17

Bảng 8. Phần trăm màu còn lại theo thời gian ở 95oC tại các PH khác nhau của

Anthocyanin thô chiết trong dung môi nước Sulfite và etanol/H2O 19

Mục Lục_Hình:

Hình 1. Cấu trúc của một số Anthocyanin tự nhiên 17

Hình 2. Con đường sinh tổng hợp Anthocyanin 19

Hình 3. Sự chuyển hóa cấu trúc của phân tử Anthocyanin trong môi trường lỏng. 20

Hình 4. Cấu trúc chuyển hóa của Anthocyanin trong nước 17

Hình 5. Ảnh hưởng của PH lên tốc độ thủy phân của quả dâu được đun nóng tại 45oC trong trường hợp có Oxygen hoặc Nitrogen 19

Hình 6. Sự biến tính của Anthocyanin 3,5_diglucoside tại PH 3,7. 20

Hình 7. Sự biến tính của Anthocyanin với phản ứng oxy hóa Catechol. 20

Hình 8. Phản ứng ngưng tụ của a) Cyanidin và furfural và b) cyanidin ketobase và

furfural 17

Hình 9. Sơ đồ Jurd đối với phản ứng thuận nghịch giữa SO2 va Anthocyanin 19

Hình 10. Sự chuyển hóa Malvin thành Malvone bởi H2O2 tạo thành sự oxy hóa

vitamin C. 20

Hình 11. Fla-2-ene được tạo thành từ phản ứng giữa vitamin C và A 17

Hình 12. Sự tạo phức giữa Cyanidin và DNA 19

Hình 13. Bắp cải tím 20

Hình 14. Công thức cấu tạo của Cyanidin 3,5_diglucoside. 20

Hình 15. Qúa trình trích ly một đoạn. 20

Hình 16. Qúa trình trích ba đoạn giao dòng 17

Hình 17. Qúa trình trích nhiều đoạn nghịch dòng 19

Hình 18. Sơ đồ quy trình công nghệ chiết tách Anthocyanin từ bắp cải tím 20

Hình 19. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các hệ dung môi. 20

Hình 20. Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi (Etanol-nước ) đến hàm lượng Anthocyanin 19

Hình 21. Hạt nếp than 20

Hình 22. Qủa dâu tây. 20

Hình 23. Kết quả hàm lượng Anthocyanin ở các nồng độ SO2 khác nhau . 20

Hình 24. Kết quả hàm lượng Anthocyanin ở các nhiệt độ khác nhau . 20

 

docx64 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 13856 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Anthocyanin và những nguyên nhân chứa Anthocyanin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dina cho rằng coumarin glycoside là sản phẩm phân hủy phổ biến của anthocyanin 3,5 – diglycoside và cơ chế của sự phân hủy là: đầu tiên, cation flavylium chuyển thành dạng quinônidal base, tiếp theo là hình thành nhiều dạng sản phẩm trung gian và cuối cùng thu đựơc dẫn xuất coumarin và thành phần tương ứng với vòng B của anthocyanidin, Sự biến tính này không những được xúc tiến bởi nhiệt độ mà còn bị ảnh hưởng bởi oxy. Anthocyanidin 3 – glycoside thì không hình thành những dẫn xuất coumrin mà bước đầu tiên của sự phân hủy bao gồm sự chuyển hóa của dạng carbinol pseudobase không màu, sau đó là sự mở vòng pyrylium để hình thành dạng chalcone trước khi thủy phân liên kết glycoside. Adams cho rằng, các anthocyanidin 3-glycoside khi được nung nóng ở pH = 2.0 – 4.0 đầu tiên sẽ bị thủy phân liên kết glycoside (ở 100oC) sau đó là sự biến đổi aglycone thành chalcone. Sự biến tính hơn nữa dẫn đến hình thành dạng sản phẩm màu nâu đặc biệt là với sự có mặt của oxy. Khi đun nóng lâu dài các anthocyanin có thể bị phân huỷ và mất màu, đặc biệt là các anthocyanin của dây tây, anh đào, củ cải. Ngược lại các anthocyanin của phúc bồn tử đen cũng trong điều kiện đó lại không bị thay đổi.Nhìn chung khi gia nhiệt, các chất màu đỏ dễ dàng bị phân huỷ, còn các chất màu vàng thì khó hơn. 7.4. Oxy: Oxy và nhiệt độ được xem là những tác nhân đặc trưng xúc tiến sự phân hủy của anthocyanin, do đó mà sinh ra những dạng sản phẩm không màu hoặc màu nâu. Chính sự oxy hóa trực tiếp dạng carbinol pseudobase đã gây ra sự kết tủa và đóng váng trong nước trái cây. Trong quá trình đun nóng các anthocyanin bị oxy hóa mãnh liệt. Oxy và nhiệt độ là những tác nhân xúc tiến đặc biệt nhất trong nước ép của blueberry, cherry (anh đào), currant, nho, raspberry và dâu. Lượng anthocyanin còn lại của dâu sẽ lớn hơn khi đóng chai dưới điều kiện chân không hoặc nitrogen (Baravingas và Cain, 1965). Độ bền của các pigment của nho còn được sử dụng như là chất màu ở nước giải khát được tăng lên khi đóng hộp với nitrogen. 7.5. Enzyme Nhiều enzyme nội sinh trong tế bào của cây có khả năng làm mất màu anthocyanin. Những enzyme này được gọi chung là anthocyanase. Dựa vào đăc tính của các enzyme mà người ta phân làm 2 nhóm; Glycosidase và polyphenol oxidase (PPO). Các enzyme này thu được từ nấm (fugal). Glycosidase: là enzyme thủy phân liên kết glycoside của anthocyanin tạo ra đường tự do và aglycone này kém bền hơn rất nhiều và mất màu rất nhanh khi có mặt của catecol(Huang 1955). Polyphenol oxidase (PPO): tác dụng lên anthocyanin với sự có mặt của O-diphenol thông qua cơ chế oxy hóa kết hợp. Theo Gromeck và Markakis, sự thêm vào glycosidase và PPO xúc tác cho quá trình peroxide hóa phân hủy anthocyanin. Hình 7: Sự biến tính anthocyanin với phản ứng oxy hoá catechol Peng và Markakis đã đề nghị một cơ chế mà trong đó O-quinine được tạo thành bởi sự oxy hóa anthocyanin. Blom phân lập được enzyme anthocyanin-glycosidase từ Aspergillus Niger và chỉ ra ảnh hưởng của nó trong quá trình thủy phân liên kết glycoside của anthocyanin. PPO là enzyme có ảnh hưởng yếu lên anthocyanin dạng quinonoidal base dễ bị thủy phân bởi PPO hơn dạng cation flavylium. Tốc độ phân hủy bởi PPO phụ thuộc vào sự thay thế mô hình của vòng B và mức độ glycosyl hóa. 7.6. Ánh sáng Các anthocyanin thường không bền khi tiếp xúc với tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, và các nguồn pháp xạ khác. Ánh sáng có 2 ảnh hưởng đến anthocyanin: Tăng cường cho quá trình sinh tổng hợp. Xúc tiến sự biến tính của chúng. Năm 1964, Siegenman cho rằng những quả táo giống đỏ sẽ chuyển sang màu xanh khi để trong bóng tối. Năm 1968 Vanburen và các cộng sự tường trình rằng các diglucoside được acyl hóa và methyl hóa thì các Anthocyanin trong rượu bền nhất khi để ngoài ánh sáng, các diglucoside không bị acyl hóa là ít bền hơn và monoglucoside là kém bền nhất, năm 1975 Palamidis và Markakis đã tìm thấy rằng ánh sáng thúc đẩy quá trình phân hủy anthocyanin trong nước giải khát có CO2 được phối màu với anthocyanin từ xác nho. Macccarone và cộng sự đã nghiên cứu sự quang hóa của anthocyanin và chỉ ra rằng , anthocyanin diglycosyl hóa tại vị trí C-3 và C-5 là bền hơn các anthocyanin mono glycoyl hóa tại vị trí C-3 đồng thời chúng bền hơn so với các aglycone tương ứng. 7.7. Đường và các sản phẩm biến tính của chúng: Ở nồng độ 100 ppm, đường và các sản phẩm phân hủy của chúng có tác dụng thúc đẩy sự phân hủy các anthocyanin, trong đó fructose, arabinose, lactose và sorbose có khả năng phân hủy anthocyanin mạnh hơn glucose, sucrose, và maltose. Tốc độ phân hủy của anthocyanin liên quan đến tốc độ phân hủy của đường. Các sản phẩm phân hủy của đường gồm có: furfura l,5–hydroxymethyl furfural và acctaldehyde thu được từ phản ứng Mailard hoặc từ sự oxy hóa của acid ascorbic, polyuronic hoặc ở bản thân các anthocyanin. Những sản phẩm phân hủy này dễ dàng ngưng tụ với các anthocyanin hình thành những hợp chất phức tạp có màu nâu sẫm. Sự phân hủy anthocyanin với sự có mặt của furfural và HMF trực tiếp phụ thuộc vào nhiệt độ và được thấy rõ nhất là trong nước trái cây sự có mặt của nó làm tăng thêm hiệu quả phân hủy của tất cả các loại đuờng và các dẫn xuất của chúng. Hình 8: Phản ứng ngưng tụ của a) Cyanidin và furfural b) Cyanidin ketobase và furfural 7.8. Các ion kim loại: Một số ion kim loại đa hóa trị có thể tương tác với các anthocyanin có nhóm OH ở vị trí ortho gây ra hiệu ứng sâu màu (bathocromic). Hiện tượng này xảy ra khi kim loại tiếp xúc với anthocyanin trong quá trình chế biến rau quả hoặc sự cho thêm các muối kim loại vào trong thực phầm. Sistrunk và Cash đã chứng minh rằng có thể bền hóa màu của dịch trích dâu bằng cách thêm vào đó muối thiếc. Francis (1977) công bố rằng, các ion Ca, Fe, Al tạo thêm sự bảo vệ cho anthocyanin của nước ép trái mận việt quất (cranberry), nhưng sự biến đổi màu xảy ra là do sự tạo phức giữa ion kim loại và tannin, kết quả sau cùng là không có lợi. Trong công nghiệp đồ hộp, sự mất màu của những trái cây có chứa anthocyanin là do có phản ứng với thiếc của đổ hộp (Culpepper và caldwell, 1972). Trong phản ứng với thiếc, anthocyanin đóng vai trò như chất khử cực catod hoặc anod. Chất khử cực catod có thể bị khử bởi hydro mới sinh từ phản ứng giữa kim loại và acid, còn chất khử cực anod thường là các anthocyanin có ít nhất 2 nhóm hydroxyl ở vị trí ortho. 7.9. Sunphurdioxide (SO2) Các anthocyanin thường bị mất màu khi có mặt của SO2. Hiện tượng này thường xảy ra trong quá trình xử lý các sản phẩm thực phẩm có chứa anthocyanin bằng SO2. Quá trình khử này có thể là thuận nghịch hoặc bất thuận nghịch. Trái cây và nước quả được xử lý bằng một lượng trung bình SO2 (500 – 2000 ppm), làm mất màu các anthocynin của chúng trước khi chế biến, hơn nữa, chúng được desunfit hóa và màu anthocyanin được phục hồi. Jurd đã đề nghị sơ đồ phản ứng thuận nghịch giữa SO2 và anthocyanin trong đó, dạng có màu flavylium phản ứng với ion bisulphate tạo thành chromene-2-(hoặc 4)- sulphonic acid. Hình 9: Sơ đồ Jurd đối với phản ứng thuận nghịch giữa SO2 và anthocyanin SO2 ở nồng độ rất thấp (khoảng 30 ppm) có thể ức chế sự biến tính do enzyme của anthocyanin trong quả anh đào nhưng không làm mất màu chúng (Goodman và Markakis, 1965 ). Sự tẩy màu bất thuận nghịch xảy ra trong quá trình tẩy quả với lượng lớn SO2 (0.8 – 1.5%) và soda (0.4 – 1.0%) được dùng trong quá trình tẩy quả. Phản ứng bất thuận nghịch này chưa được biết hoàn toàn. 7.10. Acid ascorbic Nhiều nhà khảo sát (Beatic và cộng sự 1943; Pederson và cộng sự 1947; Kertesz 1952; Meschter 1953; Markakis và cộng sự 1957; Starr và Francis 1968) quan sát sự biến mất đồng thời của acid ascorbic và anthocyanin trong nước trái cây tồn trữ và đề nghị một tương tác có thể có giữa 2 hợp chất này. Acid ascorbic hiện diện trong hầu hết các sản phẩm trái cây,vitamin này bị oxy hóa tạo thành H2O2 và chính H2O2 làm mất màu anthocyanin. Hình 10: Sự chuyển hoá malvin thành malvone bởi H2 O2 tạo thành từ sự oxy hoá vitamin C Shrikhande và Francis đã tìm thây rằng các ion đồng xúc tiến và các flavonoid làm giảm sự phân hủy của cả hai acid ascorbic và anthocyanin. Những sản phẩm không màu. Acid dehyroascorbic cũng có thể làm mât màu anthocyanin nhưng tại tốc độ thấp hơn acid ascorbic. Hình 11: Fla-2-ene được tạo thành từ phản ứng giữa vitamin C và anthocyanin 8. Khả năng ứng dụng và các nguồn nguyên liệu trong sản xuất Anthocyanin hiện nay: Chất màu Anthocyanin (E163) đã được cho phép sử dụng rộng rãi trong các loại thực phẩm như đồ uống (30 – 40 ppm), mứt trái cây (20 – 60 ppm), bánh kẹo (chewing gum, kẹo cứng, kẹo mềm), yoghurt, các sản phẩm tráng miệng hay các loại bột hòa tan uống liền. Thông thường, hàm lượng cho phép sử dụng của Anthocyanin không bị giới hạn và chủ yếu phụ thuộc vào từng quy trình sản xuất. Hiện nay, để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc sử dụng các chất màu tự nhiên hơn là sử dụng các chất màu tổng hợp, vốn có thể gây những tác dụng xấu về sức khỏe cho người sử dụng. Rất nhiều loại dịch trích từ các loại rau và trái có màu sắc tạo bởi các Anthocyanin đã đươc sử dụng để tạo màu cho thực phẩm. Tuy nhiên, các nguồn nguyên liệu được lựa chọn để sản xuất Anthocyanin thường bị giới hạn bởi năng suất thu nhận và giá trị kinh tế. Một trong những nguồn thu nhận Anthocyanin có hiệu quả nhất hiện nay là các nguồn mà trong đó Anthocyanin đóng vai trò là một phụ phẩm của quá trình sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn; ví dụ như Anthocyanin từ bã nho ép, bã dâu tằm, hay từ quá trình sản xuất chất tạo ngọt tự nhiên Miraculin ở quả Miracle. Trong đó, bã nho chính là nguồn nguyên liệu thu nhận Anthocyanin có hiệu quả kinh tế và dễ kiếm nhất. Nho là loại trái cây có sản lượng thu hoạch hằng năm cao nhất so với tất cả các loại trái cây khác. Quá trình sản xuất rượu vang và nước ép từ nho đã tạo ra một lượng lớn phụ phẩm là bã nho. Trong bã nho, các chất màu Anthocyanin chính là những thành phần có giá trị và có tiềm năng khai thác nhiều nhất. Màu Anthocyanin dạng bột sấy phun hay dạng dịch lỏng cô đặc từ nho đã được đưa ra thị trường từ nhiều năm với tên thương mại là Enocolor và đã được giới thiệu sử dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm. Các nguồn thu nhận phổ biến khác như: bắp cải tím, gạo nếp than, củ cải đỏ (red radish), khoai lang tím, carrot (black carrot), quả anh đào, blackberry và elderberry. Trong đó, các nguồn như củ cải đỏ, khoai lang tím, bắp cải tím cung cấp hàm lượng các Anthocyanin được acyl hóa cao hơn, do đó độ bền màu của các dịch trích này cũng cao hơn. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu chính đang tập trung vào việc khai thác các Anthocyanin được acyl hóa có màu sắc, độ bền nhiệt, áng sáng, pH, SO2 tốt hơn cùng với sự phát triển các kỹ thuật nuôi cấy mô, tề bào để có thể nâng cao khả năng ứng dụng của chất màu Anthocyanin trong thực phẩm. 9. Vai trò của các hơp chất Anthocyanin: 9.1. Đối với thực vật: Trong giới thực vật, chlorophyll là loại chất màu chiếm ưu thế và đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp. Sự xuất hiện của các chất màu khác, không phải màu xanh (Anthocyanin, Carotenoid), thường nhằm mục đích chính là tạo ra sự tương phản, thu hút các loài động vật, tạo điều kiện cho quá trình thụ phấn và phát tán hạt giống của cây. Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh được rằng các Anthocyanin giúp che chở các diệp lạp, bảo vệ các diệp lạp chống lại cường độ ánh sáng cao, giúp ngăn sự ức chế quá trình quang hợp. Chalker-Scott (1999) đã đề ra 3 vai trò chính của Anthocyanin trong thực vật gồm: ü Hấp thụ các tia bức xạ ü Vận chuyển các monosaccharide ü Điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong các giai đoạn khô hạn và nhiệt độ thấp. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ở Anthocyanin một số vai trò khác như: Hale và cộng sự (2001, 2002) thấy rằng khi hàm lượng chất màu tăng thì khả năng tích tụ molybden và tungsten ở loài Brassica sp. (Bắp cải) cũng tăng; hay ở các mô có chứa Anthocyanin, khả năng bị tấn công bởi nấm mốc giảm đi (Coley và Aide,1989). Theo Gould, McKelvie và Markham (2002) Anthocyanin tích tụ trong tế bào là do kết quả của sư tổn thương cơ học hay do thiếu hụt phosphoros hoặc nitrogen (Chalker-Scott,1999). Nói chung, người ta tin rằng Anthocyanin có khả năng tăng cường phản ứng chống oxy hóa của tế bào đối với các yếu tố gây stress. 9.2. Đối với sức khỏe con người: Ngoài những vai trò sinh lý đối với thực vật, các hợp chất Anthocyanin còn được chứng minh là mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe cho con người. Các hợp chất Anthocyanin được hấp thu vào trong dạ dày ở dạng phân tử (Passamonti, Vrhovsek và Mattivi, 2002) hoặc có thể được hỗ trợ bởi một cơ chế vận chuyển qua mật. Ngoài ra, phân tử Anthocyanin cũng không bị biến đổi dưới tác dụng của hệ vi khuẩn trong ruột non. Vì thế, phân tử Anthocyanin cũng không thay đổi trong huyết tương và nước tiểu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các Anthocyanin chỉ được hấp thu ở mức độ rất thấp, chỉ khoảng 0,016% đến 0,11% lượng tiêu thụ ở người. Mặc dù chỉ được cơ thể hấp thu một lượng rất nhỏ, các phân tử Anthocyanin sau khi được chuyển hóa có thể biểu hiện những hoạt tính như chống ung thư, chống xơ vữa động mạch, chống viêm, giảm mức độ thẩm thấu, độ vỡ của mao mạch, ức chế sự đông tụ của các tiểu huyết cầu và thúc đẩy sự tạo thành cytokine từ đó điều hòa các phản ứng miễn dịch. Tất cả những hoạt tính này đều dựa trên khả năng chống oxy hóa của các Anthocyanin. Cũng nhờ khả năng này, các hợp chất Anthocyanin còn giúp bảo vệ màng dạ dày chống lại những thương tổn do sự oxy hóa, vì vậy hoãn lại giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột và ruột kế. Hoạt tính và thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị thay đổi sau khi dùng các dịch trích từ các loại quả mọng (berry) có chứa các hợp chất flavonoid gồm cả Anthocyanin. Một số hoạt tính sinh học của cyanidin-3-glucoside: Giảm khả năng bị oxy hóa của LDL Bảo vệ hồng cầu khỏi các tác động của sự oxy hóa. Giảm sự phân tách DNA. Ức chế độc tính của các đại thực bào bằng cách giảm hàm lượng NO. Ngăn chặn tác hại của tia UV trong liposome. Kháng viêm. Chống các bệnh tim mạch. Ức chế sự tác động và phát triển của các tế bào ung thư. 9.2.1. Hoạt tính chống oxy hóa: Sự oxy hóa và sức khỏe con người: Sự tạo thành quá mức các gốc tự do có thể làm vượt quá khẳ năng chống oxy hóa của các enzyme như glutathione peroxidase, catalase, superoxide dismutase, và các hợp chất chống oxy hóa như glutathione, tocopherol hay acid ascorbic. Hậu quả là các protein, lipid và DNA sẽ là mục tiêu tấn công của các gốc tự do, làm tổn thương đến các enzyme, màng tế bào và các vật chất di truyền. Các gốc tự do và các nhóm oxy hoạt động có liên quan đến một số rối loạn thần kinh trong cơ thể. Ngoài ra, sự oxy hóa các lipoprotein tỉ trọng thấp là nguyên nhân chính thúc đẩy cho các chứng bệnh tim mạch vành và bệnh xơ vữa động mạch. Tuy nhiên,tế bào cũng có những hệ enzyme và các chất chống oxy hóa giúp chống lại những tác động xấu bởi các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong thực phẩm (như α – tocopherol và acid ascorbic) cũng có thể vai trò quan trọng giúp ngăn chặn sư hình thành các gốc tự do. Một số cơ chế chống oxy hóa của Anthocyanin: Sự thiếu electron tự nhiên của các phân tử Anthocyanin giúp cho các hợp chất này đặc biệt hoạt động. Một số cơ chế chống oxy hóa của Anthocyanin có được từ các nghiên cứu như: Ngăn chặn các gốc hoạt động bằng cách cho hydro. Chelate các ion kim loại xúc tác cho các phản ứng oxy hóa Liên kết với các protein, tạo phức chất bền. Phản ứng thế vào 2 nhóm hydroxy nằm ở vị trí ortho trong vòng B của Anthocyanin và cyanidin đóng vai trò quan trọng giúp ổn định các gốc tự do. Ngoài ra, nhóm ortho- dihydroxy này còn có khả năng chelate các ion kim loại và từ đó ngăn chặn sự peroxy hóa lipid. Tsuda và cộng sự đã tìm cách giải thích cơ chế chống oxy hóa của Cyanidin-3- glucoside (C3G) bằng cách cho phản ứng với gốc alkylperoxyl. Dựa trên sản phẩm của phản ứng, các tác giả cho rằng C3G chống oxy hóa theo cơ chế khác với alpha-tocopherol và giả thuyết rằng C3G phá vỡ cấu trúc và quét các gốc tư do. Các hợp chất flavanoid nói chung trong đó có Anthocyanin chống oxy hóa bằng cách quét các gốc O2 tự do, hay phản ứng với các gốc peroxy tham gia vào phản ứng oxy hóa dây chuyền. Nhờ vào khả năng cho các gốc tự do H+, các hợp chất này có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống oxy hóa của Anthocyanin: Rất nhiều các nghiên cứu đã cho thấy mối tương quan khá cao giữa hàm lượng màu trong nguyên liệu (trái cây, rau) với khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, sự khác nhau về cấu trúc giữa các Anthocyanin cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt tính chống oxy hóa. Trên thực tế, bằng cách thay đổi vị trí và loại gốc hóa học gắn vào vòng thơm của phân tử Anthocyanin, khả năng nhận electron độc thân từ các gốc tự do cũng sẽ khác nhau. Hình 12: Sự tạo phức giữa cyanidin và DNA Theo kết quả nghiên cứu trên các Anthocyanin và aglycon cyanidin của chúng trong cherry chát, khả năng ức chế sự oxy hóa lipid của cyanidin cao hơn các glucoside của nó, từ đó cho thấy rằng hoạt tính chống oxy hóa của Anthocyanin là do aglycon quyết định. Số lượng các gốc đường ở vị trí C3 cũng có vai trò rất quan trọng đến khả năng chống oxy hóa, số lượng các phân tử đường càng ít khả năng chống oxy càng cao hơn. Bằng phương pháp đo khả năng hấp thụ gốc oxy thấy rằng cyanidin – 3 glucoside có hoạt tính ORAC cao nhất trong số 14 loại Anthocyanin được kiểm tra và cao hơn 3,5 lần hoạt tính của Trolox (chất tương đương vitamin E). Chính vì vậy, người ta đang hướng đến khả năng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nuôi cấy huyền phù tế bào hoặc chọn giống thực vật nhằm thu được loại Anthocyanin như mong muốn. 9.2.2.Hoạt tính chống ung thư: Tất cả các căn bệnh ung thư đều do sự hình thành, tăng trưởng và suy vong của các tế bào bất bình thường. Các khối u là do sự tích tụ của các tế bào với số lượng lớn hơn nhu cầu cần thiết cho sự phát triển, sửa chữa và hoạt động của các mô. Trong các nghiên cứu in vitro và in vivo, các hợp chất Anthocyanin đều cho thấy khả năng giảm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và ức chế sự hình thành khối u một cách đáng kể. Cơ chế chống ung thư của Anthocyanin nói riêng và các hợp chất phenolic nói chung vẫn chưa được xác định chắc chắn, có thể liên quan đến khả năng ức chế các enzyme cyclooxygenase và hoạt tính chống oxy hóa. Một số nghiên cứu về khả năng chống ung thư của Anthocyanin như: Các Anthocyanin trong khoai lang tím và bắp cải tím ức chế sự ung thư ruột kết trong chuột Các aglycon có trong những loại Anthocyanin phổ biến nhất như cyanidin, delphinidin, maldivin, pelargonidin và petunidin đều có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, phổi, lồng ngực ở người. Theo nghiên cứu này, nhóm hydroxy tự do ở vị trí C3 trong dạng cấu trúc flavylium của Anthocyanidin góp phần ức chế sự phát triển cùa các dòng tế bào ung thư của người được khảo sát. Trong Anthocyanin, nhóm hydroxy ở vị trí C3 luôn bị thế bởi các gốc đường, và vì vậy, các Anthocyanin không có được khả năng ức chế như trên. Ngoài ra, số nhóm hydroxyl và methoxyl trong vòng B của cyanidin cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ức chế các dòng tế bào ung thư được nghiên cứu. Hoạt tính ức chế cao nhất thuộc về maldivin, vốn có nhóm hydroxy ở vị trí 3 và 4’ và nhóm methoxy ở các vị trí 3’ và 5’. Nghiên cứu về khả năng ức chế sự di căn của các tế bào ung thư của Anthocyanin. Sự di căn đòi hỏi tế bào phải có khả năng di động, khả năng kết dính bề mặt và sự hoạt động của các protease ngoại bào như serine protease, matalloproteinase (MMPs), cathepsine, nhằm phân hủy mạng lưới ngoại bào (extracellular matrix – ECM), cho phép các tế bào di căn. Trong đó, các enzyme quan trọng nhất là serine protease và MMPs. MMPs là nhóm enzyme phân hủy phụ thuộc vào Zn có khả năng phân hủy các protein của mạng lưới ngoại bào như collagen, proteoglycan, fibronectin và elastin. Cả MMP – 2 và MMP – 9 đều xuất hiện nhiều trong nhiều khối u ác tính và góp phần vào sự di căn. Các hợp chất cyanidin 3-rutinoside and cyanidin 3-glucoside chiết suất từ quả dâu tằm được chứng minh là có khả năng ức chế các enzyme MMP, hạn chế sư di căn của dòng tế bào ung thư được nghiên cứu. 9.2.3. Hoạt tính chống các bệnh tim mạch: Các hợp chất flavanoid nói chung và các Anthocyanin nói riêng được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bởi khả năng ngăn chặn sự oxy hóa các lipoprotein có tỉ trọng thấp (LDL) trong huyết tương. Sự oxy hóa các hợp chất này được xem như một bước quan trọng trong sự hình thành các khối xơ động mạch và từ đó dẫn đến căn bệnh động mạch vành. Vai trò của Anthocyanin trong việc phòng chống các bệnh tim mạch có liên quan trực tiếp đến hoạt tính chống oxy hóa, giảm viêm, tăng độ bền và khả năng thẩm thấu của thành mạch máu, ức chế sự đông tụ của các tiểu huyết cầu. ☼ Kết luận: Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về vai trò của Anthocyanin đối với sức khỏe con người vẫn chưa thể giải thích rõ ràng về các cơ chế hoạt động sinh học, sự hấp thụ, sự phân bố trong cơ thể và trong các mô của Anthocyanin. Một trong những vấn đề phức tạp nhất lúc này là trong cơ thể chất màu Anthocyanin không khi nào hoạt động riêng lẽ. Bất cứ loại thực vật nào chứa Anthocyanin đều có chứa cả rất nhiều những hợp chất flavonoid khác. Có đến hơn 4000 hợp chất flavonoid khác nhau ở dạng và loại nhóm thế. Chính vì vậy, khi vào bên trong cơ thể, các hợp chất này có thể phối hợp với nhau để làm tăng hoạt tính sinh học hay mức độ hấp thu. Vì thế, nếu sản xuất các chiết xuất thực vật chỉ chứa Anthocyanin, hoạt tính sinh học thu được sẽ không thể so sánh với các dịch trích từ thực vật, với rất nhiều hợp chất phối hợp với nhau. Một vấn đề khác là sự không ổn định của các chất màu Anthocyanin. Vì vậy, khi áp dụng một số phương pháp truyền thống để trích ly và phân tách các thành phần khỏi dịch trích thô, các phân tử Anthocyanin có thể bị phân hủy và bị vô hoạt trong các bước tinh sạch tiếp theo. Vì vậy, các nghiên cứu nhằm xác định hoat tính sinh học của các dịch trích từ thực vật rất khó đánh giá nguồn gốc đích thực của hoạt tính sinh học có ở loài thực vật đó. Trong thiên nhiên, rất nhiều các hợp chất flavonoid, trong đó có cả Anthocyanin được tổng hợp là do các tác nhân kích thích vật lý và hóa học từ môi trường, thông thường là một yếu tố gây stress. Vì vậy, khi muốn gia tăng sự tổng hợp Anthocyanin ở một loại thực vật, cần phải tạo đươc một kích thích tương tự như các tác nhân kích thích từ mội trường. Điều này rất khó thực hiện trong tự nhiên nhưng có thể được thực hiện dễ dàng hơn trong môi trường nuôi cấy đặc biệt (như các huyền phù tế bào). II. Các nguyên liệu có chứa Athocyanin: Bắp cải tím. Tổng quan: Bắp cải có tên khoa học là Brassica oleracea. var. capitata. Lizg. Bắp cải tím (Brassica oleracea var capitata ruba) bắt nguồn từ tây bắc Châu Âu. Đến khoảng giữa thế kỉ 16 bắp cải đã trở thành loại rau quan trọng ở Châu Âu. Từ châu âu bắp cải tím được đưa đi trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam bắp cải tím được trồng nhiều ở Đà Lạt. Tuy nhiên, việc sản xuất bắp cải tím ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới còn ở mức hạn chế vì bắp cải tím thích hợp với những vùng núi cao hoặc nơi có mùa đông lạnh. Bắp cải tím sinh trưởng tốt nhất ở khu vực có nhiệt độ trung bình ngày 15-20oC, nhiệt độ dao động nhiệt độ ngày và đêm là 5oC. Vùng nhiệt đới chỉ gặp điều kiện này ở nơi có độ cao trên 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ vượt quá 25oC bắp cải vẫn phát triển nhưng khả năng cuộn bắp hạn chế. Vì thế ở Việt Nam bắp cải tím được trồng nhiều ở Đà Lạt. Bằng phương pháp tối ưu hoá thực nghiệm trong quá trình chiết tách, đã xác định được hàm lượng Anthocyanin trong bắp cải tím Đà Lạt chiếm khoảng 1,11%. Sắc tố chính được chiết xuất từ bắp cải tím đó là cyanidin 3,5-diglucoside của hệ màu anthocyanin và có màu sắc thay đổi rõ rệt theo pH môi trường. Trong môi trường acid nó có màu đỏ bền và khi môi trường chuyển sang base màu của nó chuyển sang xanh và ổn định trong thời gian dài. đây là đặc tính rất khác so với các anthocyanin của một số nguyên liệu khác (màu thay đổi liên tục tại pH kiềm) như lá tía tô, quả dâu,... Hình 13: Bắp cải tím Hình 14: Công thức cấu tạo của Cyanidin 3,5 –diglucoside 1.2.Thành phần hóa học: Bảng 2: Thành phần hóa học của bắp cải Thành phần Hàm lượng Vitamin K Vitamin C Dietary fiber Mangan Vitamin B6 (pyridoxine) Folate Acid béo omega- 3 Vitamin B1 (thiamin) Vitamin B2 (riboflavin) Caci Kali Vitamin A Tryptophan Protein Magie 73.35 mcg 30.15 mg 3.45 g 0.18 mg 0.17 mg 30.00 mcg 0.17 g 0.09 mg 0.08 mg 46.50 mg 145.50 mg 198.00 IU 0.01 g 1.53 g 12.00 mg (Nguồn: www.whfoods.com) Bắp cải là thực phẩm đầu tiên được phát hiện là gây ra bệnh bướu cổ khi được dùng trong thành phần thực phẩm cho thỏ ăn hàng ngày trong một cuộc nghiên cứu về bệnh giang mai vào năm 1928. Khám phá này sau đó được các nhà nghiên cứu khác xác nhận vào các năm 1929, 1933. Bắp cải thu hoạch vào mùa Đông có tác dụng mạnh hơn loại thu hoạch vào mùa Hè, và tác dụng này gia tăng khi bắp cải được hấp chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxAnthocyanin và những nguyên liệu chứa anthocyanin.docx
Tài liệu liên quan