Đồ án Bảo dưỡng máy nén lạnh

LỜI NÓI ĐẦU 2

LỜI GIỚI THIỆU 3

LỜI CẢM ƠN 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 7

MỤC LỤC 8

Bài 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN LONG BIÊN 14

I. Mục Đích_Yêu Cầu: 14

II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 14

1. Nguồn gốc: 14

2. Đặc điểm của máy nén: 15

3. Ưu và nhược điểm của máy nén: 16

III. Quy Trình Tháo Lắp Máy Nén: 16

IV. Quan Sát: 18

Bài 2: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH LONG BIÊN. NẮP MÁY, CỤM VAN ĐẨY, BƠM DẦU VÀ NẮP CÁCTE 19

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 19

1. Mục đích: 19

2. Yêu cầu: 19

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 20

1. Nắp máy nén: 20

2. Cụm van đẩy: 21

3. Bơm dầu: 23

4. Nắp Cácte: 25

Bài 3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LONG BIÊN, ĐỆM KÍN TRỤC, PISTON, THANH TRUYỀN, CỤM VAN HÚT VÀ TRỤC KHUỶU 27

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 27

1. Mục đích: 27

2. Yêu cầu: 27

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng 28

1. Bộ đệm kín trục: 28

2. Thanh truyền và piston: 29

3. Cụm van hút: 31

4. Trục khuỷu (trục cơ): 33

V. Tổng Kết: 33

Bài 4: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MITSUBISHI L–4920 (LOẠI KHÔNG CÓ BƠM DẦU) 36

I. Mục Đích_Yêu Cầu: 36

II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 36

1. Đặc điểm của máy nén: 36

2. Ưu và nhược điểm của máy nén: 37

III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: 37

IV. Quan Sát: 39

Bài 5: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI L-4920 40

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 40

1. Mục đích: 40

2. Yêu cầu: 40

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 41

1. Tháo nắp trên máy nén: 41

2. Tháo bộ van hút và đẩy: 42

3. Tháo nắp ở hai đầu máy nén: 43

4. Tháo nắp cácte: 45

5. Tháo vẩy dầu: 45

6. Tháo rôto: 46

7. Tháo trục khuỷu: 47

8. Tháo piston và thanh truyền: 48

V. Tổng Kết: 50

Bài 6: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MITSUBISHI FB_2LST (LOẠI CÓ BƠM DẦU) 52

I. Mục Đích_Yêu Cầu: 52

II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 52

1. Đặc điểm của máy nén: 52

2. Ưu và nhược điểm của máy nén: 53

III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: 53

IV. Quan Sát: 55

Bài 7: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP MÁY NÉN, BỘ VAN HÚT ĐẨY, BƠM DẦU. 56

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 56

1. Mục đích: 56

2. Yêu cầu: 56

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 57

1. Tháo nắp trên máy nén: 57

2. Tháo bộ van hút và đẩy: 58

3. Tháo bơm dầu: 60

4. Tháo nắp máy ở đầu máy: 63

Bài 8: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP CÁCTE, ROTO, TRỤC CƠ, THANH TRUYỀN VÀ PISTON 64

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 64

1. Mục đích: 64

2. Yêu cầu: 64

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 65

1. Tháo nắp cácte: 65

2. Tháo roto: 65

3. Tháo trục khuỷu: 66

8. Tháo piston và thanh truyền: 68

V. Tổng Kết: 70

Bài 9: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN CARRIER. 72

I. Mục Đích_Yêu Cầu: 72

II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 72

1. Đặc điểm của máy nén: 72

2. Ưu và nhược điểm của máy nén: 73

III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: 73

IV. Quan Sát: 75

Bài 10: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH CARRIER ỐNG HÚT, NẮP TRÊN MÁY NÉN, BỘ VAN HÚT ĐẨY, BƠM DẦU. 76

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 76

1. Mục đích: 76

2. Yêu cầu: 76

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 77

1. Tháo ống hút ở 2 tầm: 77

2. Tháo nắp trên của máy: 78

3. Tháo bộ van đẩy và hút: 79

4. Tháo bơm dầu: 81

Bài 11: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH CARRIER NẮP MÁY NÉN, NẮP CÁCTE, ROTO, TRỤC CƠ, PISTON VÀ THANH TRUYỀN. 84

I. Mục Đích-Yêu Cầu: 84

1. Mục đích: 84

2. Yêu cầu: 84

II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 85

1. Tháo nắp máy nén: 85

2. Tháo nắp cácte: 86

3. Tháo roto: 87

4. Tháo trục khuỷu: 87

5. Tháo piston và thanh truyền: 88

V. Tổng Kết: 90

Bài 12: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN BUNGARY. 93

I. Mục ĐíchVà Yêu Cầu 93

1. Mục đích: 93

2. Yêu cầu: 93

II. Đặc điểm của máy nén Bungari: 93

1. Đặc điểm của máy nén: 93

2. Ưu điểm và nhược điểm của máy nén: 94

III. Quy trình tháo lắp máy nén: 95

IV. Quan Sát: 97

Bài 13: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN BUNGARY, NẮP MÁY, BƠM DẦU, NẮP CACTE, CỤM VAN ĐẨY 98

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 98

1. Mục đích: 98

2. Yêu cầu: 98

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 99

1. Nắp máy: 99

2. Bơm dầu: 100

3. Nắp cacte: 103

4. Cụm van đẩy: 104

Bài 14: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN BUNGARY, BỘ ĐỆM KÍN, THANH TRUYỀN, CỤM VAN HÚT,TRỤC KHỦYU 108

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 108

1. Mục đích: 108

2. Yêu cầu: 108

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 109

1. Pittong: 109

2. Tay biên: 111

3.Cụm van hút: 113

4. Bánh đà: 115

5. Trục khuỷu: 115

III. Tổng Kết: 116

Bài 15: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN YORK 119

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 119

1. Mục đích: 119

2. Yêu cầu. 119

II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 120

1. Đặc điểm: 120

2. Khái niệm về máy nén ngược dòng: 120

3. Ưu nhược điểm: 120

4. Nguyên lý làm việc của máy nén pittong: 121

III. Quy Trình Tháo Lắp: 121

IV. Quan Sát: 124

Bài 16: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN YORK, NẮP MÁY, BƠM DẦU, NẮP CACTE, CỤM VAN 125

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 125

1. Mục đích: 125

2. Yêu cầu: 125

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 126

1. Nắp máy: 126

2. Bơm dầu: 127

3. Nắp cacte: 131

4. Cụm van đẩy và van hút: 132

Bài 17: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN YORK, PITTONG, TAY BIÊN, TRỤC KHỦY, BỘ ĐỆM KÍN TRỤC. 135

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 135

1. Mục đích. 135

2. Yêu cầu: 135

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 136

1. Pittong: 136

2. Tay biên: 137

3. Bộ lọc môi chất và bộ đệm kín: 139

4. Bánh đà: 140

5. Trục khuỷu: 140

III. Tổng Kết: 141

Bài 18: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MYCOM 143

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 143

1. Mục đích: 143

2. Yêu cầu: 143

II. Giới thiệu sơ lược về máy nén: 144

1. Định nghĩa máy nén hở: 144

2. Đặc điểm máy nén: 144

3. Ưu nhược điểm của máy nén. 144

III. Quy trình tháo lắp: 145

Bài 19: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN MYCOM ( NẮP MÁY, BƠM DẦU, NẮP CACTE, CỤM VAN ) 148

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 148

1. Mục đích: 148

2. Yêu cầu: 148

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 149

1. Nắp máy: 149

2. Bơm dầu. 149

3. Nắp cacte: 151

4. Cụm van: 152

Bài 20: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN MYCOM ( PITTONG, TAY BIÊN, TRỤC KHỦY, BỘ ĐỆM KÍN TRỤC ) 155

I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 155

1. Mục đích: 155

2. Yêu cầu: 155

II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 156

1. Pittong: 156

2. Tay biên: 157

3. Xylanh: 157

4. Secmang: 158

5. Bộ đệm kín trục: 158

6. Trục khuỷu: 159

III. Tổng Kết: 159

 

doc107 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9180 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bảo dưỡng máy nén lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của các lá van trên cụm van đẩy và hút ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Kiểm tra các bulong cố định các lá van đẩy. + Nhận xét cụm van đẩy và hút ở máy nén nửa kín Mitsubishi L_4920. 3. Tháo nắp ở hai đầu máy nén: - Nắp đầu động cơ: a. Cách tháo lắp: Nắp ở đầu động cơ của máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 20 bulong để tháo nắp máy ra thì ta vặn 20 bulong này, khi vặn cần chú ý là phải vặn một cách đối xứng và nên dùng các khoá có đầu vòng để vặn. Sau khi vặn hết 20 bulong thì ta dùng 2 bulong vặn vào 2 lỗ nông có trên nắp máy để nông nắp máy ra dùng tay đỡ nắp máy rồi để nơi sạch sẽ và tiến hành lao chùi cẩn thận trước khi lắp vào. Nắp máy ở đầu động cơ có tác dụng giữ kín thân máy và được gắn thêm ống hút hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi về vào trong thân máy nén sau đó về khoang hút máy nén. Trên nắm máy còn có thêm van để điều chỉnh áp suất hút vào và cũng có thêm lỗ để lấy tín hiệu áp suất đầu hút vào. Hình 27: Nắp máy b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của nắp máy: đường kính nắp máy, bề dày của nắp…và lấy số liệu. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp máy và thân máy. + Nhận xét các chi tiết trên nắp máy. - Nắp đậy trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Nắp đậy trục khuỷu thì được cố định vào thân máy bằng 10 bulong, để tháo được nắp ta tiến hành dùng khoá để vặn 10 bulong, ta nên dùng khóa có đầu vòng để vặn. Sau khi vặn hết 10 bulong thì ta dùng 2 bulong vặn vào 2 lỗ nông có trên nắp và siết từ từ vào, cũng chú ý nên vặn đối xứng 2 bulong này. Tiếp theo ta dùng tay đỡ lấy nắp và đặt xuống chỗ sạch sẽ rồi tiến hành lau chùi sạch sẽ trước khi lắp vào. Để lắp vào thì ta đưa nắp máy lên rồi tiến hành siết các bulong lại, nên siết các bulong vừa tay. Hình 28: Nắp máy. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của nắp máy: đường kính nắp máy, bề dày của nắp…và lấy số liệu. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp máy và thân máy. + Nhận xét các chi tiết trên nắp máy. 4. Tháo nắp cácte: a. Cách tháo lắp: Do nắp cácte nằm ở phía dưới cùng của máy nên để mở được nắp cácte thì ta cần phải lật máy xuống. Trước khi lật thì ta dùng gỗ kê sẵn sau đó lật máy nằm ngang xuống. Nắp cácte thì được cố định vào thân máy bằng 16 bulong, ta dùng khoá vặn các bulong này ra và tháo được nắp cácte. Tránh làm rách hoặc gãy miếng ron đệm kín giữa nắp cácte máy và thân máy. Để nắp cácte xuống chỗ sạch sẽ dùng dầu hoặc xăng lau sạch sẽ trước lắp vào lại. Hình 29: Nắp cácte. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước và lấy kết quả. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp cácte. 5. Tháo vẩy dầu: a. Cách tháo lắp: Trong máy nén Mitsubishi thì không có bơm dầu nhưng có cánh vẩy đầu để bôi trơn cho các bộ phận cần thiết. Sau khi ta tháo nắp cácte thì ta nhìn thấy vẩy dầu, vẩy đầu thì được cố định vào tay biên bằng 2 ty. Có 2 vẩy dầu cố định trên 2 thanh truyền, ta dùng điếu để vặn 2 ty trên mỗi tay biên sẽ tháo được cánh vẩy dầu. Khi tháo ra cần chú ý chiều bề mặt cong của cánh vẩy dầu hướng như thế nào để khi lắp vào cho chính xác, cánh vẩy có chiều cong hướng vào mặt trong của thân máy. Hình 30 Vẩy dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước và lấy kết quả đo được. + Nhận xét cánh vẩy dầu của máy nén Mitsubishi L_4920. + Kiểm tra cánh vẩy dầu của máy nén có bị cong vênh hay không? 6. Tháo rôto: a. Cách tháo lắp: Hình 31: Roto Stato sẽ tạo từ trường quay rôto, còn rôto của máy thì được cố định vào trục khuỷu của máy bằng một bulong. Vì vậy khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo, để tháo được trục khuỷu thì ta cần phải tháo roto trước. Ta dùng khóa vặn bulong siết rôto ra, khi vặn ta nên cố định trục khuỷu lại. Sau khi đã tháo được bulong ta có thể lấy được rôto ra. Khi lấy rôto cần phải lấy một cách cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng lớp cách điện trên stato b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo các kích thước của roto và lấy kết quả. + Kiểm tra độ rơ của roto. 7. Tháo trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Ở máy nén Mitsubishi L_4920 thì muốn tháo được piston thì ta cần tháo trục cơ trước. Vì đường kính của xylanh thì nhỏ hơn chiều rộng của tay biên nên ta không thể đưa được tay biên cùng piston lên phía trên được mà phải chờ tháo thanh truyền ra mới tiến hành lấy piston ra khỏi máy được. Hình 32 Trục khuỷu. Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là truyền chuyển động cho thanh truyền và piston. Trước khi tháo trục khuỷu thì ta tiến hành tháo 2 ty trên mỗi thanh truyền. Ta dùng điếu để vặn. Sau khi vặn 2 ty trên mỗi thanh truyền thì đẩy 2 ty lên để lấy ốp tay biên ra và để đúng vị trí. Đẩy cả thanh truyền cùng với piston lên phía trên, sau đó dùng kiềm tháo khóa chốt trục khuỷu ra và tiến hành lấy trục khuỷu ra một cách nhẹ nhàng tránh làm va chạm và trầy xước trục khuỷu cũng như các bộ phận bên trong máy. Để lắp vào thì ta thực hiện các quá trình ngược lại với khi tháo ra. Chú ý khi lắp vào thì cần phải lau chùi sạch sẽ và nên bôi thêm một lớp vào rồi mới lắp vào. Hình 33: Trục khuỷu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng bộ phận trên trục khuỷu của máy nén. + Kiểm tra độ rơ của trục khuỷu. + Nhận xét về cấu tạo của trục khuỷu. 8. Tháo piston và thanh truyền: a. Cách tháo lắp: Hình 34: Thanh truyền. Sau khi ta đã tiến hành tháo được trục khuỷu thì ta tiến hành tháo và lấy piston ra khỏi thân máy. Khi tháo cần chú ý là nên tháo một cách nhẹ nhàng tránh làm trầy xước piston cũng như xylanh. Việc tháo piston ra khỏi thân máy khá đơn giản, sau khi đã lấy piston ra thì nên để chỗ sạch sẽ và tiến hành tháo rời thanh truyền và piston ra. Dùng kiềm nhọn mở 2 khóa ắc piston, sau đó dùng búa nhựa gõ nhẹ lấy ắc ra khỏi piston. Nhớ đánh dấu vị trí ắc piston trên piston trước khi tháo. Để lắp piston vào lại thì ta thực hiện lại các bước trên nhưng cần chú ý là phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng trước khi lắp vào lại. Khi đưa piston vào xylanh nên cẩn thận không nên làm trầy xước mặt gương của xylanh cũng như của piston. Hình 35: Piston và thanh truyền. Ở máy nén Mitsubishi thì có 2 secmang: 1 secmăng khí và 1 secmăng dầu. Khoá secmăng là khoá vuông + Xecmăng khí: làm kín khe hở giữa thành xilanh với pittông, ngăn chặn không cho khí trong xilanh đi về các te và đầu hút máy nén. + Xecmăng dầu: bôi trơn dầu lên bề mặt xilanh và gạt dầu thừa ra khỏi xilanh về các te. Hình 36: Secmang khí Vì xecmăng là chi tiết dể gãy nên khi thật cần thiết mới tháo và phải dùng kìm chuyên dụng. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Do kích thước của từng chi tiết trên piston, thanh truyền và lấy kết quả đo được. + Tính toán thể tích hút lý thuyết của máy nén. + Kiểm tra đường kính của piston so với xylanh. + Xem xét các secmăng có trên piston và nêu công dụng của từng loại. + Có nhận xét gì về piston của máy nén Mitsubishi? + Kiểm tra và xem xét bề mặt ngoài của piston máy nén. V. Tổng Kết: Như vậy công việc tháo lắp của máy nén Mitsubishi L_4920 đã hoàn tất, trong quá trình tháo lắp thì người học cần chú ý làm đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ra ở từng bộ phận. Trước khi tháo cần chú ý từng vị trí của các chi tiết của một bộ phận được lắp đặt như thế nào để khi lắp vào cho thật chính xác. Sau khi đã tháo xong người học phải dùng cọ lau chùi sạch sẽ từng bộ phận bằng dầu rồi mới lắp vào trở lại. Khi đã lắp máy hoàn tất ta cũng phải vệ sinh thân máy cho sạch sẽ và đưa máy vào vị trí cũ như trước khi tháo lắp. Lau chùi dụng cụ và dọn dẹp xưởng. Bàn giao lại máy và dụng cụ cho người hướng dẫn. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Ở máy nén Mistsubishi L_4920 thì van đẩy và van hút là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này. 2. Nêu cấu tạo và công dụng của cánh vẩy dầu trong máy nén? 3. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? 4. Ở máy nén Mitsubishi L_4920 thì trên piston có mấy secmăng và công dụng của từng loại. 5. Trình bày đường đi của môi chất trong máy nén? 6. Mức dầu bôi trơn trong máy nén ở vị trí nào của kính xem dầu thì tốt cho máy nén? 7. Nêu vai trò của một số bộ phận chính trong máy nén (piston, xylanh, thanh truyền…)? MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST Bài 6: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MITSUBISHI FB_2LST (LOẠI CÓ BƠM DẦU) I. Mục Đích_Yêu Cầu: a. Mục đích: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Mitsubishi FB_2LST. + Trình bày được đặc điểm của máy nén Mitsubishi FB_2LST. + Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này. + Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén. + Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy. b. Yêu Cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. - Yêu cầu đối với học sinh: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: Hình 37: Máy nén. 1. Đặc điểm của máy nén: + Là máy nén nửa kín, một cấp + Sử dụng môi chất Frêon. + Máy nén có 2 piston. + Máy nén có sử dụng bơm dầu ăn khớp trong. + Máy nén được làm mát trực tiếp bằng hơi môi chất. 2. Ưu và nhược điểm của máy nén: Do máy nén Mistubishi FB_2LST là máy nén nửa kín nên nó có những ưu và nhược điểm của dòng máy này là: a. Ưu điểm: + Loại trừ nguy cơ hỏng hóc và sự rò rỉ của cụm bịt kín cổ trục ở máy nén hở. Máy nén gần như kín môi chất lạnh. + Gọn nhẹ hơn diện tích lắp đặt nhỏ hơn máy nén hở. + Không có tổn thất truyền động do trục khuỷu máy nén gắn trực tiếp lên động cơ, tốc độ vòng quay đạt tối đa. b. Nhược điểm: + Chỉ sử dụng được cho những môi lạnh không dẫn điện và ăn mòn đồng như Freon. Không sử dụng được cho amoniac (NH3) vì amoniac (NH3) ăn mòn đồng và dẫn điện. + Khó điều chỉnh năng suất lạnh vì không có puli, chỉ có thể điều chỉnh qua biến tần. + Khó sửa chữa động cơ vì động cơ nằm trong vùng tuần hoàn môi chất. + Mỗi lần động cơ cháy đòi hỏi phải tẩy rữa cẩn thận. + Độ quá nhiệt hơi hút cao vì hơi hút phải làm mát động cơ… III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây: + Bước 1: Tháo nắp máy nén. + Bước 2: Tháo bộ van đẩy và hút. + Bước 3: Tháo bơm dầu + Bước 4: Tháo nắp máy nén ở 2 đầu máy. + Bước 5: Tháo nắp cácte. + Bước 6: Tháo roto. + Bước 7: Tháo trục khuỷu. + Bước 8: Tháo thanh truyền và piston. Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Mitsubishi FB_2LST. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu nhẹ hoặc xăng để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên. Sơ đồ về qui trình tháo lắp máy nén: Tháo nắp trên máy nén Tháo bộ van đẩy và hút Tháo bơm dầu Tháo nắp đầu máy nén Tháo roto Tháo trục khuỷu Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo thanh truyền và piston Máy Nén MITSUBISHI FB_2LST Tháo nắp cacte Lắp nắp trên máy nén Lắp bộ van đẩy và hút Lắp bơm dầu Lắp nắp đầu máy nén Lắp nắp cacte Lắp roto Lắp trục khuỷu Lắp thanh truyền và piston IV. Quan Sát: + Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. + Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. + Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát được. Câu Hỏi Ôn Tập 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén nữa kín. 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén? 4. Hãy nêu nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 7: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP MÁY NÉN, BỘ VAN HÚT ĐẨY, BƠM DẦU. I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. + Xác định được nguyên lý hoạt động của bơm dầu. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp trên máy nén: a. Cách tháo lắp: Nắp trên máy của máy nén Mitsubishi FB_2LST thì được cố định vào thân máy bằng 10 bulong, để tháo nắp ta dùng clê để mở các bulông (nên sử dụng clê có đầu vòng để vặn). Khi vặn ta cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau, sau khi vặn hết 10 bulong thì ta dùng tay nhắc nắp máy lên một cách nhẹ nhàng tránh làm rách hoặc gãy ron đệm kín. Trên nắp trên của máy nén thì được chia làm 2 khoang một khoang là khoang hút, còn khoang còn lại là khoang đẩy. Trên nắp máy cũng có nơi để lấy tín hiệu áp suất đầu đẩy. Sau khi đã tháo nắp máy xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ bằng dầu nhẹ hoặc xăng trước khi tiến hành lắp vào. Để lắp vào thì ta đặt ron đệm kín lên và chỉnh sửa cho đúng vị trí, sau đó ta tiến hành đặt nắp máy lên và vặn các bulong lại. Khi vặn các bulong nên chú ý vặn đối xứng và chỉ nên vặn vừa sức nhưng phải đảm bảo kín. Chú ý: Không dùng vít dẹp để cạy nắp máy ra khỏi máy để tránh làm hư roăng. Hình 38: Nắp máy nén. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước tại từng vị trí trên nắp máy và lấy số liệu. + Kiểm tra độ kín của ron đệm kín giữa nắp máy và thân máy. + Có nhận xét gì về bề rộng của phần cao áp và thấp áp trên máy nắp máy… 2. Tháo bộ van hút và đẩy: a. Cách tháo lắp: Sau khi ta đã tiến hành tháo nắp máy xuống thì ta tháo tiếp cụm van đẩy và hút. Cụm van đẩy thì được đặt trên thân máy ta chỉ cần dùng tay là lấy được cụm van đẩy xuống. Khi đã lấy cụm van đẩy xuống ta tiến hành dùng lục giá để tháo van đẩy ra khỏi cụm đế van. Chú ý là nên nhớ đúng vị trí của 2 van đẩy để khi lắp lại cho chính xác. Khi tháo cụm van đẩy ra khỏi đế van thì ta dùng khoá tháo lá van đẩy ra. Nên đánh dấu của từng lá van của cụm van đẩy. Lá van hút thì được đặt ngay trên đỉnh xylanh, lá van hút thì được cố định bằng chốt định vị ta chỉ việc dùng tay là có thể lấy được lá van hút xuống. Chú ý khi lấy xuống nên đánh dấu vị trí để khi lắp lại cho đúng. Hình 39: Cụm van hút và đẩy. Nguyên lý hoat động van đẩy: Khi piston đi lên áp suất trong xy lanh tăng lên đến khi áp suất trong xy lanh lớn hơn áp suất trên khoang đẩy thì lá van đẩy sẽ mở ra lúc này hơi quá nhiệt sẽ đi qua lổ van đẩy vào khoang đẩy. Khi piston lên điểm chết trên thì lượng hơi quá nhiệt trong xy lanh đã được đẩy vào khoang đẩy. Khi piston bắt đầu đi xuống do áp suất trên khoang đẩy lớn hơn áp suất trong xy lanh nên lá van đẩy đóng lại ngăn cách khoang đẩy với xylanh. Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì cụm van đẩy là dạng van đĩa, nó cũng có cấu tạo giống như các dạng van đĩa thông thường bao gồm 4 bộ phận chính: Hình 40: Cụm van đẩy. + Đế van. + Lò xo ( ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì lò xo dạng lò xo lá) + Lá van đĩa. + Bulong cố định. * Cần chú ý trong quá trình tháo lắp không được tác động lực mạnh lên lá van tránh biến dạng, khi lấy ra cần để nơi an toàn tránh dính đất cát trên lá van. Khi lắp đặt cần chú ý phải lắp đặt đúng bề mặt của lá van tránh lắp sai vị trí. Khi lắp lá van đẩy cần óc được xiết chặt tay. Hình 41: Cụm van đẩy. Nguyên lý hoạt động của lá van hút: Khi piston ở điểm chết trên bắt đầu quá trình đi xuống thì áp suất trong khoang xy lanh nhỏ hơn áp suất trên khoang hút nên lá van hút đi xuống mở thông lổ van hút với xy-lanh, đồng thời áp suất trên khoang đẩy lớn hơn áp suất trong xy-lanh lá van đẩy đóng kín lại ngăn cách khoang đẩy với xy-lanh. Hơi bảo hòa khô từ khoang hút sẽ đi xuống và vào xy-lanh cho đến khi piston đến điểm chết dưới, khi piston ở điểm chết dưới bắt đầu đi lên bắt đầu quá trình nén thì khi này áp suất tromg xy lanh lớn hơn áp suất trong khoang hút, dưới tác động của áp suất trong xy lanh thì lá van hút sẽ đóng lổ van hút lại kết thúc quá trình hút. Hình 42: Lá van hút. Cần chú ý trong quá trình tháo lắp không được tác động lực mạnh lên lá van tránh biến dạng, khi lấy ra cần để nơi an toàn tránh dính đất cát trên lá van. Khi lắp đặt cần chú ý phải lắp đặt đúng bề mặt của lá van tránh lắp sai vị trí. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van đẩy và van hút, lấy kết quả đo được. + Có nhận xét gì về lò xo ở cụm van đẩy của máy nén Mitsubishi FB_2LST so với các máy nén khác. + Kiểm tra độ kín của lá van đĩa trên cụm van đẩy ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Nhận xét về cụm van đĩa trên máy nén Mitsubishi FB_2LST. 3. Tháo bơm dầu: a. Cách tháo lắp: Bơm dầu của máy nén thì được lắp trên nắp ụ trục chính, để tháo bơm dầu thì ta cần tháo nắp ụ trụ chính của máy xuống. Nắp của ụ trục chính thì được cố định vào thân máy bằng 12 bulong, ta dùng khoá vặn 12 bulong ra (nên dùng khoá có đầu vòng để vặn, và cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau). Sau khi đã vặn hết 12 bulong ra thì ta tiến hành dùng cảo để cảo nắp ụ trục chính ra, không được dùng các vật dẹp như tuavít để nạy ụ trục ra vì như thế có thể làm rách roăng đệm kín, sau đó dùng tay đỡ nắp ụ trục chính để xuống chỗ sạch sẽ. Trên nắp ụ trục chính còn có van xả dầu. Van xả dầu có tác dụng xả dầu thừa trong ổ đỡ về carte của máy nén, nguyên lý hoạt động khí áp suất dầu trong ổ đỡ cao hơn áp suất qui định, nên đẩy lò xo làm cửa van xả dầu mở ra, xả dầu ra. Hình 43: Bơm dầu. Sau khi đã tháo được nắp ụ trục chính xuống ta tiến hành tháo bơm dầu, bơm dầu thì được lắp trên nắp ụ trục chính bằng 8 bulông, ta dùng clê vặn 8 bulong này ra thì thấy được bơm dầu. Dùng tay ấn vào phía trong của ụ trục chính (phía trong ổ đỡ) để lấy toàn bộ bơm dầu ra. Khi lấy bơm dầu ra thì nên để chổ sạch sẽ không cho dính đất, cát… Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì sử dụng bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp trong, cấu tạo của bơm dầu gom 3 bộ phận chính: + Bánh răng chủ động. + Bánh răng bị động. + Nắp che kín bánh răng có rãnh định hướng. Nguyên lý hoạt động: Khi bánh răng chủ động quay (nhận chuyển động quay từ trục cơ) thì dầu sẽ được hút và ép từ khoang hút sang khoang đẩy trên nắp che kín có hai rãnh đinh hướng để dầu vào và ra bơm dầu. Dầu sẽ được bơm vào trục cơ . Khi tháo lắp chú ý không đặt sai vị trí của nắp bơm dầu vì như vậy sẽ sai vị trí đường dầu dẫn đến bơm dầu không làm việc có thể làm hư hỏng máy Để tiến hành lắp đặt lại thì ta thực hiện các tháo tác ngược lại với khi tháo. Chú ý khi lắp vào phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng, và tha thêm một lớp dầu bôi trơn trước khi lắp vào lại. Khi siết các bulong nên siết vừa sức và phải đảm bảo là tuyệt đối kín. Hình 44: Bánh răng của bơm dầu. Dầu trước khi được bơm hút vào thì cũng qua phin lọc dầu rồi mới được bơm đưa vào trục khuỷu. Hình 45: Phin lọc dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành lấy kích thước từng chi tiết trên bơm dầu và nắp ụ trục chính, lấy kết quả đo được. + So sánh sự khác biệt giữa bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong và bơm dầu loại bánh răng ăn khớp ngoài. Ưu nhược điểm của 2 loại này. + Có nhận xét gì về bơm dầu của máy nén này. + Mô phỏng lại hoạt động của bơm dầu khi máy nén hoạt động. + Kiểm tra lọc dầu. 4. Tháo nắp máy ở đầu máy: a. Cách tháo lắp: Nắp máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 38 bulong, để tháo nắp máy ra ta dùng khoá vặn 38 bulong này ra nên sử dụng khoá có đầu vòng để vặn. Khi tháo nên chú ý là để ý roăng đệm kín giữa nắp máy và thân máy không nên để roăng bị rách hoặc trầy xước. Có tác dụng giữa kín thân máy và được gắn thêm ống hút hơi bảo hoà khô từ dàn bay hơi về. Sau khi tháo xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ, nên để nắp nơi sạch sẽ tránh dính bẩn. Để lắp vào thì ta thực hiện các thao tác ngược lại so với khi tháo. Hình 46: Nắp máy. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trên nắp máy và lấy kết quả đo được. + Kiểm tra độ kín giữa nắp và máy. + Kiểm tra roăng đệm kín. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Ở máy nén Mistsubishi FB_2LST thì van đẩy và van hút là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này. 2. Nêu cấu tạo và công dụng của bơm dầu trong máy nén? 3. Trình bày đường đi của dầu bôi trơn trong máy nén? 4. Nêu cách tháo lắp bơm dầu của máy nén? Bài 8: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP CÁCTE, ROTO, TRỤC CƠ, THANH TRUYỀN VÀ PISTON I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp cácte: a. Cách tháo lắp: Do nắp cácte nằm ở phía dưới cùng của máy nên để mở được nắp cácte thì ta cần phải lật máy xuống. Trước khi lật thì ta dùng gỗ kê sẵn sau đó lật máy nằm ngang xuống. Nắp cácte thì được cố định vào thân máy bằng 14 bulong, ta dùng khoá vặn các bulong này ra (nên dùng khoá có đầu vòng) và tháo được nắp cácte. Tránh làm rách hoặc gãy miếng ron đệm kín giữa nắp cácte máy và thân máy. Để nắp cácte xuống chỗ sạch sẽ dùng dầu hoặc xăng lau sạch sẽ trước lắp vào lại. Để lắp vào lại thì ta thực hiện lại các thao tác như trước khi tháo ra. Hình 47: Nắp cácte. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trí trên nắp cácte và lấy kết quả. + Kiểm tra độ kín của roăng đệm kín (xem xét roăng có bị rách hay gãy hay không). 2. Tháo roto: a. Cách tháo lắp: Stato sẽ tạo từ trường quay rôto, còn rôto của máy thì được cố định vào trục khuỷu của máy bằng một bulong. Vì vậy khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo, để tháo được trục khuỷu thì ta cần phải tháo roto trước. Ta dùng khóa vặn bulong siết rôto ra, khi vặn ta nên cố định trục khuỷu lại. Sau khi đã tháo được bulong ta có thể lấy được rôto ra. Hình 48: Roto. Khi lấy rôto cần phải lấy một cách cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng lớp cách điện trên stato. Để lắp vào lại thì ta thực hiên lại các bước trên. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo An Tot Ngiep tong ket.doc
  • docP2.doc
Tài liệu liên quan