Đồ án Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý rác y tế tại bệnh viện chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh

 

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu đề tài 3

3. Nội dung nghiên cứu 3

4. Giới hạn đề tài 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

1.1 ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 5

1.2 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 5

 1.2.1 Chất thải lâm sàng 5

 1.2.2 Chất thải phóng xạ 6

 1.2.3 Chất thải hóa học 6

 1.2.4 Các bình chứa khí có áp suất 7

 1.2.5 Chất thải sinh hoạt 7

1.3 NGUỒN PHÁT SINH 8

1.4 TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI Y TẾ 9

 1.4.1 Tính chất vật lý 9

 1.4.2 Tính chất hóa học

doc67 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý rác y tế tại bệnh viện chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến hiệu quả đối với chi phí nếu các phương tiện này được yêu cầu phải thực hiện như một mô hình trình diễn. Tuy nhiên, nếu các phương tiện này được phép đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ít chặt chẽ hơn thì phát triển các lò đốt nhỏ hơn sẽ kinh tế hơn. Bảng 1.2 Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế (Kg/giường bệnh/ngày) Chất thải y tế nguy hại (Kg/giường bệnh/ngày) Bệnh viện Trung Ương 4,1 – 8,7 0,4 – 1,6 Bệnh viện Tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1 Bệnh viện Huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4 (Nguồn: Hội thảo quản lý môi trường trong ngành y tế 5-6/03/2002) 1.7 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI VIỆT NAM Tình hình chung Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam được xây dựng trong giai đọan đất nước còn nghèo, lại mới trải qua chiến tranh, nhận thức về vấn đề môi trường chưa cao nên các bệnh viện đều không có hệ thống xử lý chất thải nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật để xử lý triệt để các loại chất thải độc hại còn bị thiếu thốn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo và chưa có quy trình xử lý triệt để. Mặt khác, số lượng bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh rất lớn, lại thiếu vốn, nên số lượng bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường còn rất ít. Bảo vệ môi trường tại các bệnh viện không chỉ là vấn đề của riêng các bệnh viện mà cần có sự quan tâm của Chính phủ và toàn xã hội. Trong những năm qua các cơ quan quản lý môi trường đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, nhân viên y tế, bệnh nhân và thân nhân để thấy rõ trách nhiệm trong vấn đề thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ, giảm thiểu độc hại gây ra do chất thải y tế. Tuy nhiên, nhận thức của cộng đồng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải y tế vẫn còn yếu. Chất thải y tế được các Công ty Môi trường Đô thị thu gom, xử lý hoặc được xử lý bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hoặc được ngâm trong Formandehyt rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang, trong các khuân viên bệnh viện. Rất nhiều loại chất thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác, thải ra hệ thống thu gom nước thải thành phố mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào. Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc. Trên cơ sở đó, ngày 27/8/1999 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế”, đến năm 2002 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tiếp “Quy chế bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế”. Trong thời gian qua nhiều chương trình nghiên cứu thí điểm các lò đốt, chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống các lò đốt trên toàn quốc đã và được triển khai. Công nghệ xử lý chất thải y tế Bộ Y tế đã nhập 25 lò đốt chất thải y tế ký hiệu Hoval và lắp đặt cho một số địa phương, TP. Hồ Chí Minh cũng đã nhập lò đốt rác y tế công suất 7 tấn/ngày để thiêu hủy toàn bộ chất thải rắn y tế phát sinh từ các bệnh viện trong thành phố. (Xem bảng 1.3) Bảng 1.3 Lò đốt rác đã lắp đặt cho các bệnh viện-trung tâm Y tế trong nước STT Ký hiệu lò Nước sản xuất Công suất (kg/h) Nơi lắp đặt 01 Hoval – MZ2 Thụy Sỹ 200-300 BVĐK Quảng Ngãi 02 Hoval – MZ2 Thụy Sỹ 200-300 BVĐK Sa Đéc 03 Hoval – MZ2 Thụy Sỹ 200-300 Viện Lao & Bệnh phổi 04 Hoval – MZ4 Áo 400 BVTW Huế 05 Hoval – M22 Áo 300 BV Bà Rịa Vũng Tàu 06 Macroburu Nam Phi 200 BV C Đà Nẵng 07 RET 20 Việt Nam 50 BV Sóc Trăng 08 RET 20 Việt Nam 20 TT Lao & Bệnh phổi Tiền Giang 09 VH – 118 Việt Nam 20 BV Gang Thép TN 10 TSH – 20 G Việt Nam 20 BV 175 TP.HCM 11 TT Nghiên cứu CN ĐHBK TP.HCM Việt Nam BVĐK Cù Lao Minh-Bến Tre 12 TT Công nghệ môi trường TP.HCM Việt Nam BVĐK TT tỉnh Phú Yên 13 TBĐ – Viện vật lý Việt Nam 400 TT lao & bệnh phổi Quảng Ngãi 14 LĐ 45 – (N-001) Việt Nam TTYT huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng 15 TT Nghiên cứu CN ĐHBK TP.HCM Việt Nam TTYT huyện Măng Thít Tỉnh Vĩnh Long (Nguồn: Sở tài nguyên & Môi trường) Hiện trạng chất thải y tế ở TP. Hồ Chí Minh Hiện nay, tổng khối lượng chất thải rắn y tế trung bình của Tp.HCM là 7 – 9 tấn/ngày. Bệnh viện là một trong những đối tượng thực hiện việc phân loại chất thải rắn tốt nhất. Theo đó, ngay từ khâu thu gom chất thải rắn từ các phòng, khoa chất thải rắn đã được phân làm 2 loại là tái sử dụng được và không tái sử dụng được. Phần tái sử dụng được sẽ do bệnh viện, trung tâm y tế ký kết hợp đồng bán cho đơn vị tái chế chất thải. Phần lớn chất thải không tái sử dụng được hay còn gọi là chất thải nguy hại thì được chuyển đến kho chứa và ký kết hợp đồng thu gom với Công ty Môi trường Đô thị Tp.HCM thu gom. Như vậy, Sở TN-MT chỉ chính thức quản lý loại chất thải này từ khâu thu gom tại kho chứa, sau đó vận chuyển đến lò đốt Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân để tiêu hủy. Thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế, kết quả khảo sát, đánh giá trong số 700 bệnh viện được kiểm tra chất thải đã có 95,6% bệnh viện thực hiện phân loại rác thải. Trong đó các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh và bệnh viện tư nhân thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn tốt hơn bệnh viện huyện và các trung tâm y tế. Bảng 1.4 Kết quả phân tích thành phần rác y tế (trong túi vàng) tại các bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh STT Thành phần Khối lượng (%) 1 Thủy tinh 9,5 2 Plastic các loại 9,5 3 Cao su 21 4 Vải 1,5 5 Kim loại 1,5 6 Giấy 7,5 7 Thực phẩm các loại 7,5 8 Độ ẩm (nước) 4,0 (Nguồn: Dự án Vệt Nam-Australia quản lý CTR, 5/2000 Tp.HCM) Bảng 1.5 Khối lượng rác các bệnh viện trong năm 2006 Bệnh Viện Khối lượng rác 6 tháng đầu năm 2006 Khối lượng rác 6 tháng cuối năm 2006 Tổng cộng A. Trung Ương – TP 243513 280835 524348 1.BV Chợ Rẫy 147934 160398 308332 2.BV Thống Nhất 13167 14141 27308 3.BV Pasteur 5101 6138 11239 4.BV Răng Hàm Mặt 4283 7532 11815 5.Khoa RHM ĐH Y Dược 2198 3516 5714 6.BV ĐH Y Dược TPHCM 20401 26177 46578 7.Khoa Y Học Cổ Truyền 173 127 300 8.BV GTVT Q8 110 125 235 B. BV Quân Đội-Công An 25573 31340.5 56913.5 9.Quân Y Viện 7A 8911 10050 18961 10.BV Quân Dân Miền Đông 2087 3926 6013 11.Quân Y Viện 175 11239 14497.5 25736.5 12.BV 30/4 2336 2867 5203 C. BV Thành Phố 1065720 1127173.5 2192893.5 13.BV Từ Dũ 192073 219269 411342 14.TTCS. Sức Khoẻ Sinh Sản 3304 2806 6110 15.BV Mắt 5885 6008 11893 16.BV Da Liễu 12730 15965 28695 17.BV Nhi Đồng 2 22193 23541 45734 18.BV Tai Mũi Họng 8804 11027 19831 19.BV Nhân Dân Gia Định 34977 39842 74819 20.BV Ung Bướu 139700 142177 281877 21.BV Y Dược Dân Tộc 1231 1337 2568 22.BV Y Học Cổ Truyền 760 906 1666 23.Đa Khoa Sài Gòn 6114 6741 12855 24. BV Bình Dân 13006 22578 35584 25.BV Bình Dân Khu KT cao 581.5 3131 3712.5 26.TT Hiến Máu Nhân Đạo 175522 648.5 176170.5 27.BV Phạm Ngọc Thạch 6613 200370 206983 28.BV TMHH I 12268 6277 18545 29.BV Nguyễn Tri Phương 11931 12716 24647 30.BV Nguyễn Trãi 79661 14089.5 93750.5 31. BV Hùng Vương 79661 94893 174554 32.BV An Bình 7002 7764 14766 33.BV Chấn Thương Chỉnh Hình 27173 24467 51640 34.BV Nhiệt Đới 115376 134434 249810 35.TTYT Dự Phòng 511 588 1099 36.BV Nhi Đồng 1 20466 24264 44730 37.BV Nhân Dân 115 19052 33936 52988 38.Viện Tim 16153 15462 31615 39.BV Trung ương 18167 21143 39310 40.BV Răng Hàm Mặt 5213 5794 11007 41.TT Chuẩn Đoán y Khoa 2991 8553 11544 42.BV Điều Dưỡng TP 7393 5754 13147 43.BV.TTHH I 7240 6476 13716 44.PK.Đa Khoa Bưu Điện 133.5 150 283.5 45.TT Dinh Dưỡng Trẻ em 385.5 429 814.5 46. BV Tâm Thần 51 56 107 47.BV Chí Hòa 143 177 320 48.TTGDDN Nhị Xuân 1235 1290 2525 49.TTKHHGD&CSSKS 270 216 486 50.TTNDBTTE Tam Bình 34 10.5 44.5 51.BV Bưu Điện II 6681 9446 16127 52.TTGDDN Thanh Thiếu Niên II 171 170 341 53.BV Bình Triệu 1361 979 2340 54.TTGDDN Phụ Nữ 1061 724 1785 55.TTĐĐ Người Bệnh Tââm Thần – Thủ Đức 213 282 495 56.TTTVDVDSGDTE 69 86.5 155.5 57.Làng Thiếu Niên–Thủ Đức 5 0.5 5.5 58.TTNDBTTE Tam Bình-Bà Giang 155.5 200 355.5 TỔNG 1334806 1439349 2774155 TT Y Tế - BV tư nhân Số lượng các cơ sở Khối lượng rác 6 tháng đầu năm 2006 Khối lượng rác 6 tháng cuối năm 2006 Tổng cộng 1. Quận 1 31 29767 36076 65843 2. Quận 2 3 933 794 1727 3. Quận 3 13 16012 7728 23740 4. Quận 4 2 13 21 34 5. Quận 5 8 1074 1409 2483 6. Quận 6 1 53 61 114 7. Quận 7 2 21246 35298 56544 8. Quận 9 4 21 39 60 9. Quận 10 7 2274 8674 10948 10. Quận 12 3 26 91 117 11. Quận Tân Bình 7 5969 6637 12606 12. Quận Tân Phú 5 1026 1636 2662 13. Quận Bình Tân 8 1552 4099 5651 14. Quận Bình Thạnh 2 552 1562 2114 15. Quận Phú Nhuận 4 771 9924 10695 16. Quận Thủ Đức 10 242 704 946 17. Quận Gò Vấp 1 9 11 20 TỔNG 111 81540 114764 196304 (Nguồn : Công ty Môi trường Đô thị Tp.HCM, năm 2006) 1.8 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Có nhiều phương pháp có thể áp dụng để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm nhất định. Việc áp dụng các phương pháp này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi quốc gia, địa phương, các cơ sở y tế. 1.8.1 Phương pháp khử trùng Phương pháp này được áp dụng để khử trùng đối với chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm hạn chế xảy ra tai nạn cho nhân viên thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Khử trùng bằng hóa chất: Clo, Hypoclorite Đây là phương pháp rẻ tiền, đơn giản nhưng có nhược điểm là thời gian tiếp xúc ít không tiêu hủy hết vi khuẩn trong rác. Vi khuẩn có khả năng bền vững với hóa chất, nên xử lý không hiệu quả. Hóa chất bản thân đã nguy hiểm, cần nghiền nhỏ hóa chất thải để giảm thể tích. Khử trùng bằng nhiệt ở áp suất cao: Đây là phương pháp đắt tiền, đòi hỏi chế độ vận hành, bảo dưỡng cao, xử lý kim tiêm khi nghiền nhỏ, làm biến dạng. Nhược điểm của phương pháp là tạo mùi hôi nên với bệnh viện có lò đốt thì kim tiêm đốt trực tiếp. Khử trùng bằng siêu cao tầng: phương pháp có hiệu quả khử trùng tốt, năng suất cao. Tuy nhiên, đòi hỏi kỹ thuật cao, thiết bị đắt tiền và yêu cầu có chuyên môn, là phương pháp chưa phổ biến. 1.8.2 Chôn lấp chất thải rắn y tế Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải y tế được chôn lấp tại bãi công cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện, chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều lớp đất phủ trên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh. Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn. Vật sắc nhọn cũng được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và cộng đồng. Hiện tại, còn một số bệnh viện, chất thải nhiễm khuẩn nhóm A vẫn được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt mà không được xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu hủy và được thải ra bãi rác của thành phố, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường của cộng đồng sống gần bãi rác. 1.8.3 Thiêu đốt chất thải rắn y tế. Phương pháp thiêu đốt là một kỹ thuật được áp dụng khi một lượng lớn các chất thải nguy hại cần được thiêu hủy. Phương pháp này đảm bảo khả năng phân hủy chất thải có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ và lượng khí thải sinh ra với lượng nhỏ có thể kiểm soát được. Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệt độ cao bằng oxy không khí. Bằng cách đốt chất thải nguy hại ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90 %. Nếu nhiệt độ lò đốt < 800oC dioxin và furan sẽ hình thành. Nhiệt độ lò đốt từ 900-1200oC hợp chất PCB là hợp chất hữu cơ chứa Cl sẽ cháy hết. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt phải là các chất không nguy hại như H2O, CO2 Xử lý bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu xử lý công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Tuy nhiên, đốt rác y tế bao gồm nhiều chất khác nhau sinh khói độc và dễ sinh dioxin nếu giải quyết việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác). Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra. Công nghệ đốt có ưu điểm: Loại trừ các chất độc hại có thể gây bệnh ung thư (carcinogens), một số chất thải có các mầm bệnh mà chúng có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm, các chất thải có hoạt tính sinh học có khả năng gây ra những tác động bất lợi đến các quá trình xử lý khác. Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác. Một lượng lớn nhiệt lượng sinh ra có thể sử dụng cho các mục đích khác. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp này là: Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. Những tiềm năng tác động đến con người và môi trường có thể xảy ra. Một số chất ô nhiễm không khí có thể hình thành trong quá trình đốt như: HCl, SO2, CO, NOx, kim loại nặng và bụi có thể gây ra các tác động bất lợi. Chương 2 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Tên bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy Tên quốc tế: ChoRay Hospital Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh - Q5, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84 - 8) 855 4137 – 855 4138 Fax: (84 - 8) 855 7267 Email: bvchoray@hcm.vnn.vn www.choray.org.vn Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập năm 1900 với tên chính thức là “Hospital Municipal de Cholon”, rồi lần lượt bệnh viện được đổi tên thành “Hospital Indegene de Cochinchine” vào năm 1919; “Hospital Lalung Bonnaire” vào năm 1938; và “Hospital 415” (1945). Sau đó, bệnh viện được tách ra làm 2 phòng khám là Hàm Nghi và Nam Việt. Hai phòng khám này sát nhập lại vào năm 1957 để trở thành Bệnh viện Chợ Rẫy cho tới ngày nay. Trong thực tế, người dân vẫn dùng tên Chợ Rẫy để gọi bệnh viện từ ngày thành lập. Năm 1971, bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên một diện tích 53.000m2 với trang thiết bị hiện đại để trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Công trình được hoàn thành vào tháng 6/1974 bằng viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản. Hình 2.1 : Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1919 Hình 2.2 : Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1938 Bảng 2.3 Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay Tòa nhà mới của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay gồm 11 tầng và chia thành các khu như sau: Khu A: Khu cấp cứu và phòng khám Khu B1 và B3: Khu điều trị nội và ngoại khoa Khu B2: Khu thang máy Khu C1: Khu vật lý trị liệu Khu C2: Khu xét nghiệm, X quang, phòng mổ Khu C3: Khoa thăm dò chức năng và tiếp liệu thanh trùng Khu D1: Hội trường Khu D2: Nhà ăn CƠ CẤU TỔ CHỨC Tổng số cán bộ y tế và nhân viên lao động vệ sinh bệnh viện là 2174 người trong đó số cán bộ thuộc biên chế chính thức của bệnh viện là 1713 người. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Bệnh viện Chợ Rẫy là cơ quan chỉ đạo cao nhất về chuyên môn kỹ thuật cho các bệnh viện khác, cơ sở tuyến trước trong khu vực miền Nam là bệnh viện đa khoa gồm một số chuyên khoa (Sơ đồ 2.1) Nội khoa (Tim mạch, Thận, Phổi, Nội tiết, Huyết họ, Sốt rét ) Ngoại khoa ( Ngoại lồng ngực, Ngoại tim mạch, Ngoại tổng quát, Ngoại thần kinh, Ngoại tiết niệu, Mắt, Tai mũi họng ) Chỉnh hình và khoa phỏng Ngoài chức năng chính là điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện Chợ Rẫy còn chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên y khoa, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Bệnh viện Chợ Rẫy hàng năm nhận trên 2500 sinh viên y khoa đến thực tập và hơn 300 bác sĩ đến tham dự các khóa sau đại học. Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện thuộc tuyến trung ương có 1250 giường kế hoạch và 1688 giường thực kê với trên 600.000 bệnh nhân ngoại trú và 80.000 bệnh nhân nội trú hàng năm. Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cao nhất của miền Nam và được sự chỉ đạo trực tuyến của Bộ Y tế. Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho bệnh nhân 37 tỉnh thành phía Nam kể cả thành phố Hồ Chí Minh với tổng số dân hơn 40 triệu người. Căn cú pháp lý: Quyết định ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động số 4175/QĐ – BYT của bệnh viện Chợ Rẫy do Bộ Y Tế cấp ngày 22/11/2004 Quyết định giao đất số 6446/QĐ – UB – QLĐT do ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp cho bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 28/11/1998 CƠ SỞ HẠ TẦNG Cơ sở hạ tầng của bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng khá hiện đại với các khoa, phòng khám và điều trị bệnh được trang bị máy móc, thiết bị y tế đầy đủ. Hiện nay, bệnh viện đang được quy hoạch lại tổng thể mặt bằng đến năm 2020 để mở rộng và nâng cấp hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân. Ngoài ra, bệnh viện có khuôn viên rộng và trồng khá nhiều cây xanh nên điều kiện khí hậu ở đây rất tốt, bảo đảm môi trường trong lành cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe. HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN Quy chế Bộ Y tế (Phụ lục 1) Quy chế bệnh viện (Phụ lục 2) Các văn bản pháp luật (Phụ lục 3) Công tác kiểm soát ô nhiễn môi trường Thực hiện vệ sinh cảnh quan bệnh viện: phấn đấu bệnh viện “Xanh-Sạch- Đẹp” Đường đi lại sạch, không có rác, không ứ đọng nước. Có hệ thống cống rãnh thoát nước thông thoát. Trồng cây xanh, bóng mát, hoặc có vườn hoa cây cảnh được chăm sóc quét dọn thường xuyên. Khu nhà ăn, hành quán được phép của bệnh viện phải tập trung lại một nơi quy định. Khu đại thể, nhà tang lễ, khu tập trung chất thải rắn, khu xử lý nước thải tách riêng với khu điều trị. Định kỳ có kế hoạch và kinh phí quét vôi, sơn cửa bảo đảm vệ sinh và tạo nên cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đường đi lại giữa các khối nhà, nơi bệnh nhân ngồi đợi có đặt thùng rác có nắp đậy và được thu gom hằng ngày. Nghiêm cấm người nhà bệnh nhân nấu nướng thức ăn tại hành lang, ngoài vườn, trong buồng bệnh. Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh phải theo đúng Quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện (trong Quy chế bệnh viện). Ngoài ra, hành lang cần được chiếu đầy đủ từ 100 lux, tường quét vôi màu sáng để tăng phản chiếu ánh sáng khu vực đi lại. Không được để cây cảnh trang trí trong phòng tiêm, tiểu phẩu thuật (trong đất có nha bào vi khuẩn ) Khi trong buồng bệnh có rệp, gián phải tổ chức diệt chúng. Có nội quy trật tự vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà thăm nuôi thực hiện. ĐẢNG ỦY CÔNG ĐOÀN ĐOÀNTHANH NIÊN CS HCM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC KỸ THUẬT THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA VÀ PHẪU THUẬT GHÉP THẬN CHỐNG NHIỄM KHUẨN MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ GIÁM ĐỊNH Y KHOA KHỐI PHÒNG CHỨC NĂNG KHỐI LÂM SÀNG KHỐI CẬN LÂM SÀNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bệnh viện Chương 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC THU GOM - VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY ĐẶC ĐIỂM CHẤT THẢI RẮN Y TẾ Nguồn phát sinh Chất thải rắn y tế của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: khâu khám chữa bệnh như bông băng, gạc, kim tiêm, túi nhựa, dao mổ, phim chụp X-quang, dược phẩm, bệnh phẩm, ôùng thủy tinh, lọ, găng tay cao su, khăn giấy. Nhìn chung, việc phân loại chất thải và xác định nguồn thải của bệnh viện Chợ Rẫy được tóm tắt trong (bảng 3.1) Bảng 3.1: Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Chợ Rẫy Chất thải rắn y tế Nguồn thải Chất thải lâm sàng Chất thải không sắc nhọn Từ phòng mổ: các cơ quan, bộ phận cơ thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, của động vật sau khi làm thí nghiệm, bột bó có dính máu bệnh nhân. Băng gạt hay bất cứ dụng cụ nào có dính máu, đờm, nước bọt của bệnh nhân Chất thải sắc nhọn Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy, vỡ có dính máu trong khi mổ, các vật liệu sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Ống đựng mẫu nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Chất thải đặc biệt Chất thải phóng xạ, hóa học. (Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy 6/2002) Số lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện Theo số liệu thống kê của bệnh viện, lượng chất thải y tế từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2007 được thể hiện như sau: Bảng 3.2 Lượng chất thải từ năm 2003 – 6 tháng năm 2007 Năm Tổng số bệnh nhân nhập viện (người) Số giường thực kê Lượng chất thải y tế Kg/giườngbệnh/ngày Tấn/năm 2003 74.505 1469 0,56 257 2004 82.257 1677 0,56 293 2005 89.000 1702 0,56 297 2006 96.758 1702 0,58 308 6th-2007 49.120 1702 0,6 160 (Nguồn: Bệnh viện Chợ Rẫy) Ô nhiễm do chất thải tại bệnh viện Kết quả nghiên cứu từ năm 2000 cho đến nay tình hình nhân viên y tế phơi nhiễm nghềâ nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy như sau (nguồn khoa chống nhiễm khuẩn, 3/2005) - 34% điều dưỡng tổn thương qua da do vật sắc nhọn - 32% bác sỹ nội và 53% phẩu thuật viên bị kim đâm - 18% điều dưỡng tổn thương qua niêm mạc (văng máu) - 40% điều dưỡng tổn thương qua mắt Ngoài ra các trường hợp lây nhiễm khác như viêm gan siêu vi B, C, viêm đường hô hấp, lao chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể mức độ phơi nhiễm nghề nghiệp trong ngành y tế. 3.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, quản lý chất thải bệnh viện là một trong những khâu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bệnh viện vì lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh hàng ngày rất lớn và chứa nhiều thành phần nguy hại. Do đó đòi hỏi phương thức quản lý bao gồm hệ thống phân loại, thu gom phải đảm bảo ô nhiễm không gia tăng và không gây ô nhiễm môi trường. Tại bệnh viện, ước tính lượng chất thải y tế bệnh viện phát sinh hàng ngày vào khoảng 2500kg – 3500kg, trong đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4Noi dung.doc
  • doc6phu luc_thu.doc
  • doc3muc luc.doc
  • doc2NHIEM VU.doc
  • doc1BIA.doc
  • doc5TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan