Đồ án Đề xuất phương án mở tuyến buýt số 61 Phùng - BX Nam Thăng Long

Mục lục

1. Sựcần thiết của việc nghiên cứu đềtài. 7

2. Mục đích của việc nghiên cứu đềtài. . 7

3. Phạm vi nghiên cứu của đềtài. . 7

4.Phương pháp thực hiện: . 8

5. Nội dung nghiên cứu của đềtài. . 8

1.1 Tổng quan về hệthống GTVTĐT. 9

1.2 Tổng quan về tuyến VTHKCC bằng xe buýt. . 10

1.2.2 Phân loại tuyến VTHKCC bằng xe buýt. . 13

1.2.3 Vai trò của VTHKCC bằng xe buýt. 16

1.2.4 Các dạng mạng lưới tuyến VTHKCC. 19

1.3 Tổng quan vềquy hoạch tuyến VTHKCC bằng xe buýt . . 21

1.3.1 Khái quát chung vềquy hoạch GTVTĐT. 21

1.3.2 Quy trình quy hoạch GTVT. 23

1.3.3 Quy hoạch tuyến VTHKCC bằng xe buýt. . 25

1.3.4 Các chỉtiêu kinh tế- kĩthuật. 29

Chương 2: Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ởHà Nội. . 35

2.1. Tổng quan vềmạng lưới giao thông đô thị ởHà Nội. . 35

2.1.1 Điều kiện tựnhiên,kinh tế- xã hội của Hà Nội. . 35

2.1.2 Hiện trạng hệthống giao thông vận tải ởHà Nội. . 38

2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ởHà Nội. . 49

2.2.1. Mạng lưới tuyến và cơsởhạtầng. 49

2.2.2. Quá trình phát triển VTHKCC bằng xe buýt . . 56

2.2.3. Công tác quản lý và điều hành xe buýt. . 58

2.2.4. Kết quảhoạt động VTHKCC bằng xe buýt ởHà Nội trong một sốnăm gần đây. . 59

2.3. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt trên hướng tuyến Phùng – Bến xe Nam Thăng Long. 60

2.3.1. Hiện trạng cơsởhạtầng trên hướng tuyến. 60

2.3.2. Hiện trạng nhu cầu đi lại trên tuyến. 61

2.3.3. Xác định thiếu hụt và dựbáo cho tương lai. 66

Chương 3: Đềxuất phương án mởtuyến 61 :Phùng – Bến xe Nam Thăng Long. 71

3.1 Căn cứ đềxuất phương án. . 71

3.1.1 Quan điểm và định hướng phát triển GTVT đô thịcủa Thành phốHà Nội. . 71

3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt ởHà Nội. . 72

3.1.3 Căn cứpháp lý. . 73

3.1.4 Căn cứvào nhu cầu đi lại trên tuyến. . 73

3.2 Phương án quy hoạch. 74

3.2.1 Xác định điểm đầu tuyến - cuối tuyến. . 74

3.2.2 Xây dựng lộtrình tuyến . . 76

3.2.3 Lựa chọn phương tiện. . 86

3.2.4 Tính toán các chỉtiêu vận hành - khai thác. . 94

3.2.5 Xác định nhu cầu đầu tư. 102

3.3 Tính toán chi phí và doanh thu của phương án. 104

3.3.1 Chi phí đầu tưvào phương án. 104

3.3.2 Chi phí vận hành phương án. . 105

3.3.3 Doanh thu của phương án. . 109

3.4 Đánh giá hiệu quảcủa phương án. 110

Đồán tốt nghiệp

Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 3

3.4.1 Đánh giá hiệu quảKT – XH của phương án. . 111

3.4.2 Đánh giá hiệu quảMT của phương án. 111

3.5 Kết luận và kiến nghị. . 113

pdf115 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đề xuất phương án mở tuyến buýt số 61 Phùng - BX Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc. + Quản lý: Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại đào còn khá phổ biến gây tốn kém, cản trở tới giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng. B) Hiện trạng mạng lưới giao thông đường sắt: Đầu mối các tuyến đường sắt Hà Nội bao gồm các tuyến đường sắt đựơc liên kết thành các trục đường sắt hướng tâm, dường sát vành đai cùng mạng lưới các ga khách, ga hàng… Nghiên cứu quy hoạch phát triển giao thông đô thị Hà Nội trước hết cần phải dựa trên sự nghiên cứu đánh giá nhiều mạng lưới giao thông đường sắt hiện có. * Các trục đường sắt hướng tâm: Các trục đường sắt hướng tâm thực chất là các trục đường sắt quốc gia nối vào đầu mối Hà Nội, trong đó có 4 tuyến nằm ở phía Bắc S.Hồng nối vào đầu mối thao đạng hình dẻ quạt .+ Đường sắt Hà Nội, thành phố Hố Chí Minh: Tuyến dường sắt nối từ thủ đô Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam đi qua 20 tỉnh, thành phố. Toàn tuyến dài 1730km với khổ đường dài 1000m. Khối lượng xe cho tuyến đương sắt Bắc Nam chiếm một tỉ trọng lớn so với hàng hoá toàn ngành đường sắt: - Về hàng hoá: chiếm khoảng 30% Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 45 - Về hành khách chiếm khoảng 50% Trong những năm đổi mới, tuyến đường sắt này được Nhà Nước quan tâm đầu tư, cơ sơ hạ tầng: cầu đường, kiến trúc tầng trên, đầu máy, toa xe, thông tin, tín hiệu… làm cho chất lượng vận tải,hàng hoá, hành khách, tăng lên rõ rệt + Đường sắt Hà Nội- Lào Cai: Tuyến đường sắt nối từ Hà Nội đến Hồ Kiều ( Lào Cai), đi qua các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và các khu công nghiệp Đông Anh, Quang Minh, Việt Trì, Lâm thao – Bãi Bằng- Khu mỏ apatit Lào Cai. Toàn tuyến dài gần 300km, khổ đường 1000mm. Khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách ( Chưa bao gồm khối lượng vận chuyển quá cảnh của Trung Quốc) chiếm tỉ trọng lớn, xếp thứ hai sau tuyến Bắc- Nam. Tuyến đường sắt này có tiềm năng phát triển mạnh khi hình thành hành lang Côn Minh- Hải Phòng. + Đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên: Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Thái Nguyên, nối từ khu công nghiệp Gò Đầm, khu gang thép Thái Nguyên, khu mỏ than Núi Hồng làng Cẩm. Đoạn đường sắt từ Hà Nội đến Quán Triều dài 75 km trong đó đoạn từ Gia Lâm đến Lưu Xá là đường lồng ba ray ( hai khổ đường1000mm và 1435mm). Từ Lưu Xá đến núi Hồng khổ đường là1000mm + Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn: Tuyến đường sắt từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (biên giới Việt –Trung) đi qua các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, dài 160 km là tuyến đường lồng hai khổ đường 1000mm, 1435mm tuyến đường này ngoài nhiệm vụ của hàng hoá, hành khách nội địa còn là 1 tuyến liên vận quốc tế. Tuyến xuất phát từ ga trung tâm Hà Nội qua cầu Long Biên đến năm 2002 đã tròn 100 năm tuổi, với nhiều hư hỏng nặng nề do thời gian và sự phá hoại trong chiến tranh. + Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng: Tuyến nối từ thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng qua các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Toàn tuyến dài 102km , khổ đường 1000mm. Trước đây tuyến này có khối lượng vận tải lớn hơn nhưng từ khi quốc lộ 5 được nâng cấp và đưa vào khai thác thì khối lượng vận tải có phần giảm xuống. * Tuyến đường sắt vành đai Hà Nội: Đường sắt vành đai Hà Nội được xây dựng theo QĐ số 389/TTg ngày 29/7/1988 của Thủ tướng Chính Phủ bao gồm hai nhánh: đường sắt phía Tây và đường sắt phía Đông. Nhánh phía đông thiết kế khổ đường 1435mm nhưng chưa xây dựng xong. Nhánh phía Tây được nối từ lý trình km0+000( tương ứng tại km28+800 của đường sắt Hà Nội - Lào Cai ) qua cầu Thăng Long, Kim Mỗ, Phú Diễn, vòng ngoài thị xã Hà Đông nối với đường sắt Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh tại Ngọc Hồi. Nền đường của nhánh phía Tây dự trữ cho đường đôI rộng 10,5m. Giai đoạn một mới khai thác một đường khổ 1000mm, nhánh đường sắt phía Đông đã được xây dựng đoạn nối từ lý trình 0+000 qua ga Bấc Hồng, Cổ Loa và Yên Viên. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 46 * Tình trạng nhà ga và các thiết bị khai thác: Mạng lưới đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2632km chính tuyến hiện tại vẫn tồn tại ba loại khổ đường: 1000mm, 1435mm và đường lồng. Chưa có đường đợi và điện khí hoá. Hệ thống thông tin, tín hiệu lạc hậu, hầu hất sử dụng tín hiệu bán tự động. Toàn mạng đường sắt hiện có 821 ga các loại, chiều dài trung bình từ 350m đến 400m. Gần 40% số ga dùng tín hiệu bán tự động, còn lại 60% dùng phương thức thẻ đường lạc hậu, trong khi các nước phát triển dùng tín hiệu tự động ở mức cao. Ray hầu hết sử dụng ray P43 ( của Liên Xô) trong khi các nước trên thế giới sử dụng ray P50. Có thể nói rằng trong hơn 10 năm đổi mới, giao thông vận tải nước ta nói chung, giao thông đường sắt nói riêng đã có nhiều bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Tuy vậy, so với các nước tiên tiến trong khu vưc thì hệ thống đường sắt quốc gia có quy mô quá nhỏ bé, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng lực hạn chế, chưa có điện khí hoá . Hầu hết các tuyến đường sắt hiện nay mới chỉ là đường sắt nặng khai thác đường dài, các tuyến đường sắt đô thị trên thực tế chưa hình thành. Trục Đường sắt Bắc vào Nam xuyên qua thủ đô Hà Nôi nằm trên mặt bằng giao cắt đồng mức với đường phố tạo nên nhiều đường ngang gây cản trở giao thông lớn đối với cả đường bộ, đường sắt. * Mạng lưới ga đường sắt và ga phân phối chính: Đường sắt vành đai Hà Nội trở thành 1 vòng tròn khép kín với 11 ga trong đó có 2 ga lập tàu khách, 2 ga lập tàu hàng. + Ga lập tàu khách và hàng: - Ga Hà Nội: Lập tàu khách đường khổ 1000mm đi các tuyến. - Ga Yên Viên: Lập tàu khách đường khổ 1435mm đi Hạ Long, đi Đồng Mơ ( Lạng Sơn) - Ga Yên Viên: Lập tàu hàng khổ 1435mm và 1000mm cho các tuyến phía Bắc sông Hồng bao gồm: o Yên Viên- Hải Phòng o Yên Viên-Lưu Xá o Yên Viên- Yên Bái o Yên Viên- Lạng Sơn - Ga Giáp Báp: Lập toàn bộ tàu hàng,khổ đường 1000 mm đi tuyến phía Nam, khu đoạn Hải Phòng. tàu Giáp Bát-Yên Viên. + Các ga xếp đỡ và chuyển tải : - Ga Văn Điển: xếp dỡ phân bón cho nhà máy, phân lân, đá máy móc thiết bị đón giữ tàu khách, tàu hàng. - Ga Giáp Bát: Ga xếp dỡ lớn nhất, tổng hợp nhiều loại hàng hoá phục vụ các tuyến, đón gửi tàu khách, tàu hàng. Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 47 - Ga Hà Nội: Xếp dỡ hành lý các đoàn tàu khách, xếp dỡ hàng hoá tàu phía Nam, nhiên liệu phục vụ chạy tàu cho xí nghiệp dầu máy. - Ga Gia Lâm: Xếp dỡ xăng dầu máy móc sắt thép thiết bị, đón gửi tàu khách, tàu hàng. - Ga Yên Viên: xếp dỡ tàu hàng từ khổ 1435mm sang đường 1000 mm đón gửi tàu khách, tàu hàng. - Ga Đông Anh: Xếp dỡ vật tư trong ngành, đón giữ tàu khách, tàu hàng. * Mạng lưới đường sắt đối với mạng lưới giao thông của thủ đô Hà Nội: - Mạng lưới đường sắt Việt Nam có 6 tuyến trừ tuyến Cái Lân còn lại 5 tuyến đều tập trung vào Hà Nội hình thành nên trục đường sắt hướng tâm.Ba tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có lượng vận tải lớn, nhìn chung lượng vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường sắt vẫn chiếm một tỉ lệ thấp do cơ sở hạ tầng đường sắt còn lạc hậu yếu kém. Tốc độ chạy tầu chậm trong khi đó, đường bộ hàng không đều đang được đầu tư, nâng cấp khá mạnh mẽ. Do đó càng cạnh tranh thu hút hành khách, làm giảm bớt khách đi tàu, nhất là khách đường ngắn, - Hầu hết các đường sắt của ta hiện nay mới chỉ là đường sắt đơn và là đường sắt nặng khai thác đường dài. Các tuyến đường sắt đô thị trên thực tế chưa hình thành. Trục đường sắt Bắc - Nam xuyên qua thủ đô Hà Nội từ 6h–22h. Trừ tàu khách của tuyến xuyên tâm ( Bắc Nam) trong khoảng thời gian trên, mọi tàu địa phương đều dừng ở Gia Lâm, Giáp Bát do vậy không thuận lợi cho việc đi lại, làm giảm lượng khách và là một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông nội đô. C) Hiện trạng mạng lưới giao thông đường thuỷ: + Các sông chính trên địa bàn thành phố: *Sông Hồng: Đoạn từ Sông Hồng chảy qua Hà Nội từ Thượng Cát - Vạn Phúc dài 47 km, bề rộng 500 đến 700m, độ sâu mùa cạn 3,5 đến 5m; mùa lũ từ 7m đến 9m; diễn biến trung bình rất phức tạp. *Sông Đuống: Phần chảy qua địa bàn Hà Nội có chiều dài 37 km. Từ ngã ba cửa dâu đến xã Trung Mầu. Sông có nhiều đoạn cong, bãi cạn. *Sông Cầu: Nằm trên địa bàn Hà Nội dài 15km. Sông rộng trung bình 150m. Độ sâu mùa nước cạn từ 1.2m đến 1.5m. *Sông Công: Nằm trên địa bàn Hà Nội dài 12km nhưng chỉ khai thác vận tải thuỷ được 2 km từ cầu Đa Phúc đến ngã ba sông Cầu . *Sông Nhuệ: Đoạn nằm trên địa bàn Hà Nội từ cống Liên Mai đến cầu Hà Đông dài 15km. Sông nhỏ không vận tải, chủ yếu phục vụ nông nghiệp huyện Từ Liêm. Sông đang bị lấn chiếm tại các đoạn nhà dân xây dựng. + Hệ thống cảng-bến tàu: • Hệ thống Cảng: Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 48 *Cảng Hà Nội: Nằm ở bờ phải Sông Hồng, phía Đông Nam thành phố Hà Nội. - Chiều dài cầu bến/Số lượng bến: 8 bến mới, 2 bến cũ. - Công suất thiết kế:1200000 Tấn/ngày - Lượng hàng qua cảng hiện nay đạt 55% công suất thiết kế. - Loại hàng: Than, Xi măng, vật liệu xây dựng. * Cảng Khuyến Lương: - Chiều dài cầu bến/số lượng : 104/2 bến - Công suất: 600000 Tấn/ngày - Lượng hàng đạt khoảng 50% công suất - Loại hàng đạt khoảng 50%công suất . - Loại hàng qua cảng chủ yếu là đóng bao, hàng rời ,một ít hàng Container • Hệ thống bến: - Bến của xưởng sửa chữa phương tiện thuỷ (Công ty vận tải thuỷ Hà Nội –Sông Hồng ) - Bến của xưởng sửa chữa phương tiện thuỷ ( Công ty vận tải đường sắt I) - Bến của nhà máy đóng tàu sông Hà Nội (Sông Hồng) - Cảng cầu Đức Giang (Sông Đuống) - Cảng của nhà máy gỗ dán cầu Đuống - Cảng khách Hà Nội (Sông Hồng ) - Bến Thượng Cát ( Sông Hồng) - Bến Chèm (Sông Hồng ) - Bến Dốc Cẩm (Sông Hồng) - Bến cảng vật liệu xây dựng của sở Xây dựng Hà Nội (Sông Đuống) - Bến cảng Mai Lâm(Sông Đuống) - Bến cảng Công Thôn (Sông Đuống ) - Bến khu vực Phà Lời - Đàng Xá (sông Đuống) - Bến Đa Phúc (sông Công ) - Bến khách thuỷ. D) Hiện trạng mạng lưới giao thông hàng không: Nằm trong cụm cảng hàng không phía Bắc, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có 3 sân bay: - Sân bay quốc tế Nội Bài: Nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40km, là cửa ngõ giao lưu quốc tế cũng như trong nước. Hiện tại sân bay chỉ có 1 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 49 đường hạ cất cánh đang hoạt động có kích thước 320*45m, 1 đường bằng phụ có kích thước 1000*23m, hiện tại đang xây dựng thêm đường băng thứ 2 ( dự kiến hoàn thành cuối năm 2003) để nâng cao năng suất của đường băng. Sân bay Nội Bài có khả năng tiếp nhận các loại máy bay lớn như Boing 747 - 400, IL-86… hạ cất cánh. Năm 2001 sân bay Nội Bài đã đưa nhà ga T1 vào sử dụng với công suất phục vụ đạt 2,5 đến 3 triệu hành khách/năm - Sân bay Gia Lâm nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10km về phía Đông Bắc. Hiện tại sân bay có một đường băng dài khoảng 2000m và đáp ứng các loại máy bay nhỏ như ATR- 72. AN26 và chỉ làm nhiệm vụ như một sân bay nội địa và đáp ứng yêu cầu vận tải cho quốc phòng. - Sân bay Bạch Mai nằm ở phía nam Thủ Đô Hà Nội (cách trung tâm khoảng 3km). Đây là sân bay được xây dựng từ thời Pháp, hiện tại bị thu hẹp rất nhiều và hầu như không hoạt động cho các loại máy bay cố định, chủ yếu sử dụng cho lại máy bay trực thăng và do Bộ quốc phòng quản lý. 2.2. Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội. 2.2.1. Mạng lưới tuyến và cơ sở hạ tầng. a) Mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội: (*) Phương tiện vận tải hành khách công cộng - Vận tải bằng taxi: loại hình này chưa phát triển mạnh do giá cước cao và người dân vẫn chưa quen sử dụng. Các tuyến đi của người dân thường từ nhà hoặc từ cơ quan, nơi làm việc không gần nơi đỗ xe nên hành khách khó tiếp cận. Tính đến năm 2006 tại Hà Nội có khoảng 38 đơn vị tham gia vận tải hành khách bằng taxi: 2 xí nghiệp nhà nước, 19 Cty cổ phần, 16 Cty TNHH và hợp tác xã - Vận tải bằng xe buýt: hiện nay mạng lưới xe buýt gồm 60 tuyến và 7 tuyến kế cận. Trong có sự tham gia của Công ty Cổ phần xe khách Hà Nội, Công ty Cổ phần vận tải thương mại dich vụ Đông Anh, Công ty TNHH Bắc Hà, Công ty TNHH Xây dựng và Du lịch Bảo Yến, Tổng cty Vận tải Hà Nội. Mạng lưới tuyến buýt hiện nay bao phủ phạm vi rộng và dễ tiếp cận vì hầu hết mọi hành khách đều đi đến đích mà chỉ cần một lần chuyển tuyến Tính đến tháng 12/2007: Chiều dài mạng lưới (km) 1125 Chiều dài trung bình của 1 tuyến (km) 18.75 (Nguồn:Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT,1/2008) Hiện tại thành phố Hà Nội có tổng cộng 60 tuyến đã đi vào hoạt động,trong đó có 44 tuyến đấu thầu và 16 tuyến xã hội hóa.Cụ thể các tuyến được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.2: Hệ thống các tuyến xe buýt ở Hà Nội Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 50 Phương tiện và lượt xe TT Tên tuyến SHT Chiều dài Mác xe Sức chứa BQ Xe KH Xe VD 1 Long Biên -Hà Đông 1 13.0 Daewoo BS 105 80 13 10 2 Bác Cổ - H.Đông - Ba La 2 19.0 Daewoo BS 105 80 30 26 3 Giáp Bát - Gia Lâm 3 15.3 Daewoo BS 105 80 14 11 4 Long Biên - Lĩnh Nam 4 11.3 Mercedes 60 10 8 5 Linh Đàm - Phú Diễn 5 20.9 Combi 24 14 9 6 Ga Hà Nội - Thường Tín 6 19.0 Daewoo BS 106 80 12 10 7 Kim Mã - Nội Bài 7 31.5 Daewoo BS 105 80 19 16 8 Long Biên - Ngũ Hiệp 8 20.2 Daewoo BS 090 60 25 21 9 Bờ Hồ - Bờ Hồ 9 19.5 Transinco 45 16 12 10 Long Biên - Từ Sơn 10 18.0 Renault 80 15 12 11 Ga Hà Nội - ĐH NN I 11 18.7 Daewoo BS090DL 60 13 11 12 Kim Mã - Văn Điển 12 13.9 Hyundai 24 13 10 13 Kim Mã - Bxe Mỹ Đình 13 9.6 Combi 24 7 5 14 Bờ Hồ – Cổ Nhuế 14 15.1 Daewoo BS090DL 60 12 10 15 Long Biên - Phố Nỉ 15 44.2 Daewoo BS 105 80 20 18 16 Giáp Bát - Bxe Mỹ Đình 16 13.7 Daewoo BS 090 60 14 11 17 Long Biên - Nội Bài 17 36.7 B80 Transinco 80 19 17 18 Kim Mã - L.Biên - Kim Mã 18 21.3 Transinco 45 15 11 19 Trần Khánh Dư - Hà Đông 19 14.5 Daewoo BS090DL 60 13 11 20 Kim Mã - Phùng 20 19.4 Daewoo BS090DL 60 15 13 21 Giáp Bát - Hà Đông 21 11.8 Daewoo BS090DL 60 20 17 22 BX Gia Lâm - BV103 22 19.2 Mercedes 80 31 26 23 Ng. C.Trứ - Ng. C.Trứ 23 17.9 Hyundai 24 13 10 24 L.Yên - N.T.Sở - C. Giấy 24 12.6 Daewoo BS 090 60 12 10 25 Nam TLong - Giáp Bát 25 19.7 Combi 24 22 14 26 Mai Động - SVĐ Quốc 26 18.4 Daewoo BS090DL 60 28 24 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 51 Gia 27 Hà Đông - N.Thăng Long 27 18.0 Daewoo BS 090 60 21 17 28 Giáp Bát - Đông Ngạc 28 18.3 Transinco 30 19 14 29 Giáp Bát - Tây Tựu 29 22.6 Transinco 30 18 13 30 Mai Động- HQ Việt 30 16.4 Daewoo BS 090 60 15 13 31 Bách Khoa- Đ.H Mỏ 31 19.5 Transinco 45 19 14 32 Giáp Bát - Nhổn 32 18.8 Mercedes 80 30 25 33 Mỹ Đình - CV Tây Hồ 33 16.9 Combi 24 12 9 34 Bxe Mỹ Đình- Gia Lâm 34 18.3 Renault 80 18 14 35 Trần .K. Dư - Nam TL 35 17.5 Daewoo BS090DL 60 11 9 36 Yên Phụ - Linh Đàm 36 16.0 Hyundai 24 12 9 37 G.Bát - L.Đàm - Hà Đông 37 14.6 Combi 24 14 9 38 N.T.Long - Mai Động 38 20.0 Daewoo BS090DL 60 12 10 39 H.Q. Việt - Bxe Nước Ngầm 39 24.8 Daewoo BS090DL 60 17 14 40 Ga Hà Nội - Phú Thị 40 21.2 Renault 80 17 14 41 Yên Phụ - Sân VĐQG 50 17.1 Cosmos 30 13 8 42 Long Biên - Bắc Ninh 54 32.4 Hyundai HD 540 80 16 12 43 L.Yên - L.Biên - C. Giấy 55 18.1 Daewoo BS 090 60 14 12 44 N.T.Long-Đa Phúc-Núi Đôi 56 29.3 Daewoo BS090DL 60 10 8 CÁC TUYẾN BUÝT ĐẶT HÀNG 854.2 723 57 7 1 CNCty TNHH Bắc Hà 84.6 73 58 45 Giáp Bát - Nghi Tàm 41 13.5 Daewoo 80 13 10 46 Kim Ngưu - Đức Giang 42 14.1 Thaco 60 15 12 47 Ga Hà Nội - Đông Anh 43 26.4 HQ 80 15 12 48 Trần Khánh Dư - Mỹ Đình 44 15.5 Thaco 60 15 12 49 T.K.Dư - Đông Ngạc 45 15.1 Thaco 60 15 12 2 Cty CP TM và DL Đông 24.0 Transinco 15 12 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 52 Anh 50 Mỹ Đình - Cổ Loa 46 24.0 Transinco 60 15 12 3 CÁC TUYẾN XHH TCT 65 0 50 42 51 Long Biên - Bát Tràng 47 14.5 Daewoo BS090DL 60 12 10 52 T.K.Dư - Bxe Nước Ngầm 48 14.3 Daewoo BS090DL 60 12 10 53 H.Q.Việt - Đông Anh 53 24.0 B80 Transinco 80 15 13 54 Ga Hà Nội - Bx Nước Ngầm 52 11.8 B80 Transinco 80 11 9 4 Công ty Cổ phần XKHN 27.5 0 26 22 55 T.K.Dư - KĐT Mỹ Đình 49 13.2 HQ 60 13 11 56 T.K. Dư - KĐT Trung Yên 51 14.3 B80 Transinco 80 13 11 5 Cty TNHH XD&du lịch Bảo Yến 40 0 25 22 57 KĐT Mỹ Đình - Bxe Hà Đông 57 17.4 HQ 60 9 8 58 Yên Phụ - Mê Linh Plaza 58 22.5 HQ 60 16 14 59 TT Đông Anh – ĐH NN1 60 15 13 60 CV Nghĩa Đô - Bxe Nước Ngầm 60 60 15 13 CÁC TUYẾN BUÝT XHH 241 189 15 6 Tổng mạng lưới 1,095 0 912 733 (Nguồn: Thống kê của tổng công ty vận tải Hà Nội) b) Cơ sở hạ tầng: * Mạng lưới đường : Hiện nay mạng lưới đường ở Hà Nội có hình dạng tương đối phức tạp: Ở trung tâm Thủ đô ( khu phố cổ) có dạng hình bàn cờ, được hình thành và tồn tại từ lâu; vùng vành đai ngoài có dạng vòng tròn xuyên tâm, với các đường vành đai ngoài và các đường xuyên tâm nối các vùng vành đai, các khu đô thị vệ tinh trung tâm, các đường vành đai nối liền các vùng vành Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 53 đai và trung tâm đô thị. Nhìn chung, mạng lưới đường trong thủ đô Hà Nội đều là những tuyến đường kém chất lượng, chưa đảm bảo yêu cầu và nhu cầu đi lại của nhân dân đô thị. Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 tuyến phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Đặc biệt là các đường phố cổ có chiều rộng từ 6 - 8m, vì thế tốc độ của phương tiện giao thông rất thấp; hơn nữa tại các khu phố cổ này đều có lưu lượng xe lớn nên thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm ( Theo một tài liệu khảo sát, lưu lượng giao thông tại các trục đường như trục Hàng Bài, Đinh Thiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Giảng Võ, Phố Huế biình quân giờ cao điểm trên 10000 HK/h). Mật độ mạng lưới đường ở Hà Nội nhìn chung là thấp và phân bố không đồng đều, mật độ bình quân ở khu vực nội thành là 0.87 km/km 2 ( theo phương pháp đánh giá của JICA), chỉ bằng 35-40% so với mức trung bình của thế giới. Hiện nay thì các tuyến đường ở Hà Nội đều được mở rộng, trừ những tuyến đường trung tâm ( phố cổ) không được mở rộng ra do nhiều lý do công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn,và nhiều tuyến đường mới có chất lượng cao và chất lượng đã đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới đây. Và cùng với các tuyến đường vành đai được xây dựng mới và mở rộng thì các tuyến đường ở trung tâm đô thị cũng được nâng cấp sửa chữa rất nhiều, nhằm đáp ứng khả năng thông xe ở trung tâm đô thị. * Hệ thống các điểm đầu cuối : Điểm đầu cuối là một nơi trực tiếp thực hiện tác nghiệp đầu cuối trong quá trình vận tải hành khách. thông thường các điểm cuối được phân thành hai loại : các điểm đầu cuối phục vụ vận tải liên tỉnh và các điểm đầu cuối phục vụ vận tải nội đô. Các điểm đầu cuối trong vận tải nội đô được bố trí tại các bến xe liên tỉnh ở rìa thành phố nhằm phục vụ hành khách chuyển từ vận tải liên tỉnh sang vận tải nội đô và ngược lại.Đây là một trong những bất cập trong hoạt động xe buýt.Trong tổng số 37 điểm đầu cuối chỉ có 10 điểm đầu cuối là xe được sắp xếp có thứ tự,vị trí đón trả khách an toàn như:bến xe Gia Lâm, bến xe Mỹ Đình, bến xe Hà Đông, bến xe Kim Mã, sân bay Nội Bài, điểm Trần Khánh Dư, bãi đỗ xe Nam Thăng Long, bãi đỗ xe Gia Thụy, bãi đỗ xe Kim Ngưu...số còn lại hầu hết là tận dụng các điểm tạm thời nên có thể bị thay đổi bất cứ lúc nào. Bảng 2.3 :Các điểm đầu cuối tại các bến xe hiện nay TT Vị Trí Điểm Đầu Cuối Các Tuyến Tổng số tuyến 1 Bến xe Giáp Bát 3,16,21,25,28,29,32,37 8 2 Điểm đỗ xe Long Biên 1,4,8,15,17,36,50 7 3 Bến xe Hà Đông 1,19,21,27,37 5 4 Bến xe Kim Mã 7,12,13,18,20 5 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 54 5 Bến xe Gia Lâm 3,22,34 3 6 Điểm đỗ xe Mỹ Đình 13,16,34 3 (Nguồn:Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT) * Điểm dừng đỗ và nhà chờ trên tuyến: Æ Điểm dừng đỗ trên tuyến: + Là một phần của hệ thống giao thông tĩnh, nó bao gồm vị trí dừng đỗ và phần diện tích trên vỉa hè để xây dựng một số công trình phụ trợ nhằm cung cấp cho lái xe và hành khách các thông tin phục vụ chuyến đi. + Trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội có 1022 điểm dừng đỗ trên tuyến và trên 234 điểm chờ. Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành có 766 biển/146 đường phố chiếm 75%, ngoại thành 256/14 đường phố chiếm 25%. + Cự ly điểm dừng đỗ hiện nay là hợp lý (Trừ các tuyến xe buýt nhanh): - Khu vực nội thành : 400-500 m - Khu vực ngoại thành:800-1000 m. + Vị trí các điểm dừng đỗ dành cho xe buýt còn nhiều điều bất hợp lý. Việc bố trí các điểm dừng quá xa các nút giao thông là một trong những lý do quan trọng làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ xe buýt, đồng thời làm giảm độ an toàn cho hành khách. Việc dừng đỗ quá xa các ngã tư, các giao cắt giữa các ngõ và đường phố, các cổng trường đại học hay bệnh viện đã làm tăng khoảng cách đi bộ, giảm khả năng tiếp cận xe của người sử dụng xe buýt. Hơn thế nữa, xe buýt chưa có làn đường riêng nên khi vào điểm dừng đón khách phải lấn đường của phương tiện thô sơ, rất nguy hiểm cho hành khách và phương tiện thô sơ và dễ gây tai nạn. Phần lớn các điểm dừng xe buýt chưa có nhà chờ. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do phần vỉa hè bố trí các điểm dừng xe buýt rất nhỏ, cửa hàng, cửa hiệu nằm dọc theo 2 tuyến phố rất dày, khi xây dựng nhà chở thường gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân. Nhiều vị trí dừng của xe buýt mặt đường không được mở rộng, lưu lượng phương tiện giao thông nhiều nên khi xe buýt tiếp cận với trạm dừng rất khó khăn, làm ảnh hưởng đến năng lực và tốc độ vận hành của đoàn xe. Æ Hệ thống nhà chờ: Các nhà chờ hiện nay đang sử dụng trên những tuyến buýt được thiết kế theo mục tiêu quảng cáo là chính mà không hề quan tâm đến việc tạo sự hài hoà với khung cảnh thành phố và kiến trúc đô thị. Tại nhiều điểm dừng đỗ có lưu lượng hành khách tương đối lớn vẫn chưa bố trí nhà chờ, hoặc hệ thống nhà chờ vẫn chưa cung cấp đủ thông tin cho hành khách như khoảng cách chạy xe, thời gian phương tiện đến điểm dừng, thời gian mở đóng tuyến, gây khó khăn cho hành khách, đặc biệt là những hành khách không thường xuyên đi lại trên tuyến. Thêm vào đó, trong khi thiết kế những nhà chờ hiện đang sử dụng, những nhà thiết kế gần như không có một sự lưu tâm nào đến quan điểm của người dân sinh sống ở hai bên đường phố nên khi xây dựng lắp đặt các nhà chờ thường vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 55 phía người dân khiến cho đa số nhà chờ phải xây dựng tại những vị trí rất xa nơi tập trung dân cư, bất tiện cho sử dụng và khó khăn khi tiếp cận. Qua phân tích cơ sở hạ tầng giao thông công cộng Hà Nội cho ta thấy : - Hệ thống cơ sở hạ tầng cho giao thông còn quá thiếu về số lượng và yếu về chất lượng ( kể cả hệ thống đường xá cũng như các cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh). - Mạng lưới tuyến VTHKCC còn thưa thớt và chưa hợp lý, mức độ bao phủ mạng lưới tuyến thấp lại không đồng đều. - Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho VTHKCC trong những năm gần đây có được quan tâm nhưng mức độ đầu tư đó còn thấp so với mức độ phát sinh nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả thực hiện hạ tầng phục vụ mở mới tuyến XHH và điều chỉnh tuyến năm 2006 Mở tuyến Điều chỉnh tuyến TT Danh mục Đơn vị Khối lượng Khối lượng Khối lượng I Biển báo 1 Sản xuất lắp đặt mới Chiếc 184 136 48 2 Thông tin Biển 854 384 470 3 Di chuyển Chiếc 59 0 59 4 Thu hồi Chiếc 32 0 32 5 Sửa chữa khác 76 34 42 II Panô 0 1 Sản xuất mới Chiếc 10 10 0 2 Thông tin Chiếc 19 13 6 3 Di chuyển Chiếc 4 0 4 4 Thu hồi Chiếc 2 0 2 5 Sửa chữa khác 1 0 1 III Sơn vạch điểm dừng đỗ 0 Đồ án tốt nghiệp Sinh viên:Nguyễn Văn Thương Lớp:QH & QLGTĐT – K45 56 1 Sơn vạch điểm dừng đỗ bằng sơn dẻo nhiệt (26điểm) m2 62,9 62,9 0 2 Sơn vạch điểm dừng đỗ bằng sơn tổng hợp m2 90,4 76 14,4 ( Nguồn: Trung tâm điều hành và quản lí giao thông đô thị Hà Nội ). c) Hệ thống giá vé: Giá vé xe buýt được lấy theo quyết định 35/2005/QĐ-UB ngày 15/03/2005 về việc điều chỉnh giá vé VCHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Giá vé xe buýt nội đô hiện đang áp dụng theo giá vé lượt đồng hạng. Giá vé lượt được áp dụng đối với các tuyến như sau: - Cự ly tuyến dưới 25 km: Giá vé là 3.000 đồng/ HK/ lượt - Cự ly tuyến từ 25 km đến dưới 30 km: Giá vé là 4.000 đồng/ HK/ lượt - Cự ly tuyến từ 30 km trở lên: Giá vé là 5.000 đồng/ HK/ lượt Giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề xuất phương án mở tuyến buýt số 61 phùng - bx nam thăng long.pdf