Đồ án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ THẾ GIỚI 2007-2009 ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU

1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới 2007-2009

2. Tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2009 đến hoạt động đầu tư trực tiếp nƣớc ngoài trên toàn cầu

2.1. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)10

2.1.1. Tác động làm thiếu hụt nguồn lực tài chính của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia10

2.1.2. Tác động do tâm lý e ngại về tình hình kinh tế ảm đạm đến hoạt động đầu tư nước ngoài của các TNCs12

2.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đến dòng vốn FDI theo từng khu vực trên thế giới13

2.2.1. Khu vực các nền kinh tế phát triển: Bắc Mỹ, khu vực EU, các quốc gia phát triển tại châu Á, khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập CIS, các quốc gia phát triển khác14

2.2.2. Khu vực các nền kinh tế đang phát triển (Đông, Nam và Đông Nam Á, Tây Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh)15

2.2.3. Khu vực các nền kinh tế chuyển tiếp16

3. Chính sách đối phó của các quốc gia trên thế giới trƣớc cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế và tác động đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài16

3.1. Những xu hƣớng chính về chính sách thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới18

3.1.1. Chính sách trên cấp độ quốc tế18

3.1.2. Chính sách trên cấp độ quốc gia19

3.2. Chính sách đối phó cụ thể của một số nền kinh tế trong khu vực20

3.2.1. Trung Quốc20

3.2.2. Ấn Độ2

3.2.3. Khu vực các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN24

CHƢƠNG II: BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ XU HƢỚNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG VÀ SUY THOÁI KINH TẾ26

1. Nghiên cứu về bản chất đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài27

1.1. Cơ sở cho hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài27

1.1.1. Lợi ích của nhà đầu tư27

1.1.2. Lợi ích của quốc gia nhận đầu tư29

1.2. Phân loại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài33

1.3. Những yếu tố thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài36

1.3.1. Nhóm yếu tố nền tảng của môi trường đầu tư36

1.3.2. Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ hoạt động đầu tư38

1.3.3. Nhóm yếu tố chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư41

1.4. Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam42

1.4.1. Nhóm đối tác tìm kiếm tài nguyên42

1.4.2. Nhóm đối tác tìm kiếm thị trường44

1.4.3. Nhóm đối tác tìm kiếm hiệu quả45

2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam45

2.1. Thế mạnh không còn là tài nguyên thiên nhiên45

2.2. Cơ hội khi Việt Nam có cơ cấu dân số vàng47

2.3. Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ48

2.4. Sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các quốc gia trong khu vực50

2.5. Trọng tâm xây dựng thế mạnh chiến lƣợc của Việt Nam trong tƣơng lai52

3. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế56

3.1. Trên phạm vi toàn cầu56

3.1.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo vùng56

3.1.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo ngành57

3.1.3. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư58

3.2. Khu vực Đông Á – Đông Nam Á59

3.3. Việt Nam60

3.3.1. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo vùng60

3.3.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu FDI theo ngành60

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CHO THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 2008-200962

1. Tổng quan về Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-200962

1.1. Sự cần thiết phải có một định hƣớng chiến lƣợc62

1.2. Mục đích của việc đề ra định hƣớng chiến lƣợc65

1.3. Cấu trúc của bản định hƣớng chiến lƣợc65

2. Nội dung Định hƣớng chiến lƣợc cho thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-200966

2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới66

2.2. Định hƣớng thu hút Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài67

2.2.1. Định hướng theo ngành và lĩnh vực kinh tế67

2.2.2. Định hướng theo vùng kinh tế75

2.2.3. Định hướng theo đối tác đầu tư77

2.3. Hoạch định nhóm giải pháp chiến lƣợc83

2.3.1. Nhóm giải pháp đặt ra cho nhà nước83

2.3.2. Nhóm giải pháp đặt ra cho chính quyền địa phương87

2.3.3. Nhóm giải pháp đặt ra cho khu vực doanh nghiệp trong nước88

pdf96 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Định hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát là một trong những chỉ số đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế, nó có thể phản ánh sự ổn định cũng như bền vững của môi trường đầu tư. Do vậy, đây cũng là một yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Trong một môi trường đầu tư mà mức giá cả thay đổi nhanh chóng sẽ gây nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến yếu tố chi phí, doanh thu cũng như lợi nhuận của các nhà đầu tư. Thậm chí, lạm phát kéo dài ở mức không kiểm soát có thể dẫn tới những thay đổi về mặt thói quen tiêu dùng, thay đổi xu hướng của thị trường gây bất lợi với các quyết định đầu tư, đặc biệt với những dự án có số vốn đầu tư lớn. Một nền kinh tế ổn định sẽ có xu hướng tiếp cận được những nguồn vốn đầu tư có quy mô lớn, bền vững, lâu dài. Trái lại, các nhà đầu tư thường có chiến lược phân chia rủi ro trước những biến động của thị trường, do đó, sự bất ổn định môi trường đầu tư do lạm phát tăng cao sẽ kéo theo sự suy giảm về nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế đó. - Độ mở của thị trường: Độ mở của thị trường có thể được hiểu là tự do hóa thương mại trong khu vực và đa phương. Thông qua độ mở của thị trường có thể đánh giá được khả năng tiếp cận với thị trường nước tiếp nhận đầu tư hay các thị trường khu vực. Quá trình quốc tế hóa kéo theo xu hướng tự do thương mại toàn cầu, tuy nhiên tính mở của thị trường các quốc gia được đánh giá cao hơn khi xét đến sự hợp tác giữa nhóm các quốc gia trong khu vực. Như đã đề cập đến trong phần những lợi thế mà các nhà đầu tư có được khi tham gia thị trường nước ngoài, độ mở của thị trường có thể thúc đẩy hoạt động đầu tư 11 Trung tâm Nghiên cứu dự báo và thông tin quốc tế CEPII – “Exchange Rate Strategies in the Competition for Attracting FDI” by Agnès Bénassy-Quéré, Lionel Fontagné, Amina Lahrèche-Révil. xlv tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thâm nhậm thị trường thứ ba. Bên cạnh đó, với những ưu đãi về chính sách thuế hay chính sách thương mại, nó cũng thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tìm kiếm hiệu quả. b, Chế độ chính trị xã hội Chế độ chính trị xã hội ổn định, đảm bảo môi trường đầu tư an toàn cho các đối tác nước ngoài khi đến đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn quan tâm đến yếu tố này bởi những rủi ro chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho họ. Bên cạnh đó, nhưng yếu tố về quan hệ chính trị giữa các quốc gia có các nhà đầu tư nước ngoài với các quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp xem xét đầu tư. Theo điều tra của UNCTAD, yếu tố xung đột và bất ổn chính trị vẫn luôn là một trong những nguy cơ hàng đầu gây tổn hại đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 12. Bất kỳ sự bất ổn định chính trị nào, các xung đột khu vực, nội chiến hay sự hoài nghi, tẩy chay, thiếu thiện cảm và gây khó dễ của giới lãnh đạo và nhân dân đối với vốn đầu tư nước ngoài, đều là những nhân tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lý và hành động thực tế của các chủ đầu tư nước ngoài, cũng như làm chậm lại các cải cách chính sách cần thiết đối với việc thu hút FDI của nước chủ nhà. 1.3.2. Nhóm yếu tố nguồn lực hỗ trợ hoạt động đầu tư a, Ngành công nghiệp phụ trợ Công nghiệp phụ trợ chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính của các doanh nghiệp. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế, hay dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt đồng tìm kiếm hiệu quả hoạt động và tìm kiếm tài nguyên, đều rất chú trọng đến các ngành công nghiệp hỗ trợ tại nước tiếp nhận đầu tư. Với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ tại nước tiếp nhận đầu tư, các doah nghiệp nước ngoài cũng đã thay đổi chiến lược về 12 Theo điều tra của UNCTAD trong “World Investment Prospects Survey 2008-2010” , tỷ lệ các TNCs được điều tra cho rằng yếu tố bất ổn và xung đột chính trị nghiêm trọng và rất nghiêm trọng lần lượt là 12% và 43%. xlvi quản lý và sản xuất. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này tập trung tại các công đoạn chính trong chuỗi sản xuất, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển, lắp ráp và hoàn tất sản phẩm, những công đoạn đem lại giá trị tăng thêm cao. Vì vậy, công nghiệp phụ trợ thực sự là yếu tố cần thiết để các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng, khai thác. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, vai trò của yếu tố này trong thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng thực sự quan trọng, nhất là trong giai đoạn tới đây, khi nhu cầu chọn lọc trong đầu tư sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Việc đánh giá năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ, cần xem xét trên hai yếu tố cơ bản: quy mô công nghiệp của ngành và chất lượng sản phẩm - dịch vụ ngành. Không có một quy chuẩn riêng biệt cho quy mô của ngành công nghiệp phụ trợ, nó tùy thuộc vào yêu cầu của từng lĩnh vực cụ thể. Có thể chỉ ra một số nhân tố cơ bản gắn liền với hạ tầng cơ sở của nước tiếp nhận đầu tư như đường sá, cầu cảng, năng lượng, viễn thông hay những dịch vụ cung cấp như nhà ở, ăn uống… Một quy mô về chiều rộng đòi hỏi cung ứng trên toàn bộ các nhân tố cần thiết, đáp ứng nhu cầu của mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn cần những yếu tố chiều sâu là chất lượng mới có thể đảm bảo được sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia. b, Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố được các doanh nghiệp khai thác khi thực hiện đầu tư tại các quốc gia khác. Vì vậy, yếu tố này luôn có những ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có rất nhiều hình thức khai thác nguồn nhân lực, có thể là hoạt động đầu tư tìm kiếm tài nguyên với chiến lược lao động giá rẻ kỹ năng thấp cho những công đoạn giản đơn cần nhiều yếu tố lao động chân tay, hay cũng có thể là hoạt động tìm kiếm hiệu quả sản xuất kinh doanh với cách thức thu hút lao động trình độ tay nghề cao tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư. xlvii Dựa vào những đặc điểm trên mà các quốc gia có thể phát huy được lợi thế nguồn nhân lực của mình trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lấy một ví dụ về Trung Quốc như một minh chứng cho hình thức khai thác nguồn cung lao động rất dồi dào với chi phí thấp hơn nhiều so với khu vực. Trái lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ phần mềm lại dựa trên những lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực. Với ưu thế về lực lượng lao động có tay nghề cao, Ấn Độ hiện đang là quốc gia có hoạt động gia công phần mềm lớn nhất thế giới với rất nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực này. c, Tài nguyên thiên nhiên Một yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy FDI là nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu dồi dào. Trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn tại nhiều nước đã thu hút FDI trong những thập niên đầu thế kỉ 20 khi mà các công ty nhà nước cũng như tư nhân ở phương Tây đầu tư mạnh vào các ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay không còn quá hấp dẫn với FDI. Thực tế cho thấy, những quốc gia không có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như Hồng Kông, Singapore và Đài Loan lại thu hút 1 lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi đó Bangladesh mặc dù có nguồn nguyên liệu thô lại không thu hút được nhiều FDI. 1.3.3. Nhóm yếu tố chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư a, Hiệp định đầu tư quốc tế Các hiệp định đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong nhưng lo ngại của các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài là rủi ro khi đầu tư tại các quốc gia có môi trường kinh doanh khác biệt so với môi trường kinh doanh của nước họ. Các hiệp định này bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài trước những rủi ro tại nước đầu tư. Các hiệp định đầu tư thay đổi môi trường đầu tư trong nước theo các tiêu chuẩn công bằng, bình đẳng của luật pháp quốc tế. Điều này sẽ ngăn chặn những rủi ro về phân biệt đối xử, đảm bảo quá trình tự do dịch chuyển vốn và lợi nhuận và bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài trước những cuộc đụng độ với nước chủ nhà. xlviii Ngoài ra, các hiệp định đầu tư quốc tế còn nâng cao tính minh bạch của thị trường thong qua việc chính phủ các nước nhận đầu tư ban bố công khai những văn bản pháp luật đã ký kết. Các hiệp định này cũng tăng cường tính bền vững của môi trường đâu tư và trong một số trường hợp đóng vai trò công cụ bảo vệ quyền sở hữu tài sản của các nhà đầu tư. b, Chính sách đầu tư Những ưu đãi về thuế chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong số các ưu đãi tài chính giành cho FDI. Mức ưu đãi thuế cao hơn luôn được giành cho các dự án đầu tư có tỷ lệ vốn nước ngoài cao, qui mô lớn, dài hạn, hướng về thị trường nước ngoài, sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động trong nước, tái đầu tư lợi nhuận và có mức độ nội địa hóa sản phẩm và công nghệ cao hơn. Hệ thống thuế thi hành sẽ càng hiệu quả nếu rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế không được quá cao (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế chung của khu vực và quốc tế...). Các thủ tục thuế, cũng như các thủ tục quản lý đầu tư nước ngoài khác, phải được tinh giản hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, phải công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế. Tự do hóa đầu tư càng cao càng thu hút được nhiều vốn nước ngoài. Sự hỗ trợ tín dụng (ở nhiều nước, Chính phủ đã lập ra các Quĩ hỗ trợ đầu tư nước ngoài để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư, nhất là cho những dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư), cùng với các dịch vụ tài chính, bảo lãnh của Chính phủ, của các cơ quan tín dụng xuất khẩu và của các tổ chức tài chính đa phương như Ngân hàng thế giới (WB) đã, đang và sẽ đóng vai trò to lớn làm tăng dòng vốn nước ngoài, nhất là FDI tư nhân vào các nước và khu vực, (trong đó có Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng), đặc biệt vào lĩnh vực hạ tầng. Như vậy, một khi các rủi ro giảm xuống, tỷ lệ lợi nhuận tăng lên, thì các luồng vốn nước ngoài sẽ đổ vào nhiều và ổn định ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chung của nước đó chậm lại. Ngược lại, tư bản nước ngoài sẽ thận trọng hơn, thậm chí bỏ chạy nếu nước tiếp nhận đầu tư có độ tin cậy thấp về tín dụng - một chỉ số tổng hợp của các yếu tố như: Rủi ro chính trị cao, phát triển kinh tế chậm, xuất khẩu kém, nợ cao và bất ổn định kinh tế vĩ mô. Khi đó, dù những ưu đãi tài chính xlix rất cao được đưa ra cũng khó hấp dẫn được các nhà đầu tư vốn năng động, thận trọng, luôn mong muốn và thường có nhiều cơ hội lựa chọn thị trường đầu tư như ý trên toàn thế giới. c, Chính sách thương mại Chính sách thương mại thông thoáng theo hướng tự do hóa để bảo đảm khả năng xuất nhập khẩu các máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, cũng như sản phẩm, tức bảo đảm sự thuận lợi, kết nối liên tục các công đoạn hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thương mại mà đặc biệt là các chính sách về thuế quan có liên hệ mật thiết đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một nước nhằm tận dụng những ưu đãi về thuế của một nước thứ ba với nước này. Rõ ràng việc một nước tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới sẽ là một điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 1.4. Nhận xét về bản chất dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam 1.4.1. Nhóm đối tác tìm kiếm tài nguyên Nhóm đối tác đầu tư tìm kiếm tài nguyên là nguồn thu hút FDI quan trọng hàng đầu tại Việt Nam trong suốt thời kỳ từ khi mở cửa cho đến nay. Hoạt động của khu vực FDI trong các ngành công nghiệp chế biến, khai thác mỏ, thủy sản chiếm ưu thế vượt trội về cả số lượng và khối lượng nguồn vốn đầu tư 13. Những lĩnh vực đầu tư quan trọng có thể kể đến như lĩnh vực khai khác và chế biến dầu mỏ, kim quặng; lĩnh vực cơ khí chế tạo máy; lĩnh vực dệt may, da giày… Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, nhiều dự án xuất hiện trong lĩnh vực bất động sản hướng tới du lịch nhằm khai thác yếu tố tài nguyên là những thắng cảnh thiên nhiên. 13 Theo Tổng cục thống kê, Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép tư năm 1988-2008 theo các ngành kinh tế: Lĩnh vực công nghiệp khai thác mỏ và chế biến chiếm 6.904 dự án đầu tư trong tổng số 10.981 dự án được cấp phép với vốn đăng ký 91.831,4 triệu USD tương đương với 56% tổng nguồn vốn đăng ký. l Thông qua thống kê về 100 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam14, gần một nửa những lĩnh vực đầu tư liên quan đến sản xuất chế tạo, sản xuất gia công công nghiệp hay khai thác và chế biến khoáng sản. Nhóm các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản hướng tới du lịch, chuỗi nhà nghỉ nghỉ dưỡng, và kinh doanh văn phòng cũng cho thấy ưu thế về cả số lượng và khối lượng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, báo cáo của tổ chức UNDP tại Việt Nam, bộ phận các doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lĩnh vực chế tạo chiếm gần hai phần ba số lượng lao động các doanh nghiệp cùng ngành trong top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. - Đối tác chính trong lĩnh vực khai thác, chế biến dầu khí: Do tính chất của một ngành công nghiệp trọng điểm, lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường theo hình thức góp vốn liên doanh. Có thể kể đến những doanh nghiệp như Xí nghiệp liên doanh khai thác dầu khí VietsovPetro, Nam Côn Sơn PipeLines… bên cạnh những chi nhánh tập đoàn nước ngoài như Bristish Petrolium (Anh), Shell (Hoa Kỳ), CoconoPhillips (Hoa Kỳ), Total (Pháp). Ngoài hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ dầu khí, hiện nay có thể nhận thấy những chiến lược chuyển sang lĩnh vực khai thác tìm kiếm của các nhà đầu tư nước ngoài. - Đối tác trong lĩnh vực da giày, dệt may: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, da giày chủ yếu gắn với các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU. Mục tiêu đầu tư trong lĩnh vực này gắn liền với chiến lược xây dựng chuỗi sản xuất gia công công nghiệp, khai thác yếu tố lao động dồi dào và chi phí thấp. - Đối tác trong lĩnh vực khác: Trong thời điểm hiện tại, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng đến lĩnh vực bất động sản du lịch đang thực sự thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Hơn 20% trong số các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam có mục tiêu hoạt động hướn tới xây dựng các khu du lịch 14 Danh sách lấy từ website của Cục đầu tư nước ngoài ( li nghỉ dưỡng, kinh doanh văn phòng, khách sạn… Nhóm đầu tư này ghi nhận số lượng lớn các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh… Đồng thời, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này cũng cho thấy quy mô lớn về dòng vốn với nhiều dự án có vốn đầu tư từ 1 đến trên 4 tỷ USD. Ngoài ra, các lĩnh vực như khai thác chế biến kim quặng như sắt thép, khai thác và chế biến thủy hải sản cũng thu hút mạnh các hoạt động đầu tư nước ngoài tìm kiếm tài nguyên. 1.4.2. Nhóm đối tác tìm kiếm thị trường - Lĩnh vực thực phẩm, bia, nước giải khát: Việt Nam có dân số lớn, là thị trường tiêu thụ hàng hóa khổng lồ. Nhận thức được đặc điểm này, nhiều tập đoàn chế biến thực phẩm, đồ uống như Coca cola, Pepsi…đã xây dựng nhà máy tại Việt Nam với mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó lớn nhất là Coca Cola với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 400 triệu đô la. - Lĩnh vực điện tử, điện lạnh: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh đến chủ yếu từ các những nước có trình độ cao trong lĩnh vực điện điện tử như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông… Nhiều công ty điện tử lớn của các nước này đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử ở Việt Nam như: Canon, Fujitsu… 1.4.3. Nhóm đối tác tìm kiếm hiệu quả - Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Trong số các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phần lớn đều thuộc nhóm các nước có hệ thống tài chính phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Singapore… 2. Xem xét các nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thực tế tại Việt Nam - Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới, xếp thứ 3 tại khu vực châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên nếu xếp theo khối lượng nguồn vốn thu hút thực tế, con số này vẫn là rất khiêm tốn so với các quốc gia trong khu vực. lii - Sức cạnh tranh ngày càng mạnh từ các quốc gia trong khu vực: Khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á đang cho thấy sức tăng trưởng vượt trội kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 và cũng được kỳ vọng là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua. Chính vì lý do đó, khu vực này đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trong nội tại khu vực, các quốc gia cũng đang tăng cường các biện pháp thu hút cho riêng mình. Các quốc gia đều xây dựng cho mình những sức mạnh cạnh tranh thực sự nhằm có thể chiếm ưu thế chiến lược thu hút dòng vốn quốc tế. - Thế mạnh và thách thức trong thu hút FDI: Về tổng thể, Việt Nam có trong mình những thế mạnh vượt trội trên nhiều khía cạnh mà từ đó có thể khai thác hiệu quả nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, để thấy được sức cạnh tranh thực sự, cần xem xét thế mạnh trên phương diện các yếu tố lợi thế so sánh với các nước trong khu vực. 2.1. Thế mạnh không còn là tài nguyên thiên nhiên Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, khó khăn liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam là một trường hợp như vậy, với lợi ưu thế không thể bỏ qua về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong góc nhìn phía các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam lựa chọn con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế dựa vào nguồn vốn nước ngoài, mở cửa đón nhận các dự án FDI, tuy nhiên chúng ta cần ý thức rõ tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép… Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi liii chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Đây chính là điểm Việt Nam làm chưa tốt, sau hơn 20 năm mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều dự án đầu tư nhà nước nhu nhận được có khuynh hướng chung đi vào kinh tế thượng nguồn: khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác, phát triển sản phẩm thô, giá trị gia tăng rất thấp, duy trì công nghệ lạc hậu, cái giá phải trả cho hủy hoại môi trường tự nhiên và môi trường xã hội rất cao... Nếu chúng ta tiếp tục đánh đổi giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế với nguồn tài nguyên thiên nhiên tuy đạt được tiến bộ đạt được trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ tiếp tục ghìm giữ đất nước trong vòng lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Bởi vậy, trong giai đoạn tới, không thể coi tài nguyên thiên nhiên là yếu tố hàng đầu thúc đẩy và hấp dẫn dòng vốn FDI, mà phải phát huy nguồn lực này một cách toàn diện trở thành thế mạnh thực sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Trên cơ sở xây dựng được cơ chế quản lý, sử dụng và ứng dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, Việt Nam vẫn có thể phát huy được tính chất trọng yếu của lợi thế này đối với việc góp phần đưa nền kinh tế nằm trong khối các thị trường hấp dẫn đầu tư nước ngoài tốt nhất trong khu vực cũng như quốc tế. Việc tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cần có sự cân nhắc kỹ càng, giữ vứng mục đích hàng đầu là nâng cao trình độ công nghệ thông qua việc tận dụng các nguồn lực tài nguyên một cách có kế hoạch, giữ cho đất nước ta có được sự tăng trưởng bền vững. 2.2. Cơ hội khi Việt Nam có cơ cấu dân số vàng Nước ta đang bước vào thời kỳ "dân số vàng" - giai đoạn mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã tận dụng rất tốt để phát triển kinh tế đất nước. Rõ ràng đây là cơ hội mà tất cả các quốc gia đang phát triển chờ đợi để trỗi dậy và Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cơ hội đó. Cơ hội dân số xuất hiện khi tổng tỷ suất phụ thuộc có xu hướng giảm và đạt tới “kỷ nguyên vàng” khi chỉ số này giảm dưới 50% hay nói cách khác cơ cấu dân số đạt tỷ lệ hai người trong độ tuổi lao động (từ 15-59 tuổi) so với một người phụ thuộc. Sự phát liv triển thần kỳ về kinh tế ở một số nước châu Á cho thấy những kinh nghiệm tận dụng lợi thế của giai đoạn “dân số vàng”. Thực tế cho thấy nếu cơ hội dân số, đặc biệt là giai đoạn “dân số vàng” diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định và cất cánh, đồng thời hệ thống giáo dục thực hiện tốt chức năng chuẩn bị tri thức và nghề nghiệp cho nguồn lực lao động, thì sẽ trở thành động lực mạnh của nền kinh tế. Chúng ta thường nói lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, song thực tế thì chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta chưa cao. Theo báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, nước ta đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, kinh doanh bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài. Còn lao động xuất khẩu đa phần chỉ đạt chất lượng thấp, mới qua đào tạo sơ đẳng, ngoại ngữ yếu. Bởi vậy, để tận dụng “cơ hội vàng” về nguồn nhân lực con người, giáo dục và đào tạo Việt Nam càng trở nên có vai trò và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều nay đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Có như vậy, Việt Nam mới có thể biến thách thức và cơ hội của thời kỳ dân số vàng thành các chuyển biến tích cực trên lĩnh vực thu hút đầu tư quốc tế, dựa đó làm nền tảng phảt triển kinh tế một cách thành công, giống như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm, Trung Quốc đang làm rất tốt trước đó, và tránh được “bẫy thu nhập trung bình” của Thái Lan và Indonesia, cũng như tránh được nguy cơ tụt hậu kinh tế như láng giềng Philipine. 2.3. Những thách thức trong các ngành công nghiệp phụ trợ Phát triển lĩnh vực công nghiệp phụ trợ được coi là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững trong giai đoạn tới. Do đặc lv điểm Việt Nam thiếu vốn, công nghệ, thị trường nội địa nhỏ bé nên các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển trước, các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển sau cùng với tiến trình nội địa hóa theo yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình nội địa hóa đã phải bãi bỏ do cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO nên phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Nhìn chung ở nước ta hiện nay công nghiệp phụ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và còn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ở nước ta chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp nhà nước phần lớn sản xuất, cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao vì công nghệ lạc hậu, quản lý còn yếu… nên chỉ tiêu thụ được trong nội bộ các doanh nghiệp nhà nước. Một bộ phận khác là các hộ kinh doanh cá thể đang gặp khó khăn về vốn và công nghệ. Bên cạnh đó thì hầu hết các ngành công nghiệp gần như chỉ mới phát triển ở khu vực hạ nguồn (lĩnh vực gia công công đoạn cuối của sản phẩm). Khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành sản xuất nguyên phụ liệu, linh kiện còn yếu. Việt Nam hiện vẫn thiếu các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu cơ bản như sắt, thép, nguyên liệu nhựa, cao su kỹ thuật, hóa chất cơ bản, linh kiện điện tử, bông sợi, da… Trong khi đó, công nghệ gia công còn lạc hậu, công suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định như các khâu đúc tạo phôi, rèn ép, mài, gia công, xử lý bề mặt, sản xuất khuôn mẫu... Ngoài ra, sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐịnh hướng chiến lược cho thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009.pdf
Tài liệu liên quan