Đồ án Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI CẢM ƠN

CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT

PHỤ LỤC CÁC HÌNH

PHỤ LỤC CÁC BẢNG

PHỤ LỤC CÁC HỒ SƠ

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Sự cần thiết nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa 2

1.3. Mục đích nghiên cứu 2

1.4. NộI dung nghiên cứu 3

1.5. Phạm vi nghiên cứu 3

1.6. Phương pháp nghiên cứu 3

1.6.1. Phương pháp tổng quan tài liệu 3

1.6.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 4

1.6.3. Phương pháp khảo sát thực địa 4

1.6.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

2.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Vị trí địa lý và diện tích tự nhiên 6

2.1.2. Đặc điểm khí hậu 7

2.1.3. Đặc điểm địa hình 7

2.1.4. Tài nguyên nước mặt 7

2.1.5. Tài nguyên nước ngầm 8

2.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Đồng Nai 9

2.2.1. Đặc điểm kinh tế 9

2.2.2. Phát triển công nghiệp 9

2.2.3. Phát triển nông nghiệp 11

2.2.4. Phát triển thương mại – dịch vụ 11

2.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội tỉnh Đồng Nai 11

2.3.1 Dân số, mật độ dân số 11

2.3.2. Lao động, việc làm, mức sống 12

2.3.3. Họat động giáo dục 12

2.3.4. Họat động y tế 12

2.4. Điều kiện tự nhiên thành phố Biên Hòa 13

2.4.1.Vị trí địa lý – kinh tế 13

2.4.2. Đặc điểm địa hình 14

2.4.3. Đặc điểm khí hậu 14

2.4.4. Đặc điểm thủy văn 14

2.4.5. Đặc điểm địa chất – địa chất thủy văn 15

2.4.6. Tài nguyên đất 16

2.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Biên Hòa 17

2.5.1. Dân số và lao động 17

2.5.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp 18

2.5.3. Nông nghiệp 19

2.5.4. Phát triển lâm nghiệp 19

2.5.5. Phát triển lĩnh vực dịch vụ 19

2.5.6. Hiện trạng xây dựng đô thị và các công trình công cộng 20

2.5.7. Hiện trạng xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật 20

2.5.8. Hiện trạng hệ thống thóat nước mưa 21

2.5.9. Hiện trạng cấp nước 22

2.5.10. Hiện trạng thóat nước thải và vệ sinh môi trường 23

2.5.11. Hiện trạng cấp điện 24

2.6. Hiện trạng quản lý môi trường tỉnh Đồng Nai 24

2.6.1. Công tác thanh tra, xử lý vi phạm về môi trường năm 2002 25

2.6.2. Các quan trắc môi trường 25

2.6.3. Công tác kiểm sóat ô nhiễm 25

2.6.4. Công tác giáo dục – tuyên truyền và nâng cao nhận thức về môi trường 26

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌAT ĐỘNG XỬ LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

3.1. Định nghĩa, đặc tính và nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp và nguy hại

3.2. Phân lọai chất thải rắn nguy hại 32

3.3. Thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại 36

3.4. Phương pháp quản lý và xử lý chất thảI nguy hại 39

3.4.1. Giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn 40

3.4.2. Tái sinh chất thải 42

3.4.3. Chôn lấp 49

3.5. Các văn bản liên quan đến quản lý CTNH 52

3.5.1. Sơ đồ hệ thống quản lý và xử lý chất thảI nguy hại 52

3.5.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thảI nguy hại 53

3.5.3. Tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến quản lý CTNH 55

3.6. Những tác động của chất thải nguy hại đến môi trường 56

3.7. Hiện trạng quản lý thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTRCNNH 58

3.8. Hiện trạng quan lý CTNH 60

3.9. Công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTRCN ở TP. Biên Hòa 63

3.9.1. Công ty phát triển KCN Biên Hòa (Xí nghiệp dịch vụ Sonadezi) 63

3.9.2. Doanh nghiệp tư nhân Tân Phát Tài 64

CHƯƠNG 4: KHỐI LƯỢNG CTRCNNH PHÁT SINH TRONG MỘT SỐ NGÀNH

4.1. Tình hình phát sinh chất thảicông nghiệp và nguy hại tạI tỉnh Đồng Nai

4.2. Tổng quan về các KCN ở Tp. Biên Hòa 70

4.2.1. Khu công nghiệp Biên Hòa 1 71

4.2.2. Khu công nghiệp Biên Hòa 2 71

4.2.3. Khu công nghiệp Amata 72

4.2.4. Khu công nghiệp Loteco 73

4.3. Thống kê khốI lượng CTRCNNH 74

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KIỂM SÓAT CTRCNNH TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

5.1. Các giải pháp về hành chính 78

5.2. Các giảipháp về kỹ thuật 83

5.3. Các giải pháp về kinh tế 83

5.3.1. Nguyên tắc PPP 83

5.3.2. Công cụ chỉ huy kiểm sóat CAC (command and control) 85

5.3.3. Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai 86

5.3.4. Giải pháp LCA (life cycle assessment) 86

5.3.5. Tiêu chuẩn ISO 14000 86

5.4. Các giải pháp về cưỡng chế

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận 89

6.2. Kiến nghị 91

 

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ: Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp nhằm chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới vào năm 2020. Sự phát triển công nghiệp luôn đi kèm với áp lực về chất thải, trong đó có chất thải nguy hại (CTNH). Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chất thải công nghiệp (CTCN), đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng đang từng bước tiến hành sự nghiệp công nghệ hóa – hiện đại hóa đồng thời với quá trình đô thị hóa. Sự hình thành các khu công nghiệp (KCN), sự phát triển về số lượng các cơ sở sản xuất cùng với sự gia tăng của các dịch vụ hỗ trợ là cần thiết góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội, việc tập trung đa số các ngành kinh tế đã dẫn tới các chất thải nguy hiểm ở mức độ cao làm tăng áp lực về môi trường cho Tp. Biên Hòa. Công tác quản lý nguồn phát sinh CTCN, đặc biệt là CTCNNH luôn đi song với việc vạch ra kế hoạch đầu tư cho phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa – hiện đại hóa để đáp ứng mục tiêu chiến lược của Việt Nam cho đến năm 2020. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA: Tp. Biên Hòa là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay thành phố có 4 khu công nghiệp tập trung cùng với một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác trên điạ bàn. Mọi hoạt động sản xuất đã làm phát sinh một lượng chất thải công nghiệp trong đó có lẫn nhiều thành phần độc hại. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh việc lập quy hoạch tổng thể quản lý CTNH cho các khu công nghiệp tập trung ở Tp. Biên Hòa. Dựa trên cơ sở hiện trạng phát sinh chất thải thực tế và lượng chất thải ước chừng trong tương lai, các nhà nghiên cứu sẽ lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án ưu tiên và hợp lý nhằm cải thiện môi trường thành phố và đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố theo quy hoạch đến năm 2020. Quy hoạch thành phố Biên Hòa với nhiệm vụ phát triển bền vững làm mục tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ nay đến năm 2020 theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tương xứng với vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Đồng Nai và là một trong những khu quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN) và cả nước. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài “Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa” với các mục tiêu chính như sau: Thống kê và đánh giá hiện trạng CTRCNNH trên điạ bàn thành phố Biên Hòa. Xác định các kết quả thu được và những tồn tại từ công tác quản lý CTNH hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Dựa trên mục tiêu đã đặt ra, nội dung của luận văn sẽ bao gồm: Giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Đồng Nai và Tp. Biên Hòa; Giới thiệu chung về CTNH và CTCNNH; Các vấn đề bức xúc về môi trường của Tp. Biên Hòa trong hoạt động quản lý và xử lý CTRCNNH; Thống kê khối lượng CTRCNNH phát sinh trong một số ngành công nghiệp đặc trưng trên địa bàn Tp. Biên Hòa; Đánh giá công tác quản lý và kiểm sóat CTRCNNH của Tp. Biên Hòa. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu của đề tài “Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn thành phố Biên Hòa” bao gồm 4 khu công nghiệp tập trung có khả năng phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố. Trong đó, đề tài nhấn mạnh vào hiện trạng và khối lượng chất thải phát sinh từ 4 khu công nghiệp tập trung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp tổng quan tài liệu: Theo phương pháp này, tất cả các nguồn tài liệu được thu thập từ các cơ quan, trên mạng internet và các tài liệu được cung cấp từ thầy cô hướng dẫn, các tài liệu được thu thập từ phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai được tổng kết lại, đánh giá và lựa chọn để thu được những thông tin và dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Với phương pháp này, các thông tin và dữ liệu sơ cấp được xem xét, tìm hiểu và lựa chọn nhằm đưa ra được những thông tin và dữ liệu chính xác và có ý nghĩa nhất làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề. Phương pháp khảo sát thực địa: Dưới sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, sinh viên đã có điều kiện tiếp xúc với các doanh nghiệp, trực tiếp trao đổi và lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. Khảo sát thực tế và tham dự hội thảo, ghi nhận thực tế làm tư liệu cho đề tài. Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các chuyên viên phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và thầy cô về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong1.doc
  • docanh.doc
  • raranh.rar
  • docBang bieu.doc
  • shschuong 4.shs
  • shschuong 5.shs
  • shschuong 6.shs
  • docchuong2.doc
  • docchuong3.doc
  • docHo so GP chu van chuyen CTNH - 2.doc
  • docIN MAU.doc
  • docNVU.doc
  • docPHLC2A~1.DOC
  • xlsthong ke.xls
  • docThu tuc cap So DKQLCTNH - 1.doc
  • docviet.doc
Tài liệu liên quan