Đồ án Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường qua nghiên cứu điển hình khu công nghiệp Việt Hương II

 

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ

CẦN NGHIÊN CỨU

 

1. Sự cần thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu đề tài 2

3. Nội dung nghiên cứu 2

4. Phương pháp luận nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Ý nghĩa đề tài 3

7. Giới hạn của đề tài 4

 

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỒ ÁN

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG

1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý 5

1.1.2 Địa hình 5

1.1.3 Khí hậu 6

1.1.4 Tài nguyên 7

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

1.2.1 Dân cư và nguồn lao động 11

1.2.2 Cơ sở hạ tầng 13

1.3 Tình hình phát triển kinh tế 13

1.4 Kế hoạch phát triển kinh tế của Tỉnh đến năm 2010

1.4.1 Mục tiêu 15

1.4.2 Giải pháp 16

 

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Giới thiệu các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương 18

2.2 Các vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp 21

2.3 Hiện trạng môi trường tại các KCN

2.3.1 Nước thải 23

2.3.2 Khí thải 25

2.3.3 Chất thải rắn 28

2.4 Tình hình xử lý chất thải của các nhà máy trong các KCN

2.4.1 Tình hình xử lý nước thải 29

2.4.2 Tình hình xử lý khí thải 30

2.4.3 Tình hình xử lý CTR 30

2.5 Thực trạng các hoạt động quản lý và BVMT trong các KCN 31

2.5.1 Công tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM 32

2.5.2 Công tác kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường 32

2.5.3 Công tác quan trắc và phân tích môi trường 33

2.5.4 Các hoạt động khác 34

2.6 Đánh giá những vấn đề môi trường còn tồn tại và nguyên

nhân gây ra 36

 

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG

KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

 

3.1 Tình hình nghiên cứu, phát triển KCN TTMT tại Việt Nam

3.1.1 Khái niệm KCN TTMT 38

3.1.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển các KCN TTMT tại

Việt Nam 39

3.2 Một số lợi ích và thách thức trong phát triển KCN TTMT 39

3.2.1 Các lợi ích khi phát triển KCN TTMT 39

3.2.2 Những thách thức khi phát triển KCN TTMT 41

 

3.3 Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng KCN TTMT 41

3.4 Xây dựng tiêu chí môi trường trong qui hoạch KCN 42

3.4.1 Tiêu chí định hướng trao đổi chất thải 42

3.4.2 Tiêu chí về phù hợp vị trí và qui mô KCN 43

3.4.3 Tiêu chí về sự phù hợp của hạ tầng cơ sở kỹ thuật 44

3.5 Các tiêu chí cơ bản để xây dựng KCN TTMT trong quá trình

hoạt động vận hành KCN 45

3.5.1 Cam kết tuân thủ các qui định về môi trường 45

3.5.2 Tiêu chí về áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn

ISO 14001 45 3.5.3 Tiêu chí về xây dựng, vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm

chất thải tại các nhà máy trong KCN 46

 

3.5.4 Tiêu chí về thực hiện quản lý, xử lý và trao đổi chất thải ở

qui mô KCN 50

3.5.5 Tiêu chí về xây dựng hệ thống phòng chống sự cố toàn KCN 50

3.5.6 Tiêu chí về xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc và

đánh giá chất lượng môi trường xung quanh KCN 50

 

CHƯƠNG 4

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐƯA KCN VIỆT HƯƠNG II PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

 

4.1 Giới thiệu về KCN Việt Hương II

4.1.1 Thông tin cơ bản 52

4.1.2 Vị trí địa lý 53

4.1.3 Hệ thống đường giao thông 53

4.1.4 Kinh phí đầu tư 53

4.2 Các ngành công nghiệp dự kiến đầu tư vào KCN 55

4.3 Hiện trạng môi trường tại KCN

4.3.1 Tình hình đầu tư hiện tại ở KCN 55

4.3.2 Hệ thống thoát nước và XLNT 56

4.3.3 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn 59

4.4 Đề xuất giải pháp phát triển KCN Việt Hương II theo hướng TTMT

4.4.1 Qui hoạch phân khu chức năng trong KCN Việt Hương II 60

4.4.2 Xây dựng Trung tâm trao đổi và xử lý chất thải 62

4.4.3 Đề xuất các giải pháp chi tiết để thực hiện kế hoạch xây dựng

Trung tâm trao đổi chất thải 67

4.4.4 Xây dựng mô hình bộ máy tổ chức quản lý môi trường

KCN Việt Hương II 68

4.4.5 Xây dựng kế hoạch QLMT trong KCN 70

 

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH DƯƠNG THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

5.1 Kiểm soát chặt chẽ việc nhập các công nghệ 77

5.2 Bổ sung các chỉ thị môi trường 78

5.3 Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế 79

5.4 Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về

BVMT 81

5.5. Xây dựng và phát triển hệ thống quan trắc, giám sát chất

lượng môi trường tại các KCN và vùng phụ cận 83

5.6 Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức BVMT 83

 

 

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận 85

6.2 Kiến nghị 86

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các khu công nghiệp ở Bình Dương theo hướng thân thiện môi trường qua nghiên cứu điển hình khu công nghiệp Việt Hương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đối phó. Việc xử lý vi phạm hành chính về BVMT còn quá nhẹ, chưa có biện pháp kiên quyết đối với doanh nghiệp nhiều lần vi phạm, doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên khen thưởng về BVMT thực hiện chưa sâu rộng và thường xuyên chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm, chưa hình thành các tổ chức quần chúng tiến bộ tham gia BVMT. Chương 3 Tóm tắt: Nội dung chương 3 tìm hiểu về khái niệm KCN TTMT, tình hình nghiên cứu và phát triển các KCNTTMT tại Việt Nam. Đồng thời đề ra các tiêu chí để xây dựng mô hình KCN TTMT trong giai đoạn qui hoạch và trong quá trình hoạt động để từ đó đề xuất mô hình TTMT cho KCN Việt Hương II. XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 3.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG (KCN TTMT) TẠI VIỆT NAM [16] 3.1.1 Khái niệm KCN TTMT [12] KCN TTMT là các KCN thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT trong quá trình xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và hoạt động; có hình thành tổ chức bộ máy QLMT trong nội bộ KCN, áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về QLMT, hoạt động có hiệu quả và chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong giai đoạn xây dựng, KCN TTMT là các KCN có qui hoạch, thiết kế và xây dựng các khu chức năng, các hệ thống cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và trao đổi chất thải, phối hợp xử lý chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn hoạt động, KCN TTMT phải áp dụng các giải pháp tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải, có quá trình trao đổi chất thải, nước, năng lượng giữa các nhà máy trong KCN, tham gia và có đóng góp tích cực vào các chương tình nâng cao nhận thức cộng đồng, BVMT công cộng. KCN TTMT là các KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. 3.1.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển KCN TTMT tại Việt Nam [12] Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển KCN TTMT từ các lý thuyết về sinh thái công nghiệp và KCNST mới chỉ đang trên giai đoạn nghiên cứu, học tập và tìm cách ứng dụng mô hình trong điều kiện công nghiệp hoá thực tế ở Việt Nam. Vấn đề này rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt hàng cho các nhà khoa học và Viện nghiên cứu thực hiện để có thể xây dựng các tiêu chí và phương pháp luận nhằm áp dụng mô hình KCN TTMT vào thực tế. Có thể nói, dự án “ Áp dụng các giải pháp công nghệ về QLMT xây dựng mô hình KCN TTMT” do Cục BVMT chủ trì được xem như một công trình nghiên cứu điển hình tại Việt Nam, là cơ sở tiền đề cho việc phát triển, ứng dụng mô hình KCN TTMT trong thực tế đối với từng đối tượng cụ thể. Trong dự án đã đưa ra tổng quan lý luận và phương pháp luận về KCN TTMT, đồng thời đánh giá các khả năng khả thi xây dựng mô hình KCN trong điều kiện Việt Nam thông qua việc điều tra hiện trạng phát triển các KCN Việt Nam và các vấn đề môi trường có liên quan, cụ thể khảo sát 5 KCN hiện hữu được lựa chọn là điển hình ở VKTTĐPN và miền Trung: KCX Tân Thuận, KCN Gò Dầu, KCN Sóng Thần, KCn Đức Hoà I, KCN Khánh Hoà, từ đó tổng hợp và xây dựng mô hình KCN TTMT cho KCX Tân Thuận. MỘT SỐ LỢI ÍCH VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN KCN TTMT 3.2.1 Các lợi ích khi phát triển KCN TTMT Lợi ích môi trường Các KCN TTMT sẽ giúp giảm nhiều nguồn gây ô nhiễm và chất thải, cũng như giảm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên. Các nhà máy tham gia KCN sẽ giảm được “gánh nặng môi trường” nhờ các giải pháp SXSH bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý hợp lý nguồn nước, thu hồi tài nguyên, các phương pháp quản lý và giải pháp công nghệ môi trường khác. Lợi ích về kinh tế Các nhà máy tham gia KCN TTMT sẽ có cơ hội giảm chi phí sản xuất nhờ tăng hiệu quả tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải, và hạn chế nguy cơ từng nhà máy bị phạt do không đảm bảo các yêu cầu BVMT. Sự gia tăng hiệu quả sản xuất cũng cho phép các nhà máy trong KCN tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn. Thêm vào đó, các nhà máy trong cùng KCN còn có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ môi trường khác như quản lý chất thải, huấn luyện các hoạt động BVMT, tổ quản lý và ứng cứu sự cố, mua chung nguyên liệu, sử dụng chung hệ thống thông tin môi trường, và các dịch vụ hổ trợ khác. Như vậy từng doanh nghiệp tham gia KCN sẽ giảm được đầu tư cho các hoạt động này. Lợi ích xã hội Sự gia tăng hiệu quả kinh tế của từng nhà máy tham gia KCN làm cho KCN trở thành công cụ phát triển kinh tế mạnh mẽ đối với cộng đồng dân cư. KCN như vậy sẽ thu hút các nhà đầu tư hàng đầu và tạo cơ hội mở rộng những hoạt động kinh doanh hiện có cũng như phát triển các hình thức kinh doanh mới ở địa phương. Nhờ đó, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới ở những cơ sở sản xuất công nghiệp đảm bảo môi trường và vệ sinh tốt hơn nhiều. Các nhà máy sẽ có nhiều khách hàng hơn để phục vu và mua sản phẩm của các doanh nghiệp mới trong KCN. Sự phát triển KCN TTMT sẽ tạo ra các chương trình mở rộng và nâng cao lợi ích kinh tế và môi trường cho các doanh nghiệp đồng thời hứa hẹn tạo ra KCN có môi trường không khí, đất nước trong sạch hơn, giảm đáng kể chất thải và thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. 3.2.2 Những thách thức khi phát triển KCN TTMT Phát triển KCN TTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình KCN TTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan, các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong KCN. Các nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong KCN TTMT. Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật hổ lệ trợ sự hình thành và phát triển các KCN TTMT trong tương lai. 3.3 CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ NHẰM XÂY DỰNG KCN TTMT Luật BVMT được Quốc hội nước Công Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/01/1994. Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT. Chỉ thị số 199 – TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN. Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH 2001 – 2005 đã được BKHCN&MT phê duyệt ngày 06/05/2002. Quyết định số 33/2003/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng BKH&CN về việc ban hành TCVN, trong đó có một số tiêu chuẩn về “nhãn môi trường và công bố môi trường” (TCVN ISO 14021:2003, TCVN ISO/TR 14025:2003). Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24/12/2003. Kèm theo Quyết định này là danh mục 36 chương trình, kế hoạch, dự án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về BVMT. Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 3.4 XÂY DỰNG TIÊU CHÍ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG TRONG QUI HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP 3.4.1 Tiêu chí định hướng trao đổi chất thải Đối với mô hình KCN TTMT, trao đổi chất thải giữa các nhà máy sản xuất trong và ngoài KCN cũng như khu dân cư lân cận thông qua Trung tâm trao đổi chất thải của KCN là hướng phát triển chính để giảm thiểu chất thải. Chính vì vậy, trong công tác qui hoạch KCN theo định hướng môi TTMT phải quan tâm đến vấn đề định hướng trao đổi chất thải lên hàng đầu. Định hướng trao đổi chất thải có vai trò trong quyết định đến ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN, qui hoạch hạ tầng môi trường cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN và vốn đầu tư vào KCN. Tại KCN Việt Hương II dự kiến đầu tư các ngành dệt may, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc cũng như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng do đó quá trình trao đổi chất thải cũng chủ yếu tập trung vào các ngành nghề nêu trên. 3.4.2 Tiêu chí về phù hợp vị trí và qui mô KCN Một KCN được coi là phù hợp về vị trí và qui mô khi thoả mãn các yêu cầu về khoảng cách an toàn, đảm bảo không gây các tác động có hại đến các khu dân cư lân cận và các khu vực sinh thái nhạy cảm khác. Giá trị sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải từ KCN cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn vị trí. Loại hình nguồn tiếp nhận sẽ quyết định nồng độ chất ô nhiễm cũng như lưu lượng nước thải được phép xả thải. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các KCN về không gian hay khoảng cách giữa những điểm xả nước thải cũng là một yếu tố quan trọng. Sự bố trí các KCN hay các điểm xả nước thải quá gần sẽ tạo ra sự tích tụ ô nhiễm. Khoảng cách an toàn được xác định dựa trên kết quả tính toán lan truyền của chất ô nhiễm theo mức phát thải thực tế và dự báo. Qui mô về diện tích của KCN cũng phải được hạn chế ở một giới hạn nhất định. KCN có diện tích quá lớn thường sẽ tạo ra một lượng phát thải lớn có thể gây ô nhiễm cục bộ trong KCN. Bên cạnh đó, tải lượng ô nhiễm lớn sẽ gây ra sự quá tải đối với khả năng tự làm sạch của môi trường nước và không khí. Qui mô KCN phù hợp được xác định dựa trên lượng phát thải ô nhiễm và khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn và qui mô của KCN có mối quan hệ chặt chẽ và được xác định dựa vào công tác dự báo hay kiểm toán môi trường kết hợp với mô hình hoá. 3.4.3 Tiêu chí về sự phù hợp của hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng môi trường của KCN với định hướng trao đổi chất thải Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng môi trường bao gồm các công trình xử lý ô nhiễm môi trường ở quy mô KCN là yêu cầu bắt buộc đối với chủ đầu tư KCN. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chung của KCN bao gồm: bố trí mặt bằng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện… Cơ sở hạ tầng về môi trường gồm có: hệ thống XLNT tập trung, trạm trung chuyển rác thải hoặc xử lý rác thải, hệ thống thu gom rác… Một KCN khi đi vào hoạt động cần phải có đủ cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và hạ tầng về môi trường nhưng ở Việt Nam, yêu cầu này ít được coi trọng. Có khá nhiều KCN đi vào hoạt động nhưng hạ tầng môi trường chưa hoàn thiện. Đối với KCN TTMT, yêu cầu BVMT là một trong những mục tiêu cần đạt được bên cạnh các mục tiêu kinh tế- xã hội. Mục tiêu này được thể hiện thông qua việc qui hoạch, thiết kế KCN luôn có tính đến sự phù hợp về môi trường, cụ thể như: thiết kế đảm bảo diện tích cây xanh toàn KCN không nhỏ hơn 10%, phân khu chức năng đối với từng loại hình công nghiệp sao cho phù hợp với sự trao đổi chất thải, đặt vị trí cho hệ thống xử lý nước thải tập trung vaò khu vực thích hợp, cuối hướng gió… Trong quá trình xây dựng các yêu cầu BVMT phải luôn được coi trọng và là một trong những ưu tiên hàng đầu của các đơn vị xây dựng nhằm đảm bảo các tác động có hại của hoạt động xây dựng đến môi trường xung quanh ở mức tối thiểu. Bên cạnh đó, định hướng trao đổi chất thải cần được thể hiện rõ trong công tác qui hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN TTMT. Các yêu cầu chính để phục vụ cho công tác trao đổi chất thải bao gồm: hệ thống thu gom vận chuyển chất thải và phương pháp quản lý; hệ thống dẫn chuyền năng lượng, phân lô phù hợp với khả năng trao đổi chất thải. 3.5. CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KCN TTMT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH KCN 3.5.1 Cam kết tuân thủ các qui định về môi trường Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN cũng như các nhà đầu tư vào KCN cần có những cam kết về việc thực hiện nghiêm túc 100% các qui định về BVMT ngay từ giai đoạn đầu tư ban đầu, cụ thể như: xây dựng báo cáo ĐTM, thực hiện bản cam kết môi trường, xây dựng các hệ thống xử lý ô nhiễm cục bộ, cam kết không xả chất thải ra môi trường xung quanh mà chưa xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tham gia trao đổi chất thải… Trong hợp đồng giữa chủ đầu tư KCN và nhà đầu tư vào KCN phải ràng buộc các cam kết nêu trên vào trong nội dung hợp đồng để có cơ sở pháp lý thực hiện trong giai đoạn hoạt động của dự án. Để thực hiện được những cam kết về BVMT của các nhà đầu tư, chủ đầu tư KCN và cơ quan quản lý Nhà nước cần đưa ra những chính sách, qui định có tính khuyến khích cũng như những biện pháp chế tài hữu hiệu, bên cạnh đó cũng cần cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho mọi đối tượng quan tâm. Tiêu chí này liên quan mật thiết với việc xây dựng và vận hành hệ thống QLMT của KCN. 3.5.2. Tiêu chí về áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 Hệ thống QLMT KCN theo tiêu chuẩn ISO 14001 có vai trò hết sức quan trọng qua việc định hướng, xây dựng các mục tiêu chỉ tiêu môi trường, chính sách môi trường của KCN, thiết lập các qui trình có liên quan đến môi trường, phê duyệt báo cáo về môi trường, kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT của nhà máy trong KCN. Ngoài ra, việc bồi dưỡng kiến thức về ISO 14001 cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN để triển khai thực hiện cho nhà máy của mình cũng là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống QLMT KCN. Vì vậy, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ TTMT của KCN trong quá trình hoạt động. Áp dụng hệ thống QLMT ở qui mô KCN là giải pháp tối ưu cho hoạt động QLMT KCN. Các hiệu quả tích cực về QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đã được thừa nhận qua việc áp dụng rộng rãi ở các quốc gia phát triển cũng như đã được Nhà nước ta triển khai chuẩn hoá thành các bộ tiêu chuẩn TCVN về ISO 14001 và cũng là yêu cầu chính của các qui định pháp luật đối với các hình thức sản xuất dịch vụ TTMT (ở đây là KCN TTMT) là phát triển bền vững, dung hoà giữa yêu cầu phát triển kinh tế và BVMT với việc xây dựng, phát triển chính sách. Do đó, đối với KCN TTMT, hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu bắt buộc phải có. Trong KCN TTMT, hệ thống QLMT KCN theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một trong những nội dung chính của công tác quản lý môi trường thông qua các bước: thực hiện – kiểm tra – rút kinh nghiệm – đề xuất giải pháp khắc phục. Các bước của qui trình này được thực hiện liên tục nhằm đảm bảo khả năng thích ứng nhanh nhất của hoạt động BVMT đối với việc phát triển và lấp đầy KCN. Đối với hệ thống chung quản lý Nhà nước về môi trường, hệ thống QLMT tại KCN có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận, đệ trình lên các cấp quản lý cao hơn những ý kiến phản hồi trong lĩnh vực BVMT từ các nhà máy trong KCN. 3.5.3. Tiêu chí về xây dựng và vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm chất thải tại các nhà máy trong KCN Tiêu chí về xây dựng và vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp được áp dụng trong các cơ sở sản xuất trong KCN được xác định dựa vào các công nghệ quản lý, giảm thiểu chất thải như: Hoá học xanh, SXSH, tuần hoàn – tái sử dụng, trao đổi chất thải, hệ thống EMS cho doanh nghiệp. Tiêu chí này yêu cầu các nhà đầu tư vào KCN có trách nhiệm vận hành hiệu quả hệ thống EMS hay các hệ thống xử lý chất thải trong KCN đạt tiêu chuẩn trước khi đưa vào hệ thống xử lý chất thải tập trung của KCN trong toàn bộ thời gian hoạt động của nhà máy. 3.5.3.1 Lợi ích của hóa học xanh Những nghiên cứu hoá học xanh chú trọng đến những công nghệ có thể làm giảm hay loại trừ việc sử dụng hay phát sinh những vật liệu nguy hại hay có độc tính, cũng như chú trọng đến việc thay thế những nguyên liệu không thể tái tạo bằng những nguyên liệu có khả năng tái sinh. Hoá học xanh nỗ lực nhằm giảm độc tính của sản phẩm ở mức độ cơ bản nhất – mức độ phân tử với mục tiêu cố gắng làm giảm những tác động nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường 3.5.3.2 Hiệu quả kinh tế của SXSH SXSH sẽ loại trừ được những chất thải tại nguồn, do đó sẽ giảm được sự tạo thành các chất ô nhiễm. Điều đó cũng cho phép giảm nhẹ việc kiểm soát chất thải cuối đường ống và do đó giảm được các chi phí cho sản xuất nhờ việc sử dụng tốt hơn nguyên liệu đầu vào trong dây chuyền sản xuất. Mô hình so sánh tương quan tổng quát giữa công nghệ sản xuất cổ điển và công nghệ sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại được thể hiện trên các hình 6 và hình 7 (*) (*) PGS.PTS Đinh Văn Sâm- Hội thảo Công nghệ Môi trường Việt Nam 1997 Tài nguyên: - Tái tạo - Không tái tạo Nhân lực Các quá trình công nghệ và thiết bị nhằm chuyển hoá vật chất Sản phẩm Chất thải CN Chất thải SH HỆ QUẢ Tài nguyên cạn kiệt HỆ QUẢ Chất thải tăng cao Ô nhiễm và suy thoái môi trường Hình 6: Mô hình công nghệ sản xuất cổ điển Sản phẩm tiêu dùng Nhân lực Chất thải CN Tài nguyên - tái tạo - không tái tại Các quá trình công nghệ và thiết bị dùng để chuyển vật chất Chôn lấp an toàn Xử lý tái chế Chất thải SH Sản phẩm mới Xử lý tái chế Quay vòng Hình 7: Mô hình KCN sản xuất sạch trong nền kinh tế hiện đại Trong BVMT hiện có 2 cách tiếp cận khác nhau: Cách tiếp cận cổ điển: Tập trung vào việc kiểm soát ô nhiễm. Đó là sự phản ứng thụ động khi đã có quá nhiều chất thải phát sinh do các hoạt động phát triển thì phải xử lý chất thải. Cách tiếp cận hiện đại: Tập trung vào sản xuất sạch hơn. Đó là phản ứng chủ động trong việc phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay từ đầu. Chi phí Khi so sánh hiệu quả của 2 cách tiếp cận trên, kinh nghiệm đúc kết từ thực tế các nước trên Thế giới đã cho thấy rằng: với cùng một đối tượng khảo sát, chi phí cho kiểm soát ô nhiễm sẽ tăng lên rất cao theo thời gian dài mặc dù mức chi phí ở những thời điểm khởi đầu có thể không cao lắm. Trong khi đó, chi phí cho phương thức sản xuất sạch có thể phải đòi hỏi tốn kém trong những thời điểm khởi đầu nhưng theo thời gian dài, chi phí này hầu như không có sự gia tăng đáng kể (Hình 8). Điều này cho phép khẳng định rằng: SXSH tiến tới TTMT là xu thế tất yếu, là công cụ hết sức hiệu quả cho BVMT trong phát triển kinh tế xã hội. Kiểm soát ô nhiễm Phương thức sản xuất sạch Thời gian Hình 8: So sánh hiệu quả kinh tế giữa hai cách tiếp cận môi trường 3.5.4. Tiêu chí về thực hiện quản lý, xử lý và trao đổi chất thải ở qui mô KCN Quản lý chất thải ở qui mô KCN là vấn đề lớn, bao gồm: tiêu chí môi trường cần đáp ứng (Luật BVMT, tiêu chuẩn Việt Nam về BVMT), hệ thống thu gom, XLNT, XLCTR và CTNH, hoạt động trao đổi chất thải,… Mỗi loại hình chất thải đều có một hệ thống quản lý, đội ngũ nhân viên thực hiện chặt chẽ, tuân theo những qui định nghiêm ngặt của Luật BVMT và các văn bản dưới Luật, các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cũng như những qui định của các nhà tài trợ, ngân hàng và công ty tài chính. Đối với KCN TTMT, sự trao đổi chất thải giữa các nhà máy trong và ngoài KCN là đặc trưng và một quá trình phức tạp, do vậy công tác quản lý chất thải phải đạt mức cao về trình độ quản lý và kỹ thuật. Tiêu chí này tập trung vào việc xây dựng đội ngũ chuyên môn về quản lý, xử lý chất thải trong KCN cũng như khả năng thực hiện công tác quản lý, xử lý chất thải của họ. 3.5.5. Tiêu chí về xây dựng chương trình phòng chống sự cố toàn KCN Hoạt động phòng chống sự cố môi trường của KCN có ở cả 2 mức: toàn KCN và qui mô từng nhà máy. Hệ thống phòng chống sự cố môi trường bao gồm việc xác định các rủi ro, xây dựng phương án phòng chống, mua sắm trang thiết bị chuyên dụng, đào tạo nhân sự và luyện tập định kỳ. Sự hoàn thiện của hệ thống phòng chống sự cố môi trường là một trong những yếu tố nâng cao tính thân thiện môi trường của KCN. 3.5.6. Tiêu chí về xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường xung quanh KCN Quan trắc môi trường định kỳ là yêu cầu bắt buộc của qui định pháp luật về môi trường đối với KCN cũng như các nhà máy đang hoạt động. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ giúp cho cơ quan QLMT Nhà nước biết được xu thế diễn biến chất lượng môi trường dưới tác động của sản xuất công nghiệp. Như vậy, đối với KCN TTMT, quan trắc môi trường định kỳ là công cụ kiểm tra thực tế về hiệu quả của các biện pháp QLMT của KCN. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá hiện trạng môi trường KCN cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hệ thống QLMT KCN đưa ra những yêu cầu, mục tiêu BVMT phù hợp cho KCN trong suốt quá trình hoạt động. Chương 4. Tóm tắt: Trong chương 4 tác giả xin trình bày 2 nôi dung chính: Giới thiệu về quá trình hình thành, hoạt động của KCN Việt Hương II và các vấn đề môi trường hiện tại. Đề xuất mô hình Trung tâm trao đổi chất thải trong KCN, qui hoạch cơ sở hạ tầng môi trường và các biện pháp quản lý chất thải HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐƯA KCN VIỆT HƯƠNG II PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 4.1. GIỚI THIỆU VỀ KCN VIỆT HƯƠNG II [11] 4.1.1. Thông tin cơ bản Địa chỉ : Ấp 2, xã An Tây, Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Tel : 0650.754870 Fax : 0650.754989 Mã số thuế : 3700498957 Đại diện là : Oâng HANG VAY CHI, Tổng Giám đốc KCN Việt Hương II nằm về phía Bắc của Tỉnh, đã được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận đầu tư theo Quyết định số 3681/QĐ.CT ngày 29 tháng 09 năm 2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Việt Hương II và Bộ Xây dựng đã phê duyệt quy họach cho tiết KCN Việt Hương II theo Quyết định số 747/QĐ-BXD ngày 11/05/2004 của Bộ tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docdanh muc bang.doc
  • docdanh muc hinh.doc
  • dochinh 1.doc
  • dochinh 2.doc
  • dochinh 3.doc
  • docHình 4.doc
  • dochinh 5.doc
  • dochinh 6.doc
  • docloi cam on-xong.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPHAN I.doc
  • docPHU LUC-xong.doc
  • docS.doc
  • rarto lot truoc chuong.rar
  • doctomtat.doc
  • doctham khao-3.doc
  • doctrang 3- nhan xet-xong.doc
  • doctrang_2_nv_do_an-xong.doc
  • doctrang_bia_1xong.doc
  • docVIETTAT.doc
Tài liệu liên quan