Đồ án Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi - Tây Ninh của công ty du lịch Đệ Nhất

Mục Lục

 

Lời nói đầu 1

 

Phần 1:Mở đầu 3

 

1.1.Sơ nét về hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch của Việt Nam nói chung: 3

1.1.1.Lịch sử ngành du lịch Việt Nam: 3

1.1.2.Tình hình kinh doanh du lịch hiện tại ở Việt Nam: 6

1.2.Hoạt động kinh doanh lữ hành: 9

1.3. Chương trình du lịch - sản phẩm khai thác của doanh nghiệp lữ hành. 9

1.4. Giá trị khai thác của các chương trình du lịch đối với doanh nghiệp. 11

1.5.Lý do chọn đề tài: “Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi- Tây Ninh của Cty du lịch Đệ Nhất” 11

1.6.Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, tính ứng dụng trong thực tiễn của đề tài. 12

1.7.Phương pháp nghiên cứu đề tài 12

1.8.Giới hạn nội dung nghiên cứu: 12

 

Phần 2 : Nội dung nghiên cứu 13

 

Chương 1: Cơ sở lý luận 13

 

I-Cơ sở lý luận khoa học 13

 

1.1.Những khái niệm cơ bản. 13

1.2 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh lữ hành. 17

1.3 Vị trí và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 19

1.4 Vai trò của bộ phận điều hành trong kinh doanh du lịch. 19

1.5 Hoạt động của bộ phận kinh doanh ( Sales và marketing) trong bộ phận điều hành: 20

1.5.1.Khái niệm về Sales và Marketing. 21

1.5.2.Lợi ích của Sales và Marketing: 24

1.5.3.Yêu cầu đối với nhân viên Sales và Marketing: 25

II- Cơ sở lý luận thực tiễn : 31

2.1.Tình hình kinh doanh lữ hành tại Tp. HCM những năm gần đây : 31

2.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Tp.HCM 35

2.3. Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. 39

2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu của du khách : 42

2.3.2.Phân tích quy trình xây dựng tour Củ Chi - Tây Ninh : 45

a.Quy trình thiết kế - Tổ chức tour :

b. Cách tính giá thành sản phẩm:

c.Phương thức triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty :

d.Đánh giá tính cạnh tranh tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty

III -Vai trò của bộ phận kinh doanh đối với kết quả kinh doanh 2008 của Cty. 54

 

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY 55

 

I – Giới thiệu chung về Cty du lịch Đệ Nhất. 55

II- Hoạt động của bộ phận Điều Hành tại Cty. 60

2.1.Tầm quan trọng của Điều hành với hoạt động của Cty: 60

2.2.Sơ đồ tổ chức của Phòng Điều Hành. 60

2.3. Vai trò của bộ phận Sales và Marketing trong hoạt động của Điều Hành 60

 

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN KINH DOANH Ở CTY. 61

 

3.1. Tình hình khai thác tour Củ Chi- Tây Ninh của Cty Đệ Nhất.( Hiệu quả chương trình du lịch ) 2008. 61

3.2. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi khai thác chương trình trên của Cty. 62

3.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tour Tp.HCM-Củ Chi- Tây Ninh. 63

 

PHẦN 3: KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 70

PHỤ LỤC 72

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hiệu quả khai thác chương trình du lịch Củ Chi - Tây Ninh của công ty du lịch Đệ Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn kinh phí nên chủ yếu dừng lại ở việc tư vấn, giới thiệu đối tác hoặc mời các tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng về du lịch do Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch tổ chức. Từ những kết quả đạt được, những hạn chế và triển vọng của sự hợp tác, Sở Văn hoá -Thể thao và Du lịch đã xây dựng định hướng công tác hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong giai đoạn 2007 – 2010. Trước hết là việc rà soát lại tình hình hợp tác phát triển để có kế hoạch cụ thể, làm sao cho việc liên kết đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả. Sở cũng sẽ tiếp tục triển khai việc ký kết hợp tác trên lĩnh vực du lịch với các địa phương theo chủ trương của UBND TP Hồ Chí Minh nhưng có chọn lọc dựa trên tiềm năng du lịch và khả năng hợp tác với từng địa phương. Dự kiến trong Quý I/2008 Sở sẽ triển khai chương trình ký kết với các tỉnh phía Bắc và trong Quý II/2008 sẽ ký với các tỉnh như: An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang. Bảng số liệu doanh thu: 2001 2002 2003 Doanh thu dịch vụ du lịch ( tỉ đồng) 2.496 3.051 2.700 Khách nước ngoài đến TP.Hcm( nghìn người) 874 1.031 1.200 2.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch ở Tp.HCM. v Thuận lợi : Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Trước thời cơ và thách thức khi nước ta gia nhập WTO, du lịch thành phố đã có những chiến lược phát triển để khẳng định vai trò là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình. Là một thành phố trẻ chỉ với hơn 310 năm lịch sử, nhưng Thành phố đã xây dựng được không ít công trình kiến trúc và sở hữu một nền văn hóa đa dạng. Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880. Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng, như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Ngoài ra, du khách đến thành phố có thể tham quan Địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Nếu trong dịp Tết thì có thể thăm quan Đường hoa Nguyễn Huệ. Các điểm xung quanh trong bán kính 100 km có thể kể đến như: Vũng Tàu, Bình Châu, Long Hải, Vườn quốc gia Cát Tiên. Thành phố hiện có 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, trong đó có một số khách sạn đã được tạp chí "Leisure & Traveler" bầu chọn trong nhóm khách sạn tốt nhất thế giới như Khách sạn Caravelle, Khách sạn New World... Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý và tập trung nhiều nhất tại Quận 1. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Do sự phát triển của du lịch, số phòng cao cấp tại thành phố hiện đang thiếu trầm trọng. Mặc dù nhiều nhà đầu tư có ý định xây dựng tiếp các khách sạn sạng trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao. Trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam, Thành phố này còn là một trung tâm mua sắm, là nơi tập trung nhiều khu vui chơi giải trí được đầu tư bài bản và có dịch vụ phong phú nhất. Một số công viên giải trí có thể kể đến như: Công viên Đầm Sen, Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên nước Đại Thế Giới, Công viên nước Đầm Sen , Công viên Kỳ Hòa và Làng du lịch Bình Quới. Bên cạnh đó là các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu; các khu mua sắm, như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza... hệ thống các nhà hàng, quán ăn cũng là một thế mạnh của du lịch thành phố. Ngành kinh tế du lịch TPHCM trong những năm qua có sự tăng trưởng khá cao, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố và ngày càng khẳng định vai trò là ngành kinh tế quan trọng. Số lượt du khách nước ngoài vào Việt Nam là 3.583.486 (năm 2006, theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam ), trong đó du khách nước ngoài đến TPHCM là 2.350.000. Như vậy, chỉ riêng TPHCM đã thu hút hơn phân nửa số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong khoảng 4,3 triệu khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 2007, 3 triệu khách đã tới thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tức khoảng 70%. Năm 2007 cũng là năm thành phố có được bước tiến mạnh mẽ, lượng khách tăng khoảng 12% so với 2006, doanh thu ngành du lịch đạt 19.500 tỷ VND, tăng 20%. Trên toàn thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 công ty lữ hành quốc tế đón khách từ nước ngoài vào du lịch Việt Nam và đưa khách từ Việt Nam ra du lịch nước ngoài, và khỏang 200 công ty lữ hành nội địa chuyên phục vụ khách trong nước. Các công ty lữ hành tổ chức tour trọn gói hoặc tour từng phần, bao gồm các tour trong thành phố, tour đến mọi miền đất nước, cho thuê hướng dẫn viên, thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, gia hạn visa… cho đến những dịch vụ rất nhỏ như giúp làm thủ tục sân bay, đưa khách cùng hành lý từ trong sân bay ra bên ngoài… Đặc điểm nổi bật của các công ty lữ hành là tính sáng tạo, không ngừng đưa vào chương trình tour những điểm mới cũng như những dịch vụ mới. Bên cạnh các tour truyền thống, còn có những loại hình phục vụ sở thích và nhu cầu đa dạng của du khách: Tour dã ngoại dành cho giới thanh niên yêu thích mạo hiểm, tour nghiên cứu học tập cho học sinh, tour báo hiếu là quà tặng của con cái dành cho cha mẹ lớn tuổi, tour trăng mật cho những đôi vợ chồng mới cưới, tour hành hương, tour leo núi, tour xuyên Việt bằng xe gắn máy, tour du lịch kết hợp nghiên cứu thị trường, tour du lịch kết hợp công tác xã hội… Và tất nhiên, các công ty cũng sẵn sàng tổ chức tour theo yêu cầu cụ thể của khách. Thành phố có một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch gồm 399 người đã được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế cùng hàng ngàn hướng dẫn viên nội địa mà kiến thức và kinh nghiệm nghềâ nghiệp luôn được đánh giá cao. Các công ty cũng quan tâm việc trang bị xe mới, từ loại xe 4 đến 50 chỗ ngồi. Cũng vì thế mà hàng năm, thành phố luôn có từ 6 đến 7 công ty lữ hành được Tổng Cục Du lịch xếp hạng TOP TEN trong cả nước. Song song với sự gia tăng đáng kể số lượng khách du lịch, số lượng các công ty kinh doanh lữ hành và lưu trú cũng tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2006, số lượng các công ty lữ hành trên địa bàn thành phố là 462 doanh nghiệp, tăng gần 26% so với năm 2005. Tính đến giữa tháng 10/2006, toàn thành phố có 772 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kinh doanh, 872 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 22.000 phòng, tăng 110 cơ sở với 1.135 phòng so với cuối năm 2005. Năm 2006 thành phố thí điểm xây dựng Lực lượng Bảo vệ du khách tới TPHCM. Đây là một bước nỗ lực của ngành du lịch nhằm giữ gìn trật tự, an toàn các khu vực trung tâm thành phố, giảm bớt việc đeo bám khách du lịch, cướp giật v.v… v Khó khăn: Các ngành kinh tế - xã hội đang trên đà hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2007.Năm 2009, dự báo có nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành dịch vụ lữ hành. Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫn phần nhiều là đường đất đá. Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lại cũng trở nên quá tải, cần sửa chữa.Hiện nay thành phố này có dân số kể cả số lượng khách vãng lai là 10 triệu người, kết cấu đô thị đã quá tải. Sài Gòn đã từng là thành phố của cây xanh với không gian kiến trúc theo quy hoạch của Pháp trước đây đã thay đổi với việc thu hẹp không gian xanh để xây dựng nhà cửa, không gian kiến trúc thành phố này trở nên chật chội với nhiều công trình xây dựng hỗn độn thiếu tính thống nhất.Công tác quy hoạch có nhiều bất cập và yếu kém. Tình trạng ô nhiễm môi trường ( rác thải, tiếng ồn, khói bụi….); nạn ngập lụt do triều cường; ách tắc giao thông vào giờ cao điểm và nhất là vấn nạn “lô cốt ‘là bức xúc nhức nhối của người dân -> gây phản cảm cho du khách gần xa nhất là khách quốc tế. **** Các giải pháp khắc phục khó khăn: Thiết nghĩ các ban ngành đoàn thể, sở ngành và chính quyền Thành phố cùng ngồi lại với nhau để cùng giải quyết những khó khăn này . (Nguồn: www.svhtt.hochiminhcity.gov.vn/ www.cinet.gov.vn/ www.vietnamtourism.gov.vn/) 2.3. Hiệu quả khai thác tour Tp.HCM - Củ Chi- Tây Ninh năm 2008. Trong thời gian thực tập ở Cty Đệ Nhất em khá tâm đắc với chương trình du lịch này: Cty du lịch ĐỆ NHẤT-THE FIRST TRAVEL 78C43 Phạm Ngũ Lão, P.3, Q.Gò Vấp Tel:(08)6257779.Fax:(08)39858919 To: Mr( Ms)…. From:Mr(Ms)……- Phòng Điều Hành- Tel…. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH VỀ NGUỒN - HÀNH HƯƠNG – THAM QUAN HỌC TẬP: Tp. Hồ Chí Minh- Địa đạo Củ Chi- Toà Thánh Tây Ninh ( 1 ngày) Chi tiết tour: - 06h00: Xe và HDV đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Tây Ninh. Dừng chân ăn sáng đặc sản bánh canh tại Trảng Bàng. Tiếp tục hành trình. - 09h00: Đến Tây Ninh, đi cáp treo lên núi Bà (chi phí tự túc), tham quan quần thể di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Trở xuống chân núi (Quý khách có thể tìm cảm giác mạnh bằng hệ thống máng trượt dài 1.700m xuống chân núi - chi phí tự túc). Tham quan và dự lễ thường nhật tại Tòa thánh Tây Ninh. - 12h30: Ăn trưa tại nhà hàng. - 13h30: Khởi hành về địa đạo Củ Chi. - 14h30: Tham quan địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo và nổi tiếng, thể hiện ý chí, bản lĩnh và tinh thần bất khuất của quân dân miền Đông Nam bộ trong chiến đấu. -16h00: Lên xe trở về, trả khách tại điểm hẹn, kết thúc chuyến tham quan, tạm biệt và hẹn gặp lại. GIÁ TOUR TRỌN GÓI: SL KHÁCH 10 - 14 15 - 24 25 - 34 35 - 45 GIÁ 225.000 195.000 175.000 165.000 GIÁ TOUR BAO GỒM : - Xe đời mới (15 - 45 chỗ), máy lạnh suốt tuyến - Ăn sáng và ăn trưa (bữa trưa bao gồm 4 món + tráng miệng + trà đá) - Vé tham quan theo chương trình - Bảo hiểm du lịch với mức bồi thường tối đa 10.000.000 VNĐ/người/vụ - Hướng dẫn viên suốt tuyến - Nón du lịch, khăn lạnh và nước giải khát 02 chai 0,5l/người/ngày GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM: - Ăn uống ngoài chương trình và các chi phí cá nhân phát sinh khác. GIÁ TOUR TRẺ EM: - Dưới 05 tuổi miễn giá vé tour (gia đình tự lo, 2 người lớn chỉ kèm một trẻ em) - Từ 06 – 11 tuổi phụ thu 75% giá vé tour SỰ HÀI LÒNG CỦA QUÝ KHÁCH LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI. 2.3.1 Nghiên cứu nhu cầu của du khách : Nghiên cứu nhu cầu là nền tảng cho việc xây dựng chương trình du lịch. a. Sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu nhu cầu: Nghiên cứu nhu cầu là một trong những nội dung của nghiên cứu thị trường, nhu cầu luôn là đối tượng của mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhu cầu du lịch trong kinh doanh lữ hành là một nhu cầu rất rộng lớn, nó luôn luôn thay đổi bởi sự phát triển của nền kinh tế và bởi những tác động khách quan và chủ quan. b. Nội dung nghiên cứu nhu cầu : Nghiên cứu nhu cầu để nắm bắt xu hướng vận động của nguồn khách : Nghiên cứu tìm hiểu xu hướng vận động của nguồn khách tại các thị trường du lịch. Nghiên cứu tìm hiểu xu hướng nguồn khách vận động nguồn khách trên phạm vi tổng thể thị trường du lịch. Nghiên cứu nhu cầu để xác định cơ sở trong việc xây dựng chương trình du lịch: Nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu du lịch, đi du lịch của du khách tại các thị trường du lịch nhằm xác định mục đích đi du lịch của du khách. Mục đích đi du lịch của du khách là một đặc trưng quan quyết định toàn bộ nhu cầu du lịch và chuyến đi du lịch. Ở những quốc gia có điều kiện phát triển du lịch mạnh mẽ với hệ thống các tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng cho phép thu hút nhiều du khách ở nhiều miền đất nước khác nhau đó là sự biểu hiện của sự thỏa mãn mục đích đi du lịch của du khách. Trong quá trình nghiên cứu tổng thể về nhu cầu có một sự đa dạng và phong phú trong mục đích đi du lịch của du khách đó là sự nghĩ ngơi, tìm hiểu một địa danh đất nước tham gia vào các sự kiện lớn của đời sống chính trị và xã hội. Nắm bắt được phần lớn mục đích đi du lịch của du khách tiềm năng là cơ sở quan trọng để định hướng không những trong việc xây dựng chương trình du lịch mà còn có tác dụng trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Nghiên cứu thu nhập của du khách trong các thị trường hiện nay: Việc nghiên cứu thu nhập của du khách ở các thị trường du lịch hiện nay là một quá trình nghiên cứu nắm bắt khả năng thu nhập của dân cư ở một địa phương, một đất nước, cả một vùng .. Mặc dù đây chỉ là chỉ tiêu tổng quát nhưng nó là cơ sở dùng để dự đoán xu hướng chi tiêu của du khách trong quá trình đi du lịch. Nắm bắt thu nhập của du khách trong các thị trường du lịch tiềm năng cho phép doanh nghiệp lữ hành xác định được khả năng thanh toán dùng cho kỳ nghỉ của du khách ở các thị trường đó. Tính logic trong tổng thể thu nhập được dùng để chi tiêu vào nhiều nhu cầu khác nhau trong đó có nhu cầu đi du lịch. Tùy theo từng quốc gia, từng dân tộc khác nhau mà khả năng dành cho chi tiêu du lịch cũng khác nhau. Theo xu hướng phát triển du lịch hiện nay du khách ngày càng dành cho du lịch với mức chi tiêu nhiều hơn. Nghiên cứu thời gian rỗi của du khách : Thời gian rỗi là một chỉ tiêu của phản ánh thời gian mà cư dân ở địa phương không hề tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh mà chỉ dành nó vào việc thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi nhằm phục hồi sức khỏe và tái sản xuất sức lao động. Thời gian rỗi là một đại lượng quá phức tạp theo tiếp cận của các nước phát triển vì hiện nay xu hướng giảm thời gian làm việc trong ngày cũng như trong tuần làm cho quỹ thời gian nhàn rỗi tăng lên đáng kể. Thế nhưng về thực chất mà nói thì nó phát tán nhỏ lẽ ở nhiều thời điểm khác nhau. Quỹ thời gian rỗi theo đúng nghĩa mà các tổ chức kinh doanh du lịch lữ hành cần nghiên cứu là lượng thời gian mà du khách có thể có được cho một ký nghỉ du lịch trọn vẹn và liên tục. Để xác định được chỉ tiêu này điều quan trọng là chúng ta phải xác định được các kỳ nghỉ trong năm của cư dân. Không bao giờ có thể có thể xác định một cách đúng nghĩa tuyệt đối chỉ tiêu về quỹ thời gian nhàn rỗi cho kỳ nghĩ của du khách. Trong thực tế nó biến động tăng lên hoặc giảm xuống. Nghiên cứu yêu cầu về chất lượng của chuyến du lịch : Thực tế kinh doanh du lịch đã chỉ ra những đòi hỏi không bao giờ giống nhau về các dịch vụ trong chuyến hành trình mặc du các du khách cùng chung mục đích đi du lịch. Đó là tính đa dạng của nhu cầu trong quá trình tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch. Yêu cầu về chất lượng của chuyến du lịch là tổng hợp các đòi hỏi về các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm … mức chất lượng không như nhau về các bộ phận cấu thành này dẫn đến sự khác biệt rất lớn trong mức giá trong chương trình du lịch dẫn đến chất lượng phục vụ cũng khác nhau. Nắm bắt cơ sở của nhu cầu về chất lượng, các dịch vụ tham gia vào chương trình du lịch là cơ sở để tổ chức lữ hành bố trí các nhu cầu về cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ thích hợp. Nghiên cứu tính chu kỳ và thời điểm du khách có nhu cầu du lịch: Nghiên cứu nội dung này cho phép doanh nghiệp lữ hành nắm bắt được tính thời vụ trong du lịch của các đối tượng khách. Thời điểm mà du khách có nhu cầu đi du lịch là thời điểm có thể tổ chức các chuyến du lịch theo các chương trình đã được định trước và quảng cáo trên các phương tiện khác nhau. Nắm bắt được thời điểm mà du khách có nhu cầu, doanh nghiệp lữ hành có thể xác định được quy luật thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch và du lịch, từ đó xác định được quy luật thực hiện các hoạt động marketing. 2.3.2.Phân tích quy trình xây dựng tour Củ Chi - Tây Ninh : a. Quy trình thiết kế - Tổ chức tour : Các tour theo yêu cầu thường được tổ chức cho đối tượng là khách đoàn với quy trình thiết kế theo sơ đồ sau : Và chương trình Tp.HCM- Củ Chi- Tây Ninh được thiết kế dựa vào sơ đồ này . Tuy nhiên, để có được chương trình hoàn hảo như trên, trước tiên Cty Đệ Nhất đã phải tốn khá nhiều tâm huyết, thời gian, công sức và tiền tài, nhân lực cho khâu thiết kế tour. 1. Hoạch định lộ trình Khách hàng mua tour đưa ra yêu cầu của mình về địa danh tham quan, thời gian, nhu cầu sinh hoạt dựa trên mức giá cả và bên bộ phận điều hành sẽ lấy thông tin về khách hàng như tên tuổi, nghề nghiệp, địa điểm khách hàng muốn đi trong tuyến du lịch, thời gian chuyến đi (đi và về), số lượng khách bao nhiêu, dịch vụ vận chuyển, khách sạn. Vd: Họ muốn đi Tây Ninh trước rồi sau đó mới ghé Củ Chi và ngược lại.. Hoặc họ muốn đi siêu thị miễn thuế Mộc Bài, sau đó ghé Núi Bà , khu du lịch làng các dân tộc thiểu số ( Fusaco ) chẳng hạn… Sau khi nhận thông tin và yêu cầu của khách, bộ phận lên chương trình sẽ thiết kế tour du lịch dựa trên những thông tin của khách hàng. Người lên chương trình sẽ đưa vào những tiết mục, hoạt động cho phù hợp với mục đích của tour như những trò chơi trên biển cho mục đích đi dã ngoại, những chuyến phiêu lưu thám hiểm rừng nguyên sinh, thăm từ thiện … và định mức giá bán trên đầu người.Họ đi khảo sát thực tế để định thời gian, vạch ra lộ trình cụ thể Thí dụ: có 5 ngã vào Củ Chi địa đạo, có đường tỉnh lộ XYZ… từ Trảng Bàng đi Núi Bà chẳng hạn…tất cả đều phải qua thực tế, không có sách vở nào nói đến cả! Liên hệ dịch vụ : liên hệ đăng ký phương tiện vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, mua bảo hiểm và sắp xếp hướng dẫn viên cho phù hợp. Vd: nhà xe Saigonbus hoặc HTX hay Cty vận tải- du lịch nào đó;ăn sáng ở Trảng Bàng- quán Ngọc Dung: ăn trưa ở Fusaco , hướng dẫn viên, bảo hiểm .Khẩu phần ăn bao nhiêu, ăn chính mấy món; có bao gồm các dịch vụ khác không ( Cáp treo, máng trượt….). 2. Và khảo sát thực địa: Phương tiện chủ yếu bằng ôtô ( ở xa) và xe máy (ở gần).Chương trình Củ Chi - Tây Ninh được Cty Đệ Nhất khảo sát thực tế bằng xe gắn máy để chọn ra hành trình hợp lý, tìm các cung đường mới để tạo nét riêng của Cty, thiết kế các điểm dừng kĩ thuât: ăn sáng, trưa, đi vệ sinh, mua sắm…->từ đó mới có chương trình chuẩn. b. Cách tính giá thành sản phẩm: 1.Tính Giá Vị trí, vai trò của giá cả : Giá cả là một trong những biến cố quan trọng, nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng này hay hàng khác đối với người tiêu thụ. Khách hàng sau khi lựa chọn sản phẩm tour ưng ý thì điều họ quan tâm tiếp theo là giá cả. Do đặc thù của sản phẩm du lịch là vô hình, khách hàng chỉ nhận được sản phẩm dịch vụ sau khi bỏ ra một khoản tiền đặt cọc trước, nên ngoài những chương trình tour hấp dẫn thì yếu tố giá cả cũng quyết định đến sự mua hàng của du khách. Khách hàng không thể biết trước được sản phẩm mình mua có chất lượng hay không? Có đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu hay không? Bởi vì sự hài lòng hay không khách hàng sẽ biết được sau khi sử dụng dịch vụ. Bởi vậy, giá cả sẽ là yếu tố cạnh tranh đầu tiên của các công ty lữ hành. Để đảm bảo tính cạnh tranh về giá, công ty sẽ phải nghiên cứu tìm hiểu từng đối tượng khách hàng để định giá thích hợp. Tuy nhiên, việc định giá cạnh tranh phải đảm bảo lợi nhuận và chất lượng phục vụ. Xác lập một chiến lược giá đúng đắn là điều kiện cực kỳ quan trọng đối với xí nghiệp nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi, chiếm lĩnh thị trường và có kết quả cao. v Các điểm cần lưu ý khi xác định giá thành và giá bán cho chương trình du lịch: • Giá của dịch vụ hàng hóa để tính giá thành phải là giá thu không bao tiền hoa hồng. • Hệ thống thuế. Cách Tính Giá: Hiện nay, Cty Đệ Nhất sử dụng chiến lược giá xuất phát từ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm. Định giá bán xuất phát từ chi phí được trình bày bằng công thức sau : Trong đó : G : giá bán đơn vị sản phẩm (đồng. Z : giá thành hoàn toàn đơn vị sản phẩm (đồng). M : lợi nhuận mục tiêu (đồng). Công ty xác định lợi nhuận mục tiêu theo tỷ lệ % của chi phí sản xuất (mZ) thường là 10%. Tuy nhiên, tùy vào các yếu tố khác mà lợi nhuận mục tiêu này có thể thay đổi 5%., 15% hay 20%. Tại Cty Đệ Nhất khi tính giá sẽ áp dụng cách tính Giá Bán = Giá Thành + Phí Phục Vụ + Lợi Nhuận Trong đó:Giá Thành : là giá chưa gồm các phí dịch vụ mà công ty phải thuê hoặc mua lại từ các dịch vụ khác như vận chuyển, ăn uống, vui chơi, tham quan…….. Phí phục vụ: 5% giá thành Lợi nhuận: 10 -15% giá thành Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh về giá cả nên công ty cũng không cứng nhắc áp dụng cách tính trên, mà phải tùy thuộc và tính chất của chương trình, khách hàng thời điểm tổ chức ->…. Sẽ cân đối lại giá để cho du khách một mức giá hợp lý nhất Giá bao gồm và không bao gồm: Trong lúc tính giá tour cần ghi rõ giá đã bao gồm những dịch vụ gì và không bao gồm dịch vụ gì. Giá áp dụng cho trẻ em…. 2. Nhân tố ảnh hưởng đến giá cả : Những nhân tố có thể kiểm soát được: Phương tiện vận chuyển : tùy thuộc vào địa điểm đến và sự lựa chọn của khách hàng về phương tiện vận chuyển như ô tô , tàu , máy bay.Chương trình Củ Chi- Tây Ninh đi bằng xe 45 chỗ thì giá khác với xe 35 chỗ, chương trình cho thiếu nhi khác với giá chương trình cho người lớn…. Nơi lưu trú : yêu cầu của khách về nơi lưu trú như resort, khách sạn, nhà nghỉ … Ăn uống : bao gồm các bữa ăn chính và bữa ăn phụ, hoặc buffet … tùy vào yêu cầu, sở thích của khách hàng để thiết kế cho các bữa ăn.Gía ăn sáng khác gía ăn trưa, ăn ở Fusaco khác với ăn ở Tx. Tây Ninh… Hướng dẫn viên : đây là người đóng vai trò quan trọng quyết định cho sự thành công của chuyến đi, là linh hồn của tour du lịch. Tham quan : phí vào cổng tham quan ở các địa danh cụ thể. Củ Chi Bến Dược: 15000VND/ khách (đoàn học sinh- sinh viên được giảm giá 10- 30 %). Gía khách nước ngoài 1 USD/ người. Núi Bà: Cáp treo 50000VND/ người- khứ hồi ; một lượt 30000VND/người.Máng trượt: 25000VND/người ( 1 chiều- từ núi xuống, chưa có chiều ngược lại ) . Bảo hiểm : du khách sẽ được công ty du lịch làm trung gian mua bảo hiểm cho chuyến đi, tạo sự an tâm cho du khách. Gía cho khách du lịch người Việt 1500 VND/ ngày, bồi thường tối đa 1 vụ 10000000VND. Gía cho khách quốc tế, Việt kiều là….., bồi thường tối đa…. Quà tặng : các tặng phẩm du lịch, giải thưởng trò chơi … Linh tinh khác : phí dự phòng, thuốc men. Những yếu tố trên có mức chi phí định trước. Việc định giá tour sẽ dựa vào tổng chi phí của các yếu tố này và thuế thu nhập phải nộp. Những yếu tố khách quan không kiểm soát được: Sức cạnh tranh trên thị trường : giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng. Thời điểm du lịch: do nhu cầu của du khách là chọn thời điểm du lịch vào mùa thích hợp. Do đó, việc giả định giá tour cũng ảnh hưởng theo mùa cao điểm hay thấp điểm.. *****Chương trình tr ên là Format chung với đối tượng là người lớn.Nếu khách là học sinh - sinh viên thì giá có thể giảm nhờ giá vé tại điểm tham quan giảm, khẩu phần ăn rẻ hơn so với người lớn, nếu đi nhiều xe ( hơn 1 xe) thì giá sẽ rẻ hơn 1 xe…. c.Phương thức triển khai các hoạt động thiết kế, tiếp thị, bán và thực hiện chương trình Củ Chi – Tây Ninh của công ty : Tiếp thị: Không ai có thể biết được sản phẩm của mình nếu không có chính sách quảng cáo phù hợp. Ở công ty phòng điều hành, tiếp thị chịu trách nhiệm về thống kê, quản lí, lưu trữ các số liệu, thông tin nhằm đưa ra kế hoạch hoạt động và thực hiện công tác tiếp thị cho công ty: - Sale tour qua điện thoại, đăng kí quảng cáo. -Qua Email của khách hàng , phát tờ rơi…. - Khảo sát các điểm nhằm đưa ra sản phẩm mới chào hàng trong các chương trình tour. - Thống kê các số liệu về doanh thu hiệu quả kinh doanh. - Lập các kế hoạch hoạt động kinh doanh và những biện pháp thực hiện cho các năm và trong từng thời kỳ dựa vào các số liệu thống kê và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế. - Lưu trữ tổng hợp các báo cáo đoàn, các thông tin, hình ảnh khi khảo sát các tuyến điểm du lịch. - Biên tập và thiết kế các ấn phẩm phát cho du khách để giới thiệu tour, tuyến. Sản phẩm sau khi được thiết kế và tính toán các đại lượng có nội dung kinh tế được nhà sản xuất thực hiện những công việc cuối cùng nhằm chuẩn bị đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường . Công việc chuẩn bị để giới thiệu quảng cáo sản phẩm bao gồm: Xác định nhiệm vụ của Cty: Nhiệm vụ tổng quát của Cty được xác định thông qua việc trả lời các câu hỏi: nhóm khách hàng: khách đoàn, khách lẻ, nội địa hay quốc tế….Họ cần nhu cầu gì: nhu cầu thẩm nhận giá trị chiến lược tinh thần, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu thẩm nhận giá trị văn hóa, nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Tùy mỗi nhu cầu mà có chương trình du lịch phù hợp. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng cách nào. Đây là vấn đề quyết định đến sự sống còn của công ty, thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị kinh doanh. Thỏa mãn nhu cầu phải bằng sản phẩm mang đặc trưng cụ thể. Không giống hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng , sản phẩm du lịch là sản phẩm trừu tượng , người mua không thể kiểm tra trước được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu hiệu quả kinh doanh qua việc khai thác chương trình du lịch của công ty TNHH Đệ Nhất.doc
Tài liệu liên quan