Đồ án Hoàn thiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU 3

1.1. Khái niệm chung về các khoản phải thu 3

1.2. Bản chất của khoản phải thu khách hàng 6

1.3. Nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu khách hàng 7

1.4. Chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán kế toán khoản phải thu khách hàng 9

1.5. Khái quát trình tự hạch toán đối với các khoản phải thu 10

2. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 11

2.1. Vai trò của kiểm toán khoản phải thu khách hàng 11

2.2. Mục tiêu kiểm toán khoản phải thu khách hàng 12

2.2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu khách hàng 13

2.3. Quy trình thực hiện kiểm toán các khoản phải thu 14

2.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 14

2.2.2. Thực hiện kiểm toán: 31

2.2.3. Kết thúc kiểm toán: 45

PHẦN II: THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 49

1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 49

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) 49

1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 49

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 49

1.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 52

1.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 53

1.2. Khái quát về công tác kiểm toán của Công ty 54

1.2.1. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty 54

1.2.2. Quy trình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam. 57

2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 59

2.1. Kế hoạch kiểm toán các khoản phải thu do Công ty VAE thực hiện 59

2.1.1. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu. 62

2.1.2. Các thủ tục kiểm toán thực hiện đối với khoản phải thu khách hàng. 63

2.2. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện 66

2.3. Kết thúc kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện 66

3. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN. 67

3.1. Giới thiệu chung về công ty khách hàng: 67

3.1.1. Khái quát chung về Công ty ABC 67

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 67

3.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty ABC 67

3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng 68

3.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ABC 68

3.2. Trình tự các bước để đi đến việc thực hiện kiểm toán 72

3.3. Kế hoạch kiểm toán của công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đối với khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC 72

3.4. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC 75

3.5. Ý kiến kiểm toán đối với khoản phải thu của Công ty ABC 88

4. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY XYZ DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 88

4.1. Giới thiệu chung về Công ty XYZ 88

4.1.1. Khái quát chung về công ty 88

4.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty XYZ 89

4.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty XYZ 90

4.1.4. Chế độ kế toán áp dụng 90

4.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty XYZ 90

4.2. Kế hoạch kiểm toán của Công ty VAE khi thực hiện kiểm toán khoản phải thu của Công ty XYZ trong năm 2005. 94

4.3. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty XYZ do Công ty VAE thực hiện. 96

4.4. Kết thúc kiểm toán khoản phải thu tại Công ty XYZ 105

5. SO SÁNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ABC VÀ CÔNG TY XYZ DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 105

5.1. So sánh kế hoạch kiểm toán 105

5.1.1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán 106

5.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho các khách hàng 108

5.2. So sánh việc thực hiện kiểm toán 110

5.3. Đánh giá về kết luận kiểm toán 113

1. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 114

1.1. Đánh giá chung về công ty (đánh giá về tổ chức bộ máy, đánh giá về quy trình kiểm soát chất lượng chung của công ty). 114

1.2. Đánh giá chung về chương trình kiểm toán các khoản phải thu do công ty thực hiện 117

2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 122

2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 122

2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện 123

2.2.1. Kiến nghị về kế hoạch kiểm toán 123

2.2.2. Kiến nghị về thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng 127

2.2.3. Kiến nghị về việc kết thúc kiểm toán 130

2.2.4. Kiến nghị đối với cơ quan chức năng 130

KẾT LUẬN 131

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 132

PHỤ LỤC

133

 

 

doc146 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hoàn thiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, E120, E130.... đặc biệt trong các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên không thể thiếu tờ “ghi chú” để chi tiết các đối tượng phải thu. Trên các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên phải chỉ rõ các số liệu được lấy từ đâu, các điều chỉnh hay phân loại hoặc các ý kiến đưa ra của các kiểm toán viên phải được minh chứng trên các giấy tờ làm việc. 2.1.1. Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu. Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Do giá trị của các khoản phải thu trên Báo cáo tài chính chủ yếu là phát sinh trong quan hệ bán chịu hàng hoá, vì vậy nó có quan hệ chặt chẽ với các khoản doanh thu bán chịu, mục tiêu kiểm toán đối với các khoản phải thu này cũng là mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói chung và doanh thu bán chịu nói riêng. Mục tiêu phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, tính đánh giá và tính trình bày cụ thể là: Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ cao hơn thực tế Tính hiện hữu: Ghi nhận doanh thu nhưng chưa xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ, vì vậy có thể dẫn đến tồn tại các khoản phải thu chưa thực tế xảy ra. Ghi chép: Doanh thu ghi sổ lớn hơn số phát sinh, có thể làm các khoản phải thu tăng lên. Tính đúng kỳ: Hàng hoá xuất ra hoặc dịch vụ được cung cấp vào kỳ sau nhưng doanh thu được ghi ở kỳ này. Giá trị hàng bán trả lại thấp hơn thực tế Tính đầy đủ: Hàng hoá bị trả lại nhưng không ghi giảm doanh thu Ghi chép: Giá trị hàng bán bị trả lại ghi sổ thấp hơn thực tế Tính đúng kỳ: Hàng bán bị trả lại ở kỳ này nhưng được ghi vào kỳ sau Doanh thu bằng tiền thấp hơn số thực tế Tính đầy đủ: Tiền bán hàng đã nhận lại nhưng chưa ghi sổ Ghi chép: Số tiền thu được bị ghi sổ thấp hơn số thực tế Tính đúng kỳ: Tiền thu được ở kỳ này nhưng được ghi sổ ở kỳ sau Khoản phải thu và dự phòng nợ phải thu khó đòi Phản ánh giá trị: Giá trị ròng của khoản phải thu khách hàng không được đánh giá đúng. Trình bày: Các tài khoản không được trình bày trên báo cáo tài chính theo đúng bản chất. Xác định xem số dư nợ phải thu có được thể hiện đầy đủ tính pháp lý và được sở hữu bởi công ty. Xác định xem tất cả các khoản nợ tại ngày khoá sổ đã được phản ánh trên bảng cân đối kế toán. Xác định xem việc trình bày khoản phải thu có phù hợp với luật định và các chuẩn mực kế toán hay không. 2.1.2. Các thủ tục kiểm toán thực hiện đối với khoản phải thu khách hàng. 2.1.2.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát Kiểm tra quy chế quản lý công nợ phải thu; Quy trình quản lý ghi chép và đối chiếu các khoản nợ phải thu khách hàng. Rà soát kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ phần doanh thu và đối chiếu với các chính sách và quy trình kiểm soát các khoản phải thu thương mại và phải thu nội bộ. Việc kiểm tra và đối chiếu phải bao gồm việc kiểm tra và đối chiếu về mặt thanh toán các khoản phải thu trên. Việc kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc. Chọn một số nghiệp vụ dự phòng phải thu khó đòi và kiểm tra xem xét các nghiệp vụ này có tuân thủ hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu quá trình phát sinh nghiệp vụ cho đến khi kết thúc. Việc kiểm tra phải bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ theo các quy chế quản lý công nợ và các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải ghi lại trên giấy tờ. 2.1.2.2. Phân tích soát xét Lập bảng tổng hợp và đối chiếu các số dư với Báo cáo tài chính Kiểm tra các khoản phải thu thương mại Lập danh sách khách hàng với đầy đủ các thông tin bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, số dư cuối kỳ. Đối chiếu tổng số phải thu với sổ theo dõi chi tiết tài khoản phải thu thương mại, sổ cái và bảng tổng kết tài sản. Phân tích tỷ lệ phải thu thương mại trên doanh thu thuần và so sánh với các kỳ để tìm ra các biến động lớn. Từ đó yêu cầu khách hàng cho biết nguyên nhân chính về các biến động đó. Thu thập, kiểm tra và phân tích tuổi nợ. Kiểm tra một số nghiệp vụ chi tiết đối chiếu với hoá đơn nhằm xác định các khoản phải thu này là của các hoá đơn bán hàng nhưng chưa được thanh toán. Các khoản phải thu của các khách hàng có số dư lớn phải được kiểm toán viên chi tiết và kiểm tra chọn mẫu. Lập thư xác nhận ít nhất 60% tổng số dư của tài khoản này. Tổng hợp các kết quả thư xác nhận theo yêu cầu. Lập các bút toán điều chỉnh nếu cần thiết. Trong trường hợp không gửi thư xác nhận số dư hoặc không nhận được thư trả lời, thực hiện kiểm tra các khoản thu tiền của khách nợ sau ngày khoá sổ. Thảo luận với khách hàng về khả năng thu nợ và dự phòng cho nợ khó đòi. Lập danh sách khách nợ đã được xác định là nợ khó đòi và ghi chép nguyên nhân. Kiểm tra việc hạch toán nợ khó đòi và ghi chép nguyên nhân. Kiểm tra việc hạch toán nợ khó đòi có phù hợp với chính sách chế độ của nhà nước không. Thu thập chi tiết các khoản dự phòng nợ khó đòi, giảm giá, chiết khấu. Phân biệt giữa dự phòng cụ thể cho các khoản không thể thu hồi được với các khoản dự phòng theo quy định của công ty. Đối chiếu các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định tính hợp lý của các khoản dự phòng. Xác định các khoản phải thu thương mại trên không được phản ánh trùng trên sổ phải trả. Kiểm tra doanh thu của hai tháng cuối năm tài chính để tìm những số dư lớn hay các nghiệp vụ kinh tế bị điều chỉnh hay xoá sổ. Kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các khoản phải thu lớn này, việc điều chỉnh hay bút toán xoá sổ. Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán của khách hàng, thanh toán cho các hoá đơn nào, có hợp lý hay không. Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán trên giấy báo có của ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt. Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ: Căn cứ vào kết quả kiểm tra các chứng từ về hàng gửi bán và hàng hoá được chuyển thẳng từ các nhà sản xuất đến khách hàng của công ty để điều chỉnh các khoản phải thu; Kiểm tra các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại hay các bút toán ghi giảm doanh thu sau ngày lập bảng cân đối kế toán; Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán trên giấy báo có của ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt đầu kỳ và sau ngày lập bảng cân đối số phát sinh. Các thủ tục kiểm toán khác Đối chiếu các khoản phải thu của năm trước đã được kiểm toán trên tài liệu hoặc báo cáo kiểm toán năm trước với sổ sách kế toán. Soát xét kết quả của việc gửi thư xác nhận năm trước để quyết định phương pháp tốt nhất cho năm nay. Nếu tỷ lệ trả lời thấp, xem xét có thể xác nhận bằng việc kiểm tra hoá đơn cụ thể. Đối chiếu giữa báo cáo nợ phải thu với thư xác nhận của khách nợ. Cộng báo cáo nợ phải thu và đối chiếu với sổ cái tài khoản phải thu. Xác định phương pháp chọn mẫu nợ phải thu để gửi thư xác nhận. Kiểm tra chi tiết tên, địa chỉ trên thư xác nhận với sổ chi tiết khách nợ. Lập bảng tổng hợp thư xác nhận và đối chiếu bảng tổng hợp thư xác nhận với sổ cái tài khoản phải thu. Khi thư xác nhận trả lời có chênh lệch, không có trả lời hoặc khách hàng không muốn gửi thư xác nhận thì xem xét để áp dụng các bước kiểm tra sau: Kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ; Tìm lại các chứng từ gốc liên quan như Đơn đặt hàng, Hoá đơn, Vận đơn,...; Chứng minh hàng hoá hoặc tiền đang đi trên đường. Xem xét việc đánh giá, ghi chép đối với các công nợ có gốc ngoại tệ và phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá. 2.2. Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng đối với các khoản phải thu ở trên Công ty tiến hành thực hiện kiểm toán theo trình tự các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán đã lập. Các kiểm toán viên không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải có sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toán thì đều phải được báo cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp, và phải được ghi chép rõ ràng. 2.3. Kết thúc kiểm toán khoản phải thu khách hàng do Công ty VAE thực hiện Căn cứ vào các bằng chứng kiểm toán thu được khi thực hiện kiểm toán các khoản phải thu kiểm toán viên đưa ra các kết luận của mình cho từng khoản mục đã kiểm toán, thông thường các ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra đối với các khoản phải thu khách hàng thường gắn liền với các ý kiến liên quan đến doanh thu của Công ty khách hàng. Các chủ nhiệm kiểm toán tập hợp các ý kiến của các kiểm toán viên được phân công kiểm toán các khoản phải thu và đưa ra ý kiến kiểm toán về các khoản phải thu này. Các kết luận mà kiểm toán viên đưa ra phải dựa trên các khía cạnh trọng yếu của các khoản phải thu. Bên cạnh đó một số vấn đề liên quan đến các khoản phải thu như về hạch toán, ghi chép, theo dõi các khoản phải thu, Công ty có thể đưa ra ý kiến trên thư quản lý cho khách hàng nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý các khoản phải thu của Công ty khách hàng. Trên báo cáo kiểm toán của Công ty VAE gồm các nội dung sau: Nơi nhận báo cáo kiểm toán Một số thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán như: Công ty VAE đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty khách hàng bao gồm những báo cáo nào. Trách nhiệm của Ban Giám đốc và kiểm toán viên Cơ sở đưa ra ý kiến của kiểm toán viên Giới hạn của cuộc kiểm toán Ý kiến của kiểm toán viên Số lượng Báo cáo phát hành, hình thức phát hành, cơ sở pháp lý của các Báo cáo kiểm toán. 3. KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ABC DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE) THỰC HIỆN. 3.1. Giới thiệu chung về công ty khách hàng: 3.1.1. Khái quát chung về Công ty ABC Công ty ABC là công ty liên doanh giữa Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam với nhà máy trang thiết bị điện JL – Trung Quốc. Công ty được thành lập theo quyết định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và giấy phép đầu tư số 123/GP – HY ngày 08/10/02 của UBND tỉnh Hưng Yên. Công ty có trụ sở và nhà xưởng đặt tại tỉnh Hưng Yên. Theo giấy phép đầu tư số 123/GP – HY ngày 08/10/02 của UBND tỉnh Hưng Yên, tổng số vốn đầu tư của Công ty là 400.000 USD, vốn pháp định của Công ty là 150.000 USD trong đó: Bên Việt Nam góp 45.000 USD chiếm 30% tổng số vốn pháp định – bằng tiền mặt; Bên Trung Quốc góp 105.000 USD chiếm 70% tổng số vốn pháp định – bằng máy móc thiết bị. Thời gian hoạt động của Công ty là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. 3.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Công ty chuyên cung cấp các loại hàng hoá, dịch vụ sau: Công ty ABC chuyên sản xuất các loại bộ phát điện, cụm đề khởi động và linh kiện của động cơ xe gắn máy. Sản xuất, xuất nhập khẩu và tiêu thụ các loại linh kiện, vật tư phục vụ cho lắp ráp xe máy. Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa sau bán hàng Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và của các doanh nghiệp khác tại Việt Nam. 3.1.3. Niên độ kế toán áp dụng của Công ty ABC Niên độ kế toán áp dụng của công ty từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12/2005 dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Công ty Công ty thực hiện lập Báo cáo tài chính bằng đồng VNĐ theo công văn số 179 – TC/ CĐKT ngày 08/01/2002 về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán. Hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với các quy định của Chế độ kế toán Việt Nam đang áp dụng tại Công ty đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được phản ánh vào tài khoản “chênh lệch tỷ giá” và được xử lý theo quy định tại thông tư số 105/2003/TT – BTC ngày 04/11/2003. 3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt nam ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư sử đổi bổ sung kèm theo. Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Các sổ chi tiết được mở và ghi chép đầy đủ, đúng theo chế độ kế toán hiện hành. 3.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty ABC Nguyên tắc xác định các khoản tiền Tiền là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng và có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó đến thời điểm báo cáo. Công ty mở sổ chi tiết theo dõi cho từng loại tiền Các khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng VNĐ theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các khoản tiền có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi sang đồng VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được xử lý theo thông tư số 105/2003/TT – BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính. Nguyên tắc xác định các khoản công nợ phải thu phải trả Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hoá đơn bán hàng xuất cho khách hàng. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả người bán dựa theo hợp đồng và ghi nhận theo hoá đơn mua hàng của người bán. Nguyên tắc xác định hàng tồn kho Hàng tồn kho của đơn vị được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trược tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền tháng. Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định hữu hình của Công ty được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 03 – TSCĐHH ban hành theo quyết định 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 và thông tư 89/2002 hướng dẫn chuẩn mực trên. Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá mua, chi phí mua và các chi phí liên quan khác, thuế nhập khẩu (nếu có). Khấu hao tài sản cố định hữu hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng, theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao được tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao quy định tại quyết định 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao của từng loại tài sản cụ thể như sau: Loại tài sản cố định Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 10 Máy móc, thiết bị 7 Phương tiện vận tải 6 Dụng cụ quản lý 3 Nguyên tắc ghi nhận các khoản vay ngắn hạn, dài hạn Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Công ty được ghi nhận căn cứ vào hợp đồng vay và khế ước vay với ngân hàng và các đối tượng khác. Các khoản lãi vay phải trả được tính theo lãi suất trên hợp đồng và định kỳ được ghi nhận vào chi phí tài chính. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Doanh thu trong kỳ của Công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng là các loại phụ tùng xe máy như: Bộ điện khí, bộ phát đề, bộ đề... Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kiểm toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 và thông tư 89/2002/TT – BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn chuẩn mực trên. Nguyên tắc ghi nhận giá vốn Giá vốn được ghi nhận căn cứ vào giá gốc của lượng hàng tiêu thụ, gia công trong kỳ, phù hợp với doanh thu. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ về thuế Thuế GTGT: Công ty thực hiện việc kê khai và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, Thuế xuất thuế GTGT đầu vào là 10%. Thuế nhập khẩu: Công ty được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu theo Quyết định tại điều 57 và 58 của Nghị định 24/2004/NĐ - CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định tại giấp phép đầu tư thì thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Công ty bằng 10% lợi nhuận thu được, áp dụng cho 15 năm đầu và bằng 25% trong các năm tiếp theo. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Hiện tại Công ty vẫn trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Các loại thuế khác: Các loại thuế khác được hạch toán theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm. Phân tích chung về tình hình tài chính của Công ty ABC: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty ABC Chỉ tiêu Số tiền tại ngày 31/12/2005 (VNĐ) Nợ phải trả ngắn hạn của Công ty ABC 67.680.093.536 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 56.510.383.276 Lỗ trong năm 2005 7.319.043.601 Lỗ luỹ kế 14.834.710.360 Khoản phải thu khách hàng 17.745.663.891 Giá trị hàng tồn kho 29.345.946.872 Tiền và các khoản tương đương tiền 4.132.659.460 Tổng tài sản ngắn hạn 53.530.911.539 Doanh thu bán hàng 87.120.768.624 Giá vốn hàng bán 91.777.619.882 Công ty bị lỗ liên tiếp trong nhiều năm, năm 2005 lỗ hơn 7 tỷ đồng và lỗ luỹ kế từ các năm trước chuyển sang hơn 7 tỷ đồng. Giá vốn của Công ty lớn hơn giá bán. Trong tổng doanh thu bán hàng có khoảng hơn 40% là bán cho Công ty Lifan (là một trong hai đơn vị tham gia góp vốn thành lập Công ty ABC). Công ty đã bán với giá thấp hơn cho Công ty mẹ, vi phạm nguyên tắc tính giá chuyển giao, để giảm giá trị thuế phải nộp. Nợ phải trả của Công ty quá lớn, gấp hơn 3 lần nợ phải thu của Công ty, và gấp gần 1,5 lần tổng tài sản ngắn hạn của công ty, tài sản ngắn hạn của Công ty chủ yếu là nợ phải thu và hàng tồn kho, các khoản tiền và tương đương tiền chiếm một tỷ trọng rất nhỏ vào khoảng 8,3% tổng tài sản ngắn hạn, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán trong tương lai của công ty. Giá trị hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn rất lớn, khoản 54% tổng tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho quá lớn có thể làm tăng chi phí cho lưu kho và làm ứ đọng vốn của đơn vị. Nợ phải trả của Công ty rất lớn, lớn hơn cả tổng nguồn vốn chủ sở hữu do giá trị của khoản lỗ luỹ kế của Công ty lớn khoảng hơn 14 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty. Công ty ABC thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính theo quy định bắt buộc của chính phủ, do Công ty ABC là công ty liên doanh. Theo Nghị Định số 105 của Chính Phủ báo cáo tài chính cuối năm của các doanh nghiệp liên doanh bắt buộc phải được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập. 3.2. Trình tự các bước để đi đến việc thực hiện kiểm toán Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Công ty VAE nên trước khi thực hiện cuộc kiểm toán chính thức, Công ty VAE phải xem xét và đánh giá khả năng tiếp tục kiểm toán cho Công ty ABC có làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên hay làm giảm uy tín của Công ty kiểm toán hay không. Công ty kiểm toán và Công ty ABC thường xuyên liên hệ với nhau để xem xét việc hoàn thiện hồ sơ sổ sách của Công ty ABC vào cuối năm tài chính để Công ty kiểm toán có kế hoạch kiểm toán cụ thể. Công ty kiểm toán xem xét và bàn bạc với các kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty ABC trong các năm trước để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho năm 2005. Kiểm toán viên tìm hiểu xem các sai phạm chủ yếu trên Báo cáo tài chính của Công ty ABC thường nằm ở khoản mục nào và có bất đồng nào xảy ra giữa Công ty ABC và Công ty kiểm toán trong năm kiểm toán trước hay không.... Ký kết hợp đồng kiểm toán: sau khi các công việc trên đã được hoàn thành, Công ty kiểm toán và Công ty ABC phải ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng kiểm toán ghi rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Công ty ABC có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho kiểm toán viên để phục vụ cho cuộc kiểm toán, và công ty phải đảm bảo rằng các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính của Công ty đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Công ty trong năm 2005. Đối với Công ty VAE, Công ty có nhiệm vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán kiểm toán hiện hành, và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của Công ty ABC. Trong hợp đồng còn ghi rõ mức phí kiểm toán và hình thức thanh toán giữa hai đơn vị. 3.3. Kế hoạch kiểm toán của công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đối với khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC Kế hoạch kiểm toán cho Công ty ABC quy định rõ thời gian thực hiện cuộc kiểm toán là 3 ngày, từ ngày 2/3/2006 đến ngày 5/3/2006 và số lượng kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán là 4 người: Kiểm toán viên Nguyễn văn A – trưởng nhóm kiểm toán, kiểm toán viên Nguyễn Văn B, các trợ lý kiểm toán: Trần thị C và Phạm Văn D. Rủi ro kiểm toán ban đầu được đánh giá ở mức trung bình trên cơ sở đây là khách hàng năm thứ hai, và mục đích kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2005 là để hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Rủi ro kiểm toán chủ yếu được trưởng nhóm kiểm toán đánh giá và trao đổi với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán từng khoản mục có liên quan. Mức đánh giá về rủi ro có thể xảy ra trên báo cáo tài chính của Công ty ABC phụ thuộc vào kinh nghiệm và xét đoán của trưởng nhóm kiểm toán, dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán của những năm trước. Trong kế hoạch kiểm toán của Công ty ABC, kiểm toán viên có đánh giá rủi ro có thể xảy ra đối với một số khoản mục nhưng các rủi ro này được đánh giá chung cho tất cả các cuộc kiểm toán (Căn cứ vào mẫu có sẵn) mà không xét đến tình hình cụ thể tại Công ty khách hàng. Mức trọng yếu được đánh giá cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính của Công ty ABC phụ thuộc vào tình hình cụ thể tại Công ty và tuỳ thuộc vào xét đoán của các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục đó. Mức trọng yếu được đánh giá đối với các khoản phải thu khách hàng dựa vào mức trọng yếu được đánh giá đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty ABC. Việc đánh giá mức trọng yếu của kiểm toán viên chỉ mang tính định tính, phụ thuộc vào xét đoán của từng kiểm toán viên mà không đưa ra một mức trọng yếu cụ thể nào. Khi phát hiện ra một sai phạm liên quan đến khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC, kiểm toán viên kiểm toán khoản mục đó căn cứ vào các xét đoán của mình về tính trọng yếu của khoản phải thu khách hàng để đưa ra quyết định có điều chỉnh hay không. Công ty kiểm toán không tìm hiểu sơ bộ về Công ty ABC trước khi lập kế hoạch kiểm toán, do vậy kiểm soát nội bộ về khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC được kiểm toán viên đánh giá thông qua các thông tin thu được từ hồ sơ kiểm toán của các năm trước. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu được đánh giá là có hiệu quả: Công ty có theo dõi chi tiết khoản phải thu khách hàng theo từng đối tượng, có thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng,... Trong năm trước, không có sai phạm nào trọng yếu và có ảnh hưởng dây truyền liên quan đến khoản phải thu khách hàng. Chương trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC được các kiểm toán viên thực hiện theo chương trình kiểm toán chung đã được xây dựng của Công ty kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chung này không được cụ thể hoá thành kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tình hình cụ thể tại Công ty ABC. Các mục tiêu kiểm toán đối với khoản phải thu khách hàng tại Công ty ABC bao gồm các mục tiêu như trong chương trình kiểm toán chung của Công ty và cung không được cụ thể thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù đối với khoản phải thu khách hàng của Công ty ABC. Phương pháp kiểm toán một số tài khoản chủ yếu: Được lập giống như trong kế hoạch kiểm toán của Công ty và cũng không xét đến tình hình cụ thể tại Công ty ABC như: lĩnh vực kinh doanh, loại hình hoạt động, tình hình tài chính,... Các công việc cụ thể của từng kiểm toán viên khi kiểm toán Công ty ABC: Trưởng nhóm kiểm toán – kiểm toán viên Nguyễn Văn A là người trực tiếp thực hiện kiểm toán khoản mục “hàng tồn kho” do đó trưởng nhóm kiểm toán cũng là người thực hiện kiểm toán khoản mục “thuế GTGT được khấu trừ”. Kiểm toán viên Nguyễn Văn B được phân công thực hiện kiểm toán khoản mục “doanh thu”, đồng thời thực hiện kiểm toán đối với khoản mục “phải thu khách hàng”. Kiểm toán viên Trần thị C sẽ thực hiện kiểm toán đối với các khoản “phải thu khác”. Kiểm toán viên Phạm Văn A sẽ thu thập các thông tin về các đối tượng cần gửi thư xác nhận của các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các phần hành, để lập và gửi thư xác nhận đồng thời kiểm toán viên này sẽ phụ trách việc theo dõi và thu hồi các thư xác nhận đã gửi và các thư xác nhận nhận được. Đối với các công việc khác (kiểm toán các khoản mục khác) được phân công cho từng kiểm toán viên cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên phải thường xuyên trao đổi với nhau và phản ánh các phát hiện của mình cho trưởng nhóm kiểm toán để có hướng giải quyết phù hợp nhất. Ngoài ra, Công ty ABC là khách hàng cũ của Công ty VAE do đó trong kế hoạch kiểm toán cụ thể được lưu ý một số vấn đề liên quan đến các khoản phải thu mà các năm trước kiểm toán viên đã phát hiện ra như: cần lưu ý các khoản thanh toán với công ty mẹ; các nghiệp vụ nhập mua nguyên vật liệu đầu vào của công ty mẹ hoặc các công ty khác trong cùng tập đoàn; xem xét các khoản phải thu khác của công ty, các khoản phải thu này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36439.doc
Tài liệu liên quan