Đồ án Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào K0MATSU PC-450

MỤC LỤC trang

LƠÌ NÓI ĐẦU.1

MỤC LỤC .2

1.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI . 5

1.2 CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC:

1.2.1. Công dụng của hệ thống truyền động thủy lực .6

1.2.2. Phân loại của hệ thống truyền động thủy lực 6

1.2.3. Yêu cầu của hệ thống truyền động thủy lự 7

1.3 Gới thiệu chung về hệ thống truyền động thủy lực của máy đào .7

KOMATSU PC-450 .7

1.4 Gới thiệu chung về máy đàomột gàu KOMATSU PC-450 . 8

1.4.1. Kết cấu chung . 8

1.4.2.Các thông số kỹ thuật chính của máy đào KOMATSU PC-450 .11

2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450.15

2.1.Hệ thống động lực .15

2.1.1. Công dụng . 15

2.1.2.Hệ thống động lực . 15

2.2. Hệ thống truyền động . 15

2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống 15

2.2.2.Mạch thủy lực chính của máy đào KOMATSU PC-450 .18

2.2.3. Khảo sát nguyên lý làm việc của Bơm trước và Bơm sau . 20

2.2.4. Kết cấu và nguyên lý làm việc của Bơm chính 23

2.3. Bộ công tác và cơ cấu phụ trợ . 24

2.3.1. Kết cấu gàu xúc . .25

2.3.2.Kết cấu Xylanh thủy lực .26

2.4.Bộ phận quay và cơ cấu di chuyển của máy đào . 28

2.4.1. Bộ phận quay của máy đào KOMATSU PC-450 28

2.4.2. Kết cấu di chuyển của máy đào KOMATSU PC-450 . 30

2.4.3.Sơ đồ mạch thủy lực di chuyển . 31

2.5. Hệ thống điều khiển . 33

2.5.1. Hệ thống điều khiển của máy đào KOMATSU PC-450 . 33

2.5.2. Van điều khiển điện tử . .33

2.5.3. Van điều khiển chính .35

2.5.4. Van tải một chiều . .36

2.5.5. Van giảm áp tự động . 37

2.5.6. Van an toàn . .49

2.5.7. Van tiết lưu . 40

2.4.8. Van chia và hợp lưu lượng . .41

2.5.9. Van điều chỉnh Momen . 42

2.5.10. Van đơn điển hình . .43

2.5.11. Van bù áp lực . .44

2.5.12. Van an toàn chống khí xâm thực 45

2.5.13. Van an toàn khi di chuyển . 47

2.5.14. Van thay đổi tốc độ mô tơ di chuyển . 48

2.5.15. Van an toàn hút .59

2.5.16.Van chống chuyển động lùi . 50

2.5.17. Nâng cần . .52

2.5.18. Hạ cần . .53

2.5.19. Hãm cần . 55

3. KHẢO SÁT HỆTHỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC KHI DI CHUYỂN TRÊN MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450 56

3.1. Phanh hãm . 56

3. 2. Van phanh di chuyển 57

3. 3. Van điều khiển lái .60

3. 4. Van an toàn khi di chuyển . .61

3. 5.Phanh của hệ thống quay . . .63

4. TÍNH TOÁN, KIỂM TRA BƠM CHÍNH .64

4.1 Các chế độ làm việc của bơm . .64

4.4.1.Các thông số của bơm 68

4.2. Tính toán hệ số dao động của bơm củ và bơm thiết kế . 71

4.2.1.Vận tốc chuyển động của piston . 71

4.2.2. Lưu lương . .72

4.3. So sánh hệ số dao độngcủa bơm củ và bơm thiết kế . .74

4.3.1. Bơm trước thiết kế 72

4.3.2. Bơm thiết kế . .76

5. TÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450 78

5.1. Kỹ thuật khi sử dụng . 78

5.2 Bảo dưỡng sửa chửa máy đào .79

5.3.Kỹ thuật an toàn của máy đào .83

6. KẾT LUẬN . . 85

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 86

 

doc86 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 13765 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào K0MATSU PC-450, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Sau thời gian 5 năm học tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, được sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản mà thầy, cô giao đã truyền đạt. Mỗi sinh viên khi ra trường cần phải qua một đợt tìm hiểu thực tế và kiểm tra khả năng nắm bắt, sáng tạo của sinh viên. Do đó quá trình thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp là công việc rất cần thiết nhằm giúp cho sinh viên tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã học, đồng thời nó là tiếng nói của sinh viên trước khi ra trường. Sau khi hoàn tất cả các môn học trong chương trình đào tạo, nay em được giao nhiệm vụ là : KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC TRÊN MÁY ĐÀO KOMATSU PC - 450. Ở nước ta hiện nay, quá trình xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình giao thông, khai thác các loại khoáng sản: than, đá, quặng. Đòi hỏi cần phải giải quyết những công việc như đào mà vận chuyển đất đá với khối lượng lớn mà lao động phổ thông không đáp ứng được. Do đó máy đào một gàu KOMATSU PC - 450 có hệ thống truyền động thuỷ lực nên có rất nhiều ưu điểm về kết cấu và thao tác và có khả năng tự động hoá, do đố nâng cao được năng suất và kinh tế trong quá trình sử dụng. Trong quá trình làm đồ án do trình độ còn hạn chế, tài liệu chưa đầy đủ nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của quý thầy cô và sự đống góp ý kiến của các bạn. Cuối cùng cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trong nhà trường đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Văn Đông đã tận tình hưỡng dẫn cho em thực hiện đề tài này và tất cả các bạn đã góp ý cho em hoàn thành đồ án này. Đà Nẵng, ngày 12 tháng 12 năm 2006. Sinh viên thực hiện Lê Quốc Tuyển MỤC LỤC trang LƠÌ NÓI ĐẦU..........................................................................................................1 MỤC LỤC………………………………………………………………………….2 1.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI……………………………………….…5 1.2 CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC:………………………………………………………………………...6 1.2.1. Công dụng của hệ thống truyền động thủy lực…………………….6 1.2.2. Phân loại của hệ thống truyền động thủy lực………………………6 1.2.3. Yêu cầu của hệ thống truyền động thủy lự…………………………7 1.3 Gới thiệu chung về hệ thống truyền động thủy lực của máy đào…………...7 KOMATSU PC-450……………………………………………………………………………….7 1.4 Gới thiệu chung về máy đàomột gàu KOMATSU PC-450……………………….…8 1.4.1. Kết cấu chung……………………………………………………...…8 1.4.2.Các thông số kỹ thuật chính của máy đào KOMATSU PC-450….11 2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450.............15 2.1.Hệ thống động lực………………………………………………………….....15 2.1.1. Công dụng………………………………………………………..…15 2.1.2.Hệ thống động lực………………………………………………..…15 2.2. Hệ thống truyền động………………………………………………….……15 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống………………………………………15 2.2.2.Mạch thủy lực chính của máy đào KOMATSU PC-450………….18 2.2.3. Khảo sát nguyên lý làm việc của Bơm trước và Bơm sau……..…20 2.2.4. Kết cấu và nguyên lý làm việc của Bơm chính……………………23 2.3. Bộ công tác và cơ cấu phụ trợ………………………………………….……24 2.3.1. Kết cấu gàu xúc………………………………………………….….25 2.3.2.Kết cấu Xylanh thủy lực…………………………………………….26 2.4.Bộ phận quay và cơ cấu di chuyển của máy đào………………………...…28 2.4.1. Bộ phận quay của máy đào KOMATSU PC-450…………………28 2.4.2. Kết cấu di chuyển của máy đào KOMATSU PC-450………….…30 2.4.3.Sơ đồ mạch thủy lực di chuyển…………………………………..…31 2.5. Hệ thống điều khiển……………………………………………………….…33 2.5.1. Hệ thống điều khiển của máy đào KOMATSU PC-450……….…33 2.5.2. Van điều khiển điện tử………………………………………….….33 2.5.3. Van điều khiển chính……………………………………………….35 2.5.4. Van tải một chiều……………………………………………….…..36 2.5.5. Van giảm áp tự động…………………………………………….…37 2.5.6. Van an toàn……………………………………………………..…...49 2.5.7. Van tiết lưu……………………………………………………….…40 2.4.8. Van chia và hợp lưu lượng…………………………………...…….41 2.5.9. Van điều chỉnh Momen…………………………………………..…42 2.5.10. Van đơn điển hình……………………………………………..…..43 2.5.11. Van bù áp lực…………………………………………………..…..44 2.5.12. Van an toàn chống khí xâm thực…………………………………45 2.5.13. Van an toàn khi di chuyển……………………………………...…47 2.5.14. Van thay đổi tốc độ mô tơ di chuyển…………………………..…48 2.5.15. Van an toàn hút…………………………………………………....59 2.5.16.Van chống chuyển động lùi…………………………………..……50 2.5.17. Nâng cần………………………………………………………..…..52 2.5.18. Hạ cần…………………………………………………………...….53 2.5.19. Hãm cần………………………………………………………....…55 3. KHẢO SÁT HỆTHỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC KHI DI CHUYỂN TRÊN MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450…………………………………………56 3.1. Phanh hãm…………………………………………………….……56 3. 2. Van phanh di chuyển………………………………………………57 3. 3. Van điều khiển lái…………………………………………………..60 3. 4. Van an toàn khi di chuyển……………………………...………….61 3. 5.Phanh của hệ thống quay………………………………….…..…...63 4. TÍNH TOÁN, KIỂM TRA BƠM CHÍNH…………………………………....64 4.1 Các chế độ làm việc của bơm……………………………………………..….64 4.4.1.Các thông số của bơm………………………………………………68 4.2. Tính toán hệ số dao động của bơm củ và bơm thiết kế………………….…71 4.2.1.Vận tốc chuyển động của piston………………………………...…71 4.2.2. Lưu lương…………………………………………………….…….72 4.3. So sánh hệ số dao độngcủa bơm củ và bơm thiết kế…………………..…..74 4.3.1. Bơm trước thiết kế…………………………………………………72 4.3.2. Bơm thiết kế………………………………………………….…….76 5. TÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450………………………………………………………………78 5.1. KỸ thuật khi sử dụng…………………………………………………...……78 5.2 BẢo dưỡng sửa chửa máy đào………………………………………………..79 5.3.Kỹ thuật an toàn của máy đào……………………………………………….83 6. KẾT LUẬN…………………………………………………………….…….…85 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….…….…86 PHẦN I: THUYẾT MINH I. TỔNG QUAN. 1.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Ngày nay cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự động hoá, cơ khí hoá đã tham gia ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất tạo nên hiệu quả rất cao. Máy đào là máy dùng để vận chuyển đất đá, là thiết bị rất quan trọng và không thể thiếu trong các công trình xây dựng, cầu đường , thuỷ lợi thuỷ điện và khai thác các loại khoáng ( than , đá quặng ) . Trong các công việc làm đất chiếm một khối lượng rất lớn , trong đó khoảng 45% là do máy đào đảm nhiệm. Máy đào được sử dụng rộng rãi vì chúng dễ thích nghi với nhiều loại công việc nhờ sử dụng các thiết bị công tác thay thế, các loại truyền động và những bộ phận di chuyển khác nhau. Máy đào KOMATSU PC-450 là máy đào một gàu có hệ thống truyền động thuỷ lực , có nhiều ưu điểm về thao tác kinh tế hơn so với máy đào truyền động cơ khí, nó không những đạt năng suất gấp 1,25 ÷1,5 lần so với các loại máy tương tự có cùng kích thước mà còn làm tăng mức độ cơ giới hoá một cách đáng kể khi sử dụng vào những công việc làm đất khác nhau. Máy đào KOMATSU PC-450 đã được tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá các cụm thiết bị dẫn động thuỷ lực, danh mục các chi tiết dự trữ của máy được giảm bớt đi nhiều và tạo ra khả năng vận dụng sửa chữa liên hợp để sửa chữa máy, nhờ vậy giảm bớt được việc sửa chữa nhỏ trong công tác sửa chữa và tăng thêm được thời gian sử dụng hữu ích. Cải thiện điều kiện lao động nhờ điều khiển tự động hóa, tạo ra khả năng nâng cao nưng suất của máy đào, còn tự động hoá sự dẫn động của nó thì dẫn động tiết kiệm được nguồn năng lượng do việc nâng cao hiệu suất của máy. Xuất phát từ những ưu điểm về kết cấu và thao tác của máy, cũng như khả năng sử dụng máy trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sử dụng nó vào các công trình xây dựng cơ bản, mà em đã chọn đề tài này, nhằm tìm hiểu kỹ càng và nắm nguyên lý làm việc, cách sử dụng và phương pháp vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa, để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho quá trình công tác sau khi tốt nghiệp. 1.2 CÔNG DỤNG PHÂN LOẠI, YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC. 1.2.1 Công dụng của hệ thống truyền động thuỷ lực. Hệ thống truyền động dùng để truyền công suất, chuyển động tự động cơ đến các bộ công tác trên máy sử dụng. Truyền động cơ khí, truyền động thuỷ lực, truyền động điện, truyền động khí nén, truyền động hổn hợp. 1.2.2 Phân loại của hệ thống truyền động thuỷ lực. Máy đào dùng để đào và vận chuyển đất đá. Căn cứ vào việc sử dụng thời gian làm việc của máy, người ta phân máy đào ra thành 2 loại chính: Loại làm việc lien tục ( máy xúc nhiều gàu) và loại làm việc tuần hoàn ( máy 1 gàu) + Theo phương pháp vận chuyển: có loại máy trên bộ và loại máy trên mặt nước. + Theo kết cấu của cơ cấu di chuyển : có loại máy bánh xích và bánh lốp + Theo kiểu động cơ chính đã được sử dụng : loại động cơ diezen và động cơ điện. + Theo kiểu truyền lực có 2 loại: - Loại truyền động cơ khí: Sự truyền động được truyền trực tiếp từ động cơ chính đến tất cả các loại cơ cấu nhờ các trục, bánh răng, cặp bánh vít trục vít, xích và các loại truyền động khác. - Loại truyền động thuỷ lực: Sự truyền động được thực hiện bằng bơm thuỷ lực ( một hoặc nhiều bơm) ống dẫn và động cơ thuỷ lực ( mô tơ hoặc xylanh thuỷ lực) chất lỏng công tác lưu thông tuần hoàn trong ống dẫn truyền năng lượng từ bơm đến các động cơ thuỷ lực làm chuyển động các cơ cấu công tác. 1.2.3 Yêu cầu của hệ thống truyền động thuỷ lực. Hiện nay máy đào một gàu sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, khai thác các loại khoáng ( than đá, quặng) . Quá trình làm việc của máy đào 1 gàu là 1 chu kỳ bao gồm việc đào, vận chuyển đất, đá và chuyển dịch máy đào tới vị trí khác khi chổ đứng máy đào không còn thuận tiện cho việc đào đất được nữa. Khi máy dịch chuyển, việc đào đất không thể thực hiện được , cho nên thời gian di chuyển cần được rút ngắn tới mức tối đa. Chu kỳ công tác của máy đào bao gồm các động tác sau: 1. Đào đất ( cắt đất và làm đẩy gàu) 2. Chuyển gàu ra khỏi vùng đào để bảo đảm vùng quay không được trở ngại 3. Di chuyển gàu đầy đất ra đến chỗ đổ bằng cách quay cả bàn quay cùng thiết bị công tác 4. Đổ đất ra khỏi gàu vào bãi chứa hoặc vào phương tiện vận chuyển. 5. Di chuyển gàu về vùng đào. 6. Hạ gàu xuống cho việc chuẩn bị đào tiếp. Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và đã có một thời gian dài được coi là hình thức truyền động quan trọng, quan trọng bậc nhất. Nhưng kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít. 1.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THUỶ LỰC CỦA MÁY ĐÀO KOMATSU PC-450 Đây là phương pháp truyền động quen thuộc và đã có một thời gian dài được coi là hình thức truyền động quan trọng nhất. Những kiểu truyền động này bao gồm: truyền động bánh răng, truyền động xích, truyền động bánh vít. + Truyền động bánh răng. Loại truyền động này được sử dụng rộng rãi nhiều nhất. Người ta dùng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tuỳ theo cách bố trí trục ra song song hoặc lệch góc với trục mà người ta sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh răng côn + Truyền động xích. Là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp vào các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hoặc nhiều dãy + Truyền động bánh vít. Với phương pháp truyền động ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau thì trục vít và bánh vít đối tiếp với nó. Bộ truyền động bánh vít có đặc điểm kích thước nhỏ gọn nhưng tỷ lệ truyền lớn. Truyền động bánh vít có hiệu suất thấp và chóng bị mài mòn Nhìn chung bộ truyền động cơ khí có những ưu , nhược điểm sau: + Ưu điểm - Cấu tạo tương đối đơn giản - Chế tạo dễ dàng - Làm việc chắc chắn, có khả năng chịu tải lớn - Giá thành chế tạo rẽ + Nhược điểm. - Kích thước bộ truyền lớn, trọng lượng nặng - Bộ truyền thường có kết cấu phức tạp - Làm việc gây tiếng ồn lớn - Khi truyền công suất đi ra tiêu hao công suất do ma sát và quán tính lớn - Tốc độ và mô men xoắn được biến đổi theo cấp - Khi cần thiết phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng 1.4 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ĐÀO MỘT GÀU K0MATSU PC - 450 1.4.1 Kết cấu chung. Máy đào K0MATSU PC - 450 là máy đào 1 gàu, truyền động thuỷ lực dùng đào và vận chuyển đất đá. Nó được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng thuỷ lợi Máy đào K0MATSU PC - 450 có đặc điểm , thiết bị công tác chính của máy đào là gàu ngược, mà thể tích của nó có thể trang bị khác nhau tuỳ theo loại đất thi công Máy có thể làm việc , các công việc như: đào hố móng, đào hào, đào giống, gàu quay có thể bảo đảm được điều kiện tốt để đào đất và thao tác vào bãi thải hoặc các phương tiện vận chuyển Trong hệ chống thuỷ lực máy đào K0MATSU, người ta sử dụng bơm piston rô to hướng trục kép và mô tơ thuỷ lực piston rô to hướng trục Cấu tạo chung của máy đào bao gồm các bộ phận chính sau: Bộ phận quay của máy đào K0MATSU được tỳ lên thiết bị di động (14) thông qua vòng ổ quay (13) trên bàn quay (11) người ta lắp thiết bị công tác, thiết bị động lực, cơ cấu quay, các cơ cấu dẫn động thuỷ lực và điều khiển thuỷ lực, bình dầu, buồng lái và bộ phận đối trọng. Động cơ Diezel (10) lắp ở phần đuôi của bàn quay (11). Ở đó cũng lắp bình chứa nhiên liệu, bình chứa chất lỏng công tác và đối trọng. Thiết bị công tác gàu ngược gồm cần (5) tay gàu (2) gàu (6) và các xy lanh thuỷ lực tương ứng (7,4,1). Buồng lái (80 của thợ lái được trang bị cách nhiệt và cách âm. Trong đó có bố trí ghế ngồi và các cơ cấu điều khiển, bàn điều khiển. Máy có trang bị hệ thống chiếu sáng và còi tín hiệu. Bộ phận di chuyển máy và bàn quay được dẫn động từ các động cơ thuỷ lực. Trên máy đào lắp 2 động cơ thuỷ lực và có hộp giảm tốc để đảm bảo sự dẫn động độc lập của hai giải xích. Môtơ thuỷ lực (9) dùng để quay bàn quay , ngoài ra còn có bố trí hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực để phanh hảm việc di chuyển và bàn quay. Chất lỏng công tác được truyền dưới áp lực từ bơm thuỷ lực (16) bơm này chuyển động quay từ động cơ diezel (10). Người điều khiển máy nhờ các phân phối thuỷ lực (150 bằng cách di chuyển các van trượt trong khối Ngoài ra, để đảm bảo các bộ phận của máy không bị quá tải, đồng thòi bảo đảm an toàn cho hệ thống thuỷ lực, người ta lắp các van trong hệ thống như van an toàn, van tháo tải, van giảm áp,van 1 chiều. Hình 1.1: Sơ đồ bố trí các cơ cấu của máy đào 1 – Xy lanh thuỷ lực gàu 10 - Động cơ Điezel 2 – Tay gàu 12 – Bàn quay 3 - Cần 13 – Vòng ổ quay 4 – Xy lanh thuỷ lực tay gàu 14 – Cơ cấu di chuyển 5 - Ống dẫn 15 - Khối phân phối thuỷ lực 6 – Gàu 16 – Bơm thuỷ lực 7 – Xy lanh thuỷ lực cần 17 - Đối trọng 8 - Buồng lái 18 – Ca bô 9 – Mô tơm thuỷ lực cơ cấu quay 19 – Bình nhiên liệu 1.4.2 Các thông số kỹ thuật chính của máy đào KOMATSU PC – 450 Bảng 1.1: CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY ĐÀO K0MATSU PC – 450 Tên thông số  Giá trị  Đơn vị   Trọng lượng toàn bộ  42240  Kg   Dung tích gàu  1,3 ( 2,2  m3   Loại động cơ  SA6 D1 25 – 2    Tốc độ của máy     - Tốc độ cao  5,4  Km/h   - Tốc độ thấp  3,2  Km/h   Áp suất dầu của mạch điều khiển  5,8    Áp suất mạch thiết bị làm việc     - Nâng cần  35  Mpa   - Hạ cần  34  Mpa   - Tay cần (vào và ra)  35  Mpa   - Di chuyển trái, phải  35  Mpa   - Bàn quay  30  Mpa   - Gàu (vào và ra)  35  Mpa   Công suất  98,6  KW    Hình 1.2: Các thông số kích thước máy đào KOMATSU PC - 450 BẢNG 1.2: CÁC THÔNG SỐ VỀ KÍCH THƯỚC Tên thông số  Giá trị  Đơn vị   Chiều cao của máy  3630  mm   Chiều dài toàn bộ  11925  mm   Chiều rộng của máy  3340  mm   Chiều dài của bánh xích  4350  mm   Chiều rộng của dãi xích  600  mm   Khoảng cách từ tâm quay đến đuôi  3500  mm   Khoảng sáng gầm máy  554  mm   Khoảng cách giữa hai trục bánh xích  4020  mm   Khoảng cách từ mặt đường đến đối trọng  1320  mm   Khoảng cách giữa hai trục chủ động  2740  mm   Hình 1.3: Các thông số về tầm với máy đào KOM ATSU PC - 450  BẢNG 1.3: CÁC THÔNG SỐ VỀ TẦM VỚI Tên thông số  Giá trị  Đơn vị   - Tầm với xa nhất của gàu  11670  mm   - Chiều sâu đào lớn nhất  7760  mm   - Chiều cao móc đất lớn nhất  7570  mm   - Bán kính quay nhỏ nhất  4840  mm   - Chiều cao nhỏ nhất có thể đào đất khi nâng hết  9300  mm   - Chiều cao lớn nhất  10920  mm   2. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY ĐÀO K0MATSU PC – 450 2.1. Hệ thống động lực. 2.1.1. Công dụng. Đây là hệ thống đống vai trò hết sức quan trọng trên máy đào, có nhiệm vụ truyền tải công suất từ trục khuỷu động cơ thành mô men và công suất có ích cho máy đào, tạo ra lực cần thiết để máy đào thực hiện các chuyển động. 2.1.2. Hệ thống động lực chính trên máy đào KOMATSU PC-450. Sử dụng loại động cơ đốt trông là loại động cơ diezen 4 kỳ, mã hiệu động cơ SA6D 125-2 bao gồm 6 xy lanh, bộ phận làm mát bằng nước phun nhiên liệu diezen trực tiếp thể tích làm việc là 11040 (CC) hành trình làm việc của xy lanh chính là 125 mm đường kính xy lanh là 150 mm. Nguần động lực phụ là động cơ điện một chiều với máy phát có hiệu điện thế 24V cường độ dòng điện 33A , máy khởi động có hiệu điện thế 24V công suất 7,5KW. Nguần ắc quy bao gồm có hai bình ắc quy mỗi bình có hiệu điện thế12V cường độ dòng điện 150AH. 2.2.Hệ thống truyền động. 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống. Hệ thống truyền động thuỷ lực là phương pháp truyền động được sử dụng rất phổ biến và trở thành một trong những khuynh hướng phát triển của loại máy đào này. theo nguyên lý làm việc truyền động thuỷ lực được chia ra làm 2 loại: - Truyền động thuỷ lực - Truyền động thuỷ tinh (còn gọi là truyền động thể tích). * Truyền động thuỷ động: Với phương pháp truyền động này không có mối liên hệ cứng giữa khâu chủ động và khâu bị động. Để truyền năng lượng tới khâu bị động (trục tuabin) động năng được sử dụng làm quay bánh bơm. Ở đây, trục bánh bơm quay nhận trực tiếp chuyển động quay của trục động cơ hoặc cơ năng khác. * Truyền động thể tích: Là phương pháp truyền động có chức năng đảm bảo môi liên hệ cứng (trong giới không thể nén được của chất lỏng) giữa khâu chủ động vfa bị động của bộ truyền động thuỷ lực, có truyền dẫn năng lượng do bơm tạo ra đến động cơ thuỷ lực ( xi lanh thuỷ lực hoặc động cơ thuỷ lực) qua chất lỏng công tác để truyền vào một khoang kín. Ưu, nhược của phương pháp truyền động thuỷ lực Ưu điểm: - Để thực hiện điều chỉnh về cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong máy ngay cả khi máy đang làm việc Truyền động công suất làm việc lớn và xa Cho phép đảo chiều chuyển động cách làm việc của máy dễ dàng Có thể đảm bảo cho máy làm việc ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi tải trọng ngoài Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của truyền động nhỏ Do chất lỏng làm việc trong truyền động thuỷ lực là dầu khoáng nên có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết Truyền chuyển động êm hầu như không có tiếng ồn Độ tin cậy và độ bền cao Điều khiển nhẹ nhàng Nhược điểm: Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng làm việc dễ bị rò rĩ hoặc không khí dễ bị lọt vào , làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc ổn định của truyền động Vận tốc truyền động bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va đập thuỷ lực, tổn thất cột áp, tổn thất công suất lớn và xâm thực Với phương pháp truyền động trên, ta thấy rằng truyền động thuỷ lực có nhiều ưu điểm nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trên máy đào một gàu. Để khắc phục một số nhược điểm của truyền động thuỷ lực nên trên các máy đào thuỷ lực người ta thường bố trí loại truyền động liên hợp như truyền động thuỷ cơ Tuy vậy , toàn bộ quá trình truyền và bộ phận truyền động là thuỷ lực nên vẫn được gọi là truyền động thuỷ lực. 2.2.2 MẠch thủy lực chính trên máy đàoKOMATSU PC-450  Hình 1.4 sơ đồ mạch thủy lực chính máy đào Thùng dầu thuỷ lực 2A- Bơm chính trước 2B-Bơm chính sau 3A- Van điều chỉnh mô men (TVC) bơm trước 3B- Van điều chỉnh mô men (TVC) bơm sau 4A- Van cảm nhận tải trọng (LS) bơm trước 4B- Van cảm nhận tải trọng (LS) bơm sau 5A- Van nhập tách lưu lượng chính 5B- Van nhập tách lưu lượng tải trọng (LS) 6- Van quay gàu 7- Van di chuyển bên phải 8- Van quay cần thấp 9- Van quay toa 10- Van quay di chuyển bên trái 11- Van tay quay cần thấp 12- Van quay cần cao 13- Van quay tay cầm cao 14- Van tiêu áp, nới van con thoi 15- Van tiêu áp với van con thoi đồng bộ cuộn gàu 16- Van tiêu áp không có con thoi, di chuyển 17- Van hút an toàn 18- Van hút an toàn , cuộc gàu 19- Van hút an toàn hai giai đoạn , hạ thấp cần 20- Rắc co 21- Van con thoi LS, gàu 22- Van con thoi LS, di chuyển phải 23- Van con thoi LS, cần 24- Van con LS, di chuyển trái 25- Van con thoi LS, tay gàu 26- Van kiểm tra cho mạch tái tạo cần 27- Van kiểm tra cho mạch tái tạo tay cần 28A- Van xã chính nhóm gàu 28B- Van xã chính nhóm, tay gàu 29A- Van hạ tải, nhóm gàu 29B- Van hạ tải, nhóm tay gàu 30- Van lựa chọn LS 31- Van kiểm tra LS 32- Van thông LS Sơ đồ dẫn động thuỷ lực xác định mối liên hệ về sự hoạt động giữa các thành phần của nó. Thiết bị bơm , cơ cấu điều chỉnh (bao gồm cả bộ phận phân phối thuỷ lực) động cơ thuỷ lực và các thiết bị khác không phụ thuộc vào kết cấu thừa hành Sơ đồ dẫn động thuỷ lực chảy từ bơm kép chính có hợp nhất dòng chảy và cung cấp cho động cơ thuỷ lực (cơ cấu thừa hành) theo kiểu song song nối tiếp từng nhóm. Đồng thời đảm bảo sự phối hợp độc lập và điều chỉnh tốc độ của hai hoặc nhiều thao tác. 2.2.3.Kết cấu và nguyên lý làm việc của bơm trước và sau. a. Giới thiệu chung Bơm là bộ phận của truyền động thuỷ lực. Nó biến đổi cơ năng chính ( động cơ điezel) thành năng lượng của dòng chất lỏng công tác. Chất lỏng công tác chảy theo ống đến động cơ thuỷ lực. Động cơ thuỷ lực biến đổi năng lượng của chất lỏng thành cơ năng của khâu bị động cơ thuỷ lực (trục của mô tơ thuỷ lực) để làm chạy cơ cấu thừa hành. Bơm piston rô to quay thường được sử dụng rộng rãi trong truyền động thuỷ lực của máy đào . Kiểu bơm pistơn rô to quay thường được sử dụng trên máy đào là loại bơm: Bơm piston rô to hướng trục nhỏ có những ưu điểm: - Cho phép cung cấp lượng dầu không lớn nhưng có áp suất lớn, áp suất của bơm không phụ thuộc vào năng suất và độ bền tương ứng - Cho phép mở máy khi không cần mồi chất lỏng Thiết bị bơm chính của máy đào 1 gàu truyền động thuỷ lực chia ra: Điều chỉnh được và không điều chỉnh được + Theo số bơm: Thiết bị một bơm và thiết bị nhiều bơm + Theo khả năng điều chỉnh chất lỏng được chia ra: Điều chỉnh được và không điều chỉnh được + Theo nguyên tắc điều chỉnh: Điều chỉnh từng cấp, trị số lưu lượng thay đổi nhờ sự đóng mở một số bơm tới đường cao áp mà chất lỏng công tác đi từ tiết bị bơm đến động cơ thủy lực. Điều chỉnh vô cấp lúc này trị số lưu lượng phụ thuộc vào sự thay đổi lưu lượng tiêu hao chất lỏng của bơm + Theo kể điều chỉnh: Điều chỉnh độc lập , điều chỉnh phối hợp , ở đây thể tích truyền của tất cả các bơm hoặc một số bơm được trang bị , được điều chỉnh như nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy đào K0MATSU PC-450.doc
  • rarbản vẽ.rar