Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1. Lời nói đầu . 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Nội dung nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu .2

1.5. Ý nghĩa của đề tài . 3

1.6. Cấu trúc của đề tài .3

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE

2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre 4

2.1.1. Vị trí địa lý .4

2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Bến Tre .5

2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy hải văn tỉnh Bến Tre .5

2.1.3.1. Đặc điểm khí hậu .5

2.1.3.2. Chề độ thủy văn .7

2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bến Tre .7

2.1.4.1. Tài nguyên khoáng sản .8

2.1.4.2. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng .8

2.1.4.3. Tài nguyên nước .9

2.1.4.4. Tài nguyên sinh vật và sinh thái .10

2.1.4.5. Tài nguyên biển ven bờ 10

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre .11

2.2.1. Điều kiện kinh tế .11

2.2.1.1.Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế .11

2.2.1.2. Ngành nông lâm ngư nghiệp .11

2.2.1.3. Ngành công nghiệp 12

2.2.2. Điều kiện xã hội tỉnh Bến Tre .12

2.2.2.1. Dân số và lao động .12

2.2.2.2. Y tế .13

2.2.2.3. Giáo dục và đào tạo 13

CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN VÀ CÁC VẦN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐI KÈM

3.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản tại Việt Nam hiện nay 15

3.1.1.Vai trò của ngành chế biến thủy hải sản ở việt Nam 15

3.1.2. Quy trình chế biến thủy hải sản điển hình ở Việt Nam .18

3.1.2.1. Công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh .18

3.1.2.2. Công nghệ chế biến thủy sản đóng hộp .21

3.1.2.3. Công nghệ chế biến thủy hải sản khô .23

3.1.2.4. Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản ăn liền .25

3.1.2.5. Công nghệ chế biến nước mắm .26

3.2. Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản

3.2.1. Ô nhiễm bởi các chất thải rắn và tác động của chúng .28

3.2.2. Ô nhiễm không khí trong các cơ sở chế biến thủy sản và tác hại.31

3.2.3. Ô nhiểm bởi nước thải trong các cơ sở chế biến thủy hải sản .32

3.2.4. Ô nhiễm bởi tiếng ồn .38

CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TỈNH BẾN TRE

4.1. Loại hình và quy mô các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre thuộc khu vực khảo sát 39

4.2. Hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thuộc khu vực khảo sát .41

4.2.1. Các công nghệ chế biến và sản phẩm điển hình .41

4.2.2. Hiện trạng môi trường .54

4.2.2.1 Chất thải rắn 54

4.2.2.2 Nước thải và hệ thống xử lý nước thải .61

4.2.2.4 Khí thải và mùi, độ rung, độ ồn .84

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN TRE

5.1. Các công cụ về kỹ thuật .92

5.1.1. Cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu để xử lý nước thải đạt yêu cầu 92

5.1.2. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn mà các nhà máy chế biến thủy hải sản nên quan tâm thực hiện .95

5.1.3. Hoàn thiện chương trình Giám sát môi trường cho các nhà máy .98

5.2. Các công cụ quản lý .99

5.2.1 Biện pháp quản lý bằng nghĩa vụ pháp lý và thỏa thuận tình nguyện.99

5.2.2 Biện pháo quản lý bằng công cụ kinh tế .100

5.2.3 Biện pháp đào tạo, nâng cao nhận thức .101

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .

6.1 Kết luận .102

6.2 Kiến nghị 103

Tài liệu tham khảo

Phụ Lục

 

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
400 m3/ngày. So sánh với định mức trung bình trong CBTS của Mỹ, Canada, định mức nước sử dụng ở Việt Nam cao hơn trung bình 20 – 30%. Ước tính tính tỷ lệ (%) đối với các công đoạn thải chính được thể hiện qua bảng 3.3 Bảng 3.3: Các dạng nước thải công nghiệp chế biến thủy hải sản STT Loại nước Tỷ lệ(%) 1 Nước bảo quản, sơ chế 15 – 25 2 Nước trong công đoạn xử lý nguyên liệu 35 – 45 3 Nước trong công đoạn vệ sinh thiết bị nhà xưởng 20 – 30 4 Nước kĩ thuật, làm mát thiết bị 1 – 5 5 Nước sinh hoạt 10 - 15 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007) Qua các kết quả điều tra trong giai đoạn từ 1998-2002 của Tổng Cục Thuỷ Sản, lượng nước thải trung bình tính trên một đơn vị sản phẩm theo một số dạng công nghệ chế biến điển hình được nêu trong bảng 3.4 Bảng 3.4: Định mức nước thải trung bình cho 1 tấn sản phần thuỷ sản của một số dạng công nghệ chế biến điển hình STT Công nghệ chế biến Lượng nước thải (m3/tấn sản phẩm) 1 Chế biến sản phẩm đông lạnh 30 – 80 - Cá đông lạnh nguyên con 30 – 40 - Tôm, mực, cá philê, cua, ghẹ, sò 40 – 80 2 Chế biến thuỷ sản ăn liền xuất khẩu: 25 – 100 -Surimi 40 – 45 -Sashimi 25 – 35 - Mực ống nhồi, ghẹ nhồi mai (chế biến từ nguyên liệu tươi sống) 90 – 100 3 sản xuất đồ hộp cá 35 – 50 4 Chế biến sản phẩm khô dùng cho: - Xuất khẩu 20 – 25 - Nội địa 3 – 6 5 Sản xuất bột cá chăn nuôi 6,9(nước ép cá:1,9m3) 6 Sản xuất nước mắm 0,5 – 2 ( Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007) Đặc trưng nước thải CBTS : Thành phần chủ yếu của nước thải CBTS là protein, chất béo trong đó chất béo là thành phần khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Thành phần, tính chất nước thải công nghiệp CBTS thường thay đổi theo các mặt hàng của các cơ sở chế biến cũng như theo mùa vụ, công nghệ chế biến.. Nước thải CBTS còn chứa nhiều các thành phần hữu cơ tồn tại chủ yếu ở dạng keo, phân tán mịn, tạp chất lơ lửng tạo nên độ màu, độ đục cho dòng thải. Do quá trình phân huỷ sinh học xảy ra nhanh nên nước thải thường có mùi khó chịu, độc hại với đặc trưng chủ yếu là những dạng sản phẩm phân huỷ trung gian của các hợp chất hữu cơ chứa N, S như: Trimetylamin, Mercaptan, Amoniac, Sunfuahydro, Ure…Thành phần không tan và dễ lắng chủ yếu là các mảnh vụn xương thịt, vây, vảy từ quá trình chế biến và ngoài ra còn có các tạp chất vô cơ như cát sạn, …Đối với những nhóm sản phẩm đông lạnh, sản phẩm ăn liền và đồ hộp, trong nước thải thường chứa các loại hoá chất khử trùng, chất tẩy rửa từ vệ sinh nhà xưởng, thiết bị…Ngoài ra còn có thể chứa một lượng nhỏ các loại hoá chất phụ gia thực phẩm thải ra từ các khâu xử lý nguyên liệu phối chế sản phẩm. Đặc trưng nước thải từ một số loại hình CBTS được nêu trong bảng 3.5, trong đó nước thải có độ ô nhiễm cao là nước CBTS đông lạnh với BOD5 là 200 ÷ 1300; COD là 400 ÷ 1900. Bảng 3.5: Nồng độ ô nhiễm trung bình trong nước thải một số loại hình chế biến thủy sản Loại hình chế biến sản phẩm thuỷ sản Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm (*) pH SS (mg/L) BOD (mg/L) COD (mg/L) NTS (mg N/L) PTS (mg P/L) Đông lạnh 6,5-8 150-500 200-1300 400-1900 30-150 10-30 Đồ hộp 7,1 100 478,8 775,6 24,84 11,82 sản phẩm ăn liền 7,8 586 3.120 4.890 125 11,32 Nước mắm 7,5 75 20 40 - - Mực khô, tôm khô 7,3- 7,8 120-370 60-125 80-200 6-27 2-8 ( Nguồn: Báo cáo hiện trạng Môi trường, Cục Thuỷ sản, 2007) Tác động của nước thải chế biến thủy hải sản đến môi trường Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt. Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷ sản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinh vật, cụ thể như sau: Các chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo...Khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Chất rắn lơ lửng: Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu...Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè… Chất dinh dưỡng (N, P): Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên thiếu hụt oxy. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến ánh sáng không tới được các lớp nước bên dưới, do vậy quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước. Vi sinh vật: Các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải là yếu tố có thể truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.... 3.2.4. Ô nhiễm bởi tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do quá trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, thiết bị làm lạnh và máy phát điện dự phòng (vào những ngày hoạt động khi mất điện). Ảnh hưởng của tiếng ồn: Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây các ảnh hưởng xấu đến môi trường và trước tiên là đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ốn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm cho thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. CHƯƠNG IV HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TỈNH BẾN TRE 4.1. Loại hình và quy mô các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre thuộc khu vực khảo sát Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 7 công ty chế biến thủy hải sản như sau: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre. Địa chỉ 457 C đường Nguyễn Đình Chiểu phường 8, Thành Phố Bến Tre. Diện tích khuôn viên cơ sở là 14.8874 m2. Ngành nghề: nuôi trồng thủy sản, thu mua chế biến hàng thủy sản, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy sản, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản và vật tư thiết bị hàng hóa phục vụ ngành thủy sản. Công suất sản xuất 2.000 tấn cá tra fillet/năm, 4.000 tấn nghêu/năm. Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre. Địa chỉ 71 Khu Phố 3, Thị Trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. Diện tích khuôn viên cuả công ty là 24.000 m2. Ngành nghề hoạt động là chế biến thủy sản xuất khẩu sản phẩm chính là cá basa đông lạnh, nghiêu luộc cấp đông lạnh, tôm sú tươi, luộc cấp đông. Công suất sản xuất là 6.000 tấn thành phẩm/ năm Công Ty Cổ Phần Thủy Sản An Phát. Địa chỉ Ấp 1, Xã Long Hòa huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Diện tích 1.200 m2. Ngành nghề hoạt động là sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, tôm cá basa. Công suất sản xuất là 8.500 tấn sản phẩm/năm, trong đó bao gồm 7.000 tấn cá các loại, 1.000 tấn tôm và 500 tấn thủy hải sản khác. Công Ty TNHH Cao Trí. Địa chỉ Lô A16 KCN Giao Long, xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổng diện tích xây dựng là: 10.000 m2. Ngành nghề hoạt động là sản suất cá tra, mực đông lạnh. Công suất sản xuất của nhà máy là 1.568 tấn sản phẩm/năm Công Ty Cổ Phần Huy Hoàng Bến Tre. Địa chỉ Lô A36 – A37 KCN An Hiệp, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Diện tích nhà máy 29.000 m2. Ngành nghề sản xuất là: Nuôi trồng thủy sản, mua bán, chế biến, xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Công xuất chế biến nhà máy là: 31.200 tấn thành phẩm/năm. Công Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre. Địa chỉ: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổng diện tích xây dựng 21.575m2. Loại hình hoạt động: chế biến, xuất khẩu thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nhập khẩu vật tư, hàng hóa, thương mại, nhà hàng và dịch vụ. Công suất sản xuất là 2.500 tấn nghêu/năm và 5.500 tấn cá/năm. Công Ty Cổ Phần Thủy đặc Sản Xuất Khẩu ( SEASPIMEX) Việt Nam - Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri. Địa chỉ: ấp 8, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Diện tích là 6.600 m2. Ngành nghề: Chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Công suất 2.000 tấn sản phẩm /năm. Các Công ty điển hình nhất được lựa chọn để khảo sát hiện trạng môi trường bao gồm: + Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre + Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre + Công Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre + Công Ty Cổ Phần Thủy đặc Sản Xuất Khẩu ( SEASPIMEX) Việt Nam - Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri Bốn công ty đề cập trên đây có quy mô, quy trình sản xuất là khá đầy đủ, các mặt hàng thủy hải sản sản xuất được khá phong phú, phân bố ở cả thành phố Bến Tre và hai huyện Châu Thành và Ba Tri đều là các khu vực có lợi thế về nuôi trồng và chế biến thủy hải sản tại Bến Tre do vậy vấn đề môi trường tại đây khá nổi cộm và cần được quan tâm xem xét. : Công ty khảo sát Hình 4.1 Vị trí bốn Công ty khảo sát trên bản đồ tỉnh Bến Tre 4.2. Hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thuộc khu vực khảo sát 4.2.1. Các công nghệ chế biến và các sản phẩm điển hình Công ty Cổ Phần XNK Thủy Sản Bến Tre( AQUATEX BEN TRE) có các sản phẩm chính là: + Cá tra fillet + Nghêu nguyên con luộc Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre với các sản phẩm chính của Công ty là + Tôm sú tươi, luộc đóng khay + Cá tra, cá basa + Nghêu luộc Công Cổ Phần XNK Thủy Đặc Sản SEASPIMEX Việt Nam - Nhà Máy Chế Bến Thủy Sản Xuất Khẩu Ba Tri, các sản phẩm chính bao gồm: + Tôm sú tươi và luộc + Mực, bạch tuộc nguyên con Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre, sản phẩm chính bao gồm: + Cá tra fillet + Nghêu nguyên con luộc Sơ đồ chung trong quy trình chế biến cá tra, cá basa fillet tại các cơ sở sản xuất được trình bày trong hình 4.2 như sau: Tiếp nguyên liệu Mùi, nguyên liệu rơi vải Cắt tiết Mùi, máu cá, nhớt cá Ngâm, rửa Mùi, nước thải Fillet Phụ phẩm, đầu, xương vây Rửa 2 Mùi, nước thải Lạng da Rửa 3 Phân cỡ, phân màu Định hình Soi ký sinh trùng Chất thải rắn, da cá, xương cá… Rửa 4 Mùi nước thải Xếp khuôn Đóng thùng,bảo quản Chờ đông Chất phát thải Cấp đông Quy trình chế biến Bao gói, bảo quản Ghi chú: Hình 4.2: Sơ đồ quy trình chế biến cá tra, cá basa fillet (Nguồn: Công Ty CP Thủy Sản Bến Tre) Hình ảnh thường gặp trong các nhà máy của quy trình chế biến cá fillet được thấy ở hình 4.3 Hình 4.3: Khâu lạng da trong quá trình chế biến cá fillet + Thuyết minh quy trình sản xuất chế biến cá tra, cá basa fillet Tiếp nhận nguyên liệu: nguyên liệu được kiểm tra, đánh giá cảm quan (kích cỡ, màu sắc, cá nguyên liệu phải còn sống, nguyên vẹn) trước khi đưa vào sản xuất. Nhà máy chỉ nhận những lô nguyên liệu đạt chất lượng cảm quan tốt và có kết quả kiểm kháng sinh đạt yêu cầu. Sau đó, cá được phân cỡ sơ bộ nhằm loại ra những nguyên liệu không đạt. Nguyên liệu không đạt chất lượng sẽ được trả lại chỉ những nguyên liệu đạt chất lượng cảm mới sẽ được đưa vào sản xuất. Cắt tiết: Cá được cân để xác định khối lượng trước khi cắt tiết, sau đó được làm chết nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các công đoạn sau. Máu cá được lấy ra khỏi thân cá để thịt cá trắng hơn. Rửa 1: Cá sau khi loại bỏ hết máu sẽ được ngâm rửa bằng nước sạch. Thể tích nước dùng để rửa cá dao động từ 1.000 – 1.200 lít/ 400 – 500 kg cá. Nhiệt độ nước rửa nguyên liệu khoảng 25 – 300 C, thời gian ngâm cá từ 30 – 40 phút. Fillet: Ở công đoạn fillet, công nhân sẽ dùng dao sắc mổ tách thịt cá ra khỏi xương. Fillet phải tránh phạm thịt và đứt xương. Do đó, quy định số lượng cho một lần lên bàn fillet là 25 kg cá. Rửa 2: Miếng cá sau fillet được lạng da bằng thiết bị chuyên dụng. Tùy theo kích cỡ của cá mà điều chỉnh lưỡi dao cho phù hợp. Sau đó, cá được cân để lấy định mức cho công đoạn định hình. Trung bình 5 kg cá cho một rổ hoặc tùy theo quy định của ban điều hành sản xuất. Định hình: Công đoạn định hình là công đoạn dùng dao để gạn bỏ phần thịt đỏ, mỡ, da, xương còn sót lại. Sau đó bán thành phẩm sẽ được bảo quản trong đá ở nhiệt độ nhỏ hơn 100 C. Cứ 3 kg cá đem lên bàn định hình thì thu được 2- 2,5 kg bán thành phẩm. Rửa 3: Sau công đoạn định hình, bán thành phẩm được rửa lần 3. Nước sạch được cho vào thau và làm lạnh đến nhiệt độ nhỏ hơn 100 C. Cá được cho vào ngâm, sau đó vớt ra chuyển qua công đoạn tiếp theo. Phân cỡ - Phân màu: Cá được phân ra theo các cỡ sau: 60 – 120, 120 – 170, 170 – 220, 220 đến lớn hơn (tính theo gram/miếng). Cá được phân thành 8 màu: trắng đục, trắng đục, trắng hồng, trắng chanh, hồng, vàng nhạt, hồng đậm, vàng đậm, vàng nghệ. Soi ký sinh trùng: Tiếp theo, cá được chuyển sang công đoạn soi ký sinh trùng. Những miếng cá đạt yêu cầu sẽ chuyển qua khâu rửa. Cá có ký sinh trùng cho vào phần phế phẩm. Rửa 4: Tại công đoạn này, cá được rửa qua hai lần nước sạch. Nhiệt độ nước nhỏ hơn 100C, thời gian rửa từ 1 – 2 phút, mỗi lần rửa 2- 3 kg cá/rổ, rửa khoảng 20 – 30 kg bán thành phẩm thì thay nước một lần. Xếp khuôn: Chuẩn bị PE sạch và khuôn sạch. Tuỳ theo kích thước của từng miếng Fillet mà chon PE và khuôn cho phù hợp. Chờ đông: Cá sau khi xếp khuôn chưa cấp đông thì chuyển nhanh vào kho chờ đông, nhiệt độ chờ đông 0 – 40 C, thời gian chờ đông không quá 4 giờ. Cấp đông: Cấp đông, sản phẩm được cấp đông trong thiết bị tiếp xúc. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau khi cấp đông nhỏ hơn -180 C, thời gian cấp đông không quá 4 giờ. Tách khuôn: Tách hết lớp PE bao chắn trên sản phẩm sau đó cần kiểm tra miếng cá để loại bỏ phần không đạt yêu cầu. Mạ băng: Là quá trình tạo một lớp băng mỏng trên bề mặt sản phẩm nhằm hạn chế sự mất nước và chảy lạnh trong quá trình bảo quản lạnh đông. Khi mạ băng phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: - Nước mạ băng có nhiệt độ từ 0 – 2 oC, nồng chlorin 0.8– 1,0ppm. - Lớp băng phải phủ đều trên bề mặt sản phẩm. - Khối lượng lớp băng phải đạt 6 – 8 % trọng lượng sản phẩm. Bảo quản: Nhằm giữ sản phẩm trong điều kiện tốt nhất, hạn chế đến mức thấp nhất sự biến đổi chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ trong kho luôn đảm bảo -20 ± 2oC. Sơ đồ quy trình chế biến nghêu trắng nguyên con luộc được trình bày trong hình 4.4 và hình ảnh thực tế tại nhà máy được thấy ở hình 4.5 như sau Tiếp nhận nguyên liệu nguyên Mùi, nghêu nguyên liệu rơi vải Rửa 1 Mùi, nước thải Cân, ngâm Rửa 2 Mùi, nước thải Xử lý trắng Mùi, nước thải Rửa 3 Phân cỡ Luộc, làm lạnh Rửa 4 Vô bao, hút chân không Mùi, nước thải Cấp đông Chất thải Dò kim loại Đóng thùng,bảo quản Quy trình chế biến Ghi chú: Hình 4.4: Sơ đồ quy trình chế biến nghêu trắng nguyên con luộc (Nguồn: Công Ty CP Thủy Sản Bến Tre) Hình 4.5: Qúa trình sản xuất nghêu trắng nguyên con luộc + Thuyết minh quy trình sản xuất chế biến nghêu trắng nguyên con luộc: Tiếp nhận nguyên liệu: Nghêu được nhập về bằng đường thủy hoặc đường bộ, tại sàn tiếp nhận, cán bộ nhà máy sẽ xem xét chứng nhận xuất xứ của nguồn nguyên liệu và đánh giá cảm quan chất lượng lô hàng. Rửa 1, cân, ngâm: Sau khi công đoạn tiếp nhận hoàn thành, tiến hành loại bỏ các tạp chất hải sản lạ và nghêu chết. Tiếp theo, nghêu được rửa sạch bằng nước trước khi cho vào bể ngâm. Nghêu sau khi rửa được cân để so sánh khối lượng thực tế so với khối lượng trên giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các số liệu so sánh sẽ được ghi nhận lại. Sau đó nghêu được cho vào bồn ngâm trong nước có nồng độ nuối 15- 25 0/00 khoảng 4 – 6 giờ, có sục khí vào hồ ngâm tạo đều kiện cho nghêu sống và nhã cát bên trong. Khi ngâm nghêu được trải đều trong bồn với độ dày không quá 40 cm chiều cao của bồn. Rửa 2: Sau công đoạn ngâm, nghêu được rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất và bùn. Phân cỡ: Cỡ nghêu được phân bằng số con/kg. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà cỡ nghêu được xác định khác nhau. Xử lý trắng, rửa 3: Do nghêu nuôi tự nhiên thường có màu bùn, vỏ nghêu thường bị bấm rong, bùn đất, nên để sản phẩm đẹp hơn, nghêu được xử lý trắng bằng dung dịch Chlorine với nồng độ thích hợp. Cân, vô bao, hút chân không: Nghêu được cân thành từng bao với trọng lượng lớn hơn 920 gram để đảm bảo sau khi rã đông trọng lượng nghêu còn lại lớn hơn 906 gram, Sau khi cân, nghêu được cho vào bao PE, sau đó được chuyển qua công đoạn hút chân không. Luộc, làm lạnh: Nghêu được luộc trên thiết bị băng chuyền thẳng theo cơ chế luộc trực tiếp bằng hơi nước hóa nhiệt trong thời gian hơn 4 phút. Nhiệt độ luộc nghêu đạt 1000 C. Nghêu sau luộc được làm lạnh bằng nước sạch, sau đó chuyển qua làm lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 40 C. Nước làm nguội sản phẩm là nước đạt tiêu chuẩn( 98/83 EC). Cấp đông: Nghêu sau luộc được cấp đông bằng thiết bị băng chuyền phẳng. Thời gian cấp đông kéo dài khoảng hơn 30 phút. Nhiệt độ trung tâm sau cấp đông đạt – 180 C. Đóng thùng: Sản phẩm sau cấp đông được đóng thùng Bảo quản: Sản phẩm được bảo quản trong kho lạnh ở nhiệt độ nhỏ hơn -180 C, thời gian bảo quản từ 18 tháng đến 2 năm Sơ đồ quy trình chế biến tôm sú tươi và luộc trên hình 4.6 và hình ảnh thực tế trên hình 4.7 Tiếp nhận nguyên liệu Mùi, tôm nguyên liệu rơi vải, nước thải Sơ chế Chế biến 1 Chế biến 2 Luộc Sản xuất tôm luộc Cấp đông Làm mát Bao túi, nước ngưng, nước thải, chất thải rắn, NH3 Mạ băng Bao PE- Rà kim loại Cấp đông- Mạ băng Bao PE-Rà kim loại Đóng thùng Bảo quản Đóng thùng Hình 4.6: Sơ đồ quy trình chế biến tôm sú tươi, luộc đóng khay (Nguồn: Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lâm Thủy Sản Bến Tre) - Sơ chế gồm: Rửa 1, bỏ đầu, lột vỏ để đuôi, rửa 2 - Chế biến 1 gồm: Phân cỡ, phân hạng, rửa 3 - Chế biến 2 gồm: Xử lý đuôi, kiểm chỉ, ngâm, rửa Hình 4.7: Sản xuất tôm sú tươi Sơ đồ quy trình chế biến mực và bạch tuộc nguyên con như sau ( hình 4.8) Nguyên liệu rơi vải, nước thải Tiếp nhận nguyên liệu, rửa 1 Chất thải rắn, nước thải Xử lý - rửa 2 Kiểm tra ký sinh trùng – rửa 3 Nước thải, chất thải rắn, mùi Phân cỡ - rửa 4 Cân – xếp khuôn Nước ngưng, bao bì PE, Khí NH3, ồn Cấp đông-Tách khuôn- Mạ băng-Dò kim loại- Đóng thùng Chất thải rắn Bảo quản thành phẩm Hình 4.8: Quy trình chế biến mực, bạch tuộc nguyên con (Nguồn: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri) Sơ chế gồm: rửa 1, rửa 2, làm sạch mai Chế biến gồm: kiểm tra, rửa 3 Chế biến tỉnh gồm: Phân cỡ, xếp khuôn cấp đông Hình 4.9(a) & 9(b): Sản xuất mực và bạch tuộc nguyên con Nhìn chung, hoạt động sản xuất chế biến thủy hải sản nói chung cũng như tỉnh Bến Tre nói riêng đã và đang tạo ra những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên nhiều phương diện với sự tham gia của nhiều yếu tố và có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau tuỳ thuộc vào các thành phần, nhưng đều có một số đặc điểm chung về khâu phát sinh là: + Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình chế biến thủy hải sản rất lớn, chủ yếu từ các khâu tiếp nhận nguyên liệu và sơ chế, phân cở và đóng thành phẩm. Phế liệu thuỷ sản có đặc trưng là thành phần hữu cơ dễ phân hủy cao nên ảnh hưởng đến môi trường, tăng nồng độ ô nhiễm hữu cơ cho nước thải và ô nhiễm mùi, hơi khí độc cho môi trường không khí. + Ô nhiễm môi trường không khí bên trong và khu vực xung quanh các cơ sở chế biến biểu hiện khá rõ nét từ các khâu sơ chế và các phụ phẩm thừa phân hủy, yếu tố ô nhiễm đặc trưng là các mùi hôi, thối, tanh. + Nhìn chung tất cả các công nghệ chế biến thủy hải sản đều đòi hỏi sử dụng một lượng nước khá lớn. Do đó nước thải sản xuất là một yếu tố ô nhiễm đặc trưng của ngành chế biến thủy hải sản cả về khối lượng lẫn tính chất, tuy nhiên hiện tại còn chưa được quan tâm đúng mức. 4.2.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở khảo sát 4.2.2.1. Chất thải rắn Tại thời điểm khảo sát: - Công xuất sản xuất công ty CP XNK thủy sản Bến Tre là 2.500 tấn nghêu/năm, 5.500 tấn cá/năm. Có 1.202 nhân viên đang làm việc trong nhà máy. - Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre là 5-10 tấn cá/ ngày, 4.000 tấn nghêu/ ngày. Có 340 nhân viên đang làm việc. - Công Ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre thì công xuất hoạt động của nhà máy là 15 tấn nguyên liệu cá ba sa/ngày, tổng số công nhân là 450 người. - Công Ty CP Đặc Sản SEASPIMEX Việt Nam – Nhà Máy Chế Biến Thủy Sản xuất Khẩu Ba Tri, công suất hoạt động của nhà máy là 1.200 đến 1.500 tấn sản phẩm/năm. Số lượng công nhân là 385 người. Tất cả các Công ty khảo sát điều chế biến các mặt hàng thủy hải sản nên thành phần chất thải rắn phát sinh tương đối giống nhau: Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn: Phát sinh chủ yếu trong quá trình sản xuất chế biến và sinh hoạt bao gồm: phế liệu giấy, túi PE, phế liệu cá, cá bị thải bỏ, đầu cá, phế phẩm của cá, nghêu bị loại bỏ, vỏ nghêu, phế phẩm của tôm, đầu tôm, rác sinh hoạt. Lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có thể khác nhau, phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và sản phẩm của từng nhà máy. Còn khối lượng rác sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi người khoảng 0,5 kg/ ngày. Như vậy tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh từ bốn nhà máy là 0,5 x ( 1.202 + 340 + 450 + 385) = 1.188.5 kg/ngày Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đang áp dụng tại các cơ sở: Đối với chất thải rắn sản xuất: Phế liệu cá, tôm bao gồm các phụ phẩm thừa như đầu, da, xương, vảy...được chứa trong thùng hoặc tập trung đúng nơi quy định. Đây là loại phế phẩm chứa nhiều chất hữu cơ nhanh phân hủy nên rất dễ phát sinh mùi hôi thối do đó cần phải được chứa trong thùng kín, có nắp đậy và vận chuyển đến nơi tái chế phế liệu hàng ngày. Hầu hết các phụ phẩm từ ngành chế biến thủy sản có bản chất giàu protein nên có thể được tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc, thức ăn cho cá và chế biến bột cá, hoặc các khu tái chế phế liệu, tách mỡ cá chế biến thành dầu Biodiesel. Tuy nhiên tại các công ty thủy hải sản khảo sát, hiện tượng xương cá và mỡ cá không tập trung trong thùng là khá phổ biến. Tại nhiều nhà máy, xương và mỡ cá được bỏ bừa bải trong một số khu trống như nhà kho…(hình 4.10 (a) & 4.10 (b)& 10(c)). Khi vận chuyển các phế thải này bằng xe cơ giới thì không che đậy, gây nên hiện tượng rơi vãi trong quá trình vận chuyển cũng như phát tán mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng( hình(4.11(a) và 4.11(b)) Hình 4.10(a) & 10(b) & 10(c): Xương và mỡ cá thải ra từ quá trình chế biến cá fillet được vứt bỏ không đúng quy định. Hình 4.11(a) & 11(b): Xe dùng vận chuyển xương, mỡ cá thải ra sau quy trình chế biến cá fillet + Vỏ nghêu: Sinh ra trong quá trình sản xuất nghêu luộc, được đổ cạnh cầu cảng và giao cho đại lý nghêu nguyên liệu chuyển đi bằng đường thủy. Theo quy định bãi đổ nghêu phải bố trí xa khu dân cư, trong quá trình vận chuyển không rơi rớt xuống đường hoặc xuống sông, phun thuốc diệt ruồi thường xuyên và phải chuyển đi trong thời gian ngắn nhất. Nhưng trong quá trình thực hiện, việc các đại lý có đổ vỏ nghêu đúng nơi quy định hay không thì công ty không quản lý, do vậy dẫn đến tình trạng vỏ nghêu được thải bỏ khá bừa bải tại các khu vực khuất hẻo, ít người qua lại nhưng tác động đến môi trường không nhỏ. Trên các hình 4.12(a) và 4.12(b), có thể thấy vỏ nghêu được đổ ngay cạnh bức tường rào phía sau của công ty Hình 4.12 (a )& 12(b): Vỏ nghêu thải ra sau quá trình chế biến đổ bỏ bừa bãi + Chất thải rắn nguy hại: Trong quá trình sản xuất của công ty, các chất thải nguy hại như : bóng đèn, giẻ lau, găng tay,…được thu gom tập trung, để riêng biệt và đăng ký với Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre để xử lý (hình 4.13(a) & 4.13(b)) Hình 4.13(a) & 4.13(b): Chất thải rắn nguy hại thải ra sau khi sử dụng Đối với rác thải sinh hoạt: phế liệu giấy, túi nhựa được phân loại, tập kết tại kho chứa nguyên liệu và giao cho đơn vị thu mua phế liệu. Chất thải sinh hoạt của công nhân được chứa trong các khu vực nhà ăn bằng thùng có nắp đậy kín, bên trong thùng có bọc nilon để tránh nhiễm bẩn thùng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu gom. Tất cả Công ty đều có ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thu gom hàng ngày. Hình 4.14: Thùng chứa rác thải sinh hoạt Nước thải và hệ thống xử lý nước thải Nguồn gốc nước thải: Gồm nước vệ sinh nhà xưởng, nước thải từ khâu chế rửa nguyên liệu, luộc nghêu, tôm, nước đá tan, các dung dịch khử trùng nước và nguyên liệu, các hoạt động sinh hoạt của nhân viên các công ty. Nước thải sản xuất và sinh hoạt tại công ty được thu gom chung và dẫn về hệ thống xử lý nước thải trong khuôn viên công ty để xử lý. Hình 4.15: Qúa trình vệ sinh dụng cụ và rửa nguyên liệu tại các nhà máy khảo sát Đặc trưng nước thải từ một số loại hình chế biến thủy hải sản đã được nêu trong bảng 3.5 với tính chất điển hình là ô nhiễm hữu cơ cao (nồng độ BOD5 là 200 ÷ 1300; COD là 400 ÷ 1900). Do đó, mỗi công ty có hệ thống xử lý riêng nhưng tấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANAN~1.DOC
  • pdfLUANAN~1.PDF
  • docMUCLUC~1.DOC
  • doctrang bia và phu.doc
Tài liệu liên quan