Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Sự cần thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu của đề tài . 2

3. Nội dung nghiên cứu . 2

4. Phương pháp nghiên cứu . 2

5. Địa điểm thực hiện đề tài . 2

6. Giới hạn đề tài . 3

7. Đối tượng khảo sát . 3

8. Thời Gian thực hiện đề tài . 3

9. Cấu trúc luận văn . 3

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN . 4

1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn . 4

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của SXSH . 4

1.1.2. Khái niệm SXSH . 6

1.1.3. Các nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn . 7

1.1.3.1. Tiếp cận có hệ thống. 7

1.1.3.2. Tập chung vào phòng ngừa . 8

1.1.3.3. Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục . 8

1.1.3.4. Huy động sự tham gia của mọi người . 8

1.1.4. Các giải pháp kỹ thuật để thực hiện SXSH . 9

1.1.4.1. Quản lý nội vi tốt . 9

1.1.4.2. Thay thế nguyên vật liệu . 10

1.1.4.3. Tối ưu hóa quá trình sản xuất . 10

1.1.4.4. Bổ sung thiết bị . 10

1.1.4.5. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ . 10

1.1.4.6. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích . 11

1.1.4.7. Thiết kế sản phẩm mới . 11

1.1.4.8. Thay đổi công nghệ . 11

1.1.5. Tóm tắt các bước thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp . 12

1.2. Hiện trạng và tiềm năng của SXSH . 13

1.2.1. Sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững . 13

1.2.2. Lợi ích của SXSH . 16

1.2.3. Việc áp dụng SXSH ở Việt Nam . 17

1.2.3.1. Hiện trạng và tiềm năng SXSH ở Việt Nam . 17

1.2.3.2. Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam . 18

1.3. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn . 19

1.4. Các điển hình áp dụng SXSH . 20

1.4.1. Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên . 20

1.4.2. Nhà máy chè Ngọc Lập – Phú Thọ . 22

1.4.3. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng . 24

1.4.4. Công ty Cổ phần Mía đường Bến Tre . 25

1.4.5. Dự án SXSH trong ngành Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh . 26

2. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

DƯỢC LIỆU PHARMEDIC . . . 28

2.1. Giới thiệu về công ty . 28

2.1.1. Thông tin chung . 28

2.1.2. Địa điểm hoạt động . 28

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 28

2.2.1. Quá trình hình thành . 28

2.2.2. Quá trình phát triển . 29

2.3. Cơ cấu tổ chức . 29

2.4. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty . 31

2.4.1. Quy trình sản xuất chính . 31

2.4.2. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu . 33

2.4.3. Thiết bị và máy móc sử dụng . 36

3. CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC . 37

3.1. Các nguồn gây tác động môi trường . 37

3.1.1. Nước thải . 37

3.1.1.1. Nước thải sinh hoạt . 37

3.1.1.2. Nước mưa chảy tràn . 37

3.1.1.3. Nước thải sản xuất . 37

3.1.2. Khí thải . 38

3.1.2.1. Nguồn ô nhiễm khí thải, bụi từ giao thông . 38

3.1.2.2. Nguồn ô nhiễm khí thải từ vận hành máy phát điện dự phòng . 38

3.1.2.3. Nguồn ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất . 38

3.1.3. Chất thải rắn . 39

3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt . 39

3.1.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại . 39

3.1.3.3. Chất thải công nghiệp nguy hại . 39

3.1.4. Tiếng ồn, rung . 40

3.1.5. Nguồn phát sinh nhiệt . 40

3.1.6. Các sự cố môi trường . 41

3.1.6.1. Khả năng cháy nổ xảy ra . 41

3.1.6.2. Tai nạn lao động . 41

3.2. Các biện pháp giải thiểu tác động môi trường được áp dụng tại công ty . 41

3.2.1. Nước thải . 41

3.2.1.1. Đối với nước thải sinh hoạt . 41

3.2.1.2. Đối với nước mưa chảy tràn . 42

3.2.1.3. Đối với nước thải sản xuất . 42

3.2.2. Khí thải . 42

3.2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất . 42

3.2.2.2. Giảm thiểu ô nhiểm do máy phát điện dự phòng . 43

3.2.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động vận chuyển, xuất nhập hàng hoá 43

3.2.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn từ thiết bị sản xuất . 44

3.2.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt và các biện pháp cải thiện vi khí hậu . 44

3.2.3. Chất thải rắn . 44

3.2.3.1. Đối với rác sinh hoạt . 44

3.2.3.2. Đối với chất thải sản xuất . 44

3.2.3.3. Đối với chất thải nguy hại . 44

3.2.4. Phòng chống sự cố môi trường . 45

3.2.4.1. Vệ sinh an toàn lao động . 45

3.2.4.2. Phòng chống sự cố . 45

3.2.4.3. Kết quả giám sát môi trường định kỳ . 45

3.2.5. Môi trường làm việc . 47

3.3. Đánh giá tổng quan về hiện trạng môi trường . 48

4. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC . 52

4.1. Quy trình rửa chai . 52

4.2. Cân bằng vật liệu . 53

4.3. Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất cơ hội áp dụng Sản

xuất sạch hơn . 54

4.4. Sàng lọc các giải pháp SXSH . 57

4.5. Đánh giá sơ bộ và chọn lựa các giải pháp . 60

4.6. Phân tích tính khả thi của các giải pháp . 64

4.7. Lựa chọn các phương pháp thực hiện . 75

4.7.1. Nguyên tắc lựa chọn . 75

4.7.2. Cách cho điểm . 75

4.8. Lập kế hoạch thực hiện Sản xuất sạch hơn tại công ty . 76

4.8.1. Thành lập đội SXSH và Thiết lập cơ cấu tổ chức và Đào tạo . 76

4.8.1.1. Thành lập đội SXSH . 76

4.8.2. Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp đề xuất . 79

4.8.3. Dự báo kết quả đạt được . 82

5. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 83

5.1. Kết luận . 83

5.2. Kiến nghị . 85

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà máy với lượng sử dụng trung bình như sau: Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 41 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 Bảng 2.2: Nhu cầu nhiên liệu trung bình tháng STT Tên Số lượng/ tháng 01 Dầu DO 1.000 lít [Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC]  Năng lượng:  Điện: Nhà máy đang sử dụng nguồn điện được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia với nhu cầu sử dụng điện trung bình khoảng 211.370 KWh/tháng.  Nước: Đối với nước cấp sử dụng, hiện tại nhà máy đang sử dụng nguồn nước ngầm từ 02 giếng khoan hiện hữu với nhu cầu sử dụng trung bình khoảng 2900m3/tháng, tương đương khoảng 130m3/ngày phục vụ sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, phòng cháy và dự trữ cho mục đích khác. [Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC] 2.3.1.3. Thiết bị và máy móc sử dụng Bảng 2.3: Thiết bị và máy móc sử dụng Stt Tên Số lượng Công suất (kw) Năm SX Tình trạng 1 Hệ thống HVAC 04 970 2006 Tốt 2 Máy dập viên 15 30 2000 Tốt 3 Máy trộn siêu tốc 02 100 1998 Tốt 4 Máy sấy tầng sôi 04 200 2005 Tốt 5 Máy ép vỉ 04 12 2005 Tốt 6 Máy cất nước 01 20 2003 Tốt 7 Máy bao phim 01 3 2000 Tốt 8 Tủ sấy 03 2 2002 Tốt 9 Tủ sấy 2 cửa 03 10 2000 Tốt [Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC] Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 42 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3. CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 43 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.1. Các nguồn gây tác động môi trường 3.1.1. Nước thải 3.1.1.1. Nước thải sinh hoạt  Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt là do hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên, chủ yếu nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh với lượng phát sinh khoảng 10m3/ngày (nhà máy không hoạt động bếp ăn tập thể tại xưởng sản xuất).  Nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, có thể có chứa các vi trùng. Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý để đạt các quy chuẩn môi trường quy định trước khi xả vào cống thoát nước chung của khu vực. 3.1.1.2. Nước mưa chảy tràn  Nước mưa thường được quy ước là “nước sạch”, tuy nhiên khi nước mưa chảy qua khu vực có chứa chất ô nhiễm sẽ làm phát sinh nước chứa thành phần ô nhiễm và lượng nước này cũng cần phải được xử lý trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận của khu vực.  Tuy nhiên, tại nhà máy công ty, toàn bộ nền nhà xưởng, khu vực sản xuất được che chắn tốt nên nước mưa chảy tràn trên mái nhà xưởng rồi theo đường ống chảy trực tiếp ra cống thoát nước chung của khu vực. 3.1.1.3. Nước thải sản xuất  Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh trong quá trình pha chế thuốc, vệ sinh thiết bị, rửa chai từ 2 phân xưởng: xưởng sản xuất thuốc viên bột; xưởng dầu nước và một lượng nhỏ nước thải từ phòng kiểm nghiệm sản phẩm của nhà máy. Lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 86 m3/ngày.  Nước thải sản xuất của nhà máy được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải của công ty với công suất 80m3/ngày theo hệ thống cống ngầm để được xử lý bằng công nghệ vi sinh hiếu khí. Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn cột B theo QCVN Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 44 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 24:2009/BTNMT mới được thoát vào nguồn tiếp nhận của khu vực, sau đó chảy vào hệ thống kênh Tham Lương. 3.1.2. Khí thải Quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí như sau: 3.1.2.1. Nguồn ô nhiễm khí thải, bụi từ giao thông Nguồn ô nhiễm khí thải từ giao thông phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và từ khâu nhận nguyên liệu có chứa các thành phần chất ô nhiễm trong khí thải, chủ yếu là CO, NOx, SOx, cacbonhydro, bụi… Mức độ ô nhiễm khí thải giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường sá, mật độ giao thông và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Đây là nguồn chất thải di động và vùng khuếch tán rộng, do đó ô nhiễm khí thải giao thông không đáng kể. 3.1.2.2. Nguồn ô nhiễm khí thải từ vận hành máy phát điện dự phòng  Để đáp ứng luôn luôn cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất của nhà máy, nhà máy có trang bị 01 máy phát điện dự phòng có công suất là 250KVA đề phòng lưới điện khu vực đột ngột bị mất. Với nhiên liệu sử dụng là dầu DO (0,05%S), khí thải của máy phát điện chứa những chất ô nhiễm như: bụi, SO2, NOx, CO, VOC…  Tuy nhiên, máy phát điện này chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện và hiện nay trong khu vực nguồn điện rất ổn định, do đó máy phát điện thường sử dụng không thường xuyên và tổng lượng phát thải từ máy phát điện là không đáng kể. 3.1.2.3. Nguồn ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất  Quá trình sản xuất có phát sinh bụi từ công đoạn pha chế, phối trộn nguyên liệu, đặc biệt là các công đoạn sản xuất thuốc dạng bột. Bụi phát sinh từ quá trình này thường có kích thước nhỏ nên có khả năng gây ô nhiễm trực tiếp đến công nhân lao động tại xưởng nếu hít vào mà không có biện pháp giảm thiểu xử lý thích hợp.  Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất ở trên có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân, có thể gây hại đến công nhân trực tiếp lao động tại xưởng Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 45 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 mà trước hết là gây ra bệnh bụi phổi. Ngoài bệnh bụi phổi, một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây như phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những thương tổn cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh đường tiêu hóa. 3.1.3. Chất thải rắn 3.1.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt  Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên của công ty bao gồm: thực phẩm dư thừa, túi nilon, giấy… với khối lượng khoảng 60kg/ngày, ước tính khoảng 1,3 tấn/tháng.  Chất thải này thường chứa thành phần dễ phân huỷ nên có khả năng phân huỷ nhanh phát sinh mùi hôi và gây ô nhiễm môi trường nếu không được thu gom xử lý hàng ngày. 3.1.3.2. Chất thải công nghiệp không nguy hại  Lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại của công ty chủ yếu là bao bì, giấy, nhựa, nilon hư hỏng… với lượng phát sinh khoảng 300kg/tháng. Các chất thải này có thể tái sử dụng nên được nhà máy thu gom bán phế liệu hoặc trả lại nhà cung cấp. 3.1.3.3. Chất thải công nghiệp nguy hại  Chất thải rắn công nghiệp nguy hại của công ty chủ yếu là: dược phẩm kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng, bóng đèn huỳnh quang, dung môi thải… với lượng phát sinh không ổn định. Tuy nhiên, nhận thức được mức độ nguy hại của chất thải nguy hại này nên nhà máy sẽ thu gom và tuân thủ theo các quy định của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại. 3.1.4. Tiếng ồn, rung  Tiếng ồn, rung từ hoạt động sản xuất của nhà máy thường phát sinh chủ yếu từ quá trình vận hành của các máy móc trang thiết bị; từ hoạt động của máy phát điện dự phòng và từ phương tiện vận chuyển ra vào khu vực nhà xưởng. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 46 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Tiếng ồn phát sinh vượt ngưỡng hoặc vượt quy chuẩn môi trường cho phép sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của dân cư xung quanh và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân lao động tại xưởng. Do đó, việc giảm thiểu ô nhiễm ồn cũng rất cần thiết và cần được quan tâm xử lý.  Đối với hoạt động tại nhà máy, độ ồn phát sinh từ máy phát điện và từ phương tiện vận chuyển thường không đáng kể do đây là các nguồn thải phân tán, không thường xuyên nên khả năng phát sinh ô nhiễm không đáng kể. Đối với ồn phát sinh từ vận hành thiết bị hiện cũng không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh do khu vực sản xuất của được bố trí che chắn kín, cách ly với xung quanh bởi khoảng kho bãi và sân rộng lớn nên khả năng phát tán ồn ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. 3.1.5. Nguồn phát sinh nhiệt Trong quá trình hoạt động sản xuất nhiệt thừa chủ yếu phát sinh từ quá trình vận hành các máy móc thiết bị. Nhiệt độ làm việc trong phạm vi phân xưởng sản xuất phát sinh chủ yếu do:  Nhiệt thừa phát sinh từ các máy móc thiết bị sản xuất;  Nhiệt tỏa ra do thắp sáng;  Nhiệt tỏa ra do người. Bên cạnh đó, do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là các tháng mùa khô bức xạ mặt trời xuyên qua mái tole vào những ngày nắng gắt góp phần làm tăng nhiệt trong nhà xưởng. Việc giảm thiểu ô nhiễn nhiệt cũng cần thiết nhằm tăng cường điều kiện vi khí hậu thuận lợi cho hoạt động và sức khoẻ của công nhân. 3.1.6. Các sự cố môi trường 3.1.6.1. Khả năng cháy nổ xảy ra Trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, khả năng gây cháy nổ là rất dễ xảy ra. Nguyên nhân do các thiết bị của xưởng đều sử dụng điện năng hoạt động, đây là mối nguy cơ có khả năng cháy nổ cao nếu như xưởng không có hệ thống quản lý tốt. Mặc dù xác suất xảy ra cháy nổ là thấp, nhưng nếu có sự cố cháy nổ xảy ra thì có Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 47 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 thể gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng con người. Vì thế, nhà máy cần phải chú ý phòng ngừa và có các biện pháp khắc phục khi có sự cố xẩy ra do chập điện, bất cẩn trong quá trình vận hành dẫn đến sự cố về điện 3.1.6.2. Tai nạn lao động Cũng như các công ty sản xuất công nghiệp khác nếu như công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy về an toàn lao động thì dễ bị xảy ra các tai nạn nghề nghiệp. Các tai nạn trong quá trình vận hành máy móc thiết bị. Xác xuất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy tắc an toàn trong lao động. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính mạng cho người lao động. 3.2. Các biện pháp giải thiểu tác động môi trường được áp dụng tại công ty 3.2.1. Nước thải 3.2.1.1. Đối với nước thải sinh hoạt Nhà máy hiện đang áp dụng xử lý lượng nước thải sinh hoạt bằng hầm tự hoại 03 ngăn trước khi cho thoát vào nguồn tiếp nhận. Thuyết minh quy trình xử lý:  Nước thải sinh hoạt chủ yếu bị ô nhiễm do các chất hữu cơ và các vi sinh với lượng phát sinh không nhiều nên được xử lý bằng bể tự hoại.  Bể tự hoại có cấu tạo gồm 3 ngăn. Chất ô nhiễm sẽ được phân hủy bởi vi sinh vật kỵ khí. Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy qua ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước thải chứa các chất hữu cơ được vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo nguồn năng lượng để duy trì sự sống cho chúng. Nhờ quá trình này mà các chất hữu cơ sẽ được làm sạch. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba để lắng toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trước khi thải ra cống thoát nước chung của khu vực. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 48 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.2.1.2. Đối với nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên mái tôn nhà xưởng được thu gom qua hệ thống thoát nước riêng, lượng chất ô nhiễm trong nước mưa thấp do đó nước mưa chảy tràn này cho thoát trực tiếp vào vùng thoát nước chung của khu vực. 3.2.1.3. Đối với nước thải sản xuất Nước thải sản xuất hiện được thu gom bằng hệ thống cống ngầm riêng của công ty, sau đó được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi cho thoát vào nguồn tiếp nhận của khu vực. Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế với công suất xử lý khoảng 80m3/ngày theo công nghệ vi sinh hiếu khí, hoạt động liên tục. Nhà máy chúng tôi hàng năm đều có ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn có chức năng bảo trì và hỗ trợ vận hành hệ thống xử lý nước thải này nhằm đảm bảo hệ thống xử lý nước thải luôn vận hành thường xuyên và xử lý hiệu quả. 3.2.2. Khí thải 3.2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất Mặc dù tải lượng bụi sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy không lớn nhưng nhà máy cũng thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa sự ô nhiễm bụi này như: Bụi sinh ra giai đoạn pha chế được xử lý bằng thiết bị lọc túi vải tay áo. Nhà máy tổ chức kiểm tra định kỳ hệ thống lọc bụi này 01 tuần 01 lần và thực hiện thu gom lượng bụi này chuyển giao cho Công ty môi trường đô thị thành phố xử lý theo thành phẩn chất thải rắn nguy hại. Ngoài ra, đối với công nhân trực tiếp hoạt động tại các khâu phát sinh bụi cao và các khâu sản xuất khác đều được nhà máy trang bị khẩu trang, trang phục bảo hộ lao động chống bụi cho công nhân trực tiếp sản xuất. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 49 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.2.2.2. Giảm thiểu ô nhiểm do máy phát điện dự phòng Như đã trình bày ở các phần trên, máy phát điện thường rất ít vận hành do mạng lưới điện trong khu vực thường ổn định. Tuy nhiên, đối với nguồn ô nhiễm này, nhìn chung không cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để khống chế mà nhà máy đang thực hiện các giải pháp quản lý, cụ thể như sau:  Bố trí máy phát điện ởc khu vực riêng phù hợp về quy hoạch chung cho toàn khu.  Lắp đặt buồng cách âm, lắp đệm chống ồn cho máy phát điện.  Hiện đại hóa thiết bị: sử dụng máy phát điện hiện đại, ít gây ồn nhất  Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện  Sử dụng nhiên liệu ít phát thải chất ô nhiễm vào không khí như dầu DO.  Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng của máy phát điện… 3.2.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động vận chuyển, xuất nhập hàng hoá Công ty đã áp dụng các biện pháp như:  Nhà xưởng và đặc biệt là các khu vực trực tiếp sản xuất đều được che chắn kín xung quanh và cách ly với khu vực dân cư bên ngoài bởi hệ thống kho bãi, sân và đường nội bộ rộng lớn nhằm giảm lượng phát tán chất ô nhiễm vào môi trường ảnh hưởng dân cư xung quanh.  Kho bãi được làm nền bằng bê tông có mái che tránh nước mưa và tường bao xung quanh để tránh bụi phát tán vào môi trường xung quanh. Áp dụng chế độ quản lý và sử dụng kho bãi khoa học ít gây ô nhiễm nhất đến các khu vực xung quanh.  Thường xuyên quét dọn, vệ sinh xung quanh nhà xưởng, đường giao thông để giảm lượng bụi đất khô phát tán vào không khí trong những ngày nắng to, gió nhiều…  Mỗi lần xuất nhập nguyên vật liệu đều được vệ sinh bằng máy hút bụi.  Tăng cường thông thoáng nhà xưởng bằng hệ thống xử lý không khí (HVAC và lọc HEPA). Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 50 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.2.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn từ thiết bị sản xuất Tiếng ồn khu vực sản xuất không lớn do máy móc trang thiết bị được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, luôn đảm bảo máy vận hành ở trạng thái tốt nhất. Đối với vấn để rung động, máy móc thiết bị được trang bị hệ thống giảm chấn, và đặt trong phòng cách âm, chống rung. 3.2.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt và các biện pháp cải thiện vi khí hậu Nhà xưởng đã áp dụng một số biện pháp để hạn chế tối đa các ảnh hưởng của các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt hơn, cụ thể như xây dựng nhà xưởng đúng theo quy định nhà công nghiệp, sử dụng vật liệu chống nóng, trang bị hệ thống xử lý không khí để điều hòa nhiệt độ và lưu thông gió theo tiêu chuẩn GMP – WHO…. 3.2.3. Chất thải rắn 3.2.3.1. Đối với rác sinh hoạt Đối với chất thải rắn sinh hoạt, nhà máy đã trang bị thùng chứa rác hợp vệ sinh, đặt đúng theo quy định tại khu vực riêng trong nhà máy và hợp đồng với Công ty Môi Trường Đô Thị TP.HCM thu gom và xử lý mỗi ngày. 3.2.3.2. Đối với chất thải sản xuất Như đã trình bày ở trên, các chất thải này chủ yếu là phế liệu có thể tái sử dụng nên nhà máy đã thực hiện thu gom và định kỳ bán phế liệu hoặc tái sử dụng lại. 3.2.3.3. Đối với chất thải nguy hại Chất thải rắn công nghiệp nguy hại được tập trung và chứa tại kho riêng biệt, có dán nhãn theo mã chất thải nguy theo quy định. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại được nhà máy thu gom riêng và ký hợp đồng xử lý với Công ty Môi Trường Đô Thị TP.HCM định kỳ chuyển giao 03 tháng/lần. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 51 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.2.4. Phòng chống sự cố môi trường 3.2.4.1. Vệ sinh an toàn lao động Nhà máy cam kết tuân thủ Nghị định 26/CP của Chính phủ Việt Nam ký ngày 20/01/1995 trong đó là những quy định chi tiết về an toàn lao động của Bộ Luật lao động. Nhà máy đã thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn lao động như sau:  Thực hiện kiểm tra và giám định sức khỏe định kỳ cho nhân viên.  Trang bị quần áo và thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân theo yêu cầu công việc.  Bố trí cán bộ chuyên trách về vệ sinh và an toàn lao động. Giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên trong nhà máy theo định kỳ hằng năm. 3.2.4.2. Phòng chống sự cố Nhà máy có trang bị các phương tiện và thiết bị Phòng cháy chữa cháy (PCCC) như: hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, đường ống nước chữa cháy riêng biệt. Các thiết bị phục vụ công tác PCCC được kiểm tra định kỳ hàng năm và luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.  Nhân viên được đào tạo về PCCC và diễn tập PCCC định kỳ mỗi năm  Máy móc thiết bị được kiểm tra an toàn nối đất định kỳ hàng năm và có hệ thống thu lôi, chống sét đầy đủ.  Thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như: nồi hơi, nồi hấp được kiểm định định kỳ hằng năm theo quy định của nhà nước. 3.2.4.3. Kết quả giám sát môi trường định kỳ  Kết quả đo tiếng ồn Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra tiếng ồn định kỳ công ty Điểm đo Cường độ ồn (dBA) 1. Cổng bảo vệ 58 - 60 Giới hạn tối đa cho phép trong khu vực công cộng và dân cư (QCVN 26:2010/BTNMT) Từ 06 giờ - 21 giờ : 70 Từ 21 giờ - 06 giờ : 55 Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 52 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 2. Khu vực đóng gói 70 - 72 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Theo QĐ 3733/2002QĐ-BYT 10/10/2002) ≤ 85 [Nguồn: Trung tâm Coshet, kết quả ngày 06/07/2011]  Kết quả phân tích bên trong và khu vực xung quanh nhà máy Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra nồng độ bụi định kỳ công ty Chỉ tiêu/Điểm đo Bụi (mg/m3) 1. Cổng bảo vệ 0,21 Quy chuẩn về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05 : 2009/BTNMT) 0,3 2. Khu vực đóng gói 0,45 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (Theo QĐ 3733/2002QĐ-BYT 10/10/2002) 6 [Nguồn: Trung tâm Coshet, kết quả ngày 06/07/2011]  Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất sau xử lý Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra nước thải định kỳ công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT, cột B 1. pH - 6,35 5,5 đến 9 2. Độ màu - 30 70 3. SS mg/l 53 100 4. COD* mg/l 44,36 100 5. BOD5* mg/l 20,2 50 6. Tồng N mg/l 0,29 30 7. Tổng P* mg/l 1,11 6 8. Fe* mg/l 0,62 5 9. Pb mg/l 0,002 0,5 Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 53 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 10. Dầu mỡ khoáng mg/l 0,94 5 11. Tổng coliform MPN/100ml 3.000 5.000 [Nguồn: Trung tâm Coshet, kết quả ngày 06/07/2011] (*) : Chỉ tiêu đã được Vilas công nhận 3.2.5. Môi trường làm việc Công ty sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP – WHO nhà xưởng áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường sản xuất. Môi trường sản xuất theo tiêu chuẩn cấp D, trong đó phải đạt những tiêu chuẩn sau:  Về độ thông gió (số lần trao đổi không khí) ≥ 20  Nhiệt độ: từ 18 – 26oC  Ẩm độ: < 70%  Chênh áp giữa 2 khu vực ≥ 10  Độ bụi:  Dưới 0,5µm: < 3.500.000 tiểu phân/m3  Từ 5µm: < 2.000 tiểu phân/m3 [Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic] Để đạt được những yêu của của GMP – WHO công ty lắp đặt hệ thống HVAC và lọc HEPA trong tất cả các phân xưởng, kho, phòng kiểm nghiệm. Máy móc phát sinh tiếng ồn được đặt riêng biệt trong phòng cách âm, công nhân vận hành máy được trang bị nút chống ồn, và trang phục bảo hộ lao động. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 54 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 3.3. Đánh giá tổng quan về hiện trạng môi trường  Các công đoạn quy trình sản xuất thuốc viên Hình 3.1: Các công đoạn của quy trình sản xuất thuốc viên Chất thải rắn (thùng phuy, bao nhựa… Trộn Nguyên liệu (hoạt chất, tá dược) Dòng vào Dòng ra Nước RO Cồn 900 Khí thải Khí thải Sấy Nhiệt Thành phẩm lưu kho Ép vỉ Đóng gói Dập viên Trộn hoàn tất Tá dược trơn Tá dược rã Điện Điện, nhiệt Băng nhôm, PVC Hộp giấy Thùng cac ton Điện, nhiệt Bụi Cốm rơi vãi Bụi, khí thải Thuốc hư Khí thải CTR (vỉ hư, vỉ thử) CTR (hộp giấy, màng co) Khí thải Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 55 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Các công đoạn quy trình sản xuất thuốc nước Hình 3.2: Các công đoạn của quy trình sản xuất thuốc nước Lọc Vô chai, lọ Thành phẩm lưu kho Đóng gói Chất thải rắn (thùng phuy, bao nhựa… Trộn, khuấy Nguyên liệu (hoạt chất, tá dược) Dòng vào Dòng ra Nước RO Cồn 900 Khí thải Nước thải Nước RO Chai, lọ nhựa Điện Khí thải Hộp giấy Thùng cac ton Điện, nhiệt CTR (nhãn decan, màng co hư) Khí thải Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 56 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Các công đoạn quy trình rửa chai Hình 3.3: Quy trình rửa chai công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic Trên cơ sở điều tra khảo sát và các kết quả thu được trình bày trong các phần trước, các vấn đề môi trường trong công ty là:  Sử dụng lượng nước lớn trong khâu rửa chai Nhiệt, khí thải Kiểm cảm quan Ngâm chai Dội sạch chất tẩy rửa Rửa chai Làm khô chai Đưa vào sx Chai lọ, nắp nút đồng bộ Nước: 4 m3 Natri lauryl sulfat 20%: 10 L Nước thải: 4,01 m3 Nước: 4 m3 Nước thải: 4 m3 Nước: 8 m3 Nước khử khoáng: 8 m3 Điện Sấy ở nhiệt độ 500C Điện Nước thải: 16 m3 Chứa trong thùng 150 L Thời gian: 10 phút Nhồi, vỗ cho bớt dd tẩy rửa Dòng vào Dòng ra Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 57 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Hiện nay công ty vẫn rửa theo phương pháp thủ công nên tiêu hao nhiều nước, sử dụng nhiều nhân lực.  Lượng nước thải thải ra tương đối nhiều từ khu vực rửa chai.  Tốn nhiều hóa chất để hoàn nguyên hệ thống xử lý nước khử khoáng và RO…  Tiêu hao nhiều năng lượng (điện) cho máy móc  Do nhà máy quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP trong lĩnh vực y tế có quy định nghiêm ngặt về môi trường sản xuất thuốc nên hệ thống lạnh trung tâm (HVAC) phân phối nhiệt lạnh, áp suất, độ sạch cho tất cả các phòng ban, phân xưởng sản xuất, kho nên tiêu hao nhiều điện năng để vận hành hệ thống.  Sử dụng nhiều bóng đèn và phải thay các bóng đèn do các bóng đèn thường xuyên bị hư. Vì vậy, công đoạn rửa chai và vận hành hệ thống làm lạnh trung tâm là nơi để luận văn xác định thực hiện Sản xuất sạch hơn. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 58 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 4. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 59 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 4.1. Quy trình rửa chai Hình 4.1: Quy trình rửa chai công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic Nhiệt, khí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi dung.pdf
  • pdfbia chinh.pdf
  • pdfCAM DOAN.pdf
  • pdfCAM ON.pdf
  • pdfCD Cover.pdf
  • pdfMuc luc.pdf
Tài liệu liên quan