Đồ án Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

 

Trang

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.3.1 Phương pháp luận 2

1.3.2 Phương pháp cụ thể 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

2.1 Đặc điểm tự nhiên 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Địa hình – địa mạo 6

2.1.3 Khí hậu 6

2.1.4 Khí tượng thủy văn 7

2.1.4.1 Sông rạch 7

2.1.4.2 Các nguồn sông chính 8

2.1.4.3 Thủy triều Biển Đông 11

2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 12

2.2.1 Đặc điểm dân cư 12

2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười 13

2.2.2.1 Đất trồng lúa 13

2.2.2.2 Đất trồng cây ăn trái 14

2.2.2.3 Đất trồng mía, khóm 15

2.2.2.4 Đất trồng mùa 15

2.2.2.5 Đất trồng tràm 15

2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 16

2.2.3.1 Giao thông đường bộ 16

2.2.3.2 Các công trình thủy lợi 17

2.2.3.3 Các bờ bao 18

CHƯƠNG III. SƠ LƯỢC VỀ DÒNG CHẢY LŨ VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

3.1 Sơ lược về dòng chảy sông MêKông 20

3.2 Diễn biến lũ ở Đồng Tháp Mười 21

3.3 Các đặc điểm chính của lũ lụt ở Đồng Tháp Mười 29

3.4 Ngập lụt ở Đồng Tháp Mười – Những tác nhân của nó 33

3.4.1 Ảnh hưởng của mưa nội đồng 33

3.4.2 Ảnh hưởng của cơ chế truyền lũ vào nội đồng 34

3.4.3 Ảnh hưởng của thủy triều 34

3.4.4 Ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng 35

CHƯƠNG IV. TÌM HIỂU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI

4.1 Ảnh hưởng của lũ đối với hiện tượng sạt lở bờ sông Tiền 36

4.2 Lũ lụt và vấn đề vệ sinh đồng ruộng 39

4.3 Lũ lụt và vấn đề dịch bệnh 40

4.4 Ảnh hưởng của lũ lụt đối với đa dạng sinh học 41

4.4.1 Khu hệ cá 41

4.4.2 Khu hệ lưỡng cư – bò sát 43

4.4.3 Khu hệ thú 44

4.4.4 Khu hệ chim 44

4.4.5 Khu hệ thủy sinh vật 47

4.5 Lũ và phù sa 47

CHƯƠNG V. TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI

5.1 Lũ với vấn đề kinh tế 51

5.1.1 Thiệt hại chung 51

5.1.2 Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp 52

5.1.2.1 Thiệt hại về diện tích gieo trồng lúa Hè Thu 52

5.1.2.2 Thiệt hại diện tích gieo trồng lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái chuyên canh 54

5.1.2.3 Thiệt hại diện tích trồng mía, khóm chuyên canh 55

5.1.3 Tác động của lũ đối với ngành thương mại – dịch vụ 56

5.2 Lũ với vấn đề xã hội 57

5.2.1 Vấn đề cư trú 57

5.2.2 Thiệt hại về người 58

5.2.3 Điều kiện đi lại 59

5.2.4 Giáo dục 60

5.2.5 Y tế 60

5.2.6 Nước sinh hoạt 62

5.2.7 Ma chay, chôn cất 62

5.3 Nguồn lợi từ nước lũ 63

CHƯƠNG VI. SƠ BỘ NHỮNG GIẢI PHÁP SỐNG CHUNG VỚI LŨ

6.1 Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 65

6.1.1 Giải pháp nước cấp 65

6.1.1.1 Sơ đồ tổng quát xử lý nước mặt 65

6.1.1.2 Sơ đồ tổng quát xử lý nước ngầm 66

6.1.2 Các mô hình nhà vệ sinh 67

6.1.2.1 Nhà tiêu tự hoại kiểu kiên cố 67

6.1.2.2 Nhà tiêu ống buy/lu kiểu cánh dơi 68

6.1.2.3 Nhà tiêu 2 ngăn, ủ phân tại chỗ 68

6.1.2.4 Nhà tiêu kiểu 3 thùng phuy (nổi trong mùa lũ) 68

6.2 Giao thông vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười 70

6.3 Về bố trí dân cư vùng ngập lũ 70

6.3.1 Quan điểm phân bố dân cư 70

6.3.1.1 Đảm bảo tính mạnh cho người dân 70

6.3.1.2 Bảo đảm an cư và ổn định cuộc sống 70

6.3.1.3 Bảo đảm khai thác hiệu quả đất đai 71

6.3.2 Các mô hình 71

6.3.3 Mô hình cụ thể 1 cụm dân cư 71

6.4 Kinh tế mùa lũ 74

6.4.1 Đánh bắt cá chủ động, dụ cá tôm 74

6.4.2 Mô hình canh tác 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) và 1 cá kết hợp 75

6.4.3 Mô hình canh tác tôm càng xanh 76

6.5 Về sản xuất nông nghiệp 76

6.6 Hướng dẫn và lấy phù sa 78

6.7 Du lịch mùa nước nổi Đồng Tháp Mười 80

CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 Kết luận 83

7.2 Kiến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ä truyền lũ và ngập lụt trong ĐTM. Những ảnh hưởng nêu trên đối với dòng chảy lũ khá rõ rệt qua trận lũ năm 2000, Trương Đình Dụ (Viện Khoa học Thủy Lợi) có nêu nhận xét đã khẳng định điều này:” Điều đáng ghi nhận là dòng chảy lũ năm 2000 ngoài ảnh hưởng mưa nội đồng và mức thủy triều dâng lên thì ảnh hưởng của đường giao thông, bờ bao, của khu dân cư đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát cho nên độ ngập lớn hơn và thời gian ngập lụt cũng tăng đáng kể”. Lũ năm 2000 có diễn biến rất phức tạp, tuy những nguyên nhân chính và cơ chế gây lụt vẫn như trước đây, nhưng mức độ đã khác biệt nhiều. Người dân tại chỗ từng sống nhiều đời đã quen với lũ lụt, xem lụt như “mùa nước nổi”. Chứng kiến các cảnh lụt các năm qua, nhất là trận lũ lịch sử năm 2000, đã khẳng định chính chúng ta, con người đã biến lũ hiền thành lũ dữ. Những thay đổi của cơ sở hạ tầng với các tuyến giao thông, hệ thống bờ kênh, bờ bao, các kênh, công trình kiểm soát lũ đã tạo ra các khu, ô trũng. Chính vì vậy, trận lũ nghiêm trọng hơn do nước lụt truyền từ ô này sang ô khác, từ vùng cao xuống vùng thấp, thời gian ngập lụt cũng kéo dài. CHƯƠNG IV TÌM HIỂU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN: Nằm ở hạ lưu sông Mêkông nên ĐBSCL phải hứng chịu tất cả mọi tác động bất lợi phía thượng nguồn gây ra. Thời gian lũ đến và lũ rút chi phối nhiều cơ cấu mùa vụ, cây trồng… Dòng chảy gây xói mòn mặt đất, xói lở bờ sông và làm thiệt hại nhiều công trình công cộng và tài sản của dân cư… Sạt lở và bồi lắng bờ sông là kết quả tương tác qua lại giữa dòng chảy và mái bờ, trong đó các tác động trên có thể giảm bớt hoặc tăng thêm cường độ thông qua các hoạt động nhân sinh. Nhìn chung sạt lở bờ sông Tiền xảy ra cả trong mùa lũ và mùa kiệt nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là nước mùa lũ. Tháng IV và tháng V bờ sông dễ bị chuồi gây ra sụp lở có quy mô lớn (đặc biệt là ở các khu vực bị dòng nước xói mòn, hình thành các hàm ếch). Tháng VII vào đầu vụ mưa đất đã trải qua mùa khô hạn nay ngấm nước trương nở làm cho các tảng đất dọc bờ sông dốc nặng thêm gây nên sụt lở (quy mô từ trung bình đến lớn). Thời gian lũ chính vụ (tháng X), do dòng chảy mạnh nên tình hình xâm thực bờ xảy ra ở nhiều nơi, quy mô từ trung bình đến yếu (ở đầu cù lao sạt lở sẽ mạnh hơn các nơi khác vào thời kỳ lũ). Sạt lở bờ sông cũng xảy ra sau một trận lũ lớn, ví dụ như ở thị trấn Hồng Ngự (cũ): đợt sạt lở lớn nhất xảy ra sau trận lũ lịch sử 1991, sau đó là năm 1992 và các năm gần đây. Trận sạt lở năm 1992 tại Hồng Ngự xảy ra trên một chiều dài 70m, rộng 40m, diện tích mất đi 2800 m3 … Hình 4.1: Bờ sông Tiền sạt lở nghiêm trọng. Hình 4.2: Sạt lở nhà cửa xuống sông Tiền (huyện Hồng Ngự – ĐT). Sự gia tăng lưu tốc của dòng chảy là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sạt lở. Khi lưu tốc vượt khả năng kháng xói của bờ và đáy sông sẽ gây nên hiện tượng lở bờ và đào lòng tạo hố xói. Lưu lượng dòng chảy tập trung cao vào mùa lũ là tác nhân tạo dòng có lưu tốc lớn, điều này cũng giải thích vì sao sạt lở bờ thường xảy ra nhiều nhất vào mùa lũ, nhất là những năm lũ lớn. Ví dụ xoáy nước đào sâu lòng sông tuyến Hồng Ngự từ 20 – 25m trong các năm 70, 36m (năm 1998), 38m (1991) và 42m (1994). Sự đổi hướng dòng chảy đột ngột sau Tân Châu cũng làm cho dòng chảy sông Tiền tập trung sang hướng đổ thẳng vào Hồng Ngự trong lúc bùn cát hình thành do sạt lở chuyển động theo vành ngoài tập trung vào sông giữa (nơi trước đây là dòng chính) làm bồi lắng đoạn sông này. Sạt lở và bồi lắp là những hoạt động trong quá trình diễn biến lòng sông. Các hoạt động đó vẫn diễn ra tích cực trong những năm gần đây. Hai hoạt động trên diễn ra đồng thời trên từng đoạn, nhưng trên bình diện chung ta thấy: Ơû đoạn trên: ( nơi ảnh hưởng nguồn mạnh) hiện tượng xói chiếm ưu thế trong đó có cả xói sâu (xói lòng) và xói ngang (xói bờ). Trên đoạn sông này có những khu vực sạt lở nghiên trọng như: Tân Châu, Thường Phước, Hồng Ngự, Mỹ Thuận… Ở đây hiện tượng xói mòn sâu diễn ra mãnh liệt tạo nên sự mất ổn định bờ và sạt lở. Ơû đoạn dưới: vùng có dòng chảy hai chiều ngay cả trong mùa lũ, hiện tượng bồi lắng chiếm ưu thế. Trong quá trình diễn biến lòng sông, các đặc trưng thủy văn như: độ sâu, độ rộng, lưu lượng… luôn tồn tại mối quan hệ: những dòng chính, nơi có lưu lượng tập trung sẽ có lòng sâu hơn, dễ dàng cho việc hình thành các vực. Tốc độ Vmax dọc sông Tiền giảm dần về phía hạ lưu, thay đổi đột biến ở những nơi có lòng sông thu hẹp, mở rộng. Việc xây dựng các tuyến đê bao, các công trình giao thông bộ đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, có thể làm gia tăng lưu tốc ở một số dòng chảy. Các hoạt động này tùy khu vực thực tế có thể có khả năng tích cực hoặc có khả năng tiêu cực như các bờ bao chống lũ và các công trình giao thông làm tăng lưu lượng nước đổ vào rạch Sở Hạ và rạch Hồng Ngự, là một trong những nguyên nhân gây sạt lở tại Hồng Ngự. Bảng 4.1: Sạt lở bờ sông Tiền có thể chia làm 4 cấp: Cấp 1: 1–5m/năm Cấp 2:5-10m/năm Cấp 3:10-20m/năm Cấp 4: >20 m/năm Khu vực Khu vực Khu vực Khu vực Cù lao Cái Vừng- Hồng Ngự Cù lao Giêng- Chợ Mới Thường Phước 1- Hồng Ngự Thị xã Sa Đéc Thường Thới Tiền – Hồng Ngự Cù lao Long Khánh Cù lao Châu Ma Thường Phước 2- Hồng Ngự Thường Lạc – Hồng Ngự Cù lao Tây- Thanh Bình Thị trấn Tân Châu Thị trấn Hồng Ngự Tân Thạnh-Thanh Bình Mỹ Thuận-Cái Bè An Phong-Thanh Bình Tân Thuận Tây- thị trấn Cao Lãnh Thị xã Cao Lãnh Cồn Tiên-Bình Thạnh Bình Hàng Tây-Cao Lãnh (Nguồn: Phân viện địa lý) LŨ LỤT VÀ VẤN ĐỀ VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG: Ô nhiễm vùng nội đồng có nguồn gốc khác nhau: Do nước chua sinh ra từ đất phèn. Do các độc chất tồn tại trong đất do việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Do các chất thải từ khu dân cư. Các sản phẩm độc hại khác sinh ra trong quá trình mặt đất khô ráo. Nước mặn xâm nhập từ biển vào. Các nguồn gốc trên đang trên đà phát triển ngày càng mạnh theo sự phát triển của sản xuất và tăng trưởng dân cư. Nước lũ là yếu tố động lực duy nhất có thể giúp ta dọn dẹp, hạn chế hoặc trừ các hậu quả đó. Để đảm bảo vấn đề vệ sinh và cải tạo đồng ruộng cần đảm bảo một môi trường hợp lý: Thu gom nước bẩn, ô nhiễm vào kênh mương trước lúc lũ tràn về. Bảo đảm nước chảy với một tốc độ nhất định đủ rửa trôi các chất độc hại, song không gây xói mòn đất. Bảo đảm một độ ngập lụt và thời gian ngập lụt hợp lý. Theo kinh nghiệm ở các vùng đất ngập nước trên thế giới, sự ngập nước hàng năm đối với những đồng bằng trẻ là cần thiết. Sự ngập lụt cần thiết cho việc đưa phù sa lên đồng ruộng, rửa trôi các độc tố trong đất, tiêu diệt các quá trình háo khí bất lợi, kích thích các quá trình yếm khí, tác động đến các quá trình quang, bổ sung nước ngầm… Thời gian và độ sâu ngập cần thiết ở mỗi nơi phụ thuộc vào tính chất của môi trường vật lý và môi trường sinh học. Theo kinh nghiệm khai thác ở một số đồng bằng trên thế giới, thời gian ngập nước tối ưu khoảng trên một tháng. LŨ LỤT VÀ VẤN ĐỀ DỊCH BỆNH: Trong mùa lũ, dường như toàn bộ các loại chất thải đều được thải xuống nước, điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, đó là môi trường tốt cho các loại dịch bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh đường nước như sốt xuất hiện, ỉa chảy, thương hàn…. Nước ngập mênh mông, tứ phía, nước trở thành đường vận chuyển các loại vi trùng bệnh đi khắp nơi và do vậy, với thói quen sử dụng nước mặt trong sinh hoạt (thậm chí trong ăn uống) sẽ là điều kiện để các loại vi trùng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đường truyền các loại dịch bệnh có thể tóm tắt như sau: Các loại chất thải Nước lũ Các loại động vật ký sinh Aên vào người Tiếp xúc với da Lan truyền, vận chuyển, biến đổi Hình 4.3: Sơ đồ đường truyền dịch bệnh trong mùa lũ. Trong các khu dân cư tập trung, được bảo vệ, do phạm vi hẹp, điều kiện tiêu thoát kém, mật độ dân cư cao, nguồn thải lớn …khả năng ô nhiễm nguồn nước, xuất hiện và lan truyền các dịch bệnh cao hơn trong vùng ngập nói chung và như vậy, theo sơ đồ lan truyền trên, ở vùng ngập lũ mọi yếu tố đều có khả năng xuất hiện rất cao. ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐỐI VỚI ĐA DẠNG SINH HỌC: Khu hệ cá: ĐTM là vùng đất ngập nước có sự biến đổi rất lớn theo mùa trong năm. Về mùa lũ diện tích ngập nước đạt đến tối đa chiếm 70 – 85% lãnh thổ, với các độ sâu khác nhau từ 0,5 đến 3m (các sông mùa lũ sẽ sâu trên 3m). Đất bị ngập trong mùa lũ chủ yếu là ruộng lúa đã thu hoạch, rừng tràm, vườn tược, một số đầm, hồ bị cạn trong mùa khô. Trong mùa lũ, ngoài nguồn nước mưa tại chỗ, ĐTM nhận nước từ sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông và nguồn chính là nước từ sông Tiền vào qua các kênh đào và lúc lũ lớn là nước tràn từ Campuchia sang. Nước ngập từ 4 – 7 tháng. Nước lũ dâng lên từ từ và cũng rút xuống từ từ. Do tính chất trên, khu hệ cá của ĐTM trong mùa lũ gồm hai nhóm: nhóm cá tại chỗ của sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, các kênh rạch, bàu, đầm giữ nước quanh năm, nhóm cá di cư đến theo dòng nước lũ từ sông Tiền vào và theo nước lũ tràn từ Campuchia sang bao gồm đàn cá bố mẹ đi đẻ trứng và một lượng lớn ấu trùng, cá con mới được sinh ra trong mùa lũ trên sông Tiền và từ phía Campuchia. ĐTM về mùa lũ là nơi sinh sản và sinh trưởng của các loài cá và các loài thủy sản khác. ĐTM được coi là vùng ngập nước có sự đa dạng cao về thành phần các loài thủy sinh khác có nguồn lợi thủy sản phong phú là cơ sở để phát triển kinh tế thủy sản. Nhiều loài trong bộ cá chép, cá nheo: cá lòng tong, cá rựa sông, cá linh, cá trôi nam, cá chốt, … phân bố rộng trong mùa lũ, giảm số lượng hoặc di cư ra các sông lớn; sông Tiền, sông Hậu trong mùa khô. Chúng thường theo nước lũ di cư từ sông Tiền, từ Campuchia vào vùng trung tâm và phần phía Đông của ĐTM. Hiện tượng này càng rõ nét trong những năm gần đây khi hệ thống kênh đào thủy lợi dẫn nước từ sông Tiền vào ĐTM được gia tăng: đào mới thêm và nạo vét.Nhiều loài trong bộ cá vược (các loài trong họ cá lóc Channidae), họ cá sặc (Belotidae), họ cá rô (Anabantidae), bộ cá nheo (các loài trong họ cá trê Claridae, một số loài trong họ cá lăng Bagridae), bộ cá mang liền (Synbranchiformes) được coi là các loài cá bản địa của ĐTM. Mùa lũ chúng phân bố rộng: theo nước lũ đi vào vùng ngập các cánh đồng, các cánh rừng, vườn tược…mùa khô chúng rút xuống các hồ ao, vùng đầm trũng các kênh rạch và sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông. Như vậy thành phần loài của khu hệ cá ĐTM có xu hướng gia tăng tính đa dạng: tăng số lượng loài, tăng số lượng, mở rộng vùng phân bố(và mở rộng sinh cảnh) vào mùa lũ và giảm tính đa dạng (giảm số lượng loài, giảm số lượng, thu hẹp vùng phân bố) trong mùa khô. Điều này được giải thích: mùa lũ diện tích ngập nước tăng lên gấp bội, nước lũ đã làm thay đổi tính chất của nước ĐTM, làm tăng độ pH của nước ở toàn vùng đều đạt trên 6.0 (trừ một số vùng bao vì nước lũ không vào được), lượng oxy hòa tan tăng, cơ sở thức ăn trở nên phong phú hơn và ĐTM trở thành vùng nước thuận lợi cho sự sinh sản, phát triển, sinh trưởng của các loài cá và nhiều loài thủy sinh vật khác. Mùa khô, diện tích đất ngập nước giảm đến tối thiểu, nguồn nước sông Tiền vào giảm hẳn, các chất thải từ ruộng đồng dồn vào kênh rạch, vùng trũng, ảnh hưởng của thủy triều (tăng độ mặn ở phía Đông), độ pH nước giảm, các loài cá ưa nước nhảy, chịu phèn kém rút ra các sông lớn: sông Tiền, sông Hậu, một số ngược dòng lên Campuchia và xa hơn. Nhóm cá “bản địa” thích nghi sống trong ao, đầm, vùng trũng, kênh rạch,phần lớn chúng bị khai thác vào mùa khô. Mùa lũ có vai trò trong sự phát triển, tồn tại của khu hệ cá và các loài thủy sinh vật ở ĐTM, là một phần không thể thiếu trong chu kỳ sống của chúng. Về mùa lũ thành phần loài và số lượng cá ở ĐTM tăng lên nhiều do nước lũ đưa cá bố mẹ (đi đẻ) và ấu trùng cá con từ sông Cửu Long, từ Campuchia đến. Nhiều loài trong bộ cá vược, trong đó cá nheo là các loài cá bản địa của ĐTM. Khu hệ lưỡng cư – bò sát: Một trong những sinh cảnh tồn tại của các loài lưỡng cư – bò sát là sinh cảnh đồng cỏ ngập nước. Ở sinh cảnh này thực vật chủ yếu là loài năng, lúa ma, súng, sen… ngập nước hoàn toàn hoặc theo mùa. Sự sống và phát triển của chúng mạnh mẽ và phong phú trong mùa lũ, với sự hạ thấp mực nước thân năng bị gãy, cho đến khi mức nước trong đồng thấp đến mức tối thiểu nào đấy thì các thực vật thủy sinh chết một cách ồ ạt. Vì vậy sau khi lũ rút đi các nhóm bò sát ưu thế ở đây là những loài trong họ rắn nước khoang cổ (Xenochrophis piscator), rắn bù lịch (Enhydris jagori), rắn bông súng (Homalopsis buccata), rắn bồng chì (Enhydris blumbea), rắn bồng voi (Enhydris bocourti)… Nhái bầu hoa (Microhyra ormata), Ếch đồng (Ranatigrina rugulosa), ếch cây mép trắng (Rhacophorus leucomystax)… bị đe dọa nhiều. Sau mỗi trận lũ, số lượng các loài rắn nhất là các loài sống ở cạn mà thức ăn chủ yếu là chuột bị tiêu diệt rất nhiều. Hầu hết các loài lưỡng cư và bò sát ở ĐTM đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều loài trong đó có Trăn Gấm, Trăn đất, Rắn hổ chúa, Rắn hổ mang. Rắn cạp nong hình như không còn. Khu hệ thú: Cường độ sinh sản của chuột ở ĐTM giảm đi rõ rệt vào mùa lũ do thiếu thức ăn, điều kiện ăn và sống bất lợi. Điều đó giải thích tại sao các huyện vùng ngập lũ, năm nào có lũ lớn là năm đó có chuột ít và mức độ thiệt hại do chuột gây ra đều giảm. Ngược lại, năm nào về mùa lũ nước ngập ít thì chuột nhiều và mức độ gây hại rất lớn. Đáng lưu ý trong rừng tràm chuột gia tăng đột ngột từ tháng VIII đến tháng IX-2000 phù hợp với thời kỳ gần như toàn bộ mặt đất ở ĐTM đã bị ngập lụt. Khi nước rút, dân sạ lúa lúc đó chuột là những hiểm họa đối với những thửa ruộng gần rừng tràm. Khu hệ chim: Chim đóng vai trò như chỉ thị sinh học quan trọng. Chim là thành phần quan trọng của đất ngập nước. Hầu hết các loài chim ở ĐTM có nguy cơ bị tuyệt chủng cao tính toàn cầu nên việc duy trì được một môi trường sinh thái đất ngập nước thích hợp cho chúng ở ĐTM là rất cần thiết. Chế độ ngập nước và số lượng chim: Đối với Sếu thì mực nước mùa khô càng hạ thấp thì quần thể Sếu (Grus antigone) lại tăng ngược lại, bởi vì mực nước càng hạ thấp vào mùa khô thì lượng thức ăn của chim Sếu càng dồi dào, cỏ năng phát triển tốt và có nhiều củ. Sếu dễ dàng đi kiếm thức ăn trên bãi ăn. Thực tế cho thấy Sếu thích nghi với những bãi có độ ngập từ 20-50cm (Nguyễn Văn Hùng- cán bộ nghiên cứu của Tràm Chim,1999). Sự thay đổi mực nước trong Tràm Chim qua các tháng trong năm cũng thể hiện sự biến động số lượng quần thể Sếu trong năm đó. Theo kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Hùng (1999) thì thường Sếu về Tràm Chim vào trung tuần tháng XII, lúc đó Sếu chỉ về 3-8 con, số lượng cá thể Sếu tăng chậm vào các tháng I,II và tăng nhanh, đạt số lượng cao nhất trong năm vào giai đoạn tháng III, IV. Hình 4.4: Sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông). Sự biến động này rất phù hợp với chu kỳ rút nước trong năm của khu vực. Sự thay đổi mực nước liên quan đến biến động số lượng Sếu được tổng kết như sau: Bảng 4.2: Biến động số lượng Sếu từ năm 1996-1999 Năm Tháng Số lượng Sếu (cá thể) 1996 XII-I 10 I-II 150 III-IV 631 V-VI 102 1997 XII-I 1 I-II 63 III-IV 511 V-VI 0 1998 XII-I 12 I-II 56 III-IV 503 V-VI 31 1999 XII-I 8 I-II 53 III-IV 469 V-VI 102 (Nguồn: Nguyễn Văn Hùng – Vườn Quốc Gia Tràm Chim,1999) Đối với Sếu, nguồn thức ăn chính là củ năng kim, nên khi nước khô thì năng mới có điều kiện để phát triển, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho Sếu. Mặt khác Sếu không đứng được trên cây, do vậy vào các thời điểm tháng XII khi mực nước còn cao rất khó khăn đối với Sếu vì chúng không lội để ăn củ năng và cũng không đậu trên cây để tránh nước. Đối với các loài chim khác như Cò, Diệc, Trích, Chèo bẻo, Vịt trời, Bìm Bịp thức ăn chính của chúng là tôm cá và các loại thủy sinh khác. Do đó nếu nước khô cạn hết thì sẽ không còn nguồn thức ăn cho chúng. Như kết quả quan trắc của Nguyễn Văn Hùng cho thấy số lượng Cò tăng dần từ tháng X-III và giảm dần từ tháng III-IX hàng năm. Sự thay đổi này trùng với thời kỳ nước lên và nước rút của khu vực. Như vậy, sự giảm thiểu mực nước hay giữ nước đều có ảnh hưởng đến tất cả các loài chim sinh sống tại đây. Khu hệ thủy sinh vật: Ngoài chức năng xác định và chỉ thị tính chất môi trường nước, các khu hệ thủy sinh vật thủy sinh còn là cơ sở thức ăn tự nhiên không phải trong bất cứ trường hợp nào cũng có thể thay thế được của các loài thủy sản. Cơ sở thức ăn tự nhiên phong phú, chất lượng cao gồm mùn bã hữu cơ, các thực vật lớn thủy sinh, các loài động thực vật phiêu sinh. Trong số đó có nhiều loài nguồn gốc biển (giun nhiều tơ, giáp xác), các loài hai mảnh vỏ, các loài giáp xác sống ở loại nước hydrocacbonate – cacbonate của sông Tiền và kênh rạch phụ cận di nhập vào kênh rạch và nội đồng ĐTM. Nguồn thức ăn này phù hợp với tính ăn của các loài cá sông di cư vào ĐTM để sinh sản trong mùa mưa như các loài họ cá chép… Vì vậy, vùng ĐTM là nơi tập trung nguồn thủy sản tự nhiên vô cùng phong phú, nhất là mùa mưa lũ. LŨ VÀ PHÙ SA: Một trong những lợi ích của lũ là gia tăng độ màu mỡ của đất nhờ được bổ sung lượng phù sa do lũ mang từ thượng lưu và trung lưu đến vùng hạ lưu. Một năm không có lũ hoặc lũ bé, không có phù sa thì sang năm sẽ mất mùa và vụ lúa tiếp sau mùa lũ (lúa Đông Xuân) thường đạt năng suất cao hơn các vụ khác trong năm. Vì vậy việc chuyển tải và bồi lắng phù sa trong nội đồng vùng ĐTM cũng là một vấn đề cần quan tâm. Tuy chưa có nghiên cứu chi tiết về chuyển tải và bồi lắng phù sa trên vùng ĐTM. Tuy nhiên đã có những nhận định sơ bộ dựa vào kết quả quan trắc cũng như quy luật về thủy văn, đặc tính môi trường vật lý và hình thành đất đai tại địa bàn. Quá trình chuyển tải và bồi lắng phù sa tại ĐTM chịu tác động của hai dòng lũ: dòng lũ ngang giàu phù sa từ sông Tiền chuyển vào và dòng lũ tràn biên giới Campuchia nghèo phù sa. Một số kết quả do Trung Tâm Chất Lượng Nước và môi trường thực hiện cũng cho thấy điều này: Bảng 4.3: Thành phần phù sa tại một số trạm trong vùng ngập lũ ĐTM Trạm Sông – kênh TSS (mg/l) Thời gian Sở Hạ Sở Hạ 94 8/1992 Phong Mỹ Phong Mỹ 340 8/1996 Mỹ Phước Tây Nguyễn Văn Tiếp 328 7/1998 Mỹ Tho Sông Tiền 500 8/1998 Rõ ràng nước tràn qua tuyến biên giới có thành phần chất lơ lửng (TSS) thấp nhất. Trên các tuyến kênh nối với sông chính như kênh An Phong hoặc kênh Nguyễn Tấn Thành đều có hàm lượng TSS lớn trung bình dưới 250mg/l và tại Mỹ Tho khoảng 500 mg/l. Lượng phù sa trên sông Tiền không thể vào sâu trong trung tâm ĐTM quá 20-25km kể từ bờ sông trước khi có công trình kiểm soát lũ. Dọc sông Tiền lượng phù sa phân bố từ Hồng Ngự đến Phong Mỹ, cao nhất ở phía Bắc thấp dần xuống phía Nam. Dọc theo biên giới Campuchia, lượng phù sa giảm dần từ Tân Hồng đến Long Khốt. Lượng phù sa trên sông chủ yếu chỉ bồi lắng mạnh tại khu vực đê sông. Các kênh ngang đưa nước sông Tiền sang phía công trình chắn lũ phía Bắc đang hình thành (lộ Tân Châu – Lò Gạch) có tác động dẫn nước giàu phù sa trên sông Tiền vào tận Tân Hưng, Tháp Mười. Tuy nhiên phần lớn lượng phù sa này chỉ nằm trong kênh rạch, phần bồi lắng trong đồng rất ít. Khu vực Đông Bắc – Bo Bo xem như không nhận được phù sa từ sông Tiền. Ơû ĐTM phù sa phân bố hẹp ở Vĩnh Hưng và Tân Hưng trải rộng ở Thanh Bình, Tam Nông, sau đó hẹp dần từ Cao Lãnh đến Cái Bè. Quá trình bồi lắng phù sa trong kênh rạch và trong đồng phụ thuộc vào 2 tác nhân: lượng phù sa trong nước và tốc độ dòng chảy. Trên đồng ruộng, ngay cả trên vùng đất phù sa không phèn cũng có thể thấy ảnh hưởng của yếu tố thủy hóa lên quá trình bồi lắng phù sa, chủ yếu là quá trình gây kết tủa phù sa. Quá trình chuyển tải và bồi lắng phù sa như trên đã hình thành sự phân dị về đặc tính đất: Dãy đất cao dọc theo bờ sông Tiền và các kênh rạch chính thuộc nhóm đất phù sa bồi, tơi xốp, giàu khoáng và lân, thành phần cơ giới ít sét hơn. Đồng bằng phía sau đê sông ít được bồi bao gồm các loại đất phù sa loang lỗ, có đốm rĩ giàu hữu cơ và đạm hơn. Khu vực đất phèn vùng trung tâm và phía Đông ĐTM hình thành trong điều kiện phù sa bồi lắng kém trong môi trường mặn lợ giàu hữu cơ và chất liệu lưu huỳnh vì phù sa vào vùng nước phèn sẽ lập tức bị kết tủa, lâu năm tạo nên đê sông tự nhiên. Phù sa kết tủa vì khi pH <4 các hạt phù sa điện âm kết với Al3+ (điện dương) có sẵn trong nước phèn (rất nhiều) tạo phức và trầm lắng ngang. Tuy lượng phù sa bồi trực tiếp trên đồng ruộng không nhiều so với lượng bồi lắng trong kênh rạch nhưng trong canh tác mùa khô, một phần lượng phù sa đã bồi trong kênh này sẽ được đưa vào đồng ruộng qua việc bơm tưới. Ngoài ra, nhờ vào quá trình di đẩy sát đáy cũng như dưới tác động khuấy đảo và chuyển tải phù sa đáy kênh trong mùa khô (do giao thông và bơm tưới), một lượng phù sa cũng đã được chuyển tải vào đồng ruộng. Về chất lượng phù sa: so với đất tại chỗ, phù sa bồi lắng giàu khoáng, lân, kali hơn, có tác dụng gia tăng độ tơi xốp, độ no bazo và lượng lân tổng số trong đất. Tuy nhiên cũng có thể thấy so với các loại đất không được bồi, phù sa nghèo hữu cơ hơn ( và do đó hàm lượng đạm cũng như tổng cation trao đổi có thấp hơn). Như vậy, lũ đã có những tác động tích cực cũng như tác động hạn chế với môi trường ngập lũ vùng ĐTM. Lũ mang phù sa bổ sung độ màu mỡ cho đất, vệ sinh và cải tạo đồng ruộng. Nước lũ đã thua chua rửa phèn ở những nơi úng ngập sâu trong nội đồng của ĐTM làm cho chất lượng nước ở vùng này được cải thiện. Lũ lụt ở ĐTM cũng góp phần làm đa dạng khu hệ cá, khu hệ thủy sinh , khu hệ chim, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên và hệ sinh thái vùng đất ngập nước. Tuy nhiên lũ lụt cũng gây xói mòn mặt đất, xói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMOI TRUONG VUNG NGAP LU DTM.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmuc luc.doc
  • docnhiem vu do an.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
Tài liệu liên quan