Đồ án Nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI GIỚI THIỆU 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

E. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 5

F. SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5

 

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC LUẬN ĐIỂM 7

1.1 DU LỊCH SINH THÁI 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Lợi ích kinh tế và xu hướng phát triển của du lịch sinh thái 9

1.1.3 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác 10

1.1.4 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 13

1.1.5 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 15

1.1.6 Những nguyên tắc tổ chức hoạt động và quy hoạch du lịch sinh thái 20

1.2 GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DU LỊCH SINH THÁI 24

1.2.1. Giáo dục môi trường trong DLST 24

1.2.2. Mục tiêu của giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái 25

 

Chương 2 : PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở TỈNH TÂY NINH 26

2.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH TÂY NINH 26

2.1.1. Vị trí địa lý và ý nghĩa du lịch đối với sự phát triển của Tây Ninh 26

2.1.2. Đặc điểm môi trường tỉnh Tây Ninh 26

2.1.3. Hiện trạng phát triển du lịch của Tây Ninh 33

2.1.4. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch 34

2.1.5. Cơ sở hạ tầng 35

2.1.6. Nguồn đầu tư và thị trường du lịch sinh thái tiềm năng 36

2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST CỦA TỈNH TÂY NINH 37

 

Chương 3: THIẾT KẾ CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TÂY NINH NHẰM MỤC ĐÍCH NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN 38

3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TNDLST 38

3.1.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài nguyên DLSTTN 38

3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. 39

3.1.3. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá các tài nguyên du lịch sinh thái ở Tây Ninh 39

3.2. QUY HOẠCH CÁC TUYẾN, CỤM, ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI 58

3.3. KHAI THÁC CÁC TUYẾN DLST TẠI TỈNH TÂY NINH 60

3.3.1. Các tuyến nội vùng 60

3.3.2. Các tuyến ngoại vùng 65

 

Chương 4:NHỮNG GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN 70

4.1. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TUYẾN 70

4.1.1. Cộng đồng địa phương 70

4.1.2. Các nhà nghiên cứu du lịch sinh thái 71

4.1.3. Các nhà lữ hành du lịch sinh thái 72

4.1.4. Hướng dẫn viên du lịch sinh thái 72

4.2. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI 73

4.2.1. Tác động đến kinh tế - xã hội 73

4.2.2. Tác động đến môi trường sinh thái cảnh quan 75

 

KẾT LUẬN 76

1. Nhận xét chung 76

2. Kiến nghị 77

 

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách thông qua việc thiết kế các tuyến du lịch sinh thái ở Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng… Đây là một lợi thế quan trọng trong việc tạo nên tiền đề cho một số loại hình du lịch thích hợp nhằm góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn vào những năm tới. Tài nguyên du lịch của Tây Ninh được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như núi Bà, Tòa Thánh, hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung Ương Cục. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây cũng là một sự thuận lợi cho việc hình thành một (hoặc một vài) khu du lịch lớn, sức thu hút khách cao có khả năng cạnh tranh được với các trung tâm du lịch khác. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch sinh thái của tỉnh Tây Ninh Những lợi thế Nói chung, tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) của Tây Ninh tương đối phong phú, đa dạng bao gồm cả núi, hồ, rừng, các di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng… Đây là một lợi thế quan trọng trong việc tạo nên tiền đề cho một số loại hình du lịch thích hợp nhằm góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển với nhịp độ nhanh hơn vào những năm tới. Tài nguyên du lịch của Tây Ninh được phân bố tương đối tập trung ở một số khu vực chính như núi Bà, Tòa Thánh, hồ Dầu Tiếng, căn cứ Trung Ương Cục. Những khu vực này có sự kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Đây cũng là một sự thuận lợi cho việc hình thành một (hoặc một vài) khu du lịch lớn, sức thu hút khách cao có khả năng cạnh tranh được với các trung tâm du lịch khác. Những tồn tại Tài nguyên du lịch đã bị xuống cấp hoặc hủy hoại và chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều cơ quan chức năng quản lý một loại tài nguyên nên dẫn đến sự mâu thuẫn giữa các ngành trong việc sử dụng chúng. Vấn đề bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch sinh thái, tuy đã được đặt ra nhưng trên thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả. Hiện trạng phát triển du lịch của Tây Ninh Các hoạt động du lịch ở Tây Ninh chính như Hội xuân Núi Bà: vào tháng giêng âm lịch, đây là một lễ hội văn hóa lớn thu hút gần một triệu du khách đến hành hương, trẩy hội và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây. Khách tham quan Khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà năm 1997 là 672.574 lượt người, năm 2001 là 993.875 lượt người, năm 2002 là 1.166.531 lượt người, năm 2003 là 1.192.781 lượt người so với năm 2002 tăng 1,86%. Tính đến tháng 5 năm 2005 khu di tích lịch sử văn hóa Núi Bà đã đón tiếp trên 1,1 triệu lượt khách, bằng 80% lượng khách cả năm 2004. Hằng năm trung bình có khoảng 3.000 khách quốc tế và 1,5 triệu khách nội địa đến Tây Ninh chủ yếu đi hành hương Chùa Bà và tham quan Tòa Thánh Cao Đài. Bảng 4: Hoạt động kinh doanh du lịch ở Tây Ninh từ 2000 – 9.2005 Stt Hạng mục Đ/vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lượng khách (ngàn đ) 954.5 1033.8 1209.5 1231.3 1406.7 1361.7 2. Doanh thu (tỷ đồng) 82.9 75.1 64.9 79.5 110.8 76.3 Nguồn: Sở TM&DL Tây Ninh Trong 9 tháng đầu năm 2005, ngành du lịch Tây Ninh đón và phục vụ 1,36 triệu lượt khách. Lượng khách nội địa đến Tây Ninh do các công ty du lịch tiếp bằng 30,7% lượng khách đến TP.HCM. Lượng khách quốc tế đến Tây Ninh bằng 0,3% lượng khách đến TP.HCM. Trong những năm 1996 – 2000, tỷ lệ khách lưu trú chiếm 3,0 – 3,5 % tổng lượng khách đến Tây Ninh; trong giai đoạn 2000 – 2005 tỷ lệ khách lưu trú bình quân là 4,3%. Số ngày lưu trú bình quân là 1 ngày. Công suất phòng bình quân là 45%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 580 tỷ đồng năm 2003, dự kiến 640 tỷ đồng vào năm 2006 và 870 vào năm 2010. Bảng 5: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến Tây Ninh. Stt Ngày lưu trú / khách Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Khách quốc tế (ngày) 0.94 1.05 1.70 1.57 1.7 2.0 2. Khách nội địa (ngày) 0.95 1.06 1.3 1.29 1.5 1.7 Nguồn Sở TM&DL Tây Ninh Bảng 6 : Dự báo lượng khách và doanh thu dịch vụ du lịch Tây Ninh 2006 – 2010 Stt Hạng mục Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng 1. Lượng khách lưu trú (ngàn) 66.7 71.9 77.7 83.9 90.7 8.0 2. Khách hành hương (ngàn) 1505.8 1656.4 1820.7 1998.7 2204.0 10.0 3. Doanh thu ngành (tỷ) 637 688 743 803 867 8.0 Nguồn Sở TM&DL Tây Ninh Cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Hệ thống các cơ sở lưu trú là một trong nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Các khách sạn, nhà nghỉ ở Tây Ninh không nhiều và do nhiều cơ quan quản lý. Tính đến năm 2004 trên địa bàn tỉnh mới có khoản 4.220 cơ sở kinh doanh du lịch, trong đó có khoản 11 khách sạn như : Hòa Bình (2 sao)(Thị xã) có 87 phòng với 169 giường Anh Đào (1 sao)(Thị xã) có 18 phòng với 36 giường Việt Phương (Thị Xã) có 21 phòng với 37 giường Phong Lan (Thị xã) có 14 phòng với 41 giường Nhà Nghĩ Thùy Dương (1, 2) (Thị xã – khu du lịch Núi Bà) có 11 phòng với 22 giường Phương Linh 1 (Hòa Thành) có 19 phòng với 25 giường Yến Anh (Hòa Thành) có 13 phòng với 14 giường Ý Ý (Hòa Thành) có 12 phòng với 12 giường Cơ sở liên đoàn lao động (Hòa Thành) có 12 phòng với 45 giường… Ngọc Trai (Trảng Bàng) có 11 phòng với 14 giường Nhà nghỉ Gò Dầu (Gò Dầu) có 8 phòng với 16 giường Các khách sạn nhà nghỉ nhìn chung chưa đủ tiêu chuẩn của một khách sạn du lịch. Đa số các khách sạn tập trung chủ yếu ở thị xã Tây Ninh. Toàn tỉnh Tây Ninh có một công ty du lịch (công ty du lịch Tây Ninh) chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh du lịch . Toàn tỉnh có 4.214 nhà hàng quy mô vừa và nhỏ, tăng khoảng 0,4% so với năm 2003. Diện tích sử dụng cho du lịch chỉ tăng xấp xỉ 1%/năm. Tính đến 2004, lao động trong ngành du lịch có khoảng 8.590 người, tuy nhiên chất lượng lao động của ngành còn ở mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành hiện tại và tương lai. Đây là vấn đề mà ngành du lịch tỉnh cần quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Cơ sở hạ tầng Mạng lưới giao thông trong tỉnh phát triển ở mức trung bình, bao gồm chủ yếu là đường bộ và đường sông. Về mạng lưới đường bộ, mật độ trung bình của toàn tỉnh là 0,34 km/km2. Chất lượng đường ở mức độ trung bình hoặc xấu, đi qua nhiều cầu cống. Đáng lưu ý là hai quốc lộ chạy qua tỉnh Tây Ninh có chiều dài 105km, gồm quốc lộ 22 (có chiều dài 28km qua 2 cầu) và quốc lộ 22B (77km, qua 13 cầu) với bề mặt đường rộng 7m. Trên lãnh thổ Tây Ninh còn có 12 tỉnh lộ với chất lượng xấu hoặc trung bình, bề mặt rộng 6m. Về đường thủy giao thông chủ yếu trên sông Vàm Cỏ Đông (157km) và sông Sài Gòn (101km). Ngoài ra thuyền bè có thể đi lại trên các kênh rạch với chiều dài khoản 202km. Mạng lưới giao thông tất nhiên phục vụ chung cho việc phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân Tây Ninh, trong đó có du lịch. Những điểm du lịch quan trọng của tỉnh đều gắn với các tuyến đường giao thông. Mạng lưới thông tin liên lạc đã phát triển trên khắp các huyện thị, nhưng còn nhỏ bé; thiết bị nhìn chung lạc hậu, chưa hòa nhập được với mạng lưới thông tin quốc gia và quốc tế. Khả năng cung cấp điện nước nói chung được đảm bảo ở khu vực thị xã và các thị trấn. Tuy nhiên, các điểm du lịch khả năng này còn hạn chế. Đánh giá: Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành du lịch Tây Ninh hầu như chưa có khách sạn du lịch theo đúng nghĩa của nó. Các khu vực vui chơi, giải trí, các dịch vụ khác dường như trong tình trạng hoang sơ. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển du lịch trong tương lai. Thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước cho các khu du lịch cũng là vấn đề cần giải quyết sớm. Nguồn đầu tư và thị trường du lịch sinh thái tiềm năng Tây Ninh nằm trong hệ thống các tuyến điểm du lịch sinh thái quan trọng của á vùng du lịch Đông Nam Bộ. Việc nằm kề địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, nền kinh tế phát triển năng động… nên có nhiều tiềm lực về các nguồn đầu tư. Tây Ninh cách Thành phố Hồ Chí Minh 99km. Do mạng lưới đường giao thông thuận lợi, khách du lịch có thể dễ dàng đến Tây Ninh. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất cả. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của cư dân rất lớn. Vào ngày nghỉ cuối tuần, hiện nay thường có dòng người từ thành phố Hồ Chí Minh tới Vũng Tàu dể thư dãn trong không khí biển. Nếu như ở Tây Ninh có những khu vực vui chơi, giải trí tốt với quãng đường chưa đầy một trăm cây số, có thể dể dàng thu hút khách nghỉ cuối tuần trong khung cảnh của núi và hồ. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST CỦA TỈNH TÂY NINH Ngành du lịch Tây Ninh đã có lịch sử phát triển trong hơn hai thập kỷ. Trên cơ sở phân tích hiện trạng khách du lịch và doanh thu, có thể đánh giá việc phát triển du lịch còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp và chưa xứng với tiềm năng hiện có. Đến năm 2005, Sở khoa học công nghệ cùng với Sở du lịch của tỉnh đã tổ chức khảo sát, quy hoạch du lịch sinh thái của cả tỉnh nhằm phát triển Tây Ninh thành nơi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, học tập, nghiên cứu cho nhiều đối tượng. Nói chung, DLST ở Tây Ninh vẫn chưa có các hoạt động cụ thể và chỉ mới ở giai đoạn nghiên cứu. Chương 3: THIẾT KẾ CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TÂY NINH NHẰM MỤC ĐÍCH NÂNG CAO NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH VÀ SINH VIÊN XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DLST Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài nguyên DLSTTN Việc đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái nhằm xác định khả năng hay mức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các loại tài nguyên đối với hoạt động du lịch, đồng thời làm cơ sở để xác định loại hình du lịch có thể khai thác, quy mô hoạt động và thiết kế các tuyến điểm du lịch sinh thái. Các tiêu chí đánh giá gồm: Tiêu chí đánh giá khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng, di tích tự nhiên và quy mô về không gian của điểm tài nguyên tự nhiên. Tính thuận lợi: trước hết là sự thuận lợi về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ, thì dù tài nguyên du lịch sinh thái có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, không thể khai thác hoặc khai thác không hiệu quả cho hoạt động du lịch. Tính an toàn: đảm bảo sự an toàn về sinh thái và xã hội, được xác định vởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi trường, có nguồn nước sạch. Tiêu chí đánh giá khả năng khai thác và quản lý Sức chứa: phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động tại mỗi điểm du lịch sinh thái và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thiết kế thực nghiệm, kinh nghiệm thực tế. Tính liên kết: thể hiện qua khả năng liên kết các khu hay điểm du lịch khác tạo thành các tuyến du lịch đa dạng, hấp dẫn. Tính thời vụ: thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi các khoảng thời gian trong năm với các điều kiện thời tiết, khí hậu và thị trường thuận lợi nhất cho việc khai thác tài nguyên và triển khai các hoạt động du lịch. Tính thời vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác, đầu tư quy hoạch, kinh doanh hoạt động du lịch. Các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn. Ở đây tôi chỉ xác định tài nguyên nhân văn chia theo 3 loại thắng cảnh Thắng cảnh loại 1: Là quần thể di tích có ý nghĩa lịch sử, có kiến trúc đẹp và cổ kính. Thắng cảnh loại 2: Là các di tích phân bố đơn lẻ nhưng có ý nghĩa lớn trong lịch sử, có kiến trúc đẹp. Thắng cảnh loại 3 : Là các di tích phân bố đơn lẻ nhưng có ý nghĩa nhất định trong lịch sử. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá các tài nguyên du lịch sinh thái ở Tây Ninh Việc đánh giá TNDLST ở tỉnh Tây Ninh sẽ được thực hiện bằng cách đánh giá từng địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch như khu vực Ma Thiên Lãnh - núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát,… Núi Bà Đen Núi Bà Đen bao gồm cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Di tích nằm trên địa bàn của 3 xã : Ninh Sơn – Tân Bình – Thạnh Tân thuộc thị xã Tây Ninh. Được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số : 100/VH-QĐ ngày 21/01/1989. Núi trải rộng trên diện tích 24 Km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Khu vực núi Bà Đen với sinh cảnh núi được phân biệt bởi đường gãy gập đột ngột chân núi, các dạng này nằm trong khối núi sót cao xấp xỉ 1000m, tạo nên địa hình độc đáo ngoạn mục trên nền đồng bằng. Với dạng địa lý bề mặt: các đỉnh và sống đỉnh trên nền đá mồ côi tạo nên khung cảnh hoang sơ kỳ thú “Trên là mây, dưới là cánh đồng, vườn cây bát ngát… Nơi đây, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành cùng với hệ thống hang động, rừng nguyên sinh, làng văn hóa..., đã làm cho núi Bà Đen thành một điểm du lịch hấp dẫn, hàng năm thu hút hơn 1 triệu khách du lịch. Ở khu vực chân núi là các trang trại nông nghiệp sinh thái cao sản, là điểm tham quan, phục vụ đặc sản. Ngoài vẻ đẹp của thiên nhiên, Núi Bà Đen được biết đến trước hết là nơi hành hương của nhân dân để tưởng nhớ đến vị Thánh nữ tài giỏi thời Tây Sơn là Lý Thị Thiên Hương. Ở lưng chừng núi có chùa Bà, chùa Hang vừa mang màu sắc huyền bí, vừa hòa quyện với thiên nhiên. Trên núi còn có một hệ thống hang động gắn liền với công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc như động Kim Quang, động Cây Đa, động Ông Hổ, động Ông Tà, khu căn cứ A14, khu vực căn cứ Liên đội 7… Quy mô về không gian: rộng lớn, có tầm nhìn thoáng đãng và đẹp mắt. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Núi Bà Đen chỉ cách thị xã Tây Ninh 12km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 110km. Cách Tây Ninh vài chục cây số, du khách đã có thể nhìn thấy ngọn núi cao sừng sững nổi lên giữa vùng đất tương đối bằng phẳng. Cơ sở vật chất ở đây tương đối tốt hơn so với các khu vực khác của Tây Ninh, với hệ thống cáp treo và máng trượt thuận lợi cho việc lên viếng chùa Bà. Tuy nhiên, chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của Tổng Cục Du lịch. Các dịch vụ vui chơi giải trí ít, các nhà hàng ăn uống chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Điều kiện vệ sinh môi trường: Thiếu nhà vệ sinh trên núi, nhiều muỗi và côn trùng nhất là lúc về đêm. b Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định là rất lớn hơn 1.000 người/ ngày, trên 250 người / lượt tham quan. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: điểm du lịch nằm trong cụm du lịch liên kết và kép vòng Tòa thành Tây Ninh – Hồ Dầu Tiếng – Núi Bà Đen – Dương Minh Châu… Ngoài ra, có thể liên kết với các điểm du lịch ngoài tỉnh như Củ Chi – TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vương Quốc Campuchia… Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: gần như quanh năm và đặc biệt là vào dịp vào tháng giêng âm lịch, đây là một lễ hội văn hóa lớn thu hút gần một triệu du khách đến hành hương, trẩy hội và thưởng ngoạn phong cảnh nơi đây. Trừ các tháng cao điểm của mùa mưa. c Đánh giá chung Núi Bà Đen thuộc thắng cảnh loại 1 không những về ý nghĩa lịch sử nơi đây còn có kiến trúc chùa cổ kính, các hang động và căn cứ cách mạng Liên đội 7. Núi Bà Đen phù hợp cho các loại hình du lịch sau: Tham quan thưởng ngoại DLST núi cao Du lịch thể thao leo núi mạo hiểm Hành hương tâm linh Du khách về nguồn Khu du lịch Ma Thiên Lãnh Thung lũng Ma Thiên Lãnh bao gồm cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn Thung lũng Ma Thiên Lãnh hoang sơ nằm ẩn mình ở độ cao trên 50m giữa đồng bằng rộng lớn. Được che mình bởi núi Lớn (hay còn gọi là núi Bà), núi Phụng và núi Heo, Ma Thiên Lãnh hiện ra như  một quần thể địa danh được kiến tạo bởi hang Ông Hổ, suối vàng, hầm đá... Dưới thung lũng là cây mọc tự nhiên – phần đất bằng phẳng trên thung lũng có một số ruộng nhỏ là rau, trên các triền dốc là cây mọc tự nhiên xen lẫn với một số vườn chuối, mãng cầu… Bắt đầu từ chân núi vào, ngồi trên xe bạn có thể thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời như của Đà Lạt bởi hai bên là sườn đồi và thung lũng. Dừng xe ở cuối con đường, du khách men theo những bậc đá quanh co cạnh con suối vàng thơ mộng để bước tiếp lên hang Ông Hổ. Mặc dù có nhiều truyền thuyết tương truyền về sự ra đời của chiếc hang này nhưng là gì đi nữa, nơi đây cũng ghi nhận sự thành kính của nhiều người dân địa phương tin vào một đức tin thần bí. Thung lũng còn đi vào truyền thuyết dân gian rằng đây là nơi quan lớn Trà Vong thường quần ngựa tập chiến đấu. Buổi chiều đến, nếu như những ai vẫn còn quyến luyến vẻ hoang sơ và tĩnh lặng của nơi này, xin chớ có vội quay về mà hãy nghỉ lại ban đêm ở những dãy nhà trọ cao cấp được dựng lên trong quần thể Ma Thiên Lãnh. Còn gì bằng nếu bạn tận tay bắt từng con ốc núi để rồi trổ tài đầu bếp của mình. Con đường hình vòng cung cũng sẽ giúp du khách dễ dàng qua phía bên kia cửa núi, tiếp tục cuộc hành trình chinh phục từ chân núi phía đông lên đỉnh Điện Bà và quần thể chùa, am, điện. Tính thuận lợi: Thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trên địa hình hẹp khí hậu mát mẽ và đặt biệt liên kết với quần thể di tích Núi Bà nơi đây sẽ trở thành một khu nghĩ dưỡng thật thích hợp. Cơ sở hạ tầng chưa có, hiện đang được quy hoạch đầu tư xây dựng. Tính an toàn Tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội: ổn định, tạo được sự an tâm thoải mái cho du khách. Khả năng khai thác quản lý Sức chứa: Số lượng du khách có thể tiếp nhận trong một khoản thời gian nhất định: Khu Thung lũng Ma Thiên Lãnh đã được quy hoạch và đang trong thời kỳ xây dựng với diện tích lên đến 96 ha. Vì vậy nơi đây có thể chứa đến hơn vài ngàn khách trong ngày. Sức chứa rất lớn. Tính liên kết: Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: thung lũng Ma Thiên Lãnh nằm trong khu vực du lịch Núi Bà – Thị Xã Tây Ninh. Tính thời vụ: Các khoảng thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc khai thác hoạt động DLST: Khí hậu nơi đây mát mẻ và trong lành quanh năm nên du khách có thể đến nghĩ dưởng và tham quan bất kỳ lúc nào. Nhưng hạn chế vào những tháng mùa mưa. Đánh giá chung: Về TNDLST ở đây chỉ được xếp vào thắng loại 3 vì chỉ có một di tích phân bố đơn lẻ đó là đền thờ quan lớn Trà Vong. Thung lũng Ma Thiên Lãnh thích hợp cho các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, tận hưởng điều kiện sinh thái tự nhiên. Du lịch tham quan các di tích tôn giáo, lịch sử và văn hóa. Tòa Thánh Tây Ninh Đây là địa điểm du lịch với TNDL là TNDLSTNV Hàng năm, cứ vào ngày mùng tám tháng giêng và rằm tháng tám âm lịch Toà Thánh Tây Ninh lại đón hàng vạn khách hành hương về dự lễ vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung. Đây là một nét văn hoá đặc sắc của bà con tín đồ Cao Đài với triển lãm các mô hình lịch sử, văn hoá, múa rồng nhang, múa Long - Lân - Quy - Phụng, chèo thuyền, thi chưng cỗ... Từ xa nhìn lại, Toà Thánh hiện ra thật lộng lẫy, uy nghi với những màu sắc, hoa văn rực rỡ. In vào mắt du khách đầu tiên là những đỉnh đài cao được trang trí bằng các hình thể, hoạ tiết tinh xảo, khéo léo có một không hai: Bạch Ngọc Chung đài, Lôi Âm Cổ đài, Bát Quái đài, Nghinh Phong đài. Càng đến gần du khách sẽ càng ngạc nhiên vì lối kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Phía trước Đền Thánh là pho tượng Xa Nặc theo Đức Phật Thích Ca tầm đạo và cây Bồ Đề hơn trăm năm có nguồn gốc từ Ấn Độ tỏa bóng mát dịu. Đây cũng là nơi du khách nghỉ chân, ngồi dưới gốc Bồ Đề cầu nguyện sự an bình. Hai bên tả hữu là hai cánh rừng với những cây cổ thụ cành lá xanh um, hương rừng ngào ngạt, thu hút chim chóc mùa xuân, và râm ran tiếng ve mùa hạ. Bước vào bên trong Toà Thánh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Quả Càn khôn in hình Thiên nhản - Biểu tượng của đạo Cao Đài: ngắm những bức tượng thờ Tam Giáo Ngũ Chi, đọc những điển tích khuyến đạo dọc hành lang rồi lắng hồn vào lời kinh tiếng kệ hoà trong tiếng nhạc bỗng trầm của các làng điệu hát Nam … mà nghe lòng lâng lâng thanh thản. Cách Toà Thánh chưa đầy 200 m là Điện thờ Phật mẫu, trang trí khiêm nhường nhưng tạo vẻ mỹ quan đặc sắc. Bá Huê Viên cây cảnh đa dạng, trăm hoa đua nở, hương hoa ngào ngạt. Gần Bá Huê Viên là Trai Đường, nơi khách hành hương tìm được những bữa cơm chay đạm bạc nhưng đầm ấm tình người. Đánh giá chung: Tòa thánh Tây Ninh được xếp vào thắng cảnh loại 1 VQG Lò Gò – Xa Mát VQG Lò Gò – Xa Mát là địa điểm du lịch có cả TNDLSTTN và TNDLSTNV Khả năng thu hút khách Tính hấp dẫn: Tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh quan tự nhiên của rừng nhiệt đới với các trảng cây họ dầu chiếm ưu thế rụng lá vào mùa khô, ngập nước trong mùa mưa. Các trảng cỏ ở khu rừng bị ngập nước định kỳ vào mùa mưa thành các trảng hoang sơ, chứa đựng sự phong phú và đa dạng của các loài thủy sinh vật thích hợp cho khoảng 130 loài chim nước trong đó có 6 loại chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Theo con đường nhỏ trải nhựa từ cửa khẩu Xa Mát chạy dài giữa khu rừng nhiệt đới du khách sẽ đến khu di tích Trung ương Cục miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh 64km. Thấp thoáng dưới tán cây rừng của khu căn cứ là những căn nhà đơn sơ lợp mái trung quân. Men theo những con đường mòn là những nhà thường trực, văn phòng, hội trường và nhà làm việc của các vị lãnh đạo cấp cao: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng... Trong nhà, từ chõng tre đến bàn ghế đều là tặng vật của núi rừng. Dưới nền nhà là những căn hầm kiên cố nối nhau qua hệ thống giao thông hào dài hàng chục cây số. Về khu căn cứ, du khách hãy một lần đến bếp Hoàng Cầm để thấy được sự thông minh và sáng tạo của quân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Đây chính là một “địa điểm đỏ” cho các cuộc hành hương về nguồn. Tính thuận lợi Vị trí địa lý thuận lợi: Cách trung tâm Thị xã Tây Ninh 64 km theo quốc lộ 22B, có đường biên giới Campuchia và Việt Nam, có thể xây dựng thành một trung tâm giải trí liên quốc gia, không chỉ phục vụ cho người dân địa phương trong nước mà còn phục vụ cho người dân Kampuchia sinh sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai_hoan_chinh_20_12_2006.doc
  • docTai lieu tham khao.doc
  • docPHU LUC.doc
  • rtfNHIEM VU DO AN.rtf
  • docmuc luc LOC.doc
  • docloi cam on.doc
  • docDanh muc bang va hinh.doc
  • docCAC CHU VIET TAT.doc
  • docBIA_lOC.doc
Tài liệu liên quan