Đồ án Nghiên cứu các giải pháp thích hợp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng

Mục lục

Chương 1. Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu

1.3 Y nghĩa khoa học

Chương 2. Chất thải rắn và ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

2.1 Chất thải rắn

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Phân loại chất thải rắn

2.1.3 Tính chất của chất thải rắn

2.1.3.1 Đặc tính vật lý

2.1.3.2 Đặc tính hoá học

2.1.4 Tốc độ thải rác

2.2 O nhiễm môi trường do chất thải rắn

2.2.1Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất

2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí

2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất

2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khoẻ công đồng

2.3 Quản lý và xử lý chất thải rắn

2.3.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn từ nguồn

2.3.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng

2.3.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn

2.3.4 Xử lý chất thải rắn

2.3.4.1 Phương pháp xử lý nhiệt

2.3.4.2 Xử lý sinh học

2.3.4.3 Xử lý hoá học

2.3.4.4 On định hoá

2.3.4.5 Chôn lấp rác

Chương 3. Tổng quan về thành phố Đà Lạt

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội

Chương 4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt

4.1 Hiện trạng chất thải rắn

4.1.1 Rác thải sinh hoạt

4.1.2 Rác thải y tế

4.1.3 Rác thải xây dựng

4.1.4 Rác thải nông nghiệp

4.1.5 Ước tính tổng lượng chất thải rắn phát sinh

4.2 Hệ thống quản lý hành chính

4.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom – vận chuyển – xử lý rác

4.2.2 Hệ thống các văn bản pháp quy

4.3 Hiện trạng thu gom và vận chuyển

4.3.1 Khối lượng rác thu gom

4.3.2 Quy trình thu gom, vận chuyển rác

4.3.3 Thu gom rác

4.3.4 Hệ thống vận chuyển

4.4 Hoạt động thu hồi, xử lý chất thải rắn

4.4.1 Thu hồi, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn từ các nguồn thải

4.4.2 Bãi chứa rác thành phố Đà Lạt

4.5 Dự báo diễn biến về chất thải rắn thành phố Đà Lạt đến 2015

4.5.1 Dự báo mức độ ô nhiễm do rác thải sinh hoạt

4.5.2 Dự báo mức độ ô nhiễm do rác thải y tế.

4.6 Xây dựng các giải pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm

4.6.1 Giải pháp về chính sách

4.6.1.1 Cơ cấu quản lý

4.6.1.2 Chính sách pháp luật

4.6.1.3 Giải pháp về đào tạo

4.6.1.4 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện

4.6.1.5 Chính sách về xã hội

4.6.2 Các giải pháp hỗ trợ khác

4.6.2.1 Giải pháp về truyền thông giáo dục

4.6.2.2 Chương trình giám sát môi trường

4.6.2.3 Ap dụng công nghệ sạch hơn

4.6.3 Giải pháp kinh tế

4.6.4 Giải pháp kỹ thuật

4.6.4.1 Đối với rác sinh hoạt

4.6.4.2 Đối với rác nông nghiệp

4.6.4.3 Đối với rác y tế

4.6.4.4 Đối với rác xây dựng

Chương 5. Kết luận và kiến nghị

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phần phụ lục

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu các giải pháp thích hợp quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch cơ cấu kinh tế +Tỉ trọng ngành nông–lâm–thủy % 18,97 20,00 +Tỉ trọng ngành công ngiệp-xây dựng % 23,45 19,00 +Tỉ trọng ngành du lịch-dịch vụ % 57,58 61,00 Nguồn: “Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Đà Lạt khóa VIII”. - Kinh tế tăng trưởng chậm nên khoảng cách về bình quân thu nhập theo đầu người giữa Đà Lạt với mức trung bình toàn Tỉnh đã bị thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, Đà Lạt vẫn giữa được vị thế quan trọng và hiện vẫn đóng góp trên 40% ngân sách toàn tỉnh. 3.2.2.2 Phát triển các ngành kinh tế: 3.2.2.2.1.Du lịch và dịch vụ: - Về du lịch: Trong những năm qua, Thành phố đã có nhiều nỗ lực nhằm phát triển mạnh ngành du lịch – dịch vụ như: hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010, bước đầu huy động được các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, hình thành được ngành kinh tế du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần, quản lý nhà nước về du lịch ngày càng có hiệu quả nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời kỳ 1990-1995 và trụ được trước ảnh hưởng hưởng của khủng hoảng Tài chính Khu vực, đã duy trì được sức hút du khách trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và vẫn giữ được vị thế là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Thành phố. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế cần được nhanh chóng khắc phục như: chiến lược phát triển du lịch chậm được triển khai, sản phẩm mới phục vụ du khách phát triển không đáng kể, nhiều sản phẩm truyền thống có phần giảm sức hấp dẫn, trong kinh doanh còn có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, mang tính ăn sổi, gây phiền hà cho du khách. - Về dịch vụ: Các hoạt động dịch vụ hành chính ngày càng được phát triển và hoàn thiện, đảm bảo cho guồng máy xã hội trên địa bàn ngày càng hoạt động tốt hơn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Nhưng hoạt động thương mại phát triển chậm, dàn trải, chưa hình thành được các mũi nhọn. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố nói chung và trong phạm vi quản lý của chính quyền Thành phố nói riêng phát triển còn chậm, chưa ổn định, kết quả xuất khẩu thấp hơn so với dự kiến. 3.2.2.2.2 Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: - Thành phố Đà Lạt không có chức năng là trung tâm công nghiệp của Tỉnh nên vai trò của ngành này trong phát triển kinh tế được xếp sau ngành du lịch-dịch vụ. Tuy nhiên, cũng không nên coi nhẹ vai trò của phát triển công chế biến mà đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề trong việc giải quyết công ăn việc làm, khai thác thế mạnh và hỗ trợ cho phát triển du lịch. - Trong những năm qua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng đã hướng vào khai thác các thế mạnh trên địa bàn Thành phố (công nghiệp chế biến rau-hoa-quả-dược liệu, phát triển tiểu thủ công nghiệp: may, thêu, đan…), nhưng hiệu quả còn chưa cao, tốc độ tăng trưởng thấp, tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế giảm từ 23,45% năm 1995 xuống 19% năm 2000, thấp hơn so với ngành nông nghiệp, chưa tương xứng với vị trí của một thành phố loại 2. 3.2.2.2.3 Nông lâm nghiệp: - Năm 2000, ngành nông nghiệp thu hút tới 38,5% lao động xã hội, cao hơn so với lao động ở khu vực du lịch-dịch vụ và công nghiệp, chứng tỏ nông nghiệp hiện còn có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ của Thành phố. - Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, riêng trong thời kỳ 1996-2000 đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác của Thành phố. Do đạt được tốc độ tăng trưởng cao nên tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn Thành phố đã tăng từ 18,97% năm 1995 lên 20% năm 2000, thu nhập của người sản xuất ngày một tăng cao và tương đối ổn định. - Sản xuất ngành trồng trọt đã phát triển theo cả 3 hướng: mở rộng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều kỹ thuật tiên tiến trong nước cũng như của thế giới đã được áp dụng kịp thời, các thế mạnh về phát triển rau, hoa, nấm, quả xứ lạnh đã được phát huy từng bước, nhất là trong phát triển hoa. Hạn chế của phát triển trồng trọt là chưa tạo được thị trường ổn định, chế biến và bảo quản còn chưa đáp ứng yêu cầu, việc chạy đua mở rộng diện tích cà phê trong thời gia trước đây đã góp phầm làm cung vượt cầu dẫn đến tình trạng tụt giá nghiêm trọng, nhiều khu vực đất dốc chỉ thích hợp với phát triển lâm nghiệp bị khai hoang làm nông nghiệp, ảnh hương khá nghiêm trọng đến cảnh quan và môi trường. - Chăn nuôi phát triển chậm, không đạt được mục tiêu đề ra, đàn bò giảm từ 4.810 con năm 1995 xuống 3.773 con năm 2000, đàn gia cầm giảm tương ứng từ 186 ngàn con xuống 135 ngàn con, đàn heo từ 8.110 con xuống 8.105 con. - Trong thời kỳ 1996-2000, ngành lâm nghiệp đã có những cố gắng vượt bậc trong việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và trồng mới được 1.900 ha rừng, công tác chăm sóc và trồng mới đều vượt kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc giao khoán rừng còn chậm, quản lý bảo vệ đất đã được xác định cho lâm phần còn chưa nghiêm, nên nhiều điện tích được giao cho các đơn vị lâm nghiệp đã bị khái thác trái phép làm nông nghiệp. - Có thể khẳng định rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể bị coi nhẹ trong một số năm trước mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển đúng hướng để vừa tạo việc làm cho lực lượng lao động hiện còn chiếm tới 38,5% lao động xã hội của Thành phố, vừa theo kịp được trình độ tiên tiến trong nước và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển du lịch của Thành phố. 3.2.3 Phát triển các lĩnh vực văn hoá - xã hội: Thành quả nổi bật trong sự nghiệp phát triển văn hoá xã hội của Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là đã làm tốt các công tác giáo dục, y tế và chăm lo đời sống người nghèo, thực hiện tốt các chính sách dân tộc, ổn định an ninh xã hội. 3.2.3.1 Phát triển giáo dục: Sự nghiệp giáo dục đã được tăng cường cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng giáo dục. Cuối năm 2000 đã có 14/15 xã phường đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, vượt hơn 2 lần so với mục tiêu đề ra: - Giáo dục mầm non đã được xã hội hoá mạnh với 86 nhà – nhóm trẻ, tăng 30,3% so với năm 1996, đạt tỷ lệ huy động ra lớp 12% đối với các cháu nhà trẻ, 85% đối với các cháu mẫu giáo và trên 90% đối với các cháu 5 tuổi, trong đó hệ bán công, dân lập, tư thục chiếm 84,3%. - Giáo dục phổ thông đã đạt được nhiều thành tựu, số học sinh đã tăng từ 33.007 học sinh năm học 1995-1996 lên 38.510 học sinh năm học 1999-2000. Đạt tỉ lệâ cao về huy động học sinh: tiểu học và trung học cơ sở trên 90%, cấp III 72%. Hiệu quả đào tạo tăng nhanh, năm 2000 bậc tiểu học đạt 92%, trung học cơ sở đạt 87%, phổ thông trung học 88%. - Lực lượng giáo viên các cấp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, số giáo viên trung bình tính theo lớp học đạt 1,15 ở bậc tiểu học; 1,7 ở bậc THCS và 2,02 ở bậc PTTH. - Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại cần quan tâm khắc phục là: chất lượng học sinh còn có sự chênh lệch đáng kể giữa khu vực nội thành với ngoại thành, cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành giáo dục còn thiếu, xã hội hoá trong giáo dục phổ thông còn chậm. 3.2.3.2 Y tế và kế hoạch hoá gia đình: - Hoạt động y tế của Thành phố không ngừng phát triển, không để xảy ra dịch bệnh, mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm tăng cường, nhất là vùng đồng bào dân tộc ít người, hiện có 3,4 y-bác sỹ/ngàn dân, năm 1999 được công nhận thanh toán bệnh phong. Số người khám bệnh tại các cơ sở y tế của Thành phố ngày càng tăng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên, đã tổ chức nhiều đợt khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc và người có hoàn cảnh khó khăn.. - Hoạt động chữa trị cho đồng bào trong tỉnh cũng không ngừng được tăng cường về công suất và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu phát triển của Thành phố thì cần phải được tập trung thêm các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao, một mặt phục vụ tốt hơn cho nhân dân trong Tỉnh, một mặt phục vụ tốt hơn cho khách du lịch trong nước và quốc tế. - Công tác kế hoạch hoá gia đình thường xuyên được quan tâm, đã giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,76% năm năm 1996 xuống 1,58% năm 2000, tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm tương ứng từ 16,18% xuống 9,77%. 3.2.3.3 Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao: - Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao đã có nhiều cố gắng phục vụ nhân dân và đáp ứng nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Từ khi Đài Phát tranh Truyền hình Thành phố được nâng cấp, thời lượng phát sóng cũng như nội dung chương trình đều tăng lên đáng kể. 5/15 xã - phường có trạm truyền thanh, số máy điện thoại phát triển đạt xấp xỉ kế hoạch là 10 máy/100 dân. - Cuộc vận động thực hiện nếp sống mới, xây dựng gia đình-thôn-khu phố-xã-phường văn hoá đang được tích cực triển khai trên hầu hết các địa bàn dân cư, nhưng hiệu quả còn thấp. Các tụ điểm sinh hoạt văn hoá vẫn còn rất thiếu cho cả dân địa phương và du khách; các cơ sở phục vụ cho phát triển thể dục thể thao hầu như chưa phát triển, còn cách xa so với yêu cầu của thành phố loại 2. 3.2.4 Công tác quản lý đô thị: 3.2.4.1 Công tác quy hoạch: - Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể xây dựng đã được phê duyệt theo Quyết định số 620/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu vực nhằm quản lý đô thị tốt hơn. Đã thực hiện quy hoạch chi tiết 14 khu vực với tổng diện tích 2.320 ha, thực hiện quy hoạch chỉnh trang độ thị ở một số khu vực. - Năm 2001 đã tiến hành “Điều chỉnh quy hoạch chung” và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện đang khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn Thành phố và chi tiết đến từng phường-xã. 3.2.4.2 Công tác quản lý nhà nước về đô thị: - Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản về quản lý đô thị như: quy định lộ giới các trục đường, quy định các chỉ tiêu chủ yếu về quản lý quy hoạch và xây dựng đối với nhà ở tư nhân, quy hoạch chỉnh trang hệ thống giao thông đường hẻm trên từng phường xã. - Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm: đường và các nút giao thông, biển báo chỉ dẫn giao thông, chiếu sáng, cấp nước, mạng lưới điện thoại, nghĩa trang, cây xanh và công viên … - Công tác làm xanh-sạch-đẹp Thành phố đã được tiến hành thường xuyên, đã thật sự có tác dụng làm xanh-sạch- đẹp và nâng cao ý thức làm đẹp Thành phố đến từng khuôn viên đất ở của từng gia đình. - Tuy nhiên, công tác quản lý đô thị vẫn còn nhiều thiếu sót, các quy hoạch phục vụ dân cư chưa nhiều mà mới tập trung cho quy hoạch phân lô nhằm cấp quyền sử dụng đất ở. Tình trạng vi phạm các quy định liên quan đến quản lý đô thị vẫn thường xuyên xảy ra, hồ sơ quản lý các công trình hạ tầng còn chưa đầy đủ. Các biện pháp nhằm dãn dân khu vực có mật độ dân số quá tải kết hợp phát triển với các khu đô thị mới còn chậm và chưa đồng bộ. 3.2.5 Phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: - Với nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, trong thời kỳ từ 1975-1994, việc xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Thành phố chưa được chú trọng đúng mức, nên chậm được mở mang, nhiều công trình bị xuống cấp, nhất là mạng lưới giao thông, trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, các cơ sở du lịch, dịch vụ. - Từ năm 1995 đến nay, với những nỗ lực vượt bậc của tỉnh Lâm Đồng cũng như TP Đà Lạt, đã huy động một cách có hiệu quả cao nội lực và tranh thủ ngoại lực vào đầu tư xây dựng, nên kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Thành phố đã được nâng cấp và phát triển khá nhanh so với khả năng của một tỉnh còn nghèo. 3.2.5.1 Mạng lưới giao thông: 3.2.5.1.1 Giao thông đối ngoại: Trong quá trình phát triển, đã hình thành mạng lưới giao thông đối ngoại khá hợp lý, nếu mạng lưới này được nâng cấp một cách đúng mức sẽ tạo cho Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có cơ hội để mở rộng mối giao lưu, phát huy lợi thế về vị trí địa lý. a. Đường bộ: Từ trước giải phóng, đã hình thành mạng lưới đường bộ nối Đà Lạt với các trung tâm kinh tế-chính trị của từng khu vực như thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Phan Rang, Nha Trang, Phan Thiết, nhưng từ sau giải phóng chỉ còn 2 tuyến có thể lưu thông xe cơ giới là: Đà Lạt - TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt - Phan Rang. - Tuyến Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh: Tuyến này dài khoảng 300 km, đoạn nằm trên địa phận Lâm Đồng dài 170 km, trên địa phận Đa Lạt dài 39,8km; là tuyến giao thông huyết mạch, có vai trò quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế xã hội của Lâm Đồng. Đoạn Quốc lộ 20 trên địa phận Lâm Đồng có chiều rộng mặt đường từ 6-7,5m, chỉ mới được trải lớp bê tông nhựa mỏng nên nhiều đoạn đã có biểu hiện xuống cấp, cần phải sớm được nâng cấp mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và Thành phố. - Tuyến Đà Lạt – Phan Rang: Tuyến này dài khoảng 110 km, đoạn nằm trên địa phận Lâm Đồng dài 42 km, mặt đường trải nhựa rộng 5,5 – 6,0 m, chất lượng xấu, nhất là đoạn từ Đà Lạt đến Đơn Dương. - Đà Lạt – Đầm Ròn – Buôn Ma Thuột (TL 722): dài 190 km, đoạn trên địa phận tỉnh Đắc Lắc đã được trải nhựa, đoạn trên địa phận Lâm Đồng đang được phục hồi nhưng cho đến nay vẫn chưa thông xe mà phải đi vòng qua Quốc lộ 27. - Tuyến TL725: Đà Lạt – Nam Ban – Quốc lộ 27, đọan trên địa phận Đà lạt dài 12km, đang được khôi phục, có thể lưu thông xe cơ giới nhưng còn khó khăn, nhất là đọan đường đèo. - Tuyến TL 723: Đà Lạt – Nha Trang, dài 138 km, khôi phục được tuyến này thì lưu thông từ Đà Lạt đến Nha Trang sẽ rút ngắn ngần một nửa so với tuyến Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang (235km). - Bến xe liên tỉnh: Nằm ở phía Nam Thành phố, đã được xây dựng hoàn chỉnh bến bãi đổ với quy mô: diện tích bến 1,6-1,7 ha, lưu lượng xe qua bến trung bình150-160 xe/ngày-đêm. b. Đường không: Hiện có 1 sân bay ở thành phố và 1 sân bay ở vùng phụ cận: - Sân bay Cam Ly nằm ở phía Tây Thành phố, cách trung tâm khoảng 4 km, đường băng 1.400 x 35m. - Sân bay Liên Khương nằm trên địa phận huyện Đức Trọng, cách trung tâm Thành phố khoảng 30 km, đường băng 2.080 x 40m. c. Đường sắt: Tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm (Phan Rang) dài 84 km, được xây dựng từ thời thuộc pháp, đã bị hư hỏng nặng, hiện mới khôi phục và hoạt động đoạn Đà Lạt – Trại Mát dài 7 km. 3.2.5.1.2 Giao thông nội thành: Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Lạt đã hình thành được mạng lưới giao thông nội thành khá hợp lý, bao gồm các tuyến đường trục, đường vành đai và đường nội bộ: - Hiện có 126 tuyến đường với tổng chiều dài 392 km, mật độ đường 4,5 km/km2, tổng diện tích mặt đường 786.814 m2 (78,6 ha), trong đó: + Đường bê tông nhựa: 48 tuyến, diện tích: 446.984 m2; + Đường láng nhựa: 49 tuyến, diện tích: 290.480 m2; + Đường cấp phối: 29 tuyến, diện tích: 49.350 m2. Ngoài ra, tại khu trung tâm còn có 70 tuyến đường cấp phối đá dăm, đường đất nối các trục đường chính với các khu dân cư. - Đã xây dựng được 11 nút giao thông, 9 bãi đậu xe nội bộ, 4 bến xe công cộng, 6 bãi đậu xe khu vực. 3.2.5.1.3 Giao thông nông thôn: Đã xây dựng được 55 tuyến giao thông nông thôn với tổng chiều dài khoảng 82,8km. Mạng lưới đường nông thôn phân bố khá hợp lý nhưng chất lượng còn thấp, cần phải tăng cường đầu tư nâng cấp. 3.2.5.2 Thủy lợi: - Thủy lợi có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, cải thiện môi trường, làm đẹp cảnh quan và trữ nước cho sinh hoạt. Cho đến nay, trên địa bàn Thành phố đã xây dựng được các hệ thống công trình sau đây: Bảng 3. 8: Quy mô các công trình thủy lợi Số TT Tên công trình Đơn vị khai thác D.Tích C.Trình (ha) C.Suất Thiết Kế (ha) Hiện trạng tưới D.Tích (ha) H.suất (%) I Trong phạn vi Thành Phố 467,36 1.065 735 69 1 Hồ Đất Làng X. Xuân Trường 30 15 50 2 Hồ Lộc Quý X. Xuân Thọ 4,10 30 30 100 3 Hồ Đa Quý X. Xuân Thọ 50 30 60 4 Đập Xuân Thành X. Xuân Thọ 50 30 60 5 H.Tự Phước (26/3) Phường 11 40 25 63 6 H. Thái Phiên Phường 12 9,06 150 75 50 7 H. Than Thở BQLCT Th. Lợi 8,20 10 10 100 8 H. Ông Trừng Phường 12 30 15 50 9 Đ. Thanh Niên Phường 12 20 5 25 10 H. Chiến Thắng BQLCT Th. Lợi 43,00 50 11 H. Đa Thiện 1 Phường 8 3,80 60 10 17 12 H. Đa Thiện 2 Phường 8 8,50 50 50 100 13 H. Đa Thiện 3 BQLCT Th. Lợi 11,00 200 200 100 14 H. Xuân Hương BQLCT Th. Lợi 47,57 50 15 H. 4 Vạn Thành Phường 5 15 10 67 16 H. 5 Cam Ly BQLCT Th. 0,70 30 15 50 Lợi 17 Đ. Kim Thạch Phường 7 40 30 75 18 H. Tà Nung BQLCT Th. Lợi 3,50 150 7 5 19 Đ. An Sơn Phường 4 30 5 17 20 HTTN Đa Thiện BQLCT Th. Lợi 30 25 83 21 HTTN Nước Trong X. Tà Nung Cung cấp nước sinh hoạt cho 430 hộ 22 Đ.ống tưới Tà Nung BQLCT Th. Lợi 50 50 100 23 H. Tuyền Lâm CT Du Lịch 320 D.Lịch, nước cho Đ.Trọng 24 H. Mê Linh CT Du Lịch 8,00 II Vùng phụ cận 1 H. Suối Vàng Cung cấp nước sinh hoạt – du lịch 2 H. Đan Kia Cung cấp nước sinh hoạt – du lịch 3 H. Đơn Dương Thủy điện – du lịch Ghi chú: Diện tích hồ Xuân Hương bao gồm cả diện tích của 4 hồ lắng (7,67ha). - Các công trình thủy lợi trên, về cơ bản đã đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch, dự trữ nước cho sinh hoạt, nhưng riêng phục vụ cho nông nghiệp thì còn rất thiếu và cần phải được hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá hệ thống tưới. 3.2.5.3 Cấp nước sinh hoạt: 3.2.5.3.1 Khu vực nội thành: - Nguồn nước: Hiện nay nguồn cung cấp chính là nước hồ Đan Kia và hồ Chiến Thắng. + Hồ Đan Kia: Nằm cách trung tâm Thành phố 10,5 km và cách biệt với các khu dân cư, hiện cung cấp nước cho nhà máy nước Suối Vàng, dung tích chứa nước trong hồ 20 triệu m3. Chất lượng nước tốt ( PH: 7,5; hàm lượng cặn max: 400mg/l; min: 30-40 mg/l). + Hồ Chiến Thắng: Nằm ở phía Đông – Bắc Thành phố, dung tích chứa nước 3,6 triệu m3, dung tích hữu ích 2 triệu m3. Chất lượng nước tương đối tốt nhưng có thể bị ô nhiễm do nằm trong khu vực trồng rau. - Nhà máy nước: Hiện có 2 nhà máy nước. + Nhà máy nước Hồ Xuân Hương được xây dựng năm 1949 theo công nghệ sử lý của Pháp, công suất thiết kế 8.000 m3/ngày-đêm, công suất thực tế 6.000 m3. Nước hiện được lấy từ hồ Chiến Thắng qua đường ống gang Ỉ300. + Nhà máy nước Suối Vàng được xây dựng năm 1984 theo công nghệ sử lý hiện đại do Đan Mạch giúp. Công suất thiết kế giai đoạn I: 25.000 m3/ngày-đêm, có thể mở rộng lên 42.000 m3/ngày-đêm. Nước hiện được lấy từ hồ Đan Kia. - Đường ống chính: Có 2 hệ thống đường ống chính: + Hệ thống ống chuyển tải và hệ thống ống cấp I có Ỉ từ 300-600mm, với chiều dài 14.429 m. + Hệ thống ống phân phối: nối hệ thống cống cấp I với các điểm sử dụng nước. - Hệ thống bể chứa: có 2 nhóm bể chứa: + Nhóm bể đặt ở cao trình thấp làm nhiệm vụ tích nước và thường đi với trạm bơm tăng áp, hiện có 3 bể với tổng dung tích 3.700 m3. + Nhóm bể chứa đặt ở vị trí cao làm nhiệm vụ điều hoà nước với tổng dung tích 13.000 m3 . 3.2.5.3.2 Khu vực ngoại thành: Hiện nay, khu vực ngoại thành chỉ mới xây dựng được 1 hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tập trung ở Tà Nung với quy mô 430 hộ, còn lại chủ yếu sử dụng nước giếng. 3.2.5.4 Mạng lưới điện: - Nguồn điện: Nguồn cung cấp điện chủ yếu là Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và Nhà máy Thủy điện Suối Vàng. - Mạng điện: Bao gồm mạng cung cấp điện gồm có đường dây 66 KV và đường dây 31,5 KV, mạng phân phối gồm có đường dây 31,5 KV; 15 KV; 6,6 KV và mạng hạ thế 0,2-0,4 KV. Theo đánh giá của ngành điện, về nguồn cung cấp là dồi dào, nhưng độ an toàn của mạng lưới điện nhìn chung là chưa đảm bảo, cần phải được nâng cấp, sửa chữa để tăng độ an toàn cho lưới điện. 3.2.5.5 Mạng lưới trường học: - Trường mầm non: Bước đầu đã xây dựng được 19 trường và 17 điểm trường mầm non, 67 nhóm trẻ gia đình. Thu hút được 7.859 cháu với tổng số 302 lớp. Diện tích chiếm đất 53.011 m2. - Trường phổ thông: Đã xây dựng được mạng lưới trường phổ thông, bao gồm: 39 trường, với 627 phòng họïc và 931 lớp học. Tổng diện tích chiếm đất của các trường phổ thông toàn Thành phố là 522.495 m2 (52,25 ha). Số liệu chi tiết của từng cấp học được thể hiện trong bảng 3.9 - Các trường trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề: Bao gồm: + Trường Đại học Đà Lạt: có 11.000 học sinh, diện tích khuôn viên 338.963 m2 (bao gồm cả ký túc xá và đất ở của giáo viên), trong đó: khu A 306.600 m2, khu B 32363 m2. + Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm Đồng: có 1.920 học sinh, diện tích khuôn viên 86.106 m2; + Trường Kỹ thuật Lâm Đồng: có 6.400 học sinh, diện tích khuôn viên 6.400 m2; + Trường trung học y tế: có 336 học sinh + Trường dạy lái xe Lâm Đồng: có 195 học sinh, diện tích khuôn viên khoảng 70.000 m2. Bảng3. 9: Quy mô các trường phổ thông ở TP Đà Lạt Hạng mục Số lượng D.Tích Trường phòng lớp H.sinh (m2) Toàn Thành phố 39 627 931 38.869 522.495 1. Trường tiểu học 23 316 437 16.071 196.481 2. Trường PTCS (cấp 1-2) 2 46 73 3.428 326.014 (bao gồm từ 2-6) 3. Trường THCS (cấp 2) 3 51 92 4.164 4. Trường PTTH (cấp 2-3) 8 170 288 12.866 5. Trường trung học (cấp 3) 2 20 17 1.430 6. Trường cấp 1-2-3 1 24 24 910 - Các trường khác: + Trường Câm điếc Lâm Đồng: có 130 học sinh + Trung tâm giáo dục thường xuyên Lâm Đồng: có 950 học sinh. - Tổng diện tích đất giành cho mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố: 907.001 m2. diện tích trung bình cho học sinh từng cấp: Mẫu giáo: 6,75 m2/HS, tiểu học: 12,23 m2/HS, trung học: 11,65 m2/HS, Đại học: 20 m2/HS, cao đẳng: 44,85 m2/HS. Như vậy so với quy chuẩn thì tất cả các cấp đều thấp hơn. 3.2.5.6 Mạng lưới y tế: - Mạng lưới thuộc Thành phố: đã xây dựng được mạng lưới y tế cơ sớ bao gồm: Trung tâm y tế Thành phố, Phòng khám đa khoa trung tâm, Phòng khám đa khoa khu vực, Đội y tế dự phòng, nhà hộ sinh và TTKHHGĐ, 13 trạm y tế của 10 phường (phường 1 và 2 không có) 3 xã và các phân trạm Măng Lin, Phát Chi, tổng diện tích chiếm đất 15.747 m2. - Cơ sở y tế cấp tỉnh: Hiện có bệnh viện đa khoa Đà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe_tai.doc
  • raranh.rar
  • docbang.doc
  • xlsBook1.xls
  • docloi_dau.doc
  • docmucluc.doc
  • docnhiemvu_DoanTN.doc
  • docphuluc.doc
  • docTL tham khao.doc
Tài liệu liên quan