Đồ án Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yến sào Khánh Hòa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC.V

DANH MỤC CÁC BẢNG. VI

DANH MỤC CÁC HÌNH. VII

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.1

1.1 Đặt vấn đề .1

1.2 Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.2

1.3 Nội dung của đề tài nghiên cứu .3

1.4 Giới hạn của đề tài nghiên cứu .3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu .3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu .3

1.5 Phương pháp nghiên cứu của đềtài .4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ NGÀNH SẢN

XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM.5

2.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn .5

2.1.1 Khái niệm về sản xuất sạch hơn .5

2.1.2 Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện sản xuất sạch hơn .6

2.1.3 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn .8

2.1.4 Phân loại các giải pháp sản xuất sạch hơn .9

2.1.5 Lợi ích và rào cản áp dụng sản xuất sạch hơn .11

2.1.5.1 Lợiích .11

2.1.5.2 Ràocản .13

2.1.6 Tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và trên Thế giới . 14

2.1.6.1 Trên Thế giới .14

2.1.6.2 Ở Việt Nam .16

2.2 Tổng quan về ngành sản xuất nước giải khát ở ViệtNam.18

2.2.1 Lịch sử về nước giải khát .18

2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển ngành sản xuất nước giải khát ở Việt Nam .20

2.2.3 Các loại nước giải khát đang được sản xuất và sử dụng tại Việt Nam. 23

2.2.4 Công nghệ, thiết bị sử dụng trong ngành sản xuất nước giải khát ở Việt Nam .23

2.2.5 Những vấn đề môi trường đồng hành với quá trình sản xuất nước giải khát.25

2.2.5.1 Tải lượng và các tác nhân gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động

sản xuất nước giải khát .25

2.2.5.2 Ảnh hưởng đến môi trường .26

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁYVÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO

KHÁNH HÒA.27

3.1 Khái quát về Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa.27

3.1.1 Giới thiệu sơ lược về nhàmáy .27

3.1.2 Vị trí địa lý của nhà máy .27

3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển củanhà máy .28

3.1.4 Quy mô sản xuất và sản phẩm của nhà máy .28

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự củanhà máy .28

3.1.4.2 Sản phẩm, thị trường tiêu thu củanhà máy .30

3.1.5 Quy trình sản xuất và nguyên nhiên vật liệu tiêu thụcủa nhà máy. 31

3.1.5.1 Quy trình sản xuấtnước giải khát nước giải khát cao cấp Yến

Sào Khánh Hòa .31

3.1.5.2 Nguyên nhiên vật liệu tiêu thụ.33

3.1.5.3 Thiết bị, máy móc sử dụng .35

khát cao cấpYến Sào Khánh Hòa .37

3.2 Hiện trạng môi trường tại nhà máy .37

3.2.1 Nước thải .37

3.2.2 Chất thải rắn .39

3.2.3 Khí thải .40

3.2.4 Đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại nhà máy .40

3.2.5 Xác định công đoạn sản xuất có cơ hộithực hiện SXSH.40

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤTCÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP

DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN

SÀO KHÁNH HÒA.41

4.1 Phân tích quy trình công nghệ chế biến nước giải khát cao cấp Yến sào

Khánh Hòa .41

4.1.1 Sơ đồ dòng chi tiết.41

4.1.2 Cân bằng vật chất.42

4.1.3 Định giá dòng thải .43

4.2 Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn .44

4.3 Chọn lựa các giải pháp sản xuất sạch hơn .47

4.3.1 Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn.47

4.3.2 Đánh giá sơ bộ các giải pháp sản xuất sạch hơn .51

4.4 Phân tích tính khả thi cho cácgiải pháp sản xuất sạch hơn .55

4.5 Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn để thực hiện.62

4.6 Lập kế hoạch thực hiện sản xuất sạch hơn.66

4.6.1 Thành lập đội sản xuất sạch hơn.66

4.6.2 Nội dung và chương trình đào tạosản xuất sạch hơn tại Nhà máy sản

xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa .66

4.6.3 Kế hoạch thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn đã đề xuất .68

4.7 Dự báo kết quả thực hiện cácgiải pháp sản xuất sạch hơn .72

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.73

5.1 Kết luận .73

5.2 Kiến nghị .73

TÀI LIỆU THAM KHẢO. I

PHỤ LỤC. II

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn cho nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp yến sào Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Các thiết bị sử dụng trong ngành sản xuất nước giải khát được thể hiện trong bảng 2 sau đây: Bảng 2 : Các thiết bị máy móc sử dùng trong ngành sản xuất nước giải khát STT Tên thiết bị 1 Máy lọc bẩn cơ học 2 Bồn nấu phối trộn 3 Máy súc rửa 4 Máy đóng chai 5 Lò hơi 2.2.5 Những Vấn Đề Môi Trường Đồng Hành Với Quá Trình Sản Xuất Nước Giải Khát 2.2.5.1 Tải lượng và các tác nhân gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất nước giải khát Cũng như một số ngành công nghiệp khác, việc tạo ra các loại sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần đem lại công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào ngân sách của nhà nước, thì ngành sản xuất nước giải khát cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường. • Nước thải từ nhà máy sản xuất nước giải khát chứa nồng độ cao các chất hữu cơ cũng như các chất tẩy rửa thừa. Các chất hữu cơ tồn tại ở cả dạng lơ lửng lẫn dạng không tan. Lượng chất gây ô nhiễm chủ yếu được tạo ra trong quá trình vệ sinh thiết bị và rửa chai lọ. Nước thải từ quy trình rửa chai lọ trước kia bị coi là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu, vì người ta cho rằng chúng chứa cặn bã và dung dịch tẩy rửa. Vệ sinh kho chứa tạo ra nước thải acid và kiềm. Do vậy pH có thể dao Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 26 động rất nhiều và ngày càng gây khó khăn cho các nhà máy xử lý nước thải của địa phương cũng như gây ra sự cố trong hệ thống ống dẫn.. • Khí thải phát sinh từ việc sử dụng lò hơi đã tạo ra lượng khí CO2, SO2 cao vào không khí. • Chất thải rắn chủ yếu từ hoạt động thải bỏ các sản phẩm và bao bì kém chất lượng … 2.2.5.2 Ảnh hưởng đến môi trường ƒ Khí thải : Khí thải từ việc sử dụng các nguồn năng lượng trong hoạt động sản xuất nước giải khát, có thể trực tiếp (như trong các thiết bị nấu nước nóng sử dụng nhiên liệu là ga hay dầu), hoặc có thể là gián tiếp (như trong nhà máy điện sản xuất ra điện để cung cấp cho nhà máy). Từ việc sử dụng các nhiên liệu và các chất làm lạnh rò rĩ. Từ việc sử dụng các nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các xe phân phát sản phẩm đến các điểm bán hàng lẻ. ƒ Nước thải Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất như làm sạch, và súc rửa bao bì, chai lọ; làm sạch các đường ống và thùng trộn sản phẩm; sản xuất và làm lạnh hơi và nước sinh hoạt, vệ sinh của công nhân. ƒ Chất thải rắn Các thùng chứa các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, các sản phẩm hư hỏng. Chất thải rắn từ việc xử lý nước thải. Chất thải từ việc vứt bỏ đồ dùng hay thiết bị dùng để tiếp thị hay bán hàng sau khi đã qua xử dụng. Chất thải rừ các bao bì, chai lọ sau khi người tiêu dùng sử dụng xong các sản phẩm. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 27 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA. 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY SẢN XUẤT NƯỚC GIẢI KHÁT CAO CẤP YẾN SÀO KHÁNH HÒA 3.1.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhà Máy Tên nhà máy: Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa. Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: (058)745603 – 745604. Fax: (058)745603 – 745604. Email: yensaokh-nmngk@dng.vnn.vn Tổng diện tích của nhà máy: 9.450 m2, trong đó 80% là diện tích cây xanh và sân bãi. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào. 3.1.2 Vị Trí Địa Lý Khu đất xây dựng Nhà máy chế biến nước Yến tọa lạc tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thị trấn Diên Khánh 5 km về phía Nam. Bốn cạnh của khu đất tiếp giáp như sau: • Phía Đông giáp: Quốc lộ 1A. • Phía Tây giáp: Xí nghiệp Chế biến hạt điều xuất khẩu. • Phía Nam giáp: Mương thủy lợi. • Phía Bắc giáp: Nhà máy bia SanMiguel. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 28 3.1.3 Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Nhà Máy Tiền thân của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là Công ty Yến Sào Khánh Hòa được thành lập 11/1990 có tổ chức quản lý, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp sản phẩm Yến Sào. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế địa phương, 10/2002 công ty khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa công suất 770.000 lít sản phẩm/năm hay 2.500 sản phẩm/h nhằm sử dụng nguồn đặc sản của địa phương, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bỗ dưỡng chế biến từ Yến Sào phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhà máy sản xuất nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa được đầu tư mới 100% từ nguồn vốn vay ưu đãi của chi nhánh Qũy hỗ trợ phát triển tỉnh Khánh Hòa. Sau hơn một năm thực hiện, tháng 12/2003, công tác xây lắp cơ bản hoàn thành và Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 1/2004. Dây chuyền thiết bị chính từ khâu súc rửa chai, lọ đến chiết rót, đóng nắp, tiệt trùng, dán nhãn... hoàn toàn tự động được nhập khẩu từ Italy và Đức. Dây chuyền này cho phép sản xuất sản phẩm có 3 dạng bao bì: lon thiết, chai và lọ thủy tinh. Nhà máy xây dựng một phòng Lab với trang thiết bị hiện đại kiểm soát chặt chẽ từng khâu trong quá trình chế biến sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm như tiêu chuẩn đã đăng ký. 3.1.4 Quy Mô Sản Xuất Và Sản Phẩm Của Nhà Máy 3.1.4.1 Cơ Cấu Tổ Chức Và Bộ Máy Nhân Sự Của Nhà Máy Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là ban giám đốc, giúp việc cho ban giám đốc Nhà máy là các phòng ban nghiệp vụ gồm: Phòng kinh doanh, Phòng hành chánh tổng hợp, Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật-KCS, Phòng thí nghiệm, Ban ISO- HACCP, Phân xưởng sản xuất(gồm khu nấu phối trộn, khu chiết rót, khu đóng Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 29 gói); và Phòng cơ điện. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy xản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa được thể hiện qua sơ đồ hình 4 sau đây: Hình 4: Sơ đồ tổ chức nhân sự của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa Ghi chu ù: P.Kinh doanh: phòng kinh doanh. P.HCTH: phòng hành chánh tổng hợp. P.Kế toán: phòng kế toán. P.Kỹ thuật-KCS: phòng kỹ thuật-KCS. P.Thí nghiệm: phòng thí nghiệm. PX.Sản xuất: phân xưởng sản xuất. PX.Cơ điện: phân xưởng cơ điện. Ban giám đốc nhà máy P. Kỹõ thuật- KCS PX.Sản xuất P. HCTH Ban ISO- HACCP Chiết rótNấu phối trộn Đóng gói PX.Cơ Điện P.Thí Nghiệm P. Kế Toán P.Kinh Doanh Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 30 Tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa là 173 người, phân bố cho các phòng ban như sau: • Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác kinh doanh của nhà máy theo chỉ đạo của của ban giám đốc. Nhân sự của phòng kinh doanh gồm 6 người. • Phòng HCTH (Hành chánh tổng hợp): Có chức năng quản lý về nhân sự của nhà máy. Nhân sự của phòng hành chánh tổng hợp gồm 3 người. • Phòng kế toán: Chức năng của phòng kế toán là cung cấp ngân sách cho các hoạt động sản xuất của nhà máy, nhân sự của phòng kế toán gồm 3 người. • Ban ISO-HACCP: Có chức năng xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến liên tục hệ thông quản lý chất lượng theo tiêu ISO 9001-2000 và chương trình an toàn thực phẩm theo chuẩn mực của HACCP. Nhân sự của ban ISO-HACCP gồm 3 người. • Phân xưởng sản xuất: Chức năng của phân xưởng sản xuất là sản xuất tạo ra sản phẩm, nhân sự của phân xưởng sản xuất gồm 19 người. • Phòng Kỹ thuật-KCS: Có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật sản xuất của nhà máy. Nhân sự của phòng Kỹ thuật-KCS gồm 6 người. • Phòng thí nghiệm: Chức năng của phòng thí nghiệm là phân tích mẫu nước trước khi đưa vào sản xuất và mẫu sản phẩm theo các chỉ tiêu hóa, lý; đồng thời nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm mới. Nhân sự của phòng thí nghiệm gồm 3 người. • Phòng Cơ điện: Có chứa năng vận hành và bảo dưỡng các thiết bị máy móc và thiết bị chiếu sáng của nhà máy. Nhân sự của phòng cơ điện gồm 4 người. 3.1.4.2 Sản Phẩm, Thị Trường Tiêu Thụ Của Nhà Máy Sản phẩm chính là nước giải khát Yến sào, đây là sản phẩm cao cấp và thuần khiết được chế biến từ nguồn nguyên liệu yến sào sẵn có tại địa phương. Nước Yến sào được đóng trong các lon, chai, lọ loại: lon 190ml, lon dành cho Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 31 người ăn kiêng 190ml, chai thủy tinh 180ml và lọ yến sào cao cấp 70ml. Dự kiến có khoảng 20 loại sản phẩm được chế biến từ yến sào sẽ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trong những năm tiếp theo. Khoảng 70% sản lượng sản phẩm của Nhà máy được tiêu thụ trong nước thông qua các kênh phân phối lớn như siêu thị, sân bay, khách sạn, các khu du lịch. Hệ thống bán lẻ tại các thành phố, thị trấn lớn cũng là một mắc xích trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đối tượng phục vụ của sản phẩm yến sào chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên, trung niên và người lớn tuổi, người đang dưỡng bệnh... có mức thu nhập trung bình trở lên trong xã hội. Và 30% sản lượng xuất khẩu tập trung vào sản phẩm lọ thủy tinh và lon phục vụ cộng đồng người Hoa ở các nước trong khu vực, tập trung ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc. Sản phẩm của nhà máy sẽ từng bước tiếp cận thị trường Châu Âu Châu Mỹ, nơi có một số lượng lớn người Châu Á định cư, đặc biệt là người Hoa. 3.1.5 Quy Trình Sản Xuất Và Nguyên Nhiên Vật Liệu Tiêu Thụ Của Nhà Máy 3.1.5.1 Quy Trình Sản Xuất Nước Giải Khát Cao Cấp Yến Sào Khánh Hòa Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa bao gồm: 3 công đoạn • Xử lý nguyên liệu: Yến sào được ngâm trong nước để tách các tạp chất bám trên Yến sào. • Chế biến: Yến sào sau khi xử lý được nấu phối trộn với nước, đường, hương liệu để tạo ra dung dịch nước Yến sào. • Đóng lon: Dung dịch Yến sào được chiết vào các lon, chai, lọ và đóng nắp sau đó đưa ra thị trường tiêu thụ. Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa được thể hiện trong hình 5 dưới đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 32 Hình 5 : Sơ đồ công nghệ sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Yến sào: Được khai thác từ đảo Yến của tỉnh Khánh Hòa, sau đó được vận chuyển về công ty Yến Sào Khánh Hòa để xử lý. Giai đoạn xử lý được thực hiện tại Công ty Yến Sào Khánh Hòa. Yến Sào được ngâm trong nước ấm cho đến khi mềm ra, sau đó công nhân dùng dao cạo sạch những chất bẩn (các loại rêu bám ở vách hang nơi khai thác Yến Sào, bụi và các tạp chất khác). Khi đã cạo sạch các chất bẩn, công nhân dùng kẹp inox đã được khử trùng để gấp hết lông ra khỏi Yến Sào.Sau đó Yến Sào được xếp lên các khay inox đã được khử trùng và dùng quạt để hong khô. Sau khi đã xử lý xong Yến Sào được bỏ vào các bao pie nhựa và được vận chuyển về Nhà máy Yến Sào. Tiếp đến là công đoạn chế biến : nước máy được lọc bằng Cacbon hoạt tính để loại bỏ mùi, vị của nước và nấu với đường tinh khiết ở 100oC tạo thành dung dịch đường. Dung dịch đường này được lọc và chuyển qua bồn nấu phối trộn với nguyên liệu yến sào đã được xử lý tạo ra bán thành phẩm. Bán thành phẩm này được chuyển vào máy chiết rót và chiết vào các lon, chai, lọ đã được tráng qua Yến Sào Chế biến Đóng gói Xử lý nguyên liệu Thành phẩm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 33 nước Clo bằng máy súc rửa tự động. Sau đó sản phẩm được đóng nắp bằng máy đóng nắp tự động và chuyển vào máy tiệt trùng kín, tĩnh, đối áp theo qui trình kết hợp phun hơi trực tiếp lên sản phẩm, với chế độ thời gian đã được cài đặt sẵn đối với từng loại sản phẩm khác nhau (lon, chai, lọ). Sau khi tiệt trùng xong nước Yến sào được đóng gói và nhập kho thành phẩm. 3.1.5.2 Nguyên Nhiên Vật Liệu Tiêu Thụ Trong quá trình sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào nguyên liệu chính là yến sào, nước, đường tinh luyện, ngoài ra còn có hương liệu và các phụ gia thực phẩm. • Yến sào: Là tổ của loại chim yến, là nguồn tài nguyên quý hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bỗ dưỡng. Đó là tổ của loại chim yến Hàng (tên khoa học là yến Hông xám), sống chủ yếu ở các hang đá cheo leo hiểm hóc và thoáng mát ở các đảo của tỉnh Khánh Hòa. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào bao gồm 2 yếu tố chính: glycol và protein. Phần glycol bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. • Nước: Nhà máy sử dụng nguồn nước thủy cục cho sản xuất, chất lượng nước phải đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống. • Đường tinh luyện: Nguồn đường được sử dụng ở nhà máy chủ yếu nhập từ các nhà máy đường Sơn Hòa (tỉnh Phú Yên) và nhà máy đường Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh). • Các phụ gia và hương liệu: Việc cho các phụ vào sản phẩm phải tuân theo các nguyên tắc sử dụng và liều lượng cho phép, vì nó liên quan đến giá trị cảm quan và thời gian bảo quản sản phẩm. Quá trình sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào có các khâu sử dụng nhiên liệu như sau: • Đốt dầu FO để vận hành lò hơi, cung cấp nhiệt cho quá trình nấu dung dịch đường và nấu phối trộn. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 34 • Sử dụng dầu DO để vận hành máy phát điện (khi mất điện). Khối lượng nguyên vật liệu – năng lượng tiêu thụ tại nhà máy trong tháng 9/2007 thể hiện trong bảng 3 sau đây: Bảng 3: Tiêu thụ nguyên vật liệu-năng lượng tại Nhà máy sản xuất nước giải khát Yến Sào Khánh Hòa trong tháng 9/2007 STT Nguyên vật liệu-năng lượng Đơn vị Lượng tiêu thụ trong tháng 9/2007 1 Yến Sào Kg 52 2 Đường tinh luyện Tấn 13,5 3 Hương liệu Lít 15 4 Điện KW 2022 5 Dầu FO m3 11 6 Nước m3 1428 Trên cơ sở tiêu thụ nguyên vật liệu-năng lượng và tổng sản phẩm của nhà máy (3.590.073 sản phẩm) sản xuất ra trong tháng, mức sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng cho một ngày sản xuất và trong các công đoạn được thể hiện qua bảng 4 và 5 sau đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 35 Bảng 4: Sử dụng nguyên vật liệu cho 1 ngày sản xuất STT Nguyên vật liệu-năng lượng sử dụng Đơn vị tính Định mức 1 Yến sào Kg/ngày 1,9 2 Đường tinh luyện Kg/ngày 225 3 Hương liệu Lít/ngày 0,5 4 Nước M3/ngày 3 5 Dầu FO Lít/ngày 390 6 Điện KW/ngày 72 7 Thùng carton Thùng/ngày 395 Bảng 5: Sử dụng nguyên vật liệu cho quy trình sản xuất Công đoạn Đầu vào (nguyên liệu) Đầu ra (chất thải) Xử lý nguyên liệu Yến sào: 2 kg Nước máy :0,3 m3 Tạp chất: 0,1 kg Nước thải: 0,1 m3 Chế biến Yến sào: 1,9 kg Đường: 225 kg Hương liêu: 0,5 lít Nước máy:9 m3 Nước ngầm: 21 m3 Nước thải: 27 m3 3.1.5.3 Thiết Bị, Máy Móc Sử Dụng Các thiết bị máy móc sử dụng trong Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa được thể hiện trong bảng 6 sau đây: Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 36 Bảng 6: Các thiết bị và dây chuyền sản xuất trong Nhà máy sản xuất nước giải khát cao cấp Yến Sào Khánh Hòa Thiết bị Công suất Nước sản xuất Số lượng Dây chuyền sản xuất nước Yến Sào Khánh Hòa 770.770 lít/năm Ý 1 Máy súc rửa Model RAI with 12 grippers Ý 1 Máy chiết rót theo dung tích với 12 piston Ý 1 Máy đóng nắp đầu đơn cho nắp khoén Ý 1 Máy đóng nắp tự động Model MONOTESTA dùng cho nắp nhôm vặn Ý 1 Nồi tiệt trùng kín STOCK CHLB ĐỨC 1 Lò hơi 1 tấn/giờ Việt Nam 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 37 3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY 3.2.1 Nước Thải Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đã phát sinh: Nước thải của nhà máy phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, lọ, vệ sinh máy móc thiết bị, phân xưởng sản xuất, nhà ăn… Nước thải từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Nước thải là một trong những loại chất thải của nhà máy với lưu lượng khoảng 20-30 m3/ngày bao gồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt và một phần nước mưa chảy tràn. Tổng lượng nước sử dụng cho toàn bộ nhà máy trung bình khoảng 50 m3/ngày đêm. Lượng nước này sử dụng chủ yếu cho quá trình sản xuất và một lượng nhỏ (khoảng 10 m3) dành cho sinh hoạt. Nước thải phát sinh từ khu vực vệ sinh công nghiệp như rửa chai, lọ, lon trước khi đưa vào chiết rót sản phẩm, vệ sinh máy móc thiết bị, sàn nhà và các địa điểm làm việc. Ngoài ra, còn có nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của công nhân. Nước thải sinh hoạt từ nhà bếp, nhà ăn, từ khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực sản xuất có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan, có thể có chứa các vi trùng. Nước thải của nhà máy, đặc biệt là nước thải sản xuất có một khối lượng thải khá cao (20-30 m3/ngày) nhưng độc tính không cao. Đặc tính nước thải sản xuất và sinh hoạt của nhà máy được thể hiện qua bảng 7 và 8 sau đây Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 38 Bảng 7: Thành phần nước thải sản xuất của nhà máy STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 1 pH - 6.39 2 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 83 3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD5) mg/l 210 4 Nhu cầu oxy sinh học (COD) mg/l 894 5 Tổng Nitơ mg/l 28.5 6 Nitơ Amoniac (N-NH3) mg/l 14.3 Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Khánh Hòa Vị trí lấy mẫu: tại đầu vào của hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Bảng 8: Thành phần nước thải sinh hoạt của nhà máy STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 pH - 6,5 – 7,5 2 Chất rắn lơ lửng mg/l 15 – 150 3 COD mgO2/l 25 – 230 4 BOD mgO2/l 15 – 120 5 N-NH3 mg/l 6,9 – 14,9 6 Tổng Nitơ mg/l 11,5 – 31,2 7 Tổng Phospho mg/l 0,57 – 3,44 8 Phenol mg/l 0,015 – 0,025 9 Dầu động thực vật mg/l 2,5 – 15,2 10 Coliform MNP/100ml 24000 Nguồn: Trung tâm quan trắc và kỹ thuật môi trường Khánh Hòa Vị trí lấy mẫu: tại đầu ra của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của nhà máy Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 39 Đối với nước sinh hoạt: Xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại không ngăn lọc xây dựng dưới khu vệ sinh của nhà máy. Hệ thống nhà vệ sinh và các bể tự hoại đảm bảo phân hủy nước và cặn bã khi thải ra hồ sinh học theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng. Nước mưa được gom về hố ga tập trung và thải trực tiếp ra môi trường (không qua hệ thống xử lý) Hiện nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải với lượng 60 m3/ngày (Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Yến Sào được đính kèm phụ lục). Nhà máy đã đầu tư khoảng 462.000.000VND để mua sắm thiết bị và thi công xây dựng hệ thống này. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Yến Sào sử dụng quy trình xử lý nước thải bằng sản phẩm sinh học của Mỹ là EPIZYM-100 nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 - 1995) và có thể thải ra kênh mương mà không gây ô nhiễm môi trường. 3.2.2 Chất Thải Rắn Chất thải rắn của nhà máy xuất phát từ 2 nguồn sản xuất và sinh hoạt. Chất thải sản xuất chủ yếu là từ việc thải bỏ một số bao bì không đúng quy cách, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ rác sinh hoạt của công nhân viên và từ văn phòng và nhà ăn. • Chất thải rắn sinh hoạt: Trung bình mỗi công nhân thải vào môi trường 0,2 kg rác thải sinh hoạt trên mỗi ca sản xuất. Với gần 120 công nhân, lượng rác thải sinh hoạt là 24 kg/ca/ngày. Rác thải sinh hoạt với số lượng không lớn, thành phần không độc hại nên có thể thu gom để công ty Môi trường Đô thị xử lý. • Chất thải rắn trong sản xuất: Trong quá trình sản xuất nước yến không phát sinh chất thải rắn, chỉ có một số ít bao bì không đúng quy cách, sản phẩm không đủ tiêu chuẩn bị loại bỏ. Chất thải này sẽ được xử lý theo chất thải rắn sinh hoạt. Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Vinh Quy SVTH: Nguyễn Phương Chi Trang 40 3.2.3 Khí Thải Khí thải phát sinh chủ yếu từ: Quá trình đốt dầu FO vận hành nồi hơi, đốt dầu DO vận hành máy phát điện. Nhà máy đang sử dụng 1 lò hơi với công suất tương ứng 1 tấn hơi/giờ. Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi là dầu FO với lượng tiêu thụ 121.000 lít/năm. Nhìn chung khói lò hơi phát sinh trong giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5939 - 1995) nên không gây ra các tác động xấu đến môi trường chung quanh. 3.2.4 Đánh Giá Chung Về Hiện Trạng Môi Trường Tại Nhà Máy Qua khảo sát hiện trạng sản xuất của nhà máy, tôi nhận thấy một số vấn đề môi trường chính trong nhà máy cần lưu ý như sau: • Ô nhiễm nước thải từ việc vệ sinh thiết bị, nhà xưởng (BOD, COD, tàn dư hóa chất khử trùng…) • Ô nhiễm do sử dụng dầu FO trong lò hơi ở công đoạn nấu phối trộn. • Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu ở công đoạn đóng gói và các vật liệu thải ra từ việc sữa chữa máy móc. Bên cạnh đó, việc rò rỉ nước từ các đường ống xung quanh phân xưởng đã gây thất thoát một lượng nước rất lớn 3.2.5 Xác Định Công Đoạn Sản Xuất Có Cơ Hội Thực Hiện SXSH Dựa vào kết quả nghiên cứu hiện trạng môi trường và các số liệu đầu vào đầu ra của quy trình sản xuất, cho thấy công đoạn chế biến nước Yến sào là công đoạn phát sinh nhiều chất thải nhất; đặc biệt là nước thải. Lưu lượng nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình súc rửa lon, chai, lọ và quá trình làm mát sản phẩm sản phẩm của thiết bị tiệt trùng khoảng 20- 30 m3/ngày. Vì vậy ta chọn công đoạn chế biến nước Yến sào là công đoạn trọng tâm để thực hiện SXSH nhằm giảm lượng nước thải cho nhà máy. Đồ á

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVAN CHI.pdf
  • pdfBIA CHI.pdf
  • pdfPLUC CHI.pdf
Tài liệu liên quan