Đồ án Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 3

DANH MỤC CÁC HÌNH 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN 6

1.1 Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam 6

1.1.1 Tình hình phát sinh chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam 6

1.1.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người 7

1.1.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị 8

1.1.4 Hiện trạng quản lý chất thải rắn hiện nay 9

1.1.5 Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn 10

1.1.6 Các phương pháp xử lý 11

1.2 Quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 15

1.2.1 Đặc điểm khu vực 15

1.2.2 Đặc điểm thủy văn 16

1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 17

1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn 19

1.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 19

1.3.2 Khối lượng và thành phần chất thải rắn của thành phố 19

1.3.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 21

1.3.3.1 Hiện trạng phân loại, thu gom và vận chuyển 21

1.3.3.2 Hiện trạng bãi chôn lấp chất thải rắn thành phố Quy Nhơn 24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÍ, MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ CHẤT THẢI RẮN 26

2.1 Cơ sở lý thuyết của phần mềm phát tán khí ISC-ST 26

2.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình Gauss 26

2.1.1.1 Lý thuyết mô hình Gauss 26

2.1.1.2 Các thông số của mô hình Gauss 29

2.1.2 Mô hình của phần mềm ISC-ST3 31

2.1.2.1 Cơ sở lý thuyết của phần mềm ISC-ST3 31

2.1.2.2 Số liệu đầu vào cho phần mềm ISC-ST3 31

2.2 Mô hình Streepter Phelps 32

Chương 3 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN 34

3.1 Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở Quy Nhơn 34

3.1.1 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại Quy Nhơn 34

3.1.2 Quy trình thu gom 34

3.1.3 Công tác vận chuyển 36

3.2 Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn ở thành phố Quy Nhơn 38

3.2.1 Công tác tái chế, tái sử dụng chất thải rắn 39

3.2.2 Công tác xử lý chất thải rắn 39

3.2.2.1 Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt 39

3.2.2.2 Chế biến chất thải hữu cơ làm phân vi sinh 39

3.2.2.3 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 40

3.3 Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường từ công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn 43

3.3.1 Quá trình hình thành chất thải tại bãi tập kết và khi chôn lấp 43

3.3.2 Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường từ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Quy Nhơn 48

3.3.2.1 Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm không khí đến môi trường . 48

a) Đánh giá tác động môi trường tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn 48

• Kết quả sau khi chạy ISC-ST3 đối với các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn 50

• Kết quả sau khi chạy ISC-ST3 đối với các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 54

• Kết quả sau khi chạy ISC-ST3 đối với các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2020 59

b) Đánh giá tác động môi trường tại bãi chôn lấp Long Mỹ 62

• Kết quả sau khi chạy phần mềm ISC-ST3 đối với bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ 64

c) Sự biến thiên lượng khí sinh ra theo thời gian 66

3.3.2.2 Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước 72

a) Tính toán lượng nước rác sinh ra 72

b) Đánh giá tác động đến môi trường nước qua mô hình Streeter Phelps 80

c) Các tác động đến kinh tế xã hội 86

3.4 Đánh giá chung 87

Chương 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN 89

4.1 Các mục tiêu quản lý chất thải rắn ở Quy Nhơn 90

4.1.1 Mục tiêu kỹ thuật 90

4.1.2 Mục tiêu môi trường 90

4.1.3 Mục tiêu kinh tế xã hội 91

4.1.4 Mục tiêu tài chính 91

4.1.5 Mục tiêu thể chế 91

4.2 Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn 91

4.2.1 Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn 91

4.2.2 Cơ quan chức năng 92

4.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn ở thành phố Quy Nhơn 94

4.3.1 Giải pháp về quản lý 94

4.3.2 Giải pháp về công nghệ 97

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 103

 

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bằng dầu DO được phun trong lò ở dạng sương mù ở nhiệt độ đạt gần 1200oC, có thiết bị làm sạch khí thải và theo dõi phát xạ. Sau khi xử lý xong, bụi tro rất ít nên sàng lọc chuyển đến nơi cuối cùng không bay phát tán vào không khí. Với công suất 300kg/ngày, lò đốt phục vụ cho gần 2200 giường bệnh. Tính từ cuối năm 2001 đến nay, lò đốt đã xử lý được 42000kg rác thải của 18 cơ sở y tế, mức độ trung bình trong ngày từ 100 đến 120 kg. Hiện nay lò đốt vẫn hoạt động ổn định, tuy nhiên trong thời gian gần đây có tình trạng quá tải do lượng rác thải y tế phát sinh trên địa bàn tăng nhanh. Chế biến chất thải hữu cơ làm phân vi sinh Căn cứ vào lượng rác thải hàng ngày do Công ty môi trường đô thị thu gom đưa vào vận chuyển đến khu xử lý rác Long Mỹ và dựa vào thành phần rác thải của Quy Nhơn công suất của dây chuyền chế biến phân hữu cơ từ rác thải tính vào năm 2010 là 94645 (tấn/năm) Để đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trên, Quy Nhơn đầu tư nhà máy xử lý rác với công suất xử lý 93000 rác thải/năm tương đương với 250 tấn/ngày; sản xuất được 30616 tấn hữu cơ cho 1 năm hoặc tương đương 84 tấn/ngày. Tuy nhiên do kinh phí có hạng nên một số hạng mục công trình xây dựng chưa hoàn chỉnh nên hệ thống phân loại rác hiện tại chạy tối đa chỉ đạt 100 tấn/ngày. Nhà máy chạy hết công suất thiết kế sẽ giảm lượng rác chôn lấp, tăng lượng sản xuất phân bón, tăng thời gian sử dụng bãi rác. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Trong quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 27/08/2009 thì bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ có nhiệm vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải y tế cho thành phố Quy Nhơn; chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân hữu cơ cho thành phố Quy Nhơn. Khu vực đã chôn lấp rác có diện tích 4,8ha sẽ được tiếp tục nâng chiều cao đổ rác từ 1015m, vừa đóng cửa bãi rác cũ và xây dựng lô chứa rác mới. Khu vực quy hoạch cách sông Hà Thanh 3,5km về phía Tây Bắc và cao hơn đáy sông Hà Thanh 18 20m. Từ vị trí nhận nước từ khu vực bãi rác chảy xuống sông Hà Thanh đến các giếng lấy nước ngầm cung cấp cho thành phố Quy Nhơn khoảng 1km. Nếu việc chống thấm đáy và thành bãi rác không tốt và việc xử lý nước rác không đạt tiêu chuẩn quy định thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực giếng khai thác dọc sông Hà Thanh của nhà máy nước Quy Nhơn. Cơ sở bố trí các hạng mục công trình và tính toán các thông số kỹ thuật của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được căn cứ vào Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường và Bộ xây dựng; TCXDVN 261:2001 – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế. Bãi chôn lấp chia 5 lô, nhằm hạn chế mưa rơi vào khu chôn lấp rác lớn, dẫn đến phải xử lý nước rác tốn kém và phát tán mùi khi đổ rác trên diện rộng. Trong mỗi lô chôn lấp rác được chia thành các ô nhỏ để khi chôn lấp rác chỉ tiến hành trên một ô nào đó đến khi chôn lấp đầy ô thì đóng cửa hoặc đạt độ cao quy định thì phủ lớp đất (0,2m) rồi mới được chuyển sang đổ rác ở ô mới. Bãi rác Long Mỹ thuộc loại lớn nên chọn diện tích mỗi ô tối đa là 1ha. Nhằm hạn chế nước mưa rơi vào bề mặt khu đổ rác, trên mỗi ô khi chôn lấp rác cần chia các khoảnh nhỏ khoảng 2000m2 để đổ rác dày khoảng 2,0m phủ lên bề mặt rác lớp đất đồi dày 0,2m rồi mới chuyển đến đổ rác ở khoảnh khác. Hệ thống thu gom khí gas được bố trí thành mạng lưới hình tam giác đều khoảng cách giữa các ống thu khí khoảng 50m. Các ống thu gom được lắp đặt trong quá trình vận hành, nối ghép nâng cao theo độ cao vận hành của bãi rác. Đoạn ống lắp ghép phải được hàn gắn chắc liên kết với nhau. Phần ống nằm trong lớp phủ bề mặt và phần nhô cao trên mặt bãi rác sử dụng ống thép tráng kẽm có sức bền cơ học và hóa học theo thời gian. Số lượng giếng thu khí gas trung bình 5 giếng/ha. Bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ nằm bên trên khu khai thác nước ngầm cung cấp thành phố Quy Nhơn, nên trạm xử lý nước rác đạt loại A theo TCVN. Nước rỉ rác sau khi xử lý đạt loại A sẽ đổ ra suối nằm cách trạm xử lý 70m và chảy về sông Hà Thanh, nơi đây có các giếng khai thác nước ngầm cung cấp cho thành phố Quy Nhơn. Khu đất quy hoạch bao gồm cả bãi rác đang sử dụng nhưng bị ô nhiễm khá nghiêm trọng nên khi xây dựng bãi rác mới sẽ kết hợp khắc phục ô nhiễm môi trường của bãi rác cũ. Đồng thời ngăn nước mưa thấm vào bãi rác cũ tràn ra xung quanh gây ô nhiễm. Xây dựng trạm xử lý nước rỉ rác, để xử lý nước rác mới và lượng nước rác ứ đọng trong bãi rác cũ mà lâu nay chưa được xử lý và đang gây ô nhiễm môi trường. ( Hình 3.3) Phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là kế hoạch trong quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp, đang chờ Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. à Thành phố Quy Nhơn đã và đang áp dụng cả ba phương pháp trên, phù hợp với điều kiện của thành phố, đã giải quyết một lượng đáng kể chất thải rắn phát sinh trên địa bàn, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng không có lợi đến môi trường và con người. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí, hay các điều kiện khách quan khác trong quá trình quản lý, xử lý chất thải rắn còn những hạn chế, do vậy đã gây ô nhiễm đến môi trường không khí, nước và đất. Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường từ công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn Quá trình hình thành chất thải tại bãi tập kết và khi chôn lấp Hình 3.4 Cơ chế sinh hóa của quá trình phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp Quá trình hình thành và thành phần nước rác Quá trình hình thành nước rác Nước rác là sản phẩm của quá trình phân hủy chất thải bởi quá trình lý, hóa và sinh học diễn ra trong lòng bãi chôn lấp. Nước rác là loại nước chứa nhiều chất ô nhiễm hòa tan từ quá trình phân hủy rác và lắng xuống dưới đáy ô chôn lấp. Lượng nước rác được hình thành trong bãi chôn lấp chủ yếu do các quá trình sau: Nước thoát ra từ độ ẩm rác: chất thải đô thị luôn chứa một hàm lượng ẩm. Trong quá trình đầm nén lượng nước tách ra khỏi chất thải và gia nhập vào nước rác. Nước từ phân hủy sinh học các chất hữu cơ: nước là một trong những sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học. Nước gia nhập từ bên ngoài vào là nước mưa thấm từ trên xuống qua lớp phủ bề mặt. Nước ngầm thấm qua đáy/thân ô chôn lấp vào bên trong nơi chứa rác. Đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh (có lớp lót đáy bằng các vật liệu chống thấm bằng đất sét hoặc lớp vải địa kỹ thuật HDPE, có hệ thống tách nước mặt, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí thải và khi đóng bãi có phủ phía trên bằng vật liệu chống thấm) thì lượng nước rác thường ít hơn so với không áp dụng các biện pháp trên. Như vậy lượng nước rác sinh ra phụ thuộc vào: Điều kiện tự nhiên khu vực chôn lấp (lượng mưa, bốc hơi, nước ngầm…). Độ ẩm chất thải chôn lấp. Kỹ thuật xử lý đáy bãi chôn lấp và hệ thống kiểm soát nước mặt. Lượng nước rác sinh ra trong bãi chôn lấp phụ thuộc vào sự cân bằng nước trong một ô chôn lấp. Các thành phần tác động tới quá trình hình thành lượng nước rác ( Hình 4.5) Hình 3.5 Sơ đồ cân bằng nước rác Thành phần nước rác Thành phần nước rác thay đổi theo các giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy sinh học. Ban đầu là quá trình phân hủy hiếu khí, xảy ra trong thời gian ngắn, rồi đến quá trình phân hủy yếm khí tùy tiện tạo axit và quá trình phân hủy yếm khí tuyệt đối tạo khí metan. Bảng 3.1 Thành phần nước rác từ bãi chôn lấp mới và lâu năm [3] Thành phần Đơn vị Thời gian rác được chôn lấp Dưới 2 năm Trên 10 năm BOD5 mg/l 2000 – 30000 100 – 200 TOC mg/l 1500 – 20000 80 – 160 COD mg/l 3000 – 45000 100 – 500 SS mg/l 200 – 1000 100 – 400 N – hữu cơ mg/l 10 – 600 80 – 120 Amoniac mg/l 10 – 800 20 – 40 Nitrat mg/l 5 – 40 5 – 10 Tổng photpho mg/l 1 – 70 5 – 10 Photphat mg/l 1 – 50 4 – 8 Độ kiềm mgCaCO3/l 1000 – 10000 200 – 1000 pH 5,3 – 8,3 6,6 – 7,5 Ca mg/l 200 – 3000 50 – 200 Clorua mg/l 100 – 3000 100 – 400 Tổng sắt mg/l 100 – 1500 20 – 200 Sunphat mg/l 50 – 600 20 – 50 Quá trình hình thành và thành phần khí gas Quá trình hình thành khí gas Khí thải từ bãi chôn lấp và nước rác là sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học xảy ra trong bãi chôn lấp. Quá trình sản sinh khí thải từ bãi chôn lấp cũng phụ thuộc: Đặc tính của các chất hữu cơ Lượng nước thấm vào bãi Môi trường phân hủy chất hữu cơ trong bãi chôn lấp Thời gian chôn lấp Phần lớn lượng khí từ bãi chôn lấp được sinh ra do phân hủy sinh học kỵ khí các chất hữu cơ. Thành phần khí bãi rác không những phụ thuộc vào thành phần rác thải mà còn phụ thuộc vào môi trường phân hủy (thời gian chôn lấp). Khí metan và cacbonic chiếm tỷ phần thể tích lớn nhất trong khí bãi chôn lấp, H2S, mercaptan và NH3 chiếm tỷ phần thấp nhưng lại là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm mùi. Bảng 3.2 Thành phần đặc trưng khí thải từ bãi chôn lấp chất thải [3] Thành phần % thể tích Metan 45 – 60 CO2 40 – 60 Nitơ 2 – 5 Oxy 0,1 – 1,0 H2S, CH3SH 0 – 1,0 Amoni 0,1 – 1,0 H2 0 – 0,2 CO 0 – 0,2 Các khí vi lượng khác 0,01 – 0,6 Thành phần khí này dao động rất lớn cùng với thời gian chôn lấp và thành phần các chất đem chôn lấp. Thông thường sự chuyển hóa các chất diễn ra trong bãi chôn lấp gồm bốn giai đoạn sau: Giai đoạn phân hủy hiếu khí. Giai đoạn axit hóa Giai đoạn tạo các axit hữu cơ Quá trình metan hóa. Giai đoạn phân hủy hiếu khí ban đầu: Trong khoảng thời gian này oxy từ không khí khuếch tán xâm nhập vào chất thải hoặc oxy tồn tại trong chất thải được sử dụng cho phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ. Trong điều kiện này các chất hữu cơ dễ phân hủy bị phân hủy hiếu khí và khí CO2 được sinh ra cùng với sự gia tăng nhiệt trong chất thải, nhiều khi nhiệt độ trong rác thải tăng từ 10 – 15oC . Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ là một quá trình tổng hợp có sự tham gia của vi khuẩn, nấm men. Phản ứng sinh hóa quá trình phân hủy chất hữu cơ như sau: Chất hữu cơ + O2 + dinh dưỡng tế bào sinh học mới + chất hữu cơ bền + + năng lượng Như vậy, sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học hiếu khí rác thải hữu cơ là những tổ chức tế bào sinh học mới, chất hữu cơ bền, khí CO2, khí NH3 và nhiệt năng. Trong điều kiện bình thường với sự có mặt của oxy thì NH3 sinh ra do được oxy hóa thành , lượng oxy cần thiết cho quá trình này diễn ra như sau: NH3 + 2/3 O2 à HNO2 + H2O HNO2 + ½ O2 à HNO3 NH3 + 2 O2 à HNO3 + H2O Giai đoạn axit hóat: Giá trị pH biến đổi trong khoảng từ 4 – 6 do sự hình thành các axit hữu cơ mà ban đầu là axit béo được biến đổi thành các axit béo bay hơi (axit acetic), quá trình này thường kết thúc từ vài tuần tới vài tháng. Giai đoạn tạo axit hữu cơ: Trong giai đoạn này vi khuẩn tạo khí metan bắt đầu phát triển và bắt đầu chu trình chuyển hóa các axit đơn giản như axit acetic hoặc axit formic và metanol thành khi metan (CH4). Điều kiện tối ưu để quá trình metan hóa diễn ra có sự pH biến động từ 6,7 – 7,5. Quá trình metan hóa: là quá trình chuyển hóa các axit hữu cơ do vi khuẩn kỵ khí tạo thành CH4, quá trình như sau: Sản phẩm khí của quá trình này có thể tìm thấy trong nước rác và khí thải bãi chôn lấp. Trong pha này thì metan và khí CO2 chiếm 45 – 65% thể tích, những khí khác có nồng độ thấp hơn. Mùi và quá trình hình thành mùi Ô nhiễm mùi do quá trình vận hành chôn lấp rác sinh hoạt là một trong những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý chất thải đô thị hiện nay ở nước ta. Do khí hậu nóng ẩm, nên rất thuận lợi cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong chất thải và gây ra mùi khó chịu. Phát sinh mùi xảy ra ngay cả khi lưu giữ chất thải tạm thời tại các bãi tập kết, tại nơi trung chuyển và nơi chôn lấp chất thải. Quá trình hình thành mùi được xác định là do phân hủy hiếu khí, kỵ khí các chất hữu cơ trong rác. Mùi thối của khí H2S được xem là mùi rất đặc trưng từ khu vực chôn lấp chất thải sinh hoạt. Trong điều kiện kỵ khí, nếu có , thì có thể bị khử thành S2- và sau đó kết hợp với hydro tạo thành H2S. Quá trình hình thành khí H2S được biểu diễn như sau: Các ion sunfua có thể kết hợp với các muối sắt và các Me2+ khác có sẵn và tạo nên sunfua kim loại. Và chính quá trình này làm giảm đáng kể mùi của khu vực chôn lấp chất thải. Như vậy màu đen trong chất thải đang phân hủy tại các bãi tập kết hay trong ô chôn lấp thường là kết quả của quá trình hình thành các suafua kim loại. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có chứa các thành phần lưu huỳnh là cơ sở cho quá trình hình thành các hợp chất có mùi như CH3SH (mercaptan) và axit aminobutyric. Quá trình khử methionin, các amino axit như dưới đây: CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH +2H+ à CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Methionin Metyl mercaptan Axit aminobutyric Và mercaptan có thể thủy phân sinh học tạo thành rượu và khí H2S CH3SH + H2O à CH4OH + H2S Quá trình sản sinh khí H2S và phát tán ra môi trường xung quanh là nguyên nhân làm gia tăng mùi trong không khí xung quanh bãi tập kết rác và bãi chôn lấp rác. Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường từ công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Quy Nhơn Công tác thu gom, vận chuyển rác thải về bãi tập kết rác hay về trạm trung chuyển, trong quá trình vận hành bãi chôn lấp sẽ gây ra các tác động đến môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, hệ sinh thái, an ninh trật tự trong khu vực, tác động đến kinh tế xã hội,…Trong đó, các tác động đối với môi trường nước và môi trường không khí là đáng kể nhất, bởi vì đây là hại môi trường bị tác động dễ nhận biết và gây tác động ngay đến cuộc sống của con người. Đồ án này tập trung vào đánh giá các tác động đến môi trường không khí thông qua phần mềm ISC-ST3 và xác định lượng thải các chất ô nhiễm vào môi trường nước qua mô hình Streeter Phelps từ các bãi tập kết rác và từ bãi chôn lấp chất thải rắn. Đánh giá tác động của các chất ô nhiễm không khí đến môi trường Để chạy phần mềm ISCST3 thì cần phải thiết lập 2 file: file chứa dữ liệu khí tượng theo giờ và file chứa các thông tin về nguồn thải, vị trí tiếp nhận chất ô nhiễm và cách thể hiện kết quả theo mong muốn của người sử dụng. Để dễ dàng cho việc theo dõi sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm trong không gian, các kết quả dạng bảng sẽ được xử lý tiếp bằng phần mềm Surfer 8 thành dạng đồ thị phân bố các chất ô nhiễm. ISCST3 cho phép tính các giá trị nồng độ trung bình trong các khoảng thời gian 1, 2, 3, 4, 6, 8, 12 và 24 giờ. Đơn vị của nồng độ là µg/m3. Đồ án này sử dụng phần mềm ISCST3 để tính toán lượng khí phát thải tại các điểm tập kết rác ở Quy Nhơn và lượng khí phát sinh từ tại bãi chôn lấp Long Mỹ. Đánh giá tác động môi trường tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn Hiện trạng hoạt động hiện tại tại các bãi tập kết rác của Quy Nhơn Qua khảo sát, có 16 điểm tập trung rác nội thành và các bãi rác đổ thải thấy rằng: các điểm tập kết rác trong nội thành còn nhiều điểm bố trí không hợp lý, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, giải tỏa chậm, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Hình 3.6 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn Tính toán tải lượng chất ô nhiễm Tốc độ phát sinh rác thải tại các đô thị tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8(kg/người/ngày). Ở độ thị lớn, tốc độ này thường ở mức 0,6 – 0,8 (kg/người/ngày). Lựa chọn tỉ lệ phát sinh rác thải là 0,7 (kg/người/ngày). Ta tính được lượng rác thu gom ở 16 phường là 145045, 53 (kg/ngày). Tính lượng khí sinh ra từ các bãi tập kết rác: Phương trình tổng quát biểu diễn sự phân hủy rác chất thải rắn Lượng khí sính ra trong m (kg) chất thải rắn: , (m3) , (m3) , (m3) , (m3) mk là khối lượng chất hữu cơ khô, (kg). Qua tính toán ta thu kết quả sau: Bảng 3.3 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn hiện tại STT Tọa độ nguồn thải Kích thước thùng chứa rác Nhiệt độ khí thải T(oK) Vận tốc khí thải v (m/s) Lượng khí thải (g/s) X (m) Y (m) Chiều cao h (m) Đường kính d (m) CH4 NH3 H2S 1 -310 2000 1.5 0.5 314 1.580 6.271 0.505 0.072 2 230 1730 1.5 0.5 316 1.580 6.221 0.501 0.072 3 860 1540 2 1.2 316 1.650 11.704 0.942 0.135 4 -300 1120 1.6 0.5 320 1.595 8.586 0.691 0.099 5 -1370 380 1.8 1.2 323 1.624 11.643 0.937 0.134 6 -870 300 1.3 0.5 313 1.546 3.317 0.267 0.038 7 -1600 580 1.9 1.1 313 1.637 10.613 0.855 0.122 8 -1590 -480 1.4 0.5 323 1.564 7.614 0.613 0.088 9 -1750 -1720 1.3 0.5 314 1.546 3.747 0.302 0.043 10 400 670 1.6 0.5 311 1.595 6.527 0.526 0.075 11 -570 2400 1.8 1 316 1.624 13.248 1.067 0.152 12 360 1090 1.7 1 323 1.610 8.056 0.649 0.093 13 -1780 400 1.8 1.2 313 1.624 8.062 0.649 0.093 14 -1900 1200 1.6 0.5 313 1.595 9.076 0.731 0.104 15 -1460 860 1.5 0.5 320 1.580 9.729 0.783 0.112 16 -1170 2500 1.7 0.5 320 1.610 9.956 0.802 0.115 Kết quả sau khi chạy ISC-ST3 đối với các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn Trên cơ sở số liệu các nguồn thải trong bảng 3.4 và các số liệu về khí tượng trong bảng phần mục lục, chạy phần mềm ISC-ST3 đối với các bãi tập kết cho kết quả tính toán phân bố nồng độ lớn nhất trung bình 24 giờ CH4, NH3, H2S được biễn diễn trong các hình sau: Hình 3.7 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3) Hình 3.8 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3) Hình 3.9 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3) Từ các kết quả tính toán ở trên ta có thể đưa ra nhận xét: Sự phát tán chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu xảy ra chủ yếu theo hướng Đông – Bắc và Tây Nam do đây là hướng gió chủ đạo trong khoảng thời gian được sử dụng để tính toán cho mô hình. Do đó không khí những khu vực nằm trên các hướng này dễ bị ô nhiễm nếu tải lượng khí thải tăng lên đột biến. Khi so sánh kết quả tính toán ở các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn hiện tại bán kính 500m với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06 – 2009 cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều chưa vượt QCCP (quy chuẩn cho phép) và nhỏ hơn QCCP nhiều lần. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chất thải rắn đô thị Quy Nhơn hiện tại tương đối hợp lý. Bảng 3.4 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 Thông số Kết quả Phần mềm ISC-ST3 trung bình max 24 giờ QCVN 06 – 2009 CH4 (μg/m3) 149,5 1500 NH3 (μg/m3) 12,04 200 H2S (μg/m3) 1,72 8 UBND tỉnh vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn đô thị và khi công nghiệp trên địa bàn đến năm 2020. Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm đảm bảo cho Bình Định phát triển bền vững trong quá trình phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, 100% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được thu gom và xử lý bằng những phương pháp thích hợp. Do đó, lượng rác của thành phố sẽ tập trung về các bãi tập kết rác ngày càng nhiều hơn, nếu công tác thu gom, vận chuyển không hợp lý, thời gian lưu giữ rác tại các bãi rác này kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường xung quang bởi mùi hôi, ruồi nhặng... .Sau đây ta có thêm hai kịch bản dự báo một số chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí tại các bãi tập kết rác ở thành phố Quy Nhơn vào năm 2015 và năm 2020. Dự báo chất lượng môi trường không khí tại các bãi tập kết rác Quy Nhơn đến năm 2015 Trên địa bàn thành phố, trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị ta giả sử có thêm 5 địa điểm để tập trung rác thải với các đặc tính về vị trí nguồn thải và tải lượng các chất ô nhiễm như trong hình 3.10 và bảng 3.5. Hình 3.10 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2015 Bảng 3.5 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 STT Tọa độ nguồn thải Kích thước thùng chứa rác Nhiệt độ khí thải T(oK) Vận tốc khí thải v (m/s) Lượng khí thải (g/s) X (m) Y (m) Chiều cao h (m) Đường kính d (m) CH4 NH3 H2S 1 -310 2000 1.5 0.5 314 1.580 11.45 0.922 0.132 2 230 1730 1.5 0.5 316 1.580 11.363 0.915 0.131 3 860 1540 2 1.2 316 1.650 21.379 1.721 0.246 4 -300 1120 1.6 0.5 320 1.595 15.683 1.263 0.18 5 -1370 380 1.8 1.2 323 1.624 21.267 1.712 0.245 6 -870 300 1.3 0.5 313 1.546 6.058 0.488 0.069 7 -1600 580 1.9 1.1 313 1.637 19.386 1.561 0.223 8 -1590 -480 1.4 0.5 323 1.564 13.908 1.119 0.16 9 -1750 -1720 1.3 0.5 314 1.546 6.843 0.551 0.079 10 400 670 1.6 0.5 311 1.595 11.923 0.96 0.137 11 -570 2400 1.8 1 316 1.624 24.198 1.948 0.278 12 360 1090 1.7 1 323 1.610 14.715 1.185 0.169 13 -1780 400 1.8 1.2 313 1.624 14.726 1.186 0.169 14 -1900 1200 1.6 0.5 313 1.595 16.578 1.335 0.191 15 -1460 860 1.5 0.5 320 1.580 17.771 1.431 0.204 16 -1170 2500 1.7 0.5 320 1.610 18.185 1.459 0.209 17 410 170 2 1.3 323 1.65 16.115 1.417 0.115 18 800 2100 1.8 1.2 313 1.62 15.26 0.626 0.264 19 -370 1500 1.6 0.5 313 1.6 16.578 1.738 0.035 20 190 2170 1.5 0.5 320 1.58 9.474 0.846 0.174 21 -1100 450 2.1 1.3 324 1.66 20.857 1.579 0.057 Kết quả sau khi chạy ISC-ST3 đối với các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 Trên cơ sở số liệu các nguồn thải trong bảng 3.5 và các số liệu về khí tượng trong bảng phần mục lục, chạy phần mềm ISC-ST3 đối với các bãi tập kết cho kết quả tính toán phân bố nồng độ lớn nhất trung bình 24 giờ CH4, NH3, H2S được biễn diễn trong các hình sau: Hình 3.11 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3) Hình 3.12 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3) Hình 3.13 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3) Từ các kết quả tính toán ở trên ta có thể đưa ra nhận xét: Sự phát tán chất ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu xảy ra chủ yếu theo hướng Đông – Bắc và Tây Nam do đây là hướng gió chủ đạo trong khoảng thời gian được sử dụng để tính toán cho mô hình. Do đó không khí những khu vực nằm trên các hướng này dễ bị ô nhiễm nếu tải lượng khí thải tăng lên đột biến. Khi so sánh kết quả tính toán ở các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 bán kính 500m với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06 – 2009 cho thấy nồng độ CH4, H2S đều vượt QCCP (quy chuẩn cho phép), còn NH3 xấp xỉ bằng QCCP. Do vậy, vào khoảng thời gian này, các chất ô nhiễm từ bãi rác đã bắt đầu gây ảnh hưởng nếu công tác quản lý chất thải rắn của thành phố không hợp lý. Bảng 3.6 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 Thông số Kết quả Phần mềm ISC-ST3 trung bình max 24 giờ QCVN 06 – 2009 CH4 (μg/m3) 2150 1500 NH3 (μg/m3) 180 200 H2S (μg/m3) 15 8 Dự báo chất lượng môi trường không khí tại các bãi tập kết rác Quy Nhơn đến năm 2020 Trên địa bàn thành phố, trong công tác quản lý chất thải rắn đô thị cần bố trí thêm các bãi tập kết rác để thuận tiện cho người dân đổ thải, công việc thu gom, vận chuyển nhanh quán triệt được lượng rác phát sinh của toàn thành phố, ta giả sử đến năm 2020 có thêm 7 địa điểm để tập trung rác thải với các đặc tính về vị trí nguồn thải và tải lượng các chất ô nhiễm như trong hình 3.14 và bảng 3.7. Hình 3.14 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2020 Bảng 3.7 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2020 STT Tọa độ nguồn thải Kích thước thùng chứa rác Nhiệt độ khí thải T(oK) Vận tốc khí thải v (m/s) Lượng khí thải (g/s) X (m) Y (m) Chiều cao h (m) Đường kính d (m) CH4 NH3 H2S 1 -310 2000 1.5 0.5 314 1.580 17.262 1.39 0.199 2 230 1730 1.5 0.5 316 1.580 17.126 1.378 1.197 3 860 1540 2 1.2 316 1.650 32.22 2.59 0.371 4 -300 1120 1.6 0.5 320 1.595 23.637 1.9 0.272 5 -1370 380 1.8 1.2 323 1.624 32.053 2.581 0.369 6 -870 300 1.3 0.5 313 1.546 9.13 0.735 0.105 7 -1600 580 1.9 1.1 313 1.637 29.218 2.352 0.336 8 -1590 -480 1.4 0.5 323 1.564 20.96 1.688 0.241 9 -1750 -1720 1.3 0.5 314 1.546 10.314 0.83 0.119 10 400 670 1.6 0.5 311 1.595 17.97 1.447 0.207 11 -570 2400 1.8 1 316 1.624 36.47 2.936 0.419 12 360 1090 1.7 1 323 1.610 22.177 1.786 0.255 13 -1780 400 1.8 1.2 313 1.624 22.194 1.789 0.255 14 -1900 1200 1.6 0.5 313 1.595 24.986 2.012 0.287 15 -1460 860 1.5 0.5 320 1.580 26.78 2.157 0.308 16 -1170 2500 1.7 0.5 320 1.610 27.408 2.207 0.135 17 410 170 2 1.3 323 1.65 16.115 1.502 0.325 18 800 2100 1.8 1.2 313 1.62 15.26 2.326 0.246 19 -370 1500 1.6 0.5 313 1.6 16.578 0.598 1.502 20 190 2170 1.5 0.5 320 1.58 9.474 1.754 1.445 21 -1100 450 2.1 1.3 324 1.66 20.857 0.878 0.317 22 -300 670 1.8 1.1 323 1.62 23.085 0.677 0.585 23 -1850 1050 1.8 1.1 323 1.62 19.442 1.442 0.442 24 -550 2200 1.6 0.5 313 1.59 8.583 2.301 0.193 25 98 1250 1.5 0.5 320 1.58 12.974 2.462 1.004 26 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCPL 19.doc
Tài liệu liên quan