Đồ án Nghiên cứu hệ thống báo hiệu số 7 và ứng dụng tại bưu điện tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC

 

NỘI DUNG TRANG

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I : NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7 2

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO HIỆU 2

1.1.TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU 2

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các loại báo hiệu . 3

1.2.1. Báo hiệu mạch vòng thuê bao 3

1.2.2. Báo hiệu liên tổng đài 3

1.2.3. Báo hiệu kênh liên kết 3

1.2.4. Báo hiệu kênh chung 4

1.3. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRONG MẠNG VIỄN THÔNG 5

1.3.1. CÁC KHÁI NIỆM 5

1.3.2 Cấu trúc mạng báo hiệu 5

1.4. CÁC LOẠI BẢN TIN BÁO HIỆU 8

1.5.CẤU TRÚC HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 10

1.5.1. Vai trò và vị trí của báo hiệu số 7 trong công nghệ viễn thông hiện đại 10

1.5.2. Cấu trúc chức năng 10

1.5.3. Mô tả các lớp của hệ thống báo hiệu số 7 11

1.6. MÔ HÌNH THAM KHẢO OSI 12

1.6.1. GIỚI THIỆU CHUNG 12

1.6.2. Cấu trúc mô hình tham khảo 12

1.7. So sánh CCITTN07 và OSI 14

Chương II: Chuyển giao bản tin MTP 16

2.1.Cấu trúc chức năng của MTP 16

2.1.1. Giới thiệu 16

2.1.2. Cấu trúc mức của chuyển giao bản tin MTP 16

2.2. Chức năng các mức trong MTP 17

2.2.1. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 1 17

2.2.2. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 2 17

2.2.3. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 3 22

Chương III : Phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP 28

3.1.Giới thiệu 28

3.1.1. Các khuyến nghị của CCITT cho SCCP 28

3.1.2. Cấu trúc chức năng của SCCP 28

3.2. Các dịch vụ của SCCP 29

3.2.1. Dịch vụ không đấu nối 30

3.2.2. Dịch vụ đấu nối có hướng 31

3.3. Bản tin SCCP 31

Chương IV: Phần ứng dụng khả năng giao dịch TCAP

Vận hành, quản lý và bảo dưỡng OMAP 33

4.1. Giới thiệu 33

4.2. Các ứng dụng của TCAP 33

4.3. ứng dụng vận hành quản lý và bảo dưỡng 38

Chương V: Hệ thống báo hiệu trong TUP 40

5.1.Phần người sử dụng trong mạng điện thoại thông thường- TUP 40

5.1.1. Các tín hiệu thoại 40

5.1.2. Cấu trúc bản tin TUP 41

5.1.3. Các thủ tục báo hiệu 42

Chương VI : Báo hiệu số 7 trong ISDN 44

6.1. Giới thiệu chung 44

6.2. Vị trí của ISDN trong hệ thống báo hiệu số 7 45

6.3. Các khả năng ISUP hỗ trợ 46

6.4. Cấu trúc bản tin báo hiệu ISUP 46

6.4.1. Giới thiệu 46

6.4.2. Cấu trúc bản tin 47

6.5. Các thủ tục báo hiệu ISDN 50

6.5.1. Báo hiệu địa chỉ 50

6.5.2. Các thủ tục cơ bản 50

6.5.3. Các phương thức báo hiệu của ISUP 50

6.6. Các bản tin ISUP 53

6.7. Các thông số 54

6.8. Quá trình trao đổi báo hiệu 55

6.9. Hoà hợp giữa ISUP- TUP 56

6.10. Quá trình thiết lập một cuộc gọi bình thường 58

PHẦN II: HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 TRONG MẠNG VIỄN

THÔNG VIỆT NAM VÀ CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 60

Chương VII: Mạng báo hiệu số 7 của Việt Nam 60

7.1.Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 60

7.1.1. Cấu trúc cơ sở mạng báo hiệu số 7 60

7.1.2. Cấu trúc phân cấp của SS7 62

7.2. SS7 trong mạng viễn thông Việt Nam 64

7.2.1. Đặc điểm cấu trúc mạng báo hiệu hiện tại 64

7.2.2. Kế hoạch đánh số SP 66

7.2.3. Kế hoạch phát triển, hoàn thiện mạng báo hiệu quốc gia 67

7.3.Mở rộng khả năng ứng dụng của hệ thống báo hiệu số 7 69

7.3.1. Dịch vụ mạng trí tuệ phát triển 69

7.3.2. Dịch vụ thông tin cá nhân (PCS) 70

7.3.3. Dịch vụ mạng băng rộng 70

7.3.4. ứng dụng báo hiệu số 7 trong quản lý viễn thông quốc gia 72

Chương VIII: Mạng Báo hiệu số 7 của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 78

8.1. Cấu hình mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 78

8.2. Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 80

8.3. Các bước thao tác lệnh để tạo trung kế báo hiệu số 7 của tổng đài EWSD với tổng đài Toll AXE Hà Nội 81

Kết luậnlu 84

Tài liệu tham khảo 85

 

 

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống báo hiệu số 7 và ứng dụng tại bưu điện tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về địa chỉ mà cuộc gọi được chuyển được lưu trữ trong điểm chuyển mạch đầu cuối. Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng khi thuê bao quay các mã số truy nhập. Sau đó cơ sở dữ liệu thay đổi và cho phép chuyển hướng cuộc gọi tới thuê bao đó sang một thuê bao khác. Một chức năng phức tạp của TCAP trong ứng dụng này là giao thức TCAP cung cấp phương thức truy nhập tới một tổng đài vệ tinh khác và đặt trạng thái hoạt động trong tổng đài này, TCAP chỉ kích hoạt chúng từ xa. Một dịch vụ khác cũng được sử dụng là dịch vụ tự động gọi lại trong dịch vụ này, khi thuê bao quay số gọi một thuê bao khác đang bận, để duy trì tuyến thoại đó thuê bao này có thể quay mã kích hoạt dịch vụ này và đặt máy. Khi thuê bao bị gọi chuyển sang trạng thái rỗi, tổng đài bị gọi sẽ báo cho tổng đài chủ gọi thông qua việc gửi đi một bản tin TCAP. Bản tin TCAP này cho phép tổng đài nội hạt cấp chuông cho thuê bao chủ gọi, đồng thời tổng đài bị gọi sẽ đưa trạng thái của thuê bao bị gọi vào trạng thái bận để ngăn cản các cuộc gọi khác định tuyến tới . Khi thuê bao chủ gọi nhấc máy, một thủ tục để thiết lập một cuộc gọi bình thường sẽ được thực hiện để kết nối hai tổng đài. Trong trương hợp này phương thức phục vụ của TCAP khác trong trường hợp trước ở chỗ nó gửi bản tin đi(Không liên quan tới chuyển mạch kênh) tới phần tử khác trong mạng . Như vậy trong các mạng chuyển mạch tế bào TCAP trở thành một giải pháp để dịch chuyển vùng. Trước kia khi chưa triển khai báo hiệu số 7, khi một thuê bao tế bào mang máy điện thoại của họ sang một vùng dịch vụ cung cấp bởi tế bào khác, các thuê bao này phải gọi đăng ký số chuyển vùng. Do số chuyển vùng chỉ hoạt động trong vùng địa lý cụ thể . Khi số chuyển vùng được gọi, ngay lập tức tế bào mạng sẽ định tuyến cuộc gọi tới đúng địa chỉ, vì số chuyển vùng được định tuyến giống như tất cả các dịch vụ đơn giản trước đây. Có một vấn đề đó là các số chuyển vùng không giống nhau và đòi hỏi có sự can thiệp của người sử dụng . Một số thuê bao trong mạng tế bào nhận thấy họ phải có hai hay ba số cho điên thoại tế bào của họ, các số tuỳ thuộc vào vùng thuê bao đó di chuyển tới. Đó chính là một trong những nguyên nhân thất bại của mạng điện thoại di động trước đây và cũng là một nguyên nhân để người ta xây dựng mạng mà số thuê bao không phụ thuộc vào vùng mà nó hoạt động. Cơ sở dữ liệu của mạng có khả năng cập nhận các tham số cơ bản của các thuê bao điện thoại trong mạng hiện thời. Các thông tin này được cập nhật vài phút một lần bởi các bản tin do các tế bào gửi tới trung tâm chuyển mạch di động để nhận dạng thuê bao di động và tế bào sẽ thống kê các thuê bao hiện thời . Tất cả các thuê bao tế bào đều có một ô cơ sở dữ liệu được gọi là thanh ghi định vị thuê bao chủ gọi HLR (Home Location Registe), trong đó lưu giữ các bản tin về vị trí hiện thời của thuê bao trong mạng tế bào và các bản ghi này được cập nhật vài phút một lần . TCAP được sử dụng để truyền các bản tin cập nhật từ một cơ sở dữ liệu (Thanh ghi định vị thuê bao khách VLR- Visitor Location Register) tới thanh ghi định vị thuê bao chủ gọi. Khi có một cuộc gọi tới thuê bao đó, cuộc gọi sẽ được định tuyến tới vùng mà nó đăng ký, sau đó căn cứ vào nội dung thanh ghi HLR sẽ xác định cuộc gọi sẽ được kết nối như thế nào. Thanh ghi HLR cung cấp thông tin về vị trí và trạng thái hiện thời của thuê bao, nhờ mạng công cộng biết cách để nối cuộc thoại . Khi thuê bao chuyển sang một vùng khác, giao thức TCAP lại được sử dụng để cập nhật thanh ghi HLR và xoá thanh ghi xác định vị trí trước đó của thuê bao. Điều đó cho thấy các thuê bao trong mạng tế bào có thể di chuyển một cách tự do mà không cần phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ mạng khác. Bởi nhờ các thanh ghi này mà mạng luôn luôn giám sát được vị trí và trạng thái hoạt động của thuê bao . Trong mạng trí tuệ TCAP được ứng dụng để kích hoạt các tổng đài vệ tinh TCAP có các khả năng kích hoạt hay ngừng kích hoạt hoạt động nào đó của các phần tử trong mạng từ xa và đây chính là một đặc điểm dịch vụ . Như vậy mục đích của TCAP là để hỗ trợ cho các ứng dụng tương tác trong môi trường phân tán hay nói cách khác nó cung cấp các chức năng và các giao thức cho nhiều ứng dụng phân tán trên các trung tâm chuyển mạch chuyên dụng trong các mạng viễn thông . Phạm vi của các khả năng trao đổi trong một mạng báo hiệu số 7 phải được xem xét để sử dụng giữa các tổng đài, một tổng đài và một trung tâm dịch vụ mạng OAMC, hay các trung tâm dịch vụ mạng. Do đó các nhà ứng dụng sau đây đã được thừa nhận như khách hàng của TCAP : ứng dụng dịch vụ di động, dịch vụ điện thoại miễn phí, dịch vụ thẻ tín dụng, trao đổi thông tin báo hiệu liên quan đến điều khiển phi kết nối, các ứng dụng khai thác và bảo dưỡng . Ví dụ : dịch vụ tự động gọi lại, dịch vụ này có thể được hoạt hoá sau khi chủ gọi từ một tổng đài gọi đến thuê bao của tổng đài khác mà lại nhận được tín hiệu báo bận. Dịch vụ này cho phép cuộc gọi được thiết lập lại khi bị gọi đặt máy. các bước được mô tả như sau : 1.A gọi đến B. các bản tin IAM được gửi đến tổng đài đích . 2.Vì B bận nên các bản tin giải phóng được gửi trở lại cho A, và tiếp theo là bản tin giải phóng hoàn toàn gửi đến B . 3.A yêu cầu dịch vụ tự động gọi lại, trong trường hợp này bản tin TCAP yêu cầu tự động gọi lại được gửi đến tổng đài B . 4.Tổng đài B gửi bản tin phúc đáp cho tổng đài A . 5.Tổng đài B giám sát trạng thái bận / rỗi của đường phía B. Khi phía B đặt máy tổng đài B sẽ gửi bản tin rỗi đến TCAP của phía A . 6.Tổng đài A gửi trả lại một bản tin TCAP để hoàn thành hội thoại của TCAP 7.Tổng đài A gửi dòng chuông cho phía A, và nếu A nhấc máy thì tổng đài A sẽ tiến hành tiến trình thiết lập lại cuộc gọi đến phía B . Các bước Tổng đài A STP Tổng đài B 1 I AM IAM 2 REL REL RLC RLC 3 TCAP yêu cầu tự động gọi lạiTC 4 TCAP công nhận yêu cầu TCAP 5 TCAP trạm rỗi TCAP 6 TCAP kết thúc TCAP 7 IAM IAM Hình 4.1 Tự động gọi lại Trong đó : IAM: Bản tin địa chỉ khởi đầu . REL: Bản tin giải phóng cuộc gọi trong ISUP . RLC: Bản tin giải phóng hoàn toàn trong ISUP . 4.3. ứng dụng vận hành, bảo dưỡng và quản lý (OMAP) phphần ứng dụng vận hành, bảo dưỡng và quản lý cung cấp các thủ tục cho các chức năng vận hành và bảo dưỡng. OMAP tương ứng với tầng ứng dụng trong mô hình OSI. Mô hình quản trị hệ thống báo hiệu số 7 mô tả mối liên quan giữa các thành phần quản trị khác nhau . Thủ tục ứng dụng quản trị hệ thống (SMAP) System Management Application Procces giám sát điều khiển và phối hợp các tài nguyên qua các giao thức lớp ứng dụng . OMAP (SMAP) LMI MIP LME SAME LME Null LME Null LME SCCP MTP- 3 LME MTP- 2 MTP- 1 Cơ sở thông tin quản trị (MIB) Management Information Base bao gồm thực hiện và chọn lọc số liệu cảnh báo từ mạng báo hiệu số 7 bằng phần OAMP và số liệu cấu hình do OAMP xử lý để hỗ trợ cho công việc quản trị của mạng báo hiệu số 7 . Hình 4.2. Mô hình quản trị hệ thống báo hiệu số 7 Trong đó : SMAP : Thủ tục ứng dụng quản trị hệ thống . MIP : Cơ sở thông tin quản trị . LMI : Giao tiếp quản trị lớp . LME : Thực thể quản trị lớp . SAME : Thực thể ứng dụng quản trị hệ thống . Giao tiếp quản trị lớp - Layer Management interface (LMI) : Được xây dựng độc lập và nó không phải là đối tượng để tiêu chuẩn hoá. Số liệu được lựa chọn từ các lớp giao thức được lưu trong cơ sở thông tin quản trị MIB sử dụng giao tiếp quản trị lớp LMI . Thực thể quản trị lớp - Layer Management Entity (LME) : Được đề cập đến các chức năng quản trị tương ứng với lớp của hệ thống báo hiệu số 7 . Thực thể ứng dụng quản trị hệ thống - System Management Application Entity (SMAE) : Là một lĩnh vực của thủ tục ứng dụng quản trị hệ thống. SAME gồm một hoặc nhiều chức năng thông tin cho một ứng dụng. Mỗi chức năng ứng dụng được gọi là một phần tử dịch vụ ứng dụng (ASE) Các phần tử dịch vụ ứng dụng OMAP Người ta đã xác định được hai phần tử ứng dụng dịch vụ- Application Service Element (ASE) của phần tử ứng dụng vận hành và bảo dưỡng OMAP đó là đo kiểm xác minh định tuyến và đo kiểm xác minh mạch. Các ASE của OMAP sử dụng các dịch vụ của TCAP để thực hiện chức năng của chúng . chương V : hệ thống báo hiệu số 7 trong tup Hệ thống báo hiệu số 7 có rất nhiều phần sử dụng , phần sử dụng điện thoại TUP xác định các chức năng báo hiệu cần thiết trong mạng báo hiệu số 7 cho mạng điện thoại quốc gia cũng như quốc tế. Nó cung cấp các đặc tính báo hiệu điện thoại giống như các hệ thống báo hiệu khác của CCITT. Bất kỳ tín hiệu báo hiệu điều khiển cuộc gọi nào được gửi đi cũng đều liên quan đến một kênh thoại nào đó trong mạng viễn thông . 5.1.Phần người sử dụng trong mạng điện thoại thông thường - TUP 5.1.1. Các tín hiệu thoại Nhóm bản tin H10000 0001 0010 0011 0100 0101 0110 0111 1000 1001 1010 1011 1100 1101 1110 1111 H0 0000 Dự phòng cho sử dụng của quốc gia FAM 0001 IAM IAI SAM SAO FSM 0010 GSM COT CCF BSM 0011 GRQ SBM 0100 ACM C HG UBM 0101 SEC CGC NNC ADI CFL SSB UNN LOS SST ACB DPN MPR EUM CSM 0110 ANUANC ANN CBK CLF RAN FOT CCL CCM 0111 RLG BLO BLA UBL UBA CCR RSC GRM 1000 MGB MBA MGUMUA HGB HBA HGU HUA GRS GRA SGB SBA SGU SUA 1001 Dự phòng CNM 1010 ACC dự phòng cho sử dụng quốc tế 1011 và cơ sở quốc gia 1100 1101 dự phòng cho sử dụng quốc gia 1110 1111 HHình 5.1. Sắp xếp mã tiêu đề Các tín hiệu thoại được truyền trong mạng báo hiệu dưới dạng bản tin báo hiệu, và nội dung của nó được chứa trong trường SIF của đơn vị báo hiệu MSU. Các bản tin báo hiệu TUP được nhóm lại thành một số nhóm bản tin, mỗi nhóm được xác định bằng mã đầu đề H0. Mỗi bản tin báo hiệu trong nhóm bản tin được xác định bằng mã đầu đề H1 . H0 chỉ thị bản tin thuộc nhóm nào và H1 chỉ thị tên của bản tin trong nhóm . 5.1.2. Cấu trúc bản tin TUP Các thông tin báo hiệu xuất phát từ TUP được truyền đi trên kênh báo hiệu dưới dạng các đơn vị bản tin báo hiệu MSU . Khuôn dạng tín hiệu trong TUP trong đó nhãn gồm 40 bit được chia làm 4 trường khác nhau MSU F CK SIF SIO LI FC F Thông tin Của user H1 H0 Nhãn CIC OPC DPC SLS Bít đầu tiên 8 16 8n, n>2 8 2 6 16 8 được phát 112 14 14 4 Nhãn định tuyến Hình 5.2. Nhãn định tuyến trong TUP * Mã điểm thu- DPC : Là một phần của nhãn, nó là trường duy nhất để xác định điểm báo hiệu nhận bản tin, thường sử dụng mã 14 bit . * Mã điểm phát- OPC : là một phần của nhãn, nó là trường duy nhất để xác định điểm báo hiệu phát bản tin, thường sử dụng mã 14 bit . * Mã xác định trung kế- CIC : Là một phần của nhãn, nó là trường duy nhất để xác định một trung kế cho cuộc gọi điện thoại hoặc cuộc gọi số liệu giữa điểm báo hiệu phát và điểm báo hiệu thu . * Chọn lựa trường báo hiệu - SLS : Trường chọn lựa báo hiệu là 4 bit thấp nhất trong trường CIC. Trường này được sử dụng để lựa chọn một đường báo hiệu từ một chùm kênh báo hiệu, thông thường sử dụng kiểu phân tải . Nhãn định tuyến gồm 3 trường là : SLS, OPC, DPC được MTP sử dụng để định tuyến các bản tin đến đúng đích . Các mã tiêu đề : Mỗi bản tin TUP còn gồm 1 Octet, trong đó chứa hai phần mã tiêu đề, được sử dụng để xác định duy nhất kiểu tín hiệu điện thoại . Phần còn lại của SIF gồm một số trường phụ chứa thông tin báo hiệu . 5.1.3. Các thủ tục báo hiệu Thiết lập cuộc gọi thông thường : Hầu hết các tín hiệu TUP được sử dụng để thiết lập cuộc gọi được biểu thị ở hình 5.3. như sau : IAM: Tin báo hiệu địa chỉ ban đầu IAM là tin báo hiệu đầu tiên khi thiết lập cuộc gọi. Nó thường bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để định tuyến cuộc gọi. Chức năng chiếm chứa ở bản tin báo hiệu này nằm trong trường CIC . SAM : Nếu có bất kỳ con số còn lại, có thể được gửi riêng lẻ . ACM : Tin báo địa chỉ hoàn thiện, được xuất phát từ tổng đài hệ thống báo hiệu số 7 cuối. Nó được gửi đi như một tín hiệu khẳng định, nếu thuê bao B là tự do và có các thông tin như tính cước, nén tiếng vang … Đàm thoại Thuê bao STP Thuê bao A B SP SP SP 04. 8742057 IAM(chiếm 04) SAM . 8742057 IAM(chiếm 8742057) ACM( B rỗi) ACM ANC ANC( B trả lời) CBK CBK CLF CLF RLG RLG Hình 5.3. Thủ tục thiết lập cuộc gọi thông thường ANC hoặc ANN : Các tín hiệu tính cước trả lời hoặc không tính cước trả lời được gửi đi là kết quả của tín hiệu nhấc máy từ thuê bao B. trường hợp tín hiệu của ANC thì quá trình tính cước từ tổng đài thứ nhất được bắt đầu . CBK : Tín hiệu xoá ngược được gửi đi nếu thuê bao B đặt máy trước. Tín hiệu này không được cắt đường thoại . CLF : Tín hiệu xoá thuận được gửi đi khi thuê bao A đặt máy trước. Tất cả các tổng đài phải đáp ứng nhờ giải phóng tuyến thoại (Hoặc số liệu) và gửi RLG như tín hiệu khẳng định . RLG : Tín hiệu giải phóng kết nối là tín hiệu cuối cùng trong thủ tục báo hiệu. Sau khi tín hiệu này được gửi đi, mạch thoại có khả năng thực hiện cho cuộc gọi mới . chương VI : hệ thống báo hiệu số 7 trong isdn 6.1. giới thiệu chung : Những chức năng chủ yếu của mạng ISDN công cộng theo quan điểm chuyển mạch được thể hiện như hình 6.1. Báo hiệu giữa các tổng đài trong ISDN là báo hiệu kênh chung sử dụng hệ thống báo hiệu số 7 (CCSN0 7) ISDN ISDN * N- ISDN(Tín hiệu các kênh B, H0, H1, H2) * B- ISDN(Các kênh tín hiệu khoảng từ 135Mbit/s (H4) * Tín hiệu dựa trên mạngX.25 * Các kỹ thuật chuyển mạch gói mới cho tốc độ 64Kbit/s và B- ISDN * Các Module dịch vụ cung cấp các chức năng lớp cao (HLC) * Phối hợp làm việc với các mạng chuyên dụng * Cơ sở dữ liệu mạng * Các đường thuê kênh riêng (Leased Line) Thiết bị người sử dụng Khả năng mang tải của mạng Tín hiệu báo hiệu No 7 Tín hiệu chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói Thiết Bị người sử dụng Tín hiệu của mạng chuyên dụng Truy nhập trua Truy nhập Thuê bao thuê Số thuê bao số Báo hiệu Báo hiệu End - to - End báo hiệu Ngưòi sử dụng- mạng giữa các tổng đài Người sử dụng - mạng Báo hiệu Người sử dụng tới Người sử dụng Hình 6.1. Các chức năng thông tin của tổng đài ISDN 6.2. Vị trí của ISUP trong hệ thống báo hiệu CCSNo 7 Vị trí của ISUP trong hệ thống báo hiệu số 7 được thể hiện : OSI CCSNo 7 U S E R Khác TCAP 7 ISUP điều khiển điều khiển tải cuộc gọi xử lý xử lý đầu trung kế cuối tới đầu cuối Up 6 phần 5 người 4 sử dụng SCCP kết nối ảo cho chuyển mạch đầu cuối tới đầu cuối của các bản tin báo hiệu 3 SIO = SCCP SIO= ISUP MTP - 3 MTP MTP - 2 2 Phần chuyển MTP - 1 bản 1 tin Hình 6.2. Vị trí của ISUP trong hệ thống báo hiệu số 7 ISUP là các thủ tục của hệ thống báo hiệu số 7, cung cấp các chức năng báo hiệu cần thiết cho các dịch vụ mang tải và các dịch vụ phụ trong các ứng dụng thoại và phi thoại của ISDN . ISUP thích hợp với các ứng dụng cấp quốc gia, phần lớn những thủ tục, những phần tử thông tin và các kiểu bản tin trong ứng dụng quốc tế thì đều có trong những ứng dụng thông thường cấp quốc gia . ISUP sử dụng những dịch vụ được cung cấp bởi phần chuyển giao bản tin(MTP) và trong một vài trường hợp, bởi phần điều khiển kết nối báo hiệu(SCCP) để truyền đạt thông tin giữa các phần sử dụng ISDN . 6.3. Các khả năng ISUP hỗ trợ Là khả năng phân phối và đối tượng sử dụng của ISDN hỗ trợ. Những khả năng này được chia làm 2 lớp : Lớp có thể ứng dụng quốc tế, và lớp sử dụng quốc gia như : Thoại, Audio 3,1KHZ, 64 KHZ không giới hạn. Các kiểu đấu nối đa tốc độ (128, 384, 1536, 1920 Kbps) . Các thủ tục báo hiệu đối với các kiểu đấu nối cho phép . Thủ tục điều khiển trễ truyền lan, thủ tục điều khiển bản tin thông báo . Ngoài ra ISUP còn có khả năng tạm dừng hoặc tiếp tục sử dụng MTP và các thủ tục vận chuyển dịch xa của khách hàng . * Các thủ tục báo hiệu cho các dịch vụ hỗ trợ như : Báo hiệu xuyên suốt (B/H đi qua) thì chỉ sử dụng ở tầm cỡ quốc gia còn báo hiệu xuyên suốt sử dụng phương pháp SCCP cho phép các dịch vụ có hướng cụ thể sử dụng cả tầm cỡ quốc tế …. Ngoài ra còn các dịch vụ bổ trợ quay số trực tiếp IDD, số phép của thuê bao MSN Dịch vụ hiển thị số thuê bao chủ gọi, hạn chế nhận dạng chủ gọi(CLIP, CLIR), nhận dạng cuộc gọi có nội dung xấu MCID … 6.4. Cấu trúc bản tin báo hiệu ISUP 6.4.1. Giới thiệu Các mạng viễn thông trước đây đã được thiết lập, mục đích là phục vụ cho mạng điện thoại, mạng điện báo, mạng truyền số liệu…Để kết hợp giữa các mạng khác nhau trở thành mạng thông tin số đa dịch vụ. Nhằm tạo được hiệu quả cao, ít chi phí. Mạng ISDN ra đời với tính năng cung cấp được nhiều dịch vụ khác nhau trên một mạng đồng nhất và việc số hoá được thực hiện tới tận thiết bị đầu cuối . Mục đích của báo hiệu trong mạng ISDN là phân phát thông tin điều khiển tới các nút chuyển mạch để thiết lập và điều khiển cuộc gọi qua mạng ISDN. Báo hiệu trong mạng ISDN sẽ toàn diện và mạnh hơn so với báo hiệu đơn giản trong mạng điện thoại, bởi nó điều khiển được nhiều dịch vụ khác nhau có trong mạng ISDN. Báo hiệu trong mạng ISDN được chia làm 2 phần rõ rệt : Phần 1: Phần báo hiệu được sử dụng giữa thiết bị đầu cuối và tổng đài ISDN nội hạt. Báo hiệu này được truyền trên kênh D và được gọi là hệ thống báo hiệu thuê bao số 1- DSS1 . Phần2 : phần báo hiệu được sử dụng giữa các tổng đài khi có nhiều hơn một tổng đài tham gia trong cuộc gọi ISDN, phần báo hiệu này chính là hệ thống báo hiệu số 7. Hệ thống này được sử dụng các tầng thấp MTP đã được nêu ở phần sử dụng ISDN(ISUP) . Đầu cuối Tổng đài ISDN Tổng đài ISDN DSS1 C7 Hình 6.3. Báo hiệu trong mạng ISDN Theo đề tài nên ở đây chỉ xét phần hệ thống báo hiệu giữa các tổng đài báo hiệu C7 và chủ yếu là phần đối tượng sử dụng ISDN. Hệ thống báo hiệu giữa thiết bị DSS1 không được đề cập. 6.4.2. Cấu trúc bản tin ISUP Bản tin ISUP được chuyển thông qua các đơn vị số liệu MSU. Các MSU mang ISUP sẽ có chỉ thị dịch vụ SI trong trường SIO có mã là “0101”. Trường SIF của MSU mang ISUP có độ dài Ê 272 Octet khuôn dạng của trường SIF được thể hiện như sau : Nhãn tạo tuyến Mã nhận dạng kênh Kiểu bản tin Phần lệnh cố định Phần lệnh thay đổi Phần tuỳ chọn F CK SIF SIO LI FIB FSN BIB BSN F SIF Trong đó : Hình 6.4 Khuôn dạng bản tin ISUP - Nhãn tạo tuyến gồm 3 trường : DPC là mã điểm báo hiệu đích, OPC là mã điểm báo hiệu nguồn phát, SLS trường được sử dụng để phân phối bản tin và các trường báo hiệu(Trường SLS chính là 4 bit thấp của trường CIC) . - Mã nhận dạng kênh CIC gồm 2 Octet : Mã CIC được sử dụng để nhận dạng kênh tiếng hoặc dữ liệu tương ứng với bản tin báo hiệu. Bit M sử dụng để phân biệt giữa kênh vật lý và kênh ảo. kênh vật lý (M = 1) là kênh có khả năng mang thông tin, kênh ảo (M = 0) được sử dụng để đấu nối báo hiệu ISUP chỉ truyền thông tin báo hiệu. Kênh ảo cho phép gửi thông tin báo hiệu mà không cần thông tin phải thiết lập . Kiểu bản tin Mã Chỉ dẫn Hoàn thành địa chỉ (IAM) 0000.0110 5/Q.763 Trả lời (ANM) 0000.1001 6/Q.763 Đấu nối (CON) 0000.0111 11/Q.763 Tiếp tục (COT) 0000.0101 12/Q.763 Thông tin (INF) 0000.0100 14/Q.763 Yêu cầu thông tin (INR) 0000.0011 15/Q.763 Khởi đầu địa chỉ (IAM) 0000.0001 16/Q.763 Giải phóng (REL) 0000.1100 17/Q.763 Hoàn toàn giải phóng (RLC) 0001.0000 18/Q.763 Địa chỉ tuần tự (SAM) 0000.0010 19/Q.763 Tạm treo (SUS) 0000.1101 22/Q.763 Khôi phục lại (RES) 0000.1110 22/Q.763 Thiết lập lại trạng thái kênh (RSC) 0001.0010 22/Q.763 8 7 6 5 4 3 2 1 CIC (Bít có trọng số lớn) Dự phòng M CIC(Bit có trọng số lớn) Hình 6.5. trường mã nhận dạng kênh CIC - Kiểu bản tin : Hình 6.6. Một số kiểu bản tin ISUP Kiểu bản tin là một trường gồm 8 bit để xác định loại bản tin báo hiệu ISUP. Mỗi kiểu bản tin ISUP có một khuôn dạng nhất định do vậy trường này còn xác định nhiều cấu trúc của 3 phần còn lại của bản tin ISUP. Tên, mã và chỉ dẫn của các bản tin ISUP được mô tả trong khuyến nghị Q. 763 của CCITT. - Phần lệnh cố định : Bao gồm một số thông số có độ dài, vị trí, thứ tự cố định. Số lượng các thông số và ý nghĩa của chúng trong phần lệnh cố định của mỗi bản tin ISUP phụ thuộc vào kiểu bản tin . - Phần lệnh thay đổi : Bao gồm một số thông số có độ dài thay đổi, các con trỏ (Có độ dài 1 Octet) chứa trong bản tin để chỉ ra vị trí mỗi thông số bắt đầu. Tên và thứ tự của thông số được xác định trước phụ thuộc vào kiểu bản tin. Tại vị trí bắt đầu của mỗi thông số có 1 Octet chỉ thị độ dài của thông số. Phần tiếp theo là nội dung thông số . Trong đó Con trỏ thông số M Con trỏ thông số P Con trỏ bắt đầu của phần lệnh lựa chọn Độ dài thông số M Thông số M Độ dài thông số P Thông số P Hình 6.7. Phần lệnh thay đổi - Phần tuỳ chọn : Gồm các thông số có độ dài cố định hoặc thay đổi. Các thông số này có thể có hoặc không có trong bản tin ISUP. Tại điểm khởi đầu mỗi thông số có tên và chỉ thị độ dài, phần tiếp theo là nội dung thông số đó. Các thông số nằm nối tiếp nhau kiểu bản tin quyết định các thông số có thể có trong phần này. Ví dụ về bản tin ISUP : Bản tin địa chỉ khởi đầu IAM Bản tin IAM được sử dụng khi khởi đầu quá trình thiết lập cuộc gọi. Nó bao gồm cả phần lệnh cố định, phần lệnh biến đổi và phần lệnh lựa chọn. Các tham số này được mô tả chi tiết trong khuyến nghị Q.763 của CCITT . Tên thông số X Độ dài thông số X Thông số X Tên thông số Y Độ dài thông số Y Thông số Y Kết thúc phần thông số lựa chọn Hình 6.8. Phần lệnh tuỳ chọn 6.5. Các thủ tục báo hiệu ISDN 6.5.1. Báo hiệu địa chỉ Thủ tục thiết lập cuộc gọi tiêu chuẩn cho cả kết nối thoại và kết nối phi thoại báo hiệu địa chỉ End- Block (Tạm dịch là báo hiệu chọn gói, nghĩa là toàn bộ thông tin địa chỉ được gửi trong một gói báo hiệu IAM : gói báo hiệu địa chỉ ban đầu). Ngoài ra người ta cũng có thể sử dụng kiểu báo hiệu địa chỉ Overlap (Tạm dịch là báo từng phần, nghĩa là phần thông tin báo hiệu không được gửi hết đi ở bản tin IAM mà một phần được gửi đi ở một hay nhiều bản tin địa chỉ tiếp theo bản tin SAM). 6.5.2. Các thủ tục cơ bản Các thủ tục điều khiển cuộc gọi cơ bản được chia thành 3 pha : Pha thiết lập cuộc gọi . Pha hội thoại / trao đổi dữ liệu . Pha giải phóng cuộc gọi . 6.5.3. Các phương thức báo hiệu của ISUP Các bản tin báo hiệu của ISUP chia làm 2 loại : Bản tin báo hiệu Link - by - Link . Bản tin báo hiệu End - to - End . Xin lưu ý rằng khái niệm “End - to - End” và “Link - by - Link” ở đây là để chỉ bản chất thông tin trong bản tin báo hiệu và người ta cũng coi đó là 2 phương thức báo hiệu của ISUP. Nhưng đây không phải là cách thức truyền báo hiệu qua các tổng đài. Do đó, hai thuật ngữ này ở đây không phải là báo hiệu xuyên suốt và báo hiệu từng chặng như phân loại các phương thức truyền báo hiệu địa chỉ của R2. 6.5.3.1. Báo hiệu Link - by - Link Báo hiệu Link - by - Link là báo hiệu giữa 2 SP kề nhau. Nó liên quan tới việc thiết lập và giải phóng mạch giữa các tổng đài tương ứng. Những bản tin báo hiệu Link - by - Link được xử lý ở mỗi tổng đài liên quan trong toàn bộ tuyến kết nối. Các bản tin báo hiệu Link - by - Link của ISUP nằm trực tiếp trong bản tin MTP lớp 3 và bao gồm : - Các bản tin thiết lập cuộc gọi : + Bản tin địa chỉ khởi tạo : IAM + Bản tin địa chỉ tiếp theo : ACM + Bản tin hoàn thành báo hiệu địa chỉ : ANS - Các bản tin giải phóng cuộc gọi + Giải phóng cuộc gọi REL + Hoàn thành giải phóng cuộc gọi RLC 6.5.3.2 .Báo hiệu End - To - End Báo hiệu End - to - End được bổ xung vào ISUP cho các chức năng báo hiệu giữa hai tổng đài đầu cuối. Báo hiệu End - to - End có thể liên quan đến một cuộc gọi nhưng nó không trực tiếp liên quan tới việc điều khiển kết nối chuyển mạch tương ứng. Do đó, báo hiệu End - to - End có thể được xem như khả năng truyền thông tin báo hiệu trực tiếp giữa 2 điểm đầu cuối của kết nối chuyển mạch (Truyền tải thông tin liên quan tới cuộc gọi hoặc thông tin user - to - user). Báo hiệu End - to - End cũng được sử dụng trong phưong thức báo hiệu không kết hợp . Trong trường hợp báo hiệu xuyên suốt, các SP của tổng đài Transit chỉ là các điểm chuyển giao báo hiệu STP. Các tổng đài ISDN cung cấp sự phối hợp hoạt động với mạng thoại, mạng số liệu hoặc các tổng đài cổng cũng được xem như các tổng đài đầu cuối trong báo hiệu End - to - End . * Mục đích chính của việc sử dụng báo hiệu End - to - End bao gồm : - Giảm bớt tải của ISUP trong các tổng đài Transit. Do đó việc thiết lập hay giải phóng cuộc gọi, chúng không phải xử lý những lưu lượng báo hiệu được tạo ra để điều khiển những dịch vụ phụ. Những dịch vụ này luôn được điều khiển bởi các tổng đài nội hạt trong ISDN . - Cung cấp khả năng báo hiệu khi một kết nối mạng không tồn tại hay đã được giải phóng. ví dụ như cho dịch vụ phụ : Hoàn thành các cuộc gọi tới thuê bao bận . * Các bản tin báo hiệu End - to - End bao gồm : - Yêu cầu dịch vụ phụ : + FRQ facility Request . + FACD Facility Accepted + FRJ Facility Reject - Phát thông tin thích hợp với các dịch vụ phụ : + FIN Facility Information - Thông tin của người được gọi khi người chủ gọi tạm thời ngừng cuộc gọi (Không giải phóng cuộc gọi) sau đó lấy lại (Ví dụ để chuyển 1 thiết bị đầu cuối từ Socket này sang Socket khác trong cấu hình Bus) . PAU pause RES Resume - Ngừng một dịch vụ phụ : FDE Facility

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272.DOC
Tài liệu liên quan