Đồ án Nghiên cứu hệ thống ghép kênh quang theo bước sóng WDM và ứng dụng

MỤC LỤC

Tờ bìa Trang

Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp

Lời mở đầu i

Mục lục iii

Thuật ngữ viết tắt vii

Danh mục hình vẽ x

Danh mục bảng biểu xiii

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG

1.1. Quá trình phát tiển của hệ thống thông tin quang 1

1.2. Sơ đồ nguyên lý và các phần tử cơ bản của hệ thống thông tin quang 3

1.2.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thông tin quang 3

1.2.2. Các phần tử cơ bản của hệ thống thông tin quang 4

1.3. Đặc điểm của hệ thống thông tin quang 6

1.3.1. Ưu điểm của hệ thống thông tin quang 6

1.3.2. Nhược điểm của hệ thống thông tin quang 7

1.4. Những tồn tại và xu hướng phát triển của hệ thống thông tin quang 8

1.4.1. Những tồn tại của hệ thống quang 8

1.4.2. Xu hướng phát triển của hệ thống quang 9

1.5. Kết luận 12

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG WDM

2.1. Nguyên lý ghép kênh quang theo bước sóng 13

2.1.1 Nguyên lý ghép kênh quang theo bước sóng 13

2.1.2 Các phương pháp truyền dẫn sử dụng ghép kênh quang theo bước sóng 18

2.1.2.1. Phương pháp truyền dẫn WDM song hướng 18

2.1.2.2. Phương pháp truyền dẫn WDM đơn hướng 19

2.2. Các công nghệ và thành phần thiết bị WDM 20

2.2.1. Công nghệ WDM vi quang 21

2.2.1.1. Phần tử lọc quang cho thiết bị WDM 21

2.2.1.2. Phần tử quang phân tán góc của thiết bị WDM 24

2.2.2. Công nghệ WDM ghép sợi 25

2.3. Các thiết bị sử dụng trong hệ thống WDM 27

2.3.1. Thiết bị xen rẽ quang OADM 27

2.3.1.1. Cấu trúc song song 28

2.3.1.2. Cấu trúc nối tiếp 30

2.3.1.3. Cấu trúc OADM cấu hình lại 33

2.3.2. Bộ ghép tín hiệu 34

2.3.2.1. Nguyên lý hoạt động 35

2.3.2.2. Ứng dụng 36

2.3.3. Bộ định tuyến bước sóng 36

2.3.4. Thiết bị đấu nối chéo quang OXC 37

2.3.4.1. Chức năng của bộ đấu nối chéo OXC 37

2.3.4.2. Cấu trúc của bộ đấu nối chéo OXC 38

2.3.4.3. Phân loại bộ đấu nối chéo OXC 39

2.3.5. Bộ biến đổi bước sóng 40

2.3.5.1 Chế tạo bằng phương pháp quang điện 41

2.3.5.2 Chế tạo bằng phương pháp cửa quang 42

2.3.5.3 Chế tạo bằng phương pháp giao thoa 43

2.3.5.4 Chế tạo bằng phương pháp trộn bốn bước sóng 44

2.3.6. Bộ khuếch đại quang 45

2.3.7. Bộ lọc 47

2.3.7.1. Bộ lọc chọn bước sóng 48

2.3.7.2. Bộ lọc điều chỉnh được 48

2.4. Các vấn đề kỹ thuật cần quan tâm trong hệ thống WDM 51

2.4.1. Số kênh sử dụng và khoảng cách ghép giữa các kênh 51

2.4.2. Việc ổn định bước sóng và độ rộng phổ của nguồn phát 54

2.4.3. Nhiễu xuyên kênh 55

2.4.4. Suy hao 56

2.4.5. Tán sắc 56

2.4.6. Ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến 57

2.5. Ưu, nhược điểm của hệ thống WDM 58

2.6. Kết luận 60

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG

3.1. Việc khắc phục ảnh hưởng của tán sắc sợi quang đối với truyền dẫn 61

3.1.1. Kỹ thuật bù tán sắc bằng điều chế tự dịch pha SPM 62

3.1.2. Kỹ thuật bù tán sắc thụ động PDC 64

3.1.3. Kỹ thuật bù tán sắc bằng dịch tần trước PCH 65

3.1.4. Phương pháp bù tán sắc bằng truyền dẫn hỗ trợ tán sắc DST 67

3.1.5. Phương pháp bù tán sắc bằng sợi tán sắc cao DCF 68

3.1.6. Phương pháp bù tán sắc bằng bộ lọc cân bằng quang 70

3.1.6.1. Giao thoa kế Fabry-Perot 72

3.1.6.2. Giao thoa kế Mach-Zehnder 73

3.2. Việc khắc phục ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến đến truyền dẫn 74

3.2.1. Các hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống WDM 75

3.2.1.1. Hiệu ứng tự điều chế pha SPM 77

3.2.1.2. Hiệu ứng điều chế chéo pha XPM 79

3.2.1.3. Hiệu ứng trộn bốn bước sóng FWM 80

3.2.1.4. Hiệu ứng tán xạ Raman kích thích SRS 83

3.2.1.5. Hiệu ứng tán xạ Brillionin kích thích SBS 85

3.2.2. Giải pháp khắc phục hiệu ứng phi tuyến của sợi quang 87

3.3. Kết luận 87

CHƯƠNG 4

ỨNG DỤNG CỦA WDM

4.1. Tổng quan 89

4.2. Hệ thống điểm-điểm dung lượng lớn 89

4.3. Mạng phân bố và quảng bá 93

4.4. Mạng WDM đa truy nhập 97

4.4.1. Mạng WDM đa truy nhập đơn chặng 98

4.4.2. Mạng WDM đa truy nhập đa chặng 101

4.5. Kết luận 103

Kết luận và hướng phát triển của đồ án 104

Lời cảm ơn 105

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn 106

Nhận xét của giáo viên đọc duyệt 106

Tài liệu tham khảo 107

 

doc48 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hệ thống ghép kênh quang theo bước sóng WDM và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả nếu số kênh cần xen/tách lớn, chi phí có thể tăng lên một cách đáng kể vì số thiết bị riêng rẽ phải nối lại với nhau. Ngoài ra, nó còn làm tăng suy hao khi có nhiều kênh cần xen/tách nên cần thêm bộ khuếch đại, do đó, sẽ làm tăng thêm chi phí của hệ thống. Sự gia tăng suy hao với số kênh được xen/tách đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống OADM nối tiếp. Giả sử, quỹ đường truyền cho phép một đường truyền giữa bộ thu và bộ phát là 25 dB. Xét trường hợp một đường truyền từ nút B đến nút D được thực hiện với suy hao gần 25 dB như trong Hình 2.18(a), giả sử, cần thêm một kênh truyền có bước sóng khác từ nút A đến nút C, cần lắp thêm một OADM ở nút C để tách đường truyền mới này. Bộ OADM này gây thêm suy hao 3dB đến những kênh đi xuyên qua nút C. Việc bổ xung OADM này làm suy hao từ B đến D lên thành 28 dB như trong Hình 2.18(b), do đó, không hiệu quả. Để khắc phục vấn đề này thì tìm cách khôi phục đường truyền của C bằng cách tách nó ra, đưa qua bộ khôi phục và ghép trở lại. Điều này yêu cầu thêm một OADM ở nút C, và làm tăng suy hao thêm 3 dB cho các kênh xuyên qua nút C. Việc này có thể lần lượt phá vỡ các đường truyền khác đi qua C như trong Hình 2.18(c). Vì vậy, việc ghép vào hay lấy ra các kênh đều ảnh hưởng đến tất cả các đường truyền khác trong mạng. Sử dụng bộ khuếch đại quang cùng với việc xây dựng đường truyền cẩn thận có thể khắc phục được một phần. Trong cấu trúc nối tiếp, các kênh không phải đi qua bộ lọc nào nên mỗi đường truyền chỉ đi qua hai bộ lọc ở nút nguồn và nút đích. SC-OADM A SC-OADM B SC-OADM D C X-3 dB 25 dB SC-OADM A SC-OADM B SC-OADM D C 28 dB (a) SC-OADM C X-3 dB (b) SC-OADM A SC-OADM B SC-OADM D SC-OADM C X-6 dB (c) SC-OADM Nguồn Hình 2.8- Định tuyến và gán bước sóng trong mạng WDM Hình 2.18: Ảnh hưởng của sự thay đổi lưu lượng mạng sử dụng OADM nối tiếp. Để tận dụng những ưu điểm của cấu trúc song song và cấu trúc nối tiếp, còn có thêm một cấu trúc kết hợp như trong Hình 2.19. OADM λ1, λ2,…, λw λ1, λ2,…, λw Drop Add λ1, λ2, λ3, λ4 Nguồn Hình 1.55-Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.19: Cấu trúc OADM kết hợp. Trong cấu trúc này, một nhóm kênh cố định được xen/tách từ kênh truyền chính. Nhóm này sẽ được đưa qua tầng xen/tách tiếp theo để chia thành những kênh riêng biệt. Các kênh thêm vào thường được kết hợp với các bộ ghép đơn giản và cộng vào các kênh xuyên qua. Điển hình là 4 kênh kế tiếp nhau được tách trong số 32 kênh sử dụng một bộ lọc thông dải. Cấu trúc kết hợp dung hòa giữa cấu trúc song song và cấu trúc nối tiếp. Số kênh lớn nhất có thể tách được xác định bởi bộ lọc thông dải được sử dụng. Trong vòng nhóm các kênh này thì việc xen/tách các kênh thêm vào không làm ảnh hưởng đến các đường truyền khác trong mạng. Tuy nhiên, nó có cấu trúc phức tạp và đưa ra nhiều ràng buộc trong việc gán bước sóng vì chỉ một số lượng cố định được tách ở mỗi vị trí. Ví dụ như, nếu bước sóng λ1 được cộng ở một nút và lấy ra ở một nút kế tiếp, tất cả các bước sóng khác: λ2, λ3, λ4 trong cùng băng sóng với λ1 cũng sẽ được thêm vào ở nút đó và được lấy ra ở nút tiếp theo. Khi một bước sóng được tách thuộc một băng, nó cần được tái sinh lại trước khi có thể được chèn lại vào trong mạng. Vì vậy, ở ví dụ này, các bước sóng λ2, λ3, λ4 cần được phục hồi lại ở cả hai nút. Do vậy, khó có thể xây dựng được quỹ đường truyền cho phép dung lượng quang với những bước sóng này mà không cần tái sinh lại. Vấn đề này có thể khắc phục bằng cách sử dụng nhiều loại OADM, mỗi loại tập trung một tập các bước sóng khác nhau. Đây là một việc phức tạp, nhưng nếu các bước sóng cần tách có thể được sắp xếp trước và mạng duy trì cố định, thì điều này có thể chấp nhận được, nhưng với các mạng mà lưu lượng thay đổi theo thời gian thì điều này là không dễ. Cấu trúc OADM cấu hình lại Khả năng cấu hình lại rất cần thiết cho bộ OADM. Nó cho phép lựa chọn các bước sóng để xen/tách, mà không cần phải lên kế hoạch và triển khai thiết bị sao cho phù hợp. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ linh hoạt khi lập kế hoạch trong mạng và cho phép các đường quang được thiết lập và kết thúc theo yêu cầu của người sử dụng trong mạng. Cấu trúc OADM cấu hình lại được minh họa trong Hình 2.20. OSW demux Mux λ1 λ2 λn λ1 λ2 … λn λ1 λ2 … λn R/T T/R R/T T/R Bộ chuyển tiếp (a) SC-OADM R/T T/R SC-OADM R/T T/R SC-OADM R/T T/R λ1 λ2 λn Bộ chuyển tiếp λ1 λ2 … λn λ1 λ2 … λn (b) Nguồn Hình 1.56- Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.20: Cấu trúc OADM có thể cấu hình lại. Hình 2.20 đưa ra 1 số cấu trúc OADM khác nhau có thể cấu hình lại. Hình 2.20(a) là một biến thể của cấu trúc song song, nó sử dụng chuyển mạch quang để xen/tách các bước sóng riêng lẻ khi cần thiết. Hình 2.20(b) là biến thể của cấu trúc nối tiếp, ở đó mỗi SC-OADM là một thiết bị điều chỉnh, chúng có khả năng xen/tách một bước sóng riêng lẻ hoặc có thể cấu hình cho chúng xuyên qua. Cả hai cấu trúc này chỉ đáp ứng một phần vấn đề cấu hình lại bởi vì các bộ chuyển đổi tín hiệu vẫn cần được thiết kế để tạo ra sự thích nghi trong lớp quang. Phân biệt sự khác nhau giữa hai loại: một là bộ chuyển đổi tín hiệu cố định bước sóng, hai là bộ chuyển đổi tín hiệu điều chỉnh bước sóng. Loại thứ nhất có khả năng truyền dẫn và nhận tín hiệu ở một bước sóng cố định đặc biệt, đây là trường hợp phổ biến nhất đối với các bộ chuyển đổi tín hiệu ngày nay. Loại thứ 2 có thể truyền và nhận bất kỳ bước sóng mong muốn nào. Loại này sử dụng một Laser WDM để điều chỉnh và một bộ thu dải rộng có khả năng nhận bất kỳ bước sóng nào. Bộ ghép tín hiệu (Coupler) Bộ ghép tín hiệu (Coupler) là thiết bị quang dùng để kết hợp các tín hiệu truyền đến từ các sợi quang khác nhau. Nếu Coupler chỉ cho ánh sáng truyền qua nó theo một chiều thì được gọi là Couper đơn hướng, nếu Coupler cho phép ánh sáng đi qua nó theo hai chiều thì được gọi là Coupler song hướng. Coupler thông dụng nhất là Coupler FTB, được chế tạo bằng phương pháp kéo nóng chảy: làm nóng chảy hai sợi quang cạnh nhau và kéo dài phần nóng chảy thành dạng cấu trúc thắt làm hai phần, tín hiệu từ mỗi sợi được ghép lại với nhau và chia đều đến các cổng ra. Một Coupler 2×2 đặc trưng bởi tỷ số ghép α (0<α<1), α là tỷ lệ công suất ánh sáng ngõ vào 1 đến ngõ ra 1 so với tổng công suất ánh sáng vào ngõ vào 1. Phần tỷ lệ (1- α) công suất ánh sáng còn lại của ngõ vào 1 sẽ được truyền đến ngõ ra 2. Coupler lựa chọn bước sóng khi α phụ thuộc vào bước sóng và ngược lại, khi α không phụ thuộc vào bước sóng thì Coupler không phụ thuộc vào bước sóng. Coupler hình sao N×N được tạo thành bằng cách kết nối các Coupler 3 dB (Coupler 3 dB là coupler 2×2 khi α = 1/2, nó chia đều công suất tín hiệu ngõ vào thành hai phần bằng nhau ở hai ngõ ra) như Hình 2.21. 1 4 5 8 9 12 Nguồn Hình 7.28-Hệ thống thông tin quang-Vũ Văn San Hình 2.21: Bộ ghép hình sao 8×8. Nguyên lý hoạt động Khi hai sợi quang được đặt cạnh nhau, ánh sáng sẽ được ghép từ sợi này sang sợi kia và ngược lại. Đó là do quá trình truyền mode ánh sáng trên sợi quang qua vùng ghép sẽ khác so với truyền trên sợi quang đơn. Khi đó, toàn bộ ánh sáng thuộc một sợi quang sẽ được ghép hoàn toàn sang sợi quang ghép với nó, phần ánh sáng này lại tiếp tục được ghép ngược trở lại sang sợi quang ban đầu theo chu kỳ tuần hoàn khép kín. Kết quả là cường độ trường điện từ ở đầu ra của bộ ghép Eo1, Eo2 được tính theo cường độ trường điện từ đầu vào Ei1, Ei2 theo Công thức (2.1). (2.1) Trong đó: β: hệ số pha của sự truyền ánh sáng trong sợi quang. k: hệ số ghép, k phụ thuộc vào chiều rộng của sợi quang, chiết suất của lõi sợi và đến khoảng cách gần nhau của hai sợi quang khi thực hiện nung chảy. l: độ dài Coupler. Nếu chỉ cho ánh sáng vào ngõ 1 (Eo2=0) thì Công thức (2.1) được tính bằng Công thức (2.2). (2.2) Ở hai ngõ đầu ra lệch pha nhau π/2. Với điều kiện này, có thể tính được hàm truyền đạt công suất bằng Công thức (2.3). (2.3) Hàm truyền đạt công suất Tij được định nghĩa như trong Công thức (2.4). (2.4) Ứng dụng Coupler là linh kiện quang linh hoạt và có nhiều ứng dụng khác nhau: bộ Coupler với α ≈ 1 được dùng để trích một phần nhỏ tín hiệu quang, phục vụ cho mục đích giám sát; Là bộ phận cơ bản để tạo nên các thành phần quang khác như các bộ chuyển mạch tĩnh, các bộ điều chế, các bộ giao thoa và bộ chuyển đổi bước sóng; Thực hiện tách/ghép bước sóng trên sợi quang. Bộ Coupler 2×2 được ứng dụng phổ biến, tạo ra bộ Coupler N×N ghép N tín hiệu khác nhau vào một sợi quang. Bộ định tuyến bước sóng Bộ định tuyến bước sóng N×N là một thành phần WDM quan trọng. Nó kết hợp chức năng của một bộ ghép hình sao với các hoạt động tách/ghép kênh. Các tín hiệu WDM tới từ N cổng vào được giải ghép vào các kênh riêng và chuyển tới N cổng ra của bộ định tuyến sao cho tín hiệu WDM tại mỗi cổng gồm các kênh từ các đầu vào khác nhau được minh họa trong Hình 2.22. Bộ ghép kênh N×N có thể được sử dụng như một bộ định tuyến bước sóng. Ngoài ra, còn có bộ định tuyến cách tử ống dẫn sóng, gồm một bộ chép hình sao N×M chia đều công suất của N kênh đầu vào cho M cổng đầu ra, cách tử được tạo ra từ M ống dẫn sóng sẽ tách các kênh khác nhau theo bước sóng của chúng, bộ ghép M×N thứ 2 sẽ phân phối các tín hiệu đã được tách tới các đầu ra, và được định tuyến tới N nút mạng. λ1 λ2 λ3 λ4 λ5 λ1 λ2 λ3 λ4 λ5 λ1 λ2 λ3 λ4 λ5 λ1 λ2 λ3 λ4 λ5 λ1 λ2 λ3 λ4 λ5 λ2 λ1 λ5 λ1 λ2 λ1 λ5 λ4 λ2 λ3 λ5 λ4 λ3 λ3 λ4 λ4 λ3 λ2 λ4 λ5 λ3 λ2 λ1 λ5 λ1 1 2 3 4 5 a b c d e Nguồn Hình 2.14-Chuyển mạch gói trong mạng quang WDM-Ngô Đức Tiến Hình 2.22: Sơ đồ bộ định tuyến bước sóng. Thiết bị đấu nối chéo quang OXC (Optical Cross Connect) Bộ xen/rẽ quang OADM được sử dụng hiệu quả khi điều khiển các cấu trúc mạng đơn giản, như các cấu trúc tuyến tính hoặc cấu trúc vòng Ring với số lượng bước sóng vừa phải. Nhưng đối với các cấu trúc mắt lưới cùng với số lượng các bước sóng cần xử lý lớn hơn, đặc biệt, tại các trung tâm điều khiển có lưu lượng cao, thì cần một phần tử khác gọi là bộ đấu nối chéo OXC, bộ OXC cho phép cấu hình lại mạng quang. Ở đó, các đường truyền có thể được thiết lập và kết thúc khi cần thiết. Nó được cấu trúc với mạch tích hợp rất lớn và khả năng nối kết hàng ngàn đầu vào/ra. Chức năng của bộ đấu nối chéo OXC OXC cung cấp các chức năng sau: Thứ nhất là cung cấp dịch vụ: OXC có thể được dùng để cung cấp một cách tự động các đường truyền trong một mạng lớn một cách tự động mà không cần phải thao tác bằng tay. Khả năng này rất quan trọng khi số bước sóng cần giải quyết lớn trong một nút hay nhiều nút trong mạng, nhất là khi các đường truyền trong mạng cần cấu hình lại để đáp ứng với sự thay đổi lưu lượng của mạng. Thứ hai là chuyển đổi bước sóng: ngoài khả năng chuyển mạch tín hiệu từ cổng này đến cổng khác thì OXC còn có khả năng chuyển đổi bước sóng. Thứ ba là khả năng giám sát, phát hiện truy nhập và định vị lỗi: OXC cho thấy tham số của một tín hiệu ở các nút trung gian. OXC cho phép kiểm tra thiết bị và giám sát các tín hiệu đi qua nó mà không làm ảnh hưởng đến tín hiệu. Tiếp theo là bảo vệ: OXC bảo vệ các đường truyền quang không bị đứt và tránh các sự cố của các thiết bị trong mạng. Bộ đấu nối chéo có thể phát hiện được sự cố trong mạng và định tuyến lại cho các đường truyền một cách nhanh chóng. Cuối cùng là tách/ghép kênh: OXC có thể điều khiển các tín hiệu ngõ vào/ra ở tốc độ đường quang. Tuy nhiên, nó còn có khả năng tách/ghép kênh để chuyển mạch lưu lượng nội tại. Một OXC được phân chia thành hai phần theo chức năng của nó là: một trung tâm chuyển mạch và một tổ hợp các cổng giao diện. Trung tâm chuyển mạch chứa bộ chuyển mạch thực hiện chức năng đấu nối chéo. Tổ hợp các cổng giao diện thực hiện việc giao tiếp với các thiết bị khác thông qua card giao tiếp. Các cổng giao tiếp có thể có hoặc không có các bộ biến đổi quang-điện hoặc biến đổi điện-quang. Cấu trúc của bộ đấu nối chéo OXC Cấu trúc của thiết bị OXC: có hai cách để thiết kế một bộ đấu nối chéo quang: Thứ nhất: Thiết bị đấu nối quang N×N sử dụng chuyển mạch phân chia theo không gian: bao gồm N cổng đầu vào, N đầu ra, mỗi một cổng thu một tín hiệu WDM có M bước sóng. Bộ giải ghép kênh sẽ tách tín hiệu thành các bước sóng riêng rẽ và phân phối bước sóng cho M bộ chuyển mạch, mỗi bộ chuyển mạch thu N tín hiệu đầu vào tại cùng một bước sóng. Cổng đầu vào và đầu ra phụ được thêm vào chuyển mạch cho phép tách ra hoặc xen vào một kênh xác định. Các bộ chuyển mạch đưa đầu ra của chúng tới N bộ ghép kênh, các bộ ghép kênh này sẽ kết hợp với M đầu vào của chúng, để tạo thành tín hiệu WDM. Bộ chuyển mạch được sử dụng là bộ chuyển mạch phân chia theo không gian như trong Hình 2.23. 1 2 N Space Switches λ1 λ2 λN 1 2 N DEMUX MUX Added Droped λ1,…,λM λ1,…,λM λ1,…,λM λ1,…,λM λ1,…,λM λ1,…,λM Nguồn Hình 7.32-Hệ thống thông tin quang-Vũ Văn San Hình 2.23: Cấu trúc OXC sử dụng chuyển mạch phân chia theo không gian. Thứ hai: Sử dụng bộ khuếch đại Laser bán dẫn SLA (Semiconductor Laser Amplifier) như một chuyển mạch cổng. Hình 2.24 mô tả chuyển mạch 4×4. Mỗi đầu vào được chia thành một số nhánh bằng các bộ chia 3 dB, mỗi nhánh đi qua một SLA, LSA này có thể chặn nó lại bằng cách hấp thụ hoặc cho nó đi qua thông qua quá trình khuếch đại tín hiệu. Nguồn Hình 7.32-Hệ thống thông tin quang-Vũ Văn San Hình 2.24: Bộ OXC 4×4 sử dụng bộ SLA. Phân loại bộ đấu nối chéo OXC Về phương diện ứng dụng, có 3 loại OXC bao gồm OXC chuyển mạch sợi FXC (Fiber XC), OXC lựa chọn bước sóng WSXC (Wavelength Selected XC) và OXC trao đổi bước sóng (Wavelength Interchange XC). FXC chuyển mạch tất cả các bước sóng từ một sợi đầu vào đến một sợi đầu ra, có khả năng cung cấp khả năng khôi phục và dự phòng đơn giản, nhưng lại không có tính linh hoạt trong việc hỗ trợ các dịch vụ bước sóng điểm-điểm mới. WSXC chỉ chuyển mạch một nhóm bước sóng từ một sợi đầu vào đến một sợi đầu ra. Nó có thể hỗ trợ các dịch vụ video phân bố hoặc từ xa, có khả năng linh hoạt trong việc khôi phục dịch vụ. WIXC có khả năng chuyển đổi hoặc thay đổi bước sóng của kênh. WIXC linh hoạt nhất so với hai loại còn lại. Bộ biến đổi bước sóng. Bộ chuyển đổi bước sóng là thiết bị chuyển đổi tín hiệu có bước sóng này ở đầu vào thành tín hiệu có bước sóng khác ở đầu ra, mà không làm thay đổi nội dung của tín hiệu. Bộ chuyển đổi bước sóng rất có ích trong việc giảm xác suất tắc nghẽn mạng. Nếu bộ chuyển đổi bước sóng được tích hợp vào trong bộ đấu nối chéo OXC trong mạng WDM, các kết nối có thể được thiết lập giữa nguồn và đích ngay cả khi trên tất cả các tuyến của đường đi không có sẵn cùng một bước sóng. Các bộ chuyển đổi bước sóng giúp loại trừ sự bắt buộc tính liên tục về bước sóng. Trong hệ thống WDM thì bộ chuyển đổi bước sóng có các ứng dụng sau: Tín hiệu có thể đi vào mạng với bước sóng không thích hợp khi truyền trong mạng WDM. Hiện nay, các thiết bị sử dụng trong hệ thống WDM trên thế giới đa số chỉ có khả năng hoạt động trên các bước sóng thuộc băng C và băng L, mà tín hiệu SDH thì lại hoạt động ở bước sóng 1310 nm, nếu không có thiết bị chuyển đổi bước sóng thì sẽ không truyền được tín hiệu vào hệ thống WDM, khi đó, bộ chuyển đổi bước sóng sẽ được đặt ở biên giới mạng WDM và mạng SDH để chuyển đổi tín hiệu từ bước sóng 1310 nm sang tín hiệu tương thích với tín hiệu trong hệ thống WDM theo quy định của ITU_T ở vùng 1550 nm. Khi bộ chuyển đổi bước sóng được đặt tại các nút mạng WDM thì nó làm cho hệ thống có thể sử dụng tài nguyên bước sóng hiệu quả hơn và linh động hơn. Có nhiều phương pháp chế tạo bộ chuyển đổi bước sóng, sau đây, sẽ tìm hiểu về bốn phương pháp điển hình sau: phương pháp quang-điện, phương pháp cửa quang, phương pháp giao thoa và phương pháp trộn bốn bước sóng. Chế tạo bằng phương pháp quang-điện Phương pháp này là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Tín hiệu quang có bước sóng λ1 đầu vào được chuyển thành tín hiệu điện I(t) và đi vào bộ phát Laser, Laser này có nhiệm vụ chuyển tín hiệu điện I(t) này thành tín hiệu quang có bước sóng λ2. Tính trong suốt của thiết bị phụ thuộc vào kiểu tái tạo của thiết bị đối với tín hiệu: Tái tạo 1R: đầu thu chỉ chuyển đổi tín hiệu đầu vào từ dạng năng lượng các hạt photon ánh sáng sang các hạt điện tử, sau đó, các hạt điện tử được khuếch đại bởi một bộ khuếch đại tương tự RF (Radio Frequency) và phát ra tia laser với bước sóng thích hợp như minh họa trong Hình 2.25(a). Tái tạo 2R: chỉ được áp dụng khi tín hiệu đầu vào là tín hiệu số. Tín hiệu đó được sửa lại hình dạng xung bằng bộ logic mà không đồng bộ lại tín hiệu nên dễ xảy ra hiện tượng Jitter như trong Hình 2.25(b). Tái tạo 3R: tín hiệu đó được sửa lại hình dạng xung và đồng bộ lại tín hiệu. Phương pháp này có thể xoá bỏ được một số ảnh hưởng đến dạng tín hiệu do các yếu tố như phi tuyến, tán sắc trong sợi quang, nhiễu của bộ khuếch đại. Nhưng để đồng bộ lại tín hiệu, mỗi bộ chuyển đổi bước sóng chỉ hoạt động tương ứng với một luồng tín hiệu số có tốc độ bít nhất định, nên nó làm giảm tính trong suốt của thiết bị (Hình 2.25(c)). Bộ tách sóng quang Bộ khuếch đại Bộ điều khiển laser Laser Tín hiệu nhiễu Tín hiệu nhiễu được khuếch đại (a) Bộ tách sóng quang Bộ khuếch đại Bộ điều khiển laser Laser Gate Tín hiệu nhiễu Tín hiệu được tái tạo lại (do rung pha) Bộ tách sóng quang Bộ khuếch đại Bộ điều khiển laser Laser Gate Xử lý bít mào đầu giám sát đặc tính Tín hiệu nhiễu Tín hiệu được điều chỉnh thời gian và tái tạo lại Bộ phục hồi thời gian Xung đồng hồ (b) (c) Nguồn Hình 1.43-Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.25: Các bộ chuyển đổi bước sóng quang- điện: (a) 1R, (b) 2R, (c) 3R. Phương pháp quang điện này dễ thực hiện vì nó sử dụng các thành phần linh kiện thiết bị chuẩn, không nhạy cảm đối với phân cực đầu vào, có khả năng khuếch đại trên mạng lưới. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là bị hạn chế về tính trong suốt (thông suốt) luồng quang cho tốc độ bit và dạng dữ liệu do hạn chế từ các thiết bị điện tử, giá thành lại tương đối cao. Chế tạo bằng phương pháp cửa quang Phương pháp cửa quang tận dụng tính chất của một số thiết bị quang có đặc tính đầu ra thay đổi theo cường độ tín hiệu. Sự thay đổi này được chuyển đến tín hiệu chưa được điều chế gọi là tín hiệu dò (λp) có thể đi qua được thiết bị. Tại đầu ra, tín hiệu dò mang thông tin chứa trong tín hiệu đầu vào (λs). Phương pháp này sử dụng kỹ thuật điều chế chéo độ lợi, tận dụng hiệu ứng phi tuyến trong bộ khuếch đại laser bán dẫn SLA là có độ lợi thay đổi theo cường độ tín hiệu vào. Nguyên lý hoạt động được mô tả như trong Hình 2.26. Sóng dò λp SLA Bộ lọc λp Sóng dò λp Tín hiệu λs Tín hiệu Mật độ hạt xung Độ lợi Đầu ra sóng dò Thời gian Nguồn Hình 1.44-Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.26: Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi bước sóng theo phương pháp cửa quang. Chế tạo bằng phương pháp giao thoa Phương pháp giao thoa sử dụng kỹ thuật điều chế chéo pha. Khi cường độ sóng mang trong bộ khuếch đại thay đổi cùng với tín hiệu đầu vào nó sẽ làm thay đổi chiết suất của môi trường độ lợi, nên làm thay đổi pha của tín hiệu dò. Có thể chuyển từ chế độ điều pha sang chế độ điều biên bằng cách sử dụng bộ lọc MZ (Mach-Zehnder). Trong đó, hai nhánh của bộ lọc MZ có cùng chiều dài, mỗi nhánh kết hợp với bộ khuếch đại SLA. Tại đầu vào của bộ lọc MZ dùng bộ Coupler để tách tín hiệu đi theo hai nhánh của bộ lọc theo tỷ lệ không đều nhau. Do cường độ tín hiệu trên mỗi nhánh không đều nhau, nên khi đi qua các bộ SLA sẽ bị dịch pha các lượng sẽ không giống nhau. Sự lệch pha giữa hai tín hiệu này sẽ được chuyển đến một tín hiệu điều chế biên độ ở đầu ra truyền với bước sóng khác. Từ đó có thể chuyển từ một bước sóng này đến một bước sóng khác mà hệ thống cần sử dụng, được trình bày trong Hình 2.27. Mật độ hạt mang SLA SLA B A γ 1/γ γ 1/γ γp (CW) λs λp Thời gian λs Pha λp Công suất λs Công suất λs Công suất λs Công suất λp Sự thay đổi pha Mật độ hạt mang Nguồn Hình 1.45-Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.27: Biến đổi bước sóng bằng điều chế pha sử dụng SLA có gắn bộ lọc MZ. Chế tạo bằng phương pháp trộn bốn bước sóng Phương pháp này sử dụng hiệu ứng trộn bốn bước sóng: nếu một sợi quang truyền đồng thời 3 bước sóng λ1, λ2, λ3 thì sẽ xuất hiện hiệu ứng phi tuyến, nên sẽ xuất hiện một sóng ánh sáng có tần số f1+f2-f3. Ứng dụng cho bộ chuyển đổi bước sóng là khi f1=f2 và đi qua bộ SLA. Giả sử, sóng vào là fs, sóng dò là fp, bộ khuếch đại SOA (Signal Optical Amplifier) được cấu hình sao cho một trong hai bước sóng được sinh ra do hiệu ứng trộn bốn bước sóng 2fp-fs và 2fs-fp nằm trong băng thông hoạt động của tín hiệu, khi đó, thực hiện được chức năng chuyển đổi bước sóng như trong Hình 2.28. Trộn bởi SOA Bộ lọc fp fs 2fp-fs 2fp-fs 2fp-fs fs fp Nguồn Hình 1.46-Kỹ thuật thông tin quang 2-Đỗ Văn Việt Em Hình 2.28: Chuyển đổi bước sóng bằng kỹ thuật trộn bốn bước sóng. Ưu điểm: có thể hoạt động với nhiều tốc độ bit khác nhau. Nhược điểm: khi khoảng cách giữa fs và fp tăng thì hiệu quả chuyển đổi bước sóng giảm. Bộ khuếch đại quang Trong các tuyến truyền dẫn quang thì khi cự ly truyền dẫn xa đến một mức nào đó, suy hao tín hiệu trên đường truyền cũng như suy hao tín hiệu do các thiết bị sẽ làm cho tín hiệu tại đầu thu sẽ khó hoặc không thể khôi phục được. Khi đó, phải sử dụng các bộ khuếch đại để khuếch đại tín hiệu trên đường truyền. Trước khi các bộ khuếch đại quang ra đời, thì lựa chọn duy nhất cho các tuyến truyền dẫn là sử dụng bộ lặp tái sinh để tái tạo lại tín hiệu, tức là bộ lặp nhận tín hiệu quang, chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện, khôi phục nó, sau đó, lại chuyển tín hiệu điện đã được khôi phục thành tín hiệu quang để phát đi. Điều này làm hạn chế tính trong suốt và tăng chi phí bảo trì hệ thống. Kỹ thuật khuếch đại quang chiếm ưu thế hơn nhiều các bộ lặp. Bộ khuếch đại quang không phụ thuộc vào tốc độ bit và các định dạng tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChương 2.doc
  • docBẢN 1-IN.doc
  • docBẢN 2-IN.doc
  • docBẢN 3-IN.doc
  • docBẢN 4-IN.doc
  • docBẢN 5-IN.doc
  • docBẢN 6-IN.doc
  • docBẢN 7-IN.doc
  • docBẢN 8-IN.doc
  • docbìa 1.doc
  • docBia 7.doc
  • docChương 1.doc
  • docChương 3.doc
  • docChương 4.doc
  • docDANH MỤC BẢNG BIỂU.doc
  • docDANH MỤC HÌNH VẼ.doc
  • docKẾT LUẬN.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docLời Mở Đầu.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docNx của GVHD và đọc duyệt.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docTHUẬT NGỮ VIẾT TẮT.doc
Tài liệu liên quan