Đồ án Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt

Tính khả thi về mặt kinh tế của công nghệ xử lý rác thải phải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau :

Ø Chi phí đầu tư ở mức có thể chấp nhận được. Đối với phần lớn các công nghệ xử lý rác, suất đầu tư tính bình quân trên một đơn vị khối lượng rác thường giảm dần theo quy mô đầu tư (tức quy mô càng lớn thì suất đầu tư đơn vị càng thấp). Tuy nhiên, một số công nghệ xử lý chỉ có hiệu quả kinh tế khi khối lượng rác thải phải đạt đến một mức độ tối thiểu nào đó.

Ø Chi phí vận hành toàn bộ hệ thống xử lý rác (bao gồm các chi phí vận hành các công trình phụ trợ) không quá đắt để đảm bảo thời hạn hoàn vốn chậm nhất cũng không vượt quá thời gian sống của dự án trong điều kiện mức phí dịch vụ thu gom xử lý rác được cộng đồng chấp nhận.

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình chế biến phân Compost từ rác sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Không phân loại tại nguồn, tạp chất nhiều. - Hệ thống sàn phân loại rác và các thiết bị không hoạt động. - Máy móc thiết bị được sự viện trợ, công nghệ hiện đại. - Do chính phủ Đan Mạch viện trợ xây dựng 1981 tại thành phố Hồ Chí Minh. 5 - Nhà máy xử lý phế thải Phước Hòa – Bà Rịa Vũng Tàu. - Máy móc thiết bị sản xuất trong nước, giảm được kinh phí. - Không phân loại tại nguồn. - Độ ẩm lớn, phân loại khó. - Khí thải không được kiểm soát và xử lý. - Không có thiết bị giám sát nhiệt độ trong đống ủ. - Công suất 400 tấn rác/ ngày. - Hoạt động 20% cuối năm 2002 đầu 2003. CHƯƠNG III : DỰ BÁO DIỄN BIẾN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2020 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT III.1. DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN NĂM 2020 Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo tốc độ thải rác của mỗi người cũng tăng. Do đó dự báo khối lượng chất thải rắn sẽ căn cứ trên dự báo dân số của thành phố. III.1.1. Dự báo dân số của thành phố Đà Lạt đến năm 2020 Dân số thành phố Đà Lạt được dự báo dựa vào mô hình sinh trưởng – phát triển (mô hình Euler cải tiến) : Ni +1 = Ni + r t Ni + 1/ 2 Ni + 1/ 2 = (i + 1 + Ni) i+ 1 = Ni + r Ni Biết r = 1.89% Chọn t = 1 Bảng 3.8 : Dự báo dân số thành phố Đà Lạt đến năm 2020. Năm Ni i+ 1 Ni + 1/ 2 Ni +1 2006 250 000 254 725 252 362 254 770 2007 254 770 259 585 257 177 259 630 2008 259 630 264 537 262 083 264 583 2009 264 583 269 583 267 083 269 630 2010 269 630 274 726 272 178 274 774 2011 274 774 279 967 277 370 280 016 2012 280 016 285 308 282 662 285 358 2013 285 358 290 751 288 054 290 802 2014 290 802 296 298 293 550 296 350 2015 296 350 301 951 299 150 302 003 2016 302 003 307 711 304 857 307 764 2017 307 764 313 581 310 672 313 635 2018 313 635 319 563 316 599 319 618 2019 319 618 325 659 322 638 325 715 2020 325 715 331 871 328 793 331 929 Hình 3.3 : Biểu đồ gia tăng dân số năm 2006 – 2020. III.1.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 Với dân số hiện nay là 250 000 người, mỗi ngày thành phố đà Lạt đã thải ra môi trường với khối lượng rác thải sinh hoạt là 200 tấn (tương đương 500m3), hệ số phát sinh rác thải là 0.8 kg/người/ngày. Bảng 3.9 : Hệ số phát sinh rác thải theo WHO Thành phố Hệ số phát sinh rác thải (kg/người/ngày) Thành phố lớn 1.0 - 1.2 Thành phố vừa 0.7 - 0.9 Thị xã 0.5 - 0.6 Thị trấn 0.2 - 0.3 Căn cứ vào dân số đã dự báo, khốùi lượng chất thải rắn sinh hoạt dự báo đến năm 2020 là : Bảng 3.10 : Dự báo khối lượng rác sinh hoạt thành phố Đà Lạt đến năm 2020. Năm Dân số Hệ số phát sinh rác thải (kg/người/ngày) Lượng rác trung bình ngày (Tấn) Lượng rác trung bình năm (Tấn) Lượng rác tích lũy qua các năm (Tấn) 2006 250 000 0.8 200 73 000 73 000.0 2007 254 770 0.8 203.816 74 392.84 147 392.8 2008 259 630 0.8 207.704 75 811.96 223 204.8 2009 264 583 0.8 211.666 77 258.09 300 462.9 2010 269 630 0.8 215.704 78 730.96 379 194.9 2011 274 774 0.9 247.296 90 263.04 469 457.9 2012 280 016 0.9 252.014 91 985.11 561 443.0 2013 285 358 0.9 256.822 93 740.03 655 183.0 2014 290 802 0.9 261.721 95 528.17 750 711.2 2015 296 350 0.9 266.715 97 350.98 848 062.2 2016 302 003 1.0 302.003 110 231.1 958 293.3 2017 307 764 1.0 307.764 112 333.9 1 070 627.0 2018 313 635 1.0 313.635 114 476.8 1 185 104.0 2019 319 618 1.0 319.618 116 660.6 1 301 764.0 2020 325 715 1.0 325.715 118 886 1 420 650.0 Hình 3.4 : Biểu đồ thể hiện lượng rác trung bình qua các năm 2006 – 2020. III.2. DỰ BÁO THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Bên cạnh về số lượng rác, thành phần của rác thải cũng thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển kinh tế – xã hội. Trên quan điểm vĩ mô, sự thay đổi về thành phần rác là một yếu tố quan trọng trong hoạch định chiến lược để quyết định biện pháp xử lý rác sinh hoạt. Khác với biến động về khối lượng có thể tính toán được, sự thay đổi thành phần rác sinh hoạt rất khó có thể xác định chính xác bằng những con số, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thay đổi tập quán tiêu dùng, xu hướng phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, trình độ công nghệ và đặc biệt là tập quán thải rác. Vì vậy, việc dự báo diễn biến thành phần rác sinh hoạt trong tương lai chỉ có thể được thực hiện bằng cách tham khảo thành phần rác thải của nhiều quốc gia và khu vực có tập quán sinh hoạt gần giống với Việt Nam (như Thái Lan, Malaisia, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ … ) cũng như tham khảo các số liệu của những quốc gia phát triển hiện có (như Canada, Đan Mạch, Ý, Pháp …). Nói chung, bằng cách hệ thống hóa các tài liệu và số liệu, chỉ có thể dự báo một cách khái quát là khi mức sống của người dân tăng lên thì thành phần chất thải rắn sinh hoạt thay đổi theo khuynh hướng sau : Lượng nilon và nhựa : Tăng. Giấy, kim loại và thủy tinh : Tăng. Rác hữu cơ : Không đổi. Gỗ củi : Giảm. Các chất khác : Giảm. Sự thay đổi như vậy kéo theo sự thay đổi về tính chất của rác như sau : Tỷ trọng rác : Giảm. Độ ẩm : Giảm. Giá trị nhiệt lượng thấp : Tăng. Các thành phần có thể tái sử dụng được : Tăng. III.3. DỰ BÁO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Hiện tại thành phố chưa có một quy hoạch chính thức nào về đất sử dụng để xử lý chất thải rắn. Ủy ban nhân dân Tỉnh Lâm Đồng cấp cho thành phố Đà Lạt diện tích bãi xử lý chất thải rắn là 12ha đất nằm về phía Tây thành phố dùng để chôn lấp chất thải rắn. Tuy nhiên chất thải chỉ được chôn tại bãi rác hở không hợp vệ sinh. Dự báo trong thời gian tới, Tỉnh Lâm Đồng sẽ có quy hoạch chi tiết về việc sử dụng đất xử lý chất thải rắn cho thành phố Đà Lạt. Nếu quy hoạch được thực hiện thì khu đất hiện tại dùng để chứa rác sẽ được chọn để xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh nhằm hạn chế được ô nhiễm do chất thải rắn gây ra. CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT IV.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN Trước tình hình chất thải rắn ở thành phố Đà Lạt đang gia tăng một cách nhanh chóng, hiện nay mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 200 tấn rác sinh hoạt. Lượng rác này được đem đi đổ ở bãi rác của thành phố. Cách làm này tiêu tốn một diện tích đất lớn, đang trở nên không thích hợp và không mang tính bền vững lâu dài. Trong thời gian sắp tới nếu không có biện pháp xử lý thích hợp thì cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng, cần phải có một diện tích đất rất lớn để chứa rác. IV.1.1. Các nguyên tắc để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt IV.1.1.1. Tính khả thi về mặt môi trường Tính khả thi về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau : Không được phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường. Điều này có nghĩa rằng, công nghệ xử lý rác thải phải bao hàm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra trong suốt các quá trình vận chuyển, tập kết, phân loại và xử lý rác như : Nước rác. Khí thải. Mùi hôi. Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác và các loại nước thải khác. Các thành phần trơ còn lại được tách riêng khỏi phân rác (khi dùng công nghệ ủ rác làm phân). Không được để cho nước rác thấm xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước ngầm. Hạn chế đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được sự phát sinh các loài gặm nhấm, ruồi nhặng, côn trùng, vi trùng và các vectơ truyền bệnh. Không gây ra các tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học. IV.1.1.2. Tính khả thi về mặt kỹ thuật Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau : Công nghệ xử lý được chọn (kể cả các công nghệ phụ trợ kèm theo) phải đảm bảo tính thích hợp và chắc chắn với diễn biến thành phần và tính chất rác thải của thành phố Đà Lạt trong bất kỳ điều kiện khí hậu, thời tiết hay các chế độ thủy văn nào của khu vực xử lý rác. Điều kiện cơ sở hạ tầng (ví dụ như : mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy ...) phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc thi công và vận hành khu xử lý rác. Các yêu cầu về mặt kỹ thuật của công nghệ xử lý rác (ví dụ như : tiêu chuẩn lớp lót chống thấm dưới đáy bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh) phải được đáp ứng đầy đủ trong suốt quá trình thi công, xây dựng và vận hành khu xử lý rác. Phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị kèm theo. CB – CNV quản lý và vận hành khu xử lý rác phải làm chủ được công nghệ. Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý nếu có phải đảm bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản và không gây tác hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình sử dụng chúng. Phải có đầy đủ các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết (để đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các khía cạnh môi trường liên quan đến khu xử lý rác). IV.1.1.3. Tính khả thi về mặt kinh tế Tính khả thi về mặt kinh tế của công nghệ xử lý rác thải phải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau : Chi phí đầu tư ở mức có thể chấp nhận được. Đối với phần lớn các công nghệ xử lý rác, suất đầu tư tính bình quân trên một đơn vị khối lượng rác thường giảm dần theo quy mô đầu tư (tức quy mô càng lớn thì suất đầu tư đơn vị càng thấp). Tuy nhiên, một số công nghệ xử lý chỉ có hiệu quả kinh tế khi khối lượng rác thải phải đạt đến một mức độ tối thiểu nào đó. Chi phí vận hành toàn bộ hệ thống xử lý rác (bao gồm các chi phí vận hành các công trình phụ trợ) không quá đắt để đảm bảo thời hạn hoàn vốn chậm nhất cũng không vượt quá thời gian sống của dự án trong điều kiện mức phí dịch vụ thu gom xử lý rác được cộng đồng chấp nhận. IV.1.1.4. Tính khả thi về mặt xã hội học Tính khả thi về mặt xã hội học của công nghệ xử lý phải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau : Không tạo ra các sức ép nặng nề về mặt tâm lý của dân chúng địa phương và của các cơ quan ban ngành có liên quan. Điều này đòi hỏi công nghệ xử lý được chọn phải chứng tỏ được các giải pháp hữu hiệu đối với các vấn đề môi trường thứ cấp nảy sinh trong quá trình xử lý rác. Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khỏe của những người trực tiếp vận hành hệ thống xử lý. IV.1.2. Các phương án công nghệ xử lý rác có nhiều triển vọng áp dụng Do tính chất cơ bản là nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường đô thị, cho nên bất kỳ một giải pháp công nghệ xử lý nào có nhiều vấn đề môi trường tiềm ẩn (như đổ đống tự nhiên ở bãi rác, đốt rác tự nhiên ...) đều được loại bỏ ngay từ đầu. Phân tích các điều kiện ở thành phố Đà Lạt, các phương án công nghệ sau đây được coi là có nhiều khả thi và triển vọng : Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ vi sinh và tái chế, chôn lấp những phần còn lại. Sản xuất điện năng từ rác thải hữu cơ và tái chế, chôn lấp những phần còn lại. Chôn lấp rác thải ở các ô chôn lấp hợp vệ sinh. Mỗi phương án công nghệ xử lý rác đưa ra ở trên đều có những ưu khuyết điểm riêng của chúng. Bảng 4.11 : So sánh về đặc điểm của những công nghệ đề xuất áp dụng cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt. Công nghệ đề xuất Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm Loại rác được áp dụng Tính khả thi Hố chôn lấp hợp vệ sinh Rác được nén thành khối để chôn lấp. - Chi phí đầu tư và vận hành thấp. - Đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn. - Không tận dụng được các chất hữu cơ. - Khó kiểm soát nước rác rò rỉ và khí sinh ra từ bãi chôn lấp. - Chất thải rắn sinh hoạt. - Phù hợp với khu vực có mặt bằng rộng, mực nước ngầm thấp, khả năng tài chính hạn hẹp. Phát điện Biogas Khí Mêtan từ ủ rác hữu cơ được sử dụng để sản xuất điện - Rác hữu cơ từ rau củ quả được tận dụng triệt để sản xuất điện, phân hữu cơ. - Kéo dài tuổi thọ bãi chôn lấp. - Đòi hỏi chi phí đầu tư cao, - Thiết bị công nghệ cao. - Phải xử lý một lượng nước rỉ rác lớn. - Các rác hữu cơ từ rau củ quả có trong rác thải sinh hoạt. - Phù hợp với rác thải có nhiều thành phần hữu cơ. - Hạn chế sự nóng lên của trái đất do sự thải khí ga. - Tiết kiệm đất đai. Chế biến Compost Chất hữu cơ có trong chất thải rắn được phân hủy để sản xuất phân Compost - Vốn đầu tư ban đầu thấp. - Thiết bị không đòi hỏi công nghệ cao. - Hiệu quả giảm lượng chất thải rắn cao. - Kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp. - Đòi hỏi phân loại rác triệt để. - Hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn so với phân hóa học và các loại phân làm từ vật nuôi. - Yêu cầu kỹ thuật phức tạp. - Thành phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt. - Phù hợp với rác thải có nhiều thành phần hữu cơ. - Cho phép kết hợp xử lý cả phân hầm cầu. - Tiết kiệm đất đai. Nếu chỉ dựa vào bảng so sánh trên thì chắc chắn khó có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án công nghệ xử lý nào cho thích hợp. Đi kèm theo các công nghệ này là hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Vì vậy, các phương án công nghệ đề xuất được đưa ra xem xét chi tiết hơn để làm căn cứ cho việc lựa chọn sau này. Căn cứ vào các nguyên tắc lựa chọn : IV.1.2.1. Mức độ an toàn đối với môi trường Các phương pháp xử lý rác thải thường không tránh khỏi các vấn đề môi trường thứ cấp và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp nhiều khi lại nguy hiểm và nan giải hơn chính bản thân rác thải. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý các chất thải thứ cấp là một yêu cầu không thể thiếu trong hệ thống công nghệ xử lý rác thải. Theo quan điểm này, mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án công nghệ đề xuất được đánh giá sơ bộ như sau : Bảng 4.12 : Mức độ an toàn đối với môi trường của các công nghệ xử lý STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Liên quan đến ô nhiễm nước mặt. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 2 Liên quan đến ô nhiễm nước ngầm. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 3 Liên quan đến phát thải các chất khí ô nhiễm. Cao 3 Thấp 1 Trung bình 2 4 Liên quan đến mùi hôi. Trung bình 2 Cao 3 Thấp 1 5 Liên quan đến các mầm bệnh. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 6 Liên quan đến các hiệu ứng phụ khi sử dụng chế phẩm sinh học. Thấp 1 - Thấp 1 7 Cặn bùn phát sinh do việc xử lý nước rác. Thấp 3 Cao 1 Thấp 3 8 Sơ sợi còn lại sau khi ủ phân. Trung bình 2 - Trung bình 2 9 Độ an toàn về cháy, nổ. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 10 Tổng điểm. 15 17 17 IV.1.2.2. Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Bảng 4.13 : Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các công nghệ. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Tính phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại khu vực xử lý rác. Trung bình 2 Thấp 1 Cao 3 2 Khả năng đáp ứng nhu cầu về mặt bằng. Trung bình 2 Cao 3 Trung bình 2 3 Tính phù hợp với loại rác đưa tới khu vực xử lý. Thấp 1 Trung bình 2 Cao 3 4 Tính chắc chắn về hiệu quả xử lý rác. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 5 Khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng. Cao 3 Thấp 1 Trung bình 2 6 Khả năng đáp ứng yêu cầu về máy móc thiết bị sẳn có trong nước. Cao 3 Rất thấp 0 Trung bình 2 7 Khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thi công xây dựng công trình. Trung bình 2 Rất thấp 0 Cao 3 8 Mức độ đòi hỏi bổ sung các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và hóa chất. Rất thấp 4 Trung bình 2 Cao 1 9 Tính phức tạp trong việc vận hành và quản lý. Thấp 3 Rất cao 0 Trung bình 2 10 Yêu cầu về cán bộ có trình độ chuyên môn. Thấp 3 Rất cao 0 Trung bình 2 11 Khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra. Thấp 1 Cao 3 Trung bình 2 12 Khả năng sẵn có các giải pháp thay thế trong tình huống bất trắc. Cao 3 Thấp 1 Trung bình 2 13 Tổng điểm. 28 16 26 IV.1.2.3. Khả năng đáp ứng về mặt tài chính và hoàn vốn Khả năng đáp ứng về mặt tài chính và hoàn vốn của các phương án công nghệ liên quan trực tiếp đến chi phí đầu tư, chi phí vận hành và quản lý, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm ra thị trường và có thể đánh giá sơ bộ như sau : Bảng 4.14 : Khả năng đáp ứng về mặt tài chính của các công nghệ xử lý. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Chi phí đầu tư. Thấp 3 Rất cao 0 Cao 1 2 Chi phí vận hành. Thấp 3 Rất cao 0 Khá 2 3 Khả năng thu hồi vốn từ việc bán các sản phẩm. Thấp 1 Cao 3 Khá 2 4 Tổng điểm. 7 3 5 IV.1.2.4. Khả năng tận dụng lại chất thải Bảng 4.15 : Khả năng tận dụng lại chất thải của các công nghệ xử lý STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Khả năng tận dụng lại các thành phần hữu cơ trong rác thải. 20% 2 80% 8 98% 10 2 Khả năng tận dụng lại bùn tự hoại. 50% 5 90% 9 100% 10 3 Loại sản phẩm có khả năng bán ra ngoài thị trường. Phân rác hỗn tạp 1 Điện 3 Phân Compost 3 4 Khả năng tiêu thụ sản phẩm ngoài thị trường. 60% 6 100% 10 100% 10 5 Tổng điểm. 14 30 33 IV.1.2.5. Xét theo mức độ tác động về mặt xã hội Bảng 4.16 : Mức độ tác động về mặt xã hội của các công nghệ xử lý. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Sự phản đối của dân chúng địa phương. Cao 1 Thấp 3 Thấp 3 2 Sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Thấp 1 Cao 3 Cao 3 3 Độ an toàn đối với những người trực tiếp vận hành và quản lý công nghệ Thấp 1 Thấp 1 Trung bình 2 4 Tổng điểm. 3 7 8 Bảng 4.17 : Tổng kết điểm các công nghệ xử lý được lựa chọn. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Phát điện Biogas Chế biến Compost 1 Mức độ an toàn đối với môi trường. 15 17 17 2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. 28 16 26 3 Khả năng đáp ứng về mặt tài chính và hoàn vốn. 7 3 5 4 Khả năng tận dụng lại chất thải. 14 30 33 5 Mức độ tác động về mặt xã hội. 3 7 8 6 Tổng điểm. 67 73 89 Từ bảng điểm trên, ta nhận thấy ứng dụng công nghệ chế biến phân Compost có số điểm cao nhất, có nghĩa đây là phương án khả thi nhất, được lựa chọn để nghiên cứu xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, Nông dân vùng trồng rau hoa Đà Lạt vẫn còn tập quán sử dụng phân cá (phân xác mắm), việc sử dụng loại phân này lúc đầu đem lại hiệu quả tương đối cao về mặt kinh tế, nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là làm cho đất bị nhiễm mặn do nồng độ muối trong phân khá cao, cation Na+ sẽ đẩy hầu hết các chất dinh dưỡng trong thành phần keo đất ra khỏi đất, phá vỡ cơ cấu hóa lý của đất, làm cho đất chai cứng sau vài vụ canh tác bón bằng phân cá và cây trồng không phát triển. Vì vậy, nông dân lại phải thay đổi lớp đất mặt mới tiếp tục canh tác được và hiện tượng này dẫn đến việc tiếp tục đào bới đất các bờ ta luy gây xạc lở, xói mòn, rửa trôi mạnh. Bên cạnh đó, phân hóa học đặc biệt là phân đạm cũng được bón với liều lượng cao gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự tích lũy hàm lượng NO3- trong sản phẩm, mà dư lượng Nitrate trong rau là chỉ tiêu quan trọng phân biệt giữa rau sạch và rau không sạch. Dư lượng nitrat do bón phân đạm liều lượng cao trong đất được vi khuẩn khử thành nitrit, nitrit hóa hợp với amin thứ cấp tạo thành nitrozoamin là một hoạt chất gây đột biến tồn dư trong đất. Trên cơ sở mô tả và phân tích định lượng sơ bộ các ưu khuyết điểm của 3 phương án công nghệ xử lý rác được lựa chọn như trình bày ở trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội, hiện trạng và dự báo thành phần và tính chất rác thải ở thành phố Đà Lạt. Từ đó cho thấy “chế biến rác thải sinh hoạt thành phân Compost” được xem là tốt nhất và khả thi nhất. Nếu làm tốt công tác phân loại, có thể tận dụng nguồn hữu cơ này để làm phân bón cung cấp cho nông dân trồng rau hoa, vừa đảm bảo về mặt vệ sinh, vừa giảm bớt sức ép cho công tác quản lý, xử lý rác. Ngoài ra còn đem lại giá trị kinh tế, tạo nguồn vốn hoạt động cho Công ty quản lý công trình đô thị. Tuy nhiên hiện nay việc áp dụng đơn lẻ những công nghệ là rất khó khăn. Vì thế tác giả sẽ đề xuất hệ thống kết hợp bao gồm sản xuất phân Compost từ thành phần hữu cơ, phần rác vô cơ sẽ tái chế, phần còn lại đem chôn lấp tại hố chôn lấp hợp vệ sinh. IV.2. ĐỊA ĐIỂM Địa điểm dự kiến lựa chọn để xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost từ chất thải rắn sinh hoạt là tại bãi rác hiện tại của thành phố Đà Lạt nằm ở phía Tây thành phố. Địa điểm được lựa chọn để xây dựng nhà máy phải thõa mãn các yêu cầu đặt ra của thông tư liên tịch số 01 / TTLT–BKHCNMT–BXD ngày 11– 01– 2001. IV.2.1. Các yếu tố tự nhiên IV.2.1.1. Địa hình Đây là vùng đất trủng đồi núi với diện tích bề mặt bằng phẳng của bãi rác là 12ha, cách trung tâm thành phố 7km, ngoài ra còn có được bao quanh bởi rừng thông. IV.2.1.2. Khí hậu Do ở độ cao trung bình 1.500 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét riêng của vùng cao. Nhiệt độ không khí Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình là 180C. Nhiệt độ trung bình ngày vào mùa khô thấp hơn 150C rất ít. Số ngày có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C xuất hiện rải rác trong các năm, tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 6. Nhiệt độ cao quan sát được thường dao động từ 25- 300C. Nhiệt độ trung bình năm 180C. Biên độ nhiệt Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, trung bình năm là 90C. Các tháng trong mùa khô có biên độ nhiệt lớn (từ tháng 1 đến tháng 4), trị số dao động từ 11.2 – 130C . Các tháng mùa mưa có biên độ nhiệt giảm xuống chỉ còn 6 – 70C . Nhiệt độ mặt đất trung bình hằng năm ở Đà Lạt là 20.60C Chế độ mưa Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào giữa tháng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong 12345.doc
  • docBIA .doc
  • docBIA TRONG.doc
  • docDanh muc.doc
  • docLoi cam on.doc
  • docmuc luc 4.doc
  • docmuc luc 5.doc
  • docMuc luc 6.doc
  • docNhan xet.doc
  • docNhat ky lam DA.doc
  • rarPhu luc.rar
  • dwgSO DO 3.dwg
  • docTai lieu TK.doc
  • docTen chuong.doc
  • docTo nhiem vu.doc
  • docTrang 1.doc
  • doctrang 2.doc
  • doctrang 3.doc
Tài liệu liên quan